Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Giáo trình Trang trí cơ bản (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.1 KB, 43 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: TRANG TRÍ CƠ BẢN
NGÀNH, NGHỀ: THIẾT KẾ THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TCĐNĐT-ĐT ngày 13 tháng 07 năm 2017
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017



TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.



LỜI GIỚI THIỆU
Có thể nói trong cuộc sống, mọi vật quanh ta đều mang dấu ấn trang trí hình
cơ bản. Trang trí hình vng, hình trịn, hình chữ nhật chính là hình thức trang
trí cơ bản nhất. Học tập trang trí hình cơ bản giúp người học hình thành phương
pháp tổng hợp các yếu tố tạo hình đơn lẻ thành một tổng thể thống nhất trong
khuôn khổ bố cục nhất định theo những ngun tắc trang trí. Mơn học trang trí
cơ bản khẳng định vai trị quan trọng của các ngun tắc trang trí, khơng chỉ gói
gọn trong phạm vi bài học mà có thể vận dụng trong tất cả các dạng bố cục tạo
hình, trong các thể loại trang trí.


Trong tồn bộ nội dung chương trình mơn học Trang trí cơ bản, phần lý luận
với các bài tập cơ bản trong chương trình là cơ sở cho tồn bộ q trình học tập,
khơng chỉ cho riêng mơn học Trang trí cơ bản mà cho cả các mơn chun ngành
khác.
Giáo trình được kế thừa những cơ bản của các tài liệu tham khảo, các giáo
trình hệ Cao đẳng, đồng thời chọn lọc nội dung cho phù hợp với yêu cầu phát
triển của ngành nghề đào tạo hiện tại. Những điểm mới trong bộ giáo trình Trang
trí này là: Cấu trúc nội dung các bài học được thống nhất ở các chương mục. Các
nội dung cơ bản còn thiếu đã được cập nhật và bổ sung ở giáo trình Trang trí
mới. Mục tiêu của từng bài học được xác định rõ ràng, có trọng tâm về kiến thức,
kỹ năng của người học. Rất mong nhận được sự góp ý từ bạn đọc và đồng nghiệp
để xây dựng cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn.
Đồng Tháp, ngày 16 tháng 12 năm 2020
Biên soạn
Võ Việt Hồng

1


MỤC LỤC

TRANG

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... 01
Chương 1- BÀI MỞ ĐẦU ........................................................................... 04
1. Nguồn gốc, lịch sử nghệ thuật trang trí ...................................................... 04
2. Khái niệm về nghệ thuật trang trí ............................................................... 05
3. Các nguyên tắc cơ bản................................................................................ 05
Chương 2- MÀU SẮC ................................................................................. 06
1. Khái niệm màu sắc ..................................................................................... 06

2. Những nguyên tắc cơ bản của màu sắc ...................................................... 07
3. Tương quan màu sắc .................................................................................. 07
4. Vòng màu cơ bản ....................................................................................... 08
5. Vẽ chuyển màu ........................................................................................... 10
6.Trang trí phối màu trên hình cơ bản ............................................................ 11
Chương 3- PHƯƠNG PHÁP TRANG TRÍ CĂN BẢN ........................... 15
1. Phương pháp trang trí hình chữ nhật .......................................................... 15
2. Phương pháp trang trí hình trịn ................................................................. 20
3. Phương pháp trang trí hình vng .............................................................. 26
4. Phương pháp trang trí đường viền.............................................................. 29
5. Phương pháp phối hợp trang trí các hình ................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 39

2


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: Trang trí cơ bản.
Mã mơn học: MH14.
I. Vị trí, tính chất của mơn học
- Vị trí:
+ Trang trí cơ bản là mơ đun kỹ thuật cơ sở bắt buộc, trong chương trình
đào tạo trình độ Cao đẳng nghề Thiết kế thời trang;
+ Mô đun được bố trí học ngay đầu khố học và song song với các mô đun,
môn học cơ sở khác của chun ngành Thiết kế thời trang.
- Tính chất: Mơ đun mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.
II. Mục tiêu môn học
- Về kiến thức:
+ Nêu lên được lịch sử phát triển và nguồn gốc của nghệ thuật trang trí;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản trong nghệ thuật trang trí;

- Về kỹ năng: Sử dụng màu sắc, bố cục đạt hiệu quả thẩm mỹ cao;
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc trong học tập và tự rèn
luyện nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân.
III. Nội dung môn học

3


CHƯƠNG 1: BÀI MỞ ĐẦU
Mã chương: MH14-01
Giới thiệu:
Nội dung trong chương này chỉ mang tính khái quát để cho người học làm
quen với mơn học đồng thời có cái nhìn khái quát nội dung cơ bản nhất từ lịch sử
hình thành đến phát triển của nghệ thuật trang trí của mơn học.
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Trình bày được nguồn gốc lịch sử nghệ thuật trang trí cơ bản;
+ Nêu được các khái niệm, nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật trang trí.
- Kỹ năng:
+ Phân tích được nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật trang trí.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện tác phong công nghiệp, tiết kiệm thời gian, phát huy tính sáng tạo;
+ Thực hiện đúng kỹ năng và sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ bản cần thiết.
Nội dung chính:
1. Nguồn gốc, lịch sử nghệ thuật trang trí:
Nghệ thuật trang trí xuất hiện từ buổi bình minh của lịch sử nhân loại khi
con người có trí khơn. Tại Nhật Bản, các nghệ nhân tiền sử bắt đầu làm gốm sứ
cách đây 14000 năm TCN, giai đoạn đầu thời kỳ Jōmon. Những sản phẩm đất sét
đầu tiên có kích cỡ nhỏ, đáy trịn với hoa văn trang trí và hình dạng như chiếc vạc
dùng để nấu thức ăn. Ngày nay, người ta cho rằng đây chính là tích bản cổ xưa

nhất của gốm sứ về sau.
Vào thời kỳ Trung cổ tại châu Âu, nghệ thuật dệt may phát triển một cách
rực rỡ. Tấm thảm 'Lady and the Unicorn' của Pháp và tấm thảm thêu 'Bayeux' của
người Norman là những tác phẩm tiêu biểu nhất giai đoạn đó. Ngồi ra, thời Trung
cổ cịn xuất hiện một số loại hình nghệ thuật trang trí khác như kỹ thuật sơn son
thiếp vàng cho bản thảo, nghệ thuật nhuộm màu thủy tinh và nghệ thuật khắc
khảm.
Nghệ thuật trang trí là một nhánh nhỏ của nghệ thuật nói chung. Mặc dù
khơng được phổ biến như các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật trang trí giữ
4


một vai trị vơ cùng quan trọng trong lịch sử nghệ thuật thế giới.
Ngày nay, khi nói về 'nghệ thuật', người ta thường chỉ nhắc tới những bộ
môn như mỹ thuật, hội họa hay điêu khắc. Tuy nhiên, bên cạnh những bộ mơn
phổ biến trên, lịch sử nghệ thuật cịn xuất hiện một bộ mơn vơ cùng quan trọng
khác, đó chính là: nghệ thuật trang trí. Đây là một loại hình nghệ thuật tập trung
vào yếu tố thiết kế và công dụng của sản phẩm.
2. Khái niệm về nghệ thuật trang trí :
Nghệ thuật trang trí là phương pháp sắp xếp các yếu tố trang trí như đường
nét, hình mảng, màu sắc, theo các nguyên tắc trang trí để tạo nên một bố cục hợp
lý, thống nhất về mọi mặt, trong một hình cơ bản có giới hạn và diện tích cụ thể.
3. Các ngun tắc cơ bản: Có 6 nguyên tắc
- Nguyên tắc đối xứng
- Nguyên tắc nhắc lại (lặp lại)
- Nguyên tắc xen kẽ
- Nguyên tắc phá thế
- Ngun tắc đảo ngược
- Ngun tắc chồng hình
CÂU HỎI ƠN TẬP:

1/ Trình bày nguồn gốc, lịch sử nghệ thuật trang trí?
2/ Trình bày các ngun tắc trang tri cơ bản?

5


CHƯƠNG 2: MÀU SẮC
Mã chương: MH14-02
Giới thiệu:
Ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy được là một loại sóng điện từ. Tự thân nó
khơng thể tạo một làn điệu hấp dẫn cặp mắt của chúng ta. Mà mắt của chúng ta
có thể nói là một hệ thống anten dị tìm, loại trừ và thâu nhận từ nhiều dãi băng
tần khác nhau. Hệ thống thị giác con người và năng lực tri giác màu sắc tiêu biểu
giúp cho con người cảm nhận được màu sắc trang phục nói riêng, màu sắc vật thể
trên thế giới nói riêng. Thơng qua nội dung màu sắc giúp cho chúng ta có cái nhìn
cụ thể, phân biệt cụ thể và sử dụng màu sắc hợp lý trong chuyên ngành.
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Trình bày được nguồn gốc lịch sử của màu sắc;
+ Trình bày được các yêu cầu, nguyên tắc, tính chất cơ bản của màu sắc.
- Kỹ năng:
+ Vẽ được vòng màu cơ bản và các giải chuyển màu sắc;
+ Vẽ được bố cục màu sắc trong trang trí các hình cơ bản.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện tác phong công nghiệp, tiết kiệm thời gian, phát huy tính sáng tạo;
+ Thực hiện đúng kỹ năng và sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ bản cần thiết.
Nội dung chính:
1. Khái niệm màu sắc:
1.1. Màu hữu sắc và màu vô sắc:
Các màu trong vòng màu và các màu phát triển từ chúng là màu hữu sắc.

Màu đen, trắng và các màu ghi, xám có được từ 2 màu đen, trắng là những
màu vô sắc.
1.2. Sắc loại:
Sắc của 3 màu gốc và 2 màu đen, trắng là các sắc nguyên vì chỉ có một loại
sắc tố. Sắc của các màu cịn lại trên vòng màu cơ bản là những màu gồm 2 sắc tố
6


nhưng trong tự nhiên có các màu được tổng hợp từ ít nhất 2 đến 4 hoặc 5 hay vơ
số màu khác nhau pha trộn làm 1.
1.3. Độ thuần màu:
Một đơn vị màu có độ thuần cao là do trên một đơn vị diện tích màu chỉ
bão hịa một loại sắc tố, hay là chỉ bao gồm 1 sắc loại
1.4. Độ rực:
Độ rực chỉ cường độ kích thích của màu đối với mắt nhìn. Những màu
tương đối chói là màu đỏ, vàng. NHững màu tương đối tươi là màu cam và lục.
2. Những tính chất cơ bản của màu sắc:
2.1. Tính chất đối sánh màu:
Khi sắp xếp các màu đứng cạnh nhau, quan hệ màu sắc giữa chúng có sự
thay đổi vì màu này tác động lên màu kia. Đặc một màu trong nền sáng thì màu
đó có vẻ tối hơn và ngược lại đặc màu đó trên nền tối thì màu đó có vẻ sáng hơn.
Khi các màu đứng cạnh nhau thường xuất hiện những chênh lệch về sắc
điệu, sắc độ và độ rực.
Hiệu ứng đối sánh nói lên tác động tương hỗ của màu sắc với nhau, được
sử dụng nhiều trong thiết kế thời trang.
2.2. Tác động tâm lý của màu sắc:
Các màu có độ rực chói mạnh cho cảm giác tích cực, hưng phấn. Các màu
lạnh cho cảm giác tĩnh lặng hoặc trầm mặc. Màu sẫm, tối gây cảm giác trần lắng.
Vàng chanh gợi vị chua, vàng cam gợi vị ngọt, lục xạm gợi cảm giác đắng chát.
3. Tương quan màu sắc:

3.1. Màu tương phản, màu tương đồng:
Trên vòng tròn màu, các màu càng đứng gần nhau càng giống nhau, càng
tương đồng về sắc; càng đứng xa nhau tính tương đồng càng giảm. Sự khác nhau về
sắc màu đến một mức nhất định trở thành 2 màu đối lập, còn gọi là màu tương phản.
Trong thực tế ta hường gặp các trường hợp màu tương phản sau đây:
- Tương phản nóng lạnh.
- Tương phản sáng tối.
- Tương phản sắc rực với sắc trầm.
7


- Tương phản giữa các màu tươi, chói với các màu chết.
- Tương phản giữa các màu tươi, chói rực rỡ với nhau.
- Tương phản giữa các màu hữu sắc với các màu vơ sắc.
3.2. Màu nóng, màu lạnh:
- Các màu đỏ, cam, vàng thuộc nhóm nóng.
- Các màu lam, chàm, tím thuộc nhóm lạnh.
- Màu lục được coi là tung gian giữa nóng và lạnh.
- Màu tím được coi là trung gian giữa lạnh và nóng.
4. Vịng màu cơ bản:
Dùng màu bột hay màu nước tiến hành vẽ vòng màu cơ bản theo yêu cầu sau:
Đỏ + Lam = Tím
Đỏ + Vàng = Cam
Vàng + Lam = Lục
Đỏ + Tím = Tía
Tím + Lam = Chàm
Lam + Lục = Xanh hồ thủy
Lục + Vàng = Xanh lá mạ
Vàng + Cam = Vàng chanh
Cam + Đỏ = Đỏ son môi.

Sau khi hồn tất cơng việc bạn sẽ có vịng trịn màu cơ bản.

8


9


Hình 2.1. Vịng trịn màu cơ bản
5. Vẽ chuyển màu:
u cầu: Vẽ 1 ô màu hữu sắc bất kỳ, ô kế tiếp màu hữu sắc đó pha 1 ít màu
trắng, ô kế tiếp pha thêm 1 ít màu trắng nữa, cú tiếp tục pha đến khi màu nhạt dần
thành màu trắng.
B1: Vẽ ô 1 là màu hữu sắc bất kỳ.
B2: Vẽ ô thừ 2: lầy màu của ô 1 thêm 1 ít màu trắng.
B3: Vẽ ơ thừ 3: lầy màu của ơ 2 thêm 1 ít màu trắng.
B4: Ơ kế tiếp pha màu tương tự đến khi ô màu chuyển thành màu trắng.

10


Hình 2.2. Chuyển màu
6. Trang trí phối màu trên hình cơ bản:
6.1. Nhịp điệu của sắc độ:
Sắc độ là khái niệm độ đậm nhạt. Trên một diện tích bề mặt, nếu hàm lượng
sắc tố nhiều ta được màu đậm, ngược lại là màu nhạt. Như thế có thể coi sắc độ
là hàm lượng sắc tố chứa trong một đơn vị điện tích.
6.2. Nhịp điệu của màu sắc:
Đây là khái niệm chỉ sự biến thiên của màu sắc. Sắc điệu là đặc trưng riêng
của màu hữu sắc. Những màu vô sắc chỉ có một đặc trưng duy nhất là độ sáng tối.

6.3. Phối hợp các màu tương đồng trên hình cơ bản:
Là khi sử dụng các màu có sắc điệu gần nhau hoặc cùng một sắc nhưng với
độ đậm nhạt khác nhau. Trong vòng tròn màu nếu chia ra làm 4 phần, những màu
có thể tham gia theo hịa sắc tương đồng là các màu cùng ở trong cung phần tư
của vịng màu.
6.4. Phối hợp các màu tương phản trên hình cơ bản:
Một màu sẽ đối lập với một nhóm màu khác hoặc nhóm màu này đối lập
với nhóm màu khác. Một trong những đới lập thường gặp là khi phối hợp hai màu
đối xứng nhau trên vòng tròn màu. Hoặc có thể sử dụng đối lập giữa một bên là
nhóm các màu tương đồng thuộc nhóm lạnh cịn bên kia là một màu nóng đối lập
với chúng.
6.5. Phối hợp màu tự do trên hình cơ bản:
Phối hợp màu tự do là phối hợp màu theo ngẫu hứng của người thiết kế, có
thể phối màu đối lập, có thể phối 2 màu hay 3 màu, 4 màu và có thể phối nhiều
màu trên cùng một trang phục nhưng phải thể hiện được nét đặc trưng từng màu
và cá tính của màu sắc.
6.6. Ứng dụng màu sắc trong trang phục:
11


- Phối màu trên quần áo: phối màu trên hoa văn họa tiết của quần áo
- Phối màu trên phụ kiện đi kém: phối màu trên hoa văn họa tiết của giày,
ví, nón, khăn chồng, bao tay, . . .

** Bài tập thực hành phối hợp màu sắc:
Yêu cầu: Vẽ 1 mãng màu tự do có kết hợp các màu tương phản trong vòng
tròn màu, tương phản sáng tối, tương phản độ đậm nhạt, vận dụng nguyên tắc phối
màu bộ 3 để phối màu trên trang phục đã thiết kế. Bên cạnh đó chú ý đến màu sắc
của phụ trang đi kèm.
* Học viên thực hiện bài tập:

Các bước thực hiện bài thực hành:
B1: Dựa vào trang phục có sẳn tiến hành chọn màu cho trang phục theo nguyên
tắc phối màu bộ ba.
B2: Xác định màu chính trên trang phục là màu chiếm phần nhiều nhất.
B3: Xác định màu các chi tiết còn lại và màu của phụ trang.
B4: Tiến hành phới màu lên trang phục.

12


Hình 2.3. Mãng màu tự do
* Tiêu chí đánh giá:
- Thận trọng khi chọn nguyên liệu thể hiện màu chính, vải nhuộm màu chói
cần phải là loại vải mềm mại, làm cho màu chói mềm đi.
- Trong mỗi bộ trang phục, không chỉ màu sắc của quần áo là quan trọng
mà cịn phải tính đến màu sắc của các phụ trang. Màu của phụ trang khơng hịa
với màu của quẩn áo sẻ phá vỡ sự mềm mại của màu sắc.
- Cân nhắc sử dụng màu theo mùa và khí hậu.
- Cân nhắc màu sắc trang phục trong không gian sử dụng.
- Màu sắc trang phục phải hài hòa với ý nghĩa sử dụng.

13


Hình 2.4. Phối màu trên trang phục
CÂU HỎI ƠN TẬP:
1/ Trình bày khái niệm màu sắc?
2/ Trình bày tính chất cơ bản của màu màu?
3/ Thực hiện phối màu trang trí trên mãn hình cơ bản?


14


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP TRANG TRÍ CĂN BẢN
Mã chương: MH14-03
Giới thiệu:
Nghệ thuật trang trí gắn liền với nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người.
Trong mọi mặt hoạt động của con người, từ lao động học tập đến vui chơi giải trí
đều có sự đóng góp của nghệ thuật trang trí. Trang trí hiện diện trong đời sống
thơng qua những hình hoa văn trang trí trên chiếc đĩa hình tròn, trên tấm thảm,
họa tiết trên trang phục, họa tiết trên phụ kiện trang phục..., những đồ vật quen
thuộc đó đều chứa đựng những giá trị nghệ thuật mà cơ sở của nó là nghệ thuật
trang trí hình cơ bản.
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Trình bày được các phương pháp cơ bản trong nghệ thuật trang trí;
+ Nêu được các yêu cầu, nguyên tắc, tính chất cơ bản của bố cục.
- Kỹ năng:
+ Vẽ được các bố cục trong trang trí hình cơ bản.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện tác phong công nghiệp, tiết kiệm thời gian, phát huy tính sáng tạo;
+ Thực hiện đúng kỹ năng và sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ bản cần thiết.
Nội dung chính:
1. Phương pháp trang trí hình chữ nhật:
1.1. Khái niệm hình chữ nhật:
Theo tốn học, hình chữ nhật là một tứ giác có 4 góc vng. Và hình chữ
nhật cũng là một hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau.
1.2. Đặc điểm bố cục trang trí hình chữ nhật:
Hình chữ nhật có hai cặp cạnh song song, khác nhau về độ dài và có bốn
góc vng. Trọng tâm của hình là khu vực giữa hình có tâm điểm là giao của hai

đường chéo. Khi bố cục cần chú ý cạnh có độ dài, sự chênh lệch giữa hai cạnh.
Đồng thời, nhờ sự phát triển theo chiều dài có tính định hướng làm cho bố cục
chữ nhật linh hoạt hơn hình vng. Cũng nhờ điều này, chúng ta có nhiều cách
giải quyết bố cục để nhấn mạnh đặc điểm hình chữ nhật.
15


Hình 3.1. Trang trí hình chữ nhật
1.3. Các ngun tắc trang trí cơ bản trong trang trí hình chữ nhật:
1.3.1. Nguyên tắc đối xứng:
Nguyên tắc đối xứng hay còn gọi là nguyên tắc đăng đối. Đây là phương
pháp sắp xếp các yếu tố về đường nét, hình mảng, màu sắc theo trục đối xứng để
tạo nên sự cân bằng.
Các yếu tố này được được nhắc lại, ngược chiều qua một trục. Tất cả chúng tạo
nên một đơn vị họa tiết hồn chỉnh được gọi là đối xứng tuyệt đối.

Hình 3.2. Họa tiết đối xứng
16


1.3.2. Nguyên tắc nhắc lại:
Nghĩa là sử dụng phương pháp lặp lại nhiều lần một yếu tố tạo hình nào đó
trong một bố cục trang trí. Họa tiết được nhắc lại có thể được giữ cùng chiều với
họa tiết ban đầu. Tuy nhiên chúng cũng có thể được thay đổi theo hướng ngược lại.

Hình 3.3. Họa tiết nhắc lại
Nhắc lại hồn tồn: Là các yếu tố đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm
nhạt được nhắc lại trọn vẹn.
Nhắc lại có chọn lọc: Nghĩa là không nhắc lại nguyên vẹn. Tuy nhiên nó
vẫn kế thừa các yếu tố tạo hình, đồng thời tạo nên sắc thái mới.

Nguyên tắc xen kẽ: Là hình thức sắp xếp các yếu tố trang trí xen kẽ lẫn nhau
tạo nhịp điệu. Điều này tạo sự thay đổi cho bố cục. Có thể sắp xếp các yếu tố trang
trí xen kẽ theo những cách thức sau:


Xen kẽ về hình mảng. Mảng nhỏ giữa những mảng lớn, mảng đơn giản giữa
những mảng có hình chi tiết, mảng chi tiết xen kẽ với mảng nền.



Xen kẽ đậm nhạt. Sắp xếp đậm xen giữa sáng và trung gian.



Xen kẽ về màu. Sắp xếp màu này xen lẫn màu khác, màu nóng xen giữa
màu lạnh. Ta cũng có thể sử dụng cách xen nét có màu tươi, rực vào giữa
các mảng màu trung tính, màu trầm tạo hiệu quả sinh động cho màu sắc.

1.3.3. Nguyên tắc phá thế:
Là phương pháp sử dụng một hay vài yếu tố tạo hình nào đó để làm thay
đổi thế bố cục. Từ đó tạo nên sắc thái mới cho bố cục. Điều này giúp bố cục
17


chuyển từ hình thế này sang hình thế khác. Có thể dùng mọi yếu tố ngơn ngữ tạo
hình như đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt để phá thế. Tùy theo mỗi tác
phẩm cụ thể để lựa chọn cách phá thế riêng nhằm tạo hiệu quả nghệ thuật.
1.3.4. Các bước trang trí hình chữ nhật:
Bước 1: Tìm ý tưởng:
Đầu tiên khi vẽ bài trang trí cơ bản, người học cần nghiên cứu kỹ nội dung,

yêu cầu của đề tài. Sau đó cố gắng tìm họa tiết cho phù hợp.
Bước 2: Phác thảo bố cục mảng:
Phân bố mảng phải cân đối, có trọng tâm, làm rõ ý đồ của bố cục. Hình
mảng cần có sự đa dạng về kích thước, tuy nhiên chúng phải có tỷ lệ hợp lý giữa
mảng chính và phụ. Qua đây, chúng làm cho bố cục vừa có sự chặt chẽ, cân đối,
lại vừa có độ thống rộng.

Hình 3.4. Mảng hình chữ nhật
Bước 3: Phác thảo họa tiết trong mảng:
18


Họa tiết trong trang trí cơ bản nhất thiết phải được nghiên cứu từ những đối
tượng. Ví dụ như sự vật trong thực tế, song chúng phải mang tính đơn giản hóa
và cách điệu. Trong q trình sáng tạo họa tiết, sinh viên cần học tập tinh thần bố
cục, phương pháp cách điệu từ những họa tiết vốn có.

Hình 3.5. Họa tiết trong mảng hình chữ nhật
Bước 4: Phác thảo đậm nhạt:
Có thể tìm ba phác thảo đậm nhạt với cách phân bổ khác nhau. Việc
tìm đậm nhạt trong bài trang trí có vai trị quan trọng. Nó giúp cho người học có
thể dễ dàng hơn trong việc tạo khơng gian, tầng thứ cho các lớp họa tiết. Phác
thảo đậm nhạt là cơ sở để thực hiện phác thảo màu.

19


Hình 3.6. trang trí đậm nhạt họa tiết hình chữ nhật
Bước 5: Phác thảo màu:
Căn cứ theo phác thảo đậm nhạt được chọn, người học tiến hành làm phác

thảo màu. Cách làm cũng giống như làm phác thảo đen trắng. Người học tìm vài
phác thảo nhỏ với những tơng màu chủ đạo khác nhau.

Hình 3.7. Phối màu trong trang trí hình chữ nhật
Trong cuộc sống, trang trí hình chữ nhật được áp dụng đa dạng. Nó được
áp dụng vào đồ gia dụng, đồ thủ cơng mỹ nghệ, đồ trang trí nội thất, trong kiến
trúc hay trong ngành thời trang. Một số ví dụ cụ thể: trang trí thảm len, sản phẩm
thổ cẩm, …

Hình 3.8. Phối màu trong trang trí hình chữ nhật
2. Phương pháp trang trí hình trịn:
2.1. Khái niệm hình trịn:
20


Trang trí hình trịn là sự sắp xếp, bố trí các vật có hình khối, đường nét và
màu sắc khác nhau để tạo thành một hình trịn tổng thể hài hịa mà khi nhìn vào
sẽ cảm giác đẹp mắt.
2.2. Đặc điểm bố cục trang trí hình trịn:
Được tạo nên bởi một đường cong khép kín. Khoảng cách từ tâm tới các
điểm trên đường trịn ln bằng nhau. Sự phân bố ln dẫn mắt nhìn vào tâm hình
trịn, tạo ra các vịng trịn đồng tâm trên diện tích hình trịn.
Một hình trịn có thể chia ra thành nhiều cung hình quạt. Số lượng các cung
này có thể là một số lẻ hoặc số chẵn.

Hình 3.9. Trang trí hình trịn
2.3. Các ngun tắc trang trí cơ bản trong trang trí hình hình tròn:
2.3.1. Nguyên tắc đối xứng:
Nguyên tắc đối xứng hay còn gọi là nguyên tắc đăng đối, là phương pháp
sắp xếp các yếu tố tạo hình theo trục đối xứng để tạo nên sự cân bằng.

Các yếu tố tạo hình được được nhắc lại, ngược chiều qua một trục, tạo nên
một đơn vị họa tiết hoàn chỉnh được gọi là đối xứng tuyệt đối. Đối xứng tuyệt đối
tạo nên sự cân bằng vật lý.
Các yếu tố tạo hình được sắp xếp đối xứng qua trục có thể khơng tuyệt đối
21


×