Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích các cách rèn luyện trí nhớ liên hệ với việc rèn luyện trí nhớ của cá nhân trong hoạt động học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.4 KB, 7 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sau mọi hoạt động của chúng ta thì đều có sự tích luỹ kinh nghiệm, kinh
nghiệm được tích luỹ đó là kinh nghiệm được lấy ra từ trong thế giớ tự nhiên. Sự
tích luỹ diễn ra được là do con người có trí nhớ. Vậy trí nhớ là q trình gì, nó
diễn ra như thế nào,….. Sau đây tơi sẽ đi vào tìm hiểu trí nhớ, các cách rèn luện
trí nhớ và rút ra một số kết luận để phục vụ tốt hơn cho hoạt đọng học tập của
chúng ta.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.
Khái niệm trí nhớ
1. Khái niệm
Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của cá nhân dưới hình
thức biểu tượng, bằng cách ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại những điều mà
con người đã trải qua.
Từ định nghĩa về trí nhớ ở trên ta thấy được
- Sản phẩm của quá trình trí nhớ là biểu tượng. Biểu tượng của trí nhớ là hình
ảnh của sự vật, hiện tượng nảy sinh trong óc ta khi khơng có sự vất hiện
tượng tác động trực tiếp vào giác quan ta.
- Trí nhớ giống với cảm giác và tri giác là đều là quá trình phản ánh nhưng lại
khác ở điểm cảm giác và tri giác thì phản ánh những hiện tượng và sự vật
đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta, cịn trí nhớ thì phản ánh
những hình ảnh mà con người đã tri giác trước đây, đã diễn ra trước đây.
- Trí nhớ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : lứa tuổi, nội dung, tích chất tài liệu
cần nhớ, sinh lý thần kinh……
2. Vai trị của trí nhớ
Trí nhớ có vai trị vơ cùng quan trọng nhưng có một số vai trị nổi bật sau:
- Nhớ có trí nhớ mà con người tích luỹ được vốn kinh nghiệm.
- Nờ trí nhớ mà con người đem được vốn kinh nghiệm đac tích luỹ được áp
dụng vào trong thực tiễn.
- Trí nhớ giúp nhân cách phát triển và ổn định.
3. Cơ sở sinh lý của trí nhớ


Cơ sở sinh lý của trí nhớ là sự hình thành, giữ lại và gợi lại những đường liên
hệ thần kinh tạm thời và sự diễn biến của các q trình lí hố trong vỏ não và
dưới vỏ não. Những đường liên hệ thần kinh tạm thời đó được củng cố tương đối
vững chắc nhờ sự lặp đi lặp lại nhiều lần và có thời gian nhất định để củng cố.
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Khi ta nhớ lại, nhận lại một sự vật, hiện tượngnào đó cũng có nghĩa là ta đã phục
hồi đường liên hệ thần kinh tạm thời đã được thành lập trước đây. Sự hình thành
và giữ gìn các đường liên hệ tạm thời, sự dập tắtvà làm sống lại chúng chính là
cơ sở sinh lý cuảa các liên tưởng, của trí nhớ
Cho dến ngày nay vẫn chưa có một lý thuyết thống nhất về cơ chế của trí
nhớ, trong đó có thuyết tế bào thần kinh được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Thuyết này cho rắng các tế bào thần kinh tạo thành các chuỗi và theo những
chuỗi đó các luồng điện sinh học chạy tuần hoàn. Do ảnh hưởng của các luông
điện sinh học mà xảy ra những biến đổi trong các xunáp, điều này làm dễ dàng
cho sự đi qua tiếp theo của những luồn điện sinh học theo các đường đó. Tính
chất khác biệt của các chuỗi tế bào thần kinh tương ứng với các thông tin được
củng cố.
4. Các q trình cơ bản của trí nhớ
Trí nhớ bao gồm bốn quá trình là : ghi nhớ, gìn giữ, tái hiện và quên.
4.1 Quá trình ghi nhớ
Đây là q trình đầu tiên của hoạt động nhớ, đó là quá trình tiếp nhận các
hình ảnh ấn tượng xuất hiênj trong ý thức dưới tác động của sự vật, hiện tượng
trong quá trình cảm giác và tri giác. Hay nói cách khác đây là q trình làm xuất
hiện và củng cố các dấu vết xuấn hiện trong vỏ não.
Có nhiều hình thức ghi nhớ.. Căn cứ vào mục đích của ghi nhớ ta có thể có
ghi nhớ khơng chủ định và ghi nhớ có chủ định.

Ghi nhớ khơng chủ định: Là loại ghi nhớ không cần phải đặt ra mục đích ghi nhớ
từ trước, khơng địi hỏi phải nỗ lực ý chí hoặc dùng một cách thức nào để ghi
nhớ, tài liệu được ghi nhớ một cách tự nhiên.
Ghi nhớ có chủ định: Là loại ghi nhớ theo một mục đích đã định từ trước, địi
hỏi nỗ lực ý chí, lựa chọn các biện pháp, thủ thuật để ghi nhớ.
Có hai cách ghi nhớ có chủ định:
Ghi nhớ máy móc: Là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại tài liệu nhiều lần
một cách đơn giản, tạo ra mối liên hệ bề ngoài giữa các phần của tài liệu cần ghi
nhớ không cần hiểu nội dung tài liệu đó.
Ghi nhớ ý nghĩa: Là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu, trên sự
nhận thức những mối liên hệ lơgíc giữa các bộ phận của tài liệu đó.
4.2 Q trình gìn giữ
Gìn giữ là quá trình duy trì, lưu giữ những nội dung đã được ghi nhớ trong
đầu óc hay nói cách khác thì đó là q trình gìn giữ những dấu vết trong vỏ não.
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Việc lưu giữ thông tin phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : q trình ghi nhớ,
nội dung, tích chất của tài liệu, nhu cầu, động cơ, hứng thú….
Có hai hình thức giữ gìn là giữ gìn tiêu cực và giữ gìn tích cực.
Giữ gìn tiêu cực: Là sự giữ gìn dựa trên sự tri giác lặp đi lặp lại nhiều lần một
cách đơn giản, thụ động tài liệu cần ghi nhớ.
Giữ gìn tích cực: Là sự giữ gìn bằng cách nhớ lại trong óc tài liệu đã ghi nhớ,
khơng cần tri giác tài liệu đó
4.3 Q trình tái hiện
Là q trình mà trong đó những nội dung đã được ghi nhớ trước đây đượ làm
sống lại. Tái hiện diễn ra với ba hình thức : nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng
Nhận lại là quá trình tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp lại

Nhớ lại là hình thức tái hiện mà ngay lúc đó sự tri giác đối tượng khơng diễn
ra, hay nói cách khác thì quá trình nhớ lại là biểu hiện cao hơn của nhận lại vì
nhớ lại khơng hề diễn ra q trình tri giác.
Hồi tưởng là một hành động trí tuệ phức tạp mà kết quả của nó phụ thuộc
vào chỗ nội dung của nhiệm vụ tái hiện được các cá nhân ý thức rõ ràng, chính
xác đến mức nào.
4.4 Q trình quên
Không phải mọi điều ghi nhớ đều được chúng ta tái hiện lại một cách trọn
vẹn
Quên là biểu hiện của sự không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đây
vào thời điểm nhất định.
5. Phân loại trí nhớ
Tuỳ vào tiêu chí khác nhau mà ta có các cách phân loại trí nhớ khác nhau.
Trong đó có năm cách phân loại phổ biến là:
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành trí nhớ ta có : trí nhớ giống lồi và trí nhớ
cá thể.
Trí nhớ giống lồi là trí nhớ được hình thành trong quá trình phát triển
chủng loại, mang tính chung cho cả giống lồi và được biểu hiện dưới hình
thức những bản năng và những phản xạ khơng điều kiện.
Trí nhớ cá thể là trí nhớ được hình thành trong q trình phát triển của cá
thể, khơng mang tính giống lồi, mà mang tính chất cá thể, ở con người thì
trí nhớ này biểu hiện ở kho tàng khinh nghiệm cá nhân phong phú của mõi
chúng ta.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Căn cứ vào nội dung phản ánh của nội dung phản ánh của trí nhớ ta có : trí

nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ từ ngữ-logic.
Trí nhớ vận động là loại trí nhớ phản ánh những cử động và những hệ
thống cử động. loại trí nhớ này là cơ sở để hình thành những kĩ xảo thực
hành và lao động khác nhau, ví dụ như : kĩ xảo của các diễn viên xiếc…
Trí nhớ cảm xúc là loại trí nhớ phản ánh những rung cảm, trải nghiệm của
con người. Những rung cảm, trải nghiệm được giữ lại trong trí nhớ bộc lộ
như là những tín hiệu kích thích hành động hoặc kìm hãm những hành động
trước đây đã gây lên những rung cảm dương tính hoặc âm tính.
Trí nhớ hình ảnh là loại trí nhớ biểu tượng thị giác, khứu giác, thính giác,
vị giáccủa sự vật đã tác động vào ta trước đây. Loại trí nhớ này có thể đạt
đến trình độ phát triển một cách lạ thường rong điều kiện nó phải bù trừ cho
những trí nhớ đã mất. Ví dụ như người mù thì tai rất thính…
Trí nhớ từ ngữ-logic là loại trí nhớ phản ánh những ý nghĩ, tư tưởng của
con người. Vì ý nghĩ, tưởng khơng thể tồn tại bên ngồi ngơn ngữ được. Đây
là loại trí nhớ đặc trưng ở con người, là loại trí nhớ chủ đạo của con người,
giữ vai trị chính trong hoạt động dạy và học.
- Căn cứ vào tính mục đích của trí nhớ ta có : trí nhớ khơng chủ định và trí
nhớ có chủ định
Trí nhớ khơng chủ định là loại trí nhớ mà trong đó việc ghi nhớ, gìn giư
và tái hiện một điều gì đó khơng thực hiện theo một mục đích định trước.
Trí nhớ có chủ định thì diễn ra theo một mục đích định trước.
- Căn cứ theo thời gian củng cố và giữ gìn tài liệu ta có : trí nhớ ngắn hạn và
trí nhớ dài hạn
Trí nhớ ngắn hạn là loại trí nhớ diễn ra ngắn ngủi, chốc lát, nhất thời.
Trí nhớ dài hạn là loại trí nhớ mà khả năng ghi nhớ, gìn giữ thông tin lâu
bền trên cơ sở thường xuyên nhắc lại và tái hiện nó.
II.
Các cách rèn luyện trí nhớ và việc rèn luyện trí nhớ trong hoạt động
học tập của bản thân.
1. Để rèn luyện trí nhớ tốt thì ta phải rèn luyện từ các q trình của trí nhớ.

a. Q trình ghi nhớ
Ghi nhớ có nhiều loại là ghi nhớ khơng chủ định, ghi nhớ có chủ định. Trong
ghi nhớ có chủ định thì lại gồm ghi nhớ máy móc và ghi nhớ có ý nghĩa.
Vì thế nên ta phải chọn cách ghi nhớ tối ưu nhât và phù hợp với bản thân để
ghi nhớ được tốt nhất. Với tơi thì tơi thì ghi nhớ khơng chủ định thì thường ứng
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dụng khi tiếp cận thông tin xung quanh minh, vi du như : nghe đài, xem tivi,
nghe những chuyện mà bạn bè kể…… Ghi nhớ có chủ định thì trong hoạt động
học tập tôi thường dùng bởi vi đi học là một hoạt động có mục đích. Trong đó
ghi nhớ máy móc thì phải dùng khá nhiều vì học luật thì bắt buộc phải nhớ luật,
mà luật thì chỉ cần nhớ sai một chữ thơi thì có thể sai hồn tồn điều luật đó rồi,
thậm trí thiếu một dấu chấm dấu phẩy thì nó cũng đã bị sai rồi. Ghi nhớ có ý
nghĩa thì đương nhiên ta phải dùng đến bởi vì học luật thì khơng phải là học một
hai điều luật mà là học nhiều điều luật, vì thế ta phải tìm sự liên hệ giữa các điều
luật đó để ghi nhớ dễ dàng hơn, hiểu rõ các điều luật hơn tránh trường hợp thuộc
luật mà không hiểu luật. Ví dụ : Luật đất đai năm 2003 (13/2003/QH11) và nghị
định hướng dẫn thi hành luật đất đại năm 2003 (181/2004/NĐ-CP). Nếu ta chỉ
thuộc luật dất đai năm 2003 thì khơng thể sử dụng được mà ta phải hiểu nó, cụ
thể là ta phải tìm hiểu nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003 thì ta mới
hiểu được việc thi hành như thế nào là đúng pháp luật. Từ đó ta thấy được tầm
quan trọng của việc ghi nhớ, phải biết cách phối hợp giữa ghi nhớ không chủ
định và ghi nhớ có chủ định để chúng hỗ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau để ta có
thể nhớ tốt nhất, khơng bị qn.
Để q trình ghi nhớ được tốt để giúp việc học tập được tốt hơn thì ta phải
làm một số việc như sau :
- Khi ghi nhớ ta phải tập trung chú ý cao khi ghi nhớ, có hứng thú, say mê với

tài liệu ghi nhớ, ý thức được tầm quan trọng của tài liệu ghi nhớ, và xác định
được tâm thế ghi nhớ lâu dài đối với tài liệu.
- Phải biết phối hợp hợp lý các loại ghi nhớ, phù hợp với tính chất và nội dung
của tài liệu với nhiệm vụ và mục đích ghi nhớ. Trong hoạt động học tập ghi nhớ
tốt nhất là ghi nhớ logic. Ta phải những ý chính tạo lên tài liệu đóvà mối lien hệ
giữa các ý đó với nhau để ta có thể táo tạo được tài liệu khi cần thiết.
- Phải biết phối hợp các giác quan khi ghi nhớ, sử dụng các thao tác trí tuệ để
ghi nhớ tài liệu, gắn tài liệu ghi nhớ với kinh nghiệm bản thân.
Nếu ta làm được những điều như trên thì quá trình ghi nhớ của chúng ta sẽ
rất dễ dàng và hiệu quả nó sẽ giúp cho việc học của chúng ta hiệu quả và đỡ vất
vả hơn.
b. Quá trình gìn giữ và tái hiện
Qúa trình gìn giữ là rất quan trọng bởi vì nếu ta khơng gìn giữ được thì mọi
cơng sức mà ta bỏ ra để ghi nhớ coi như đổ ra sông ra biển. Mà quá trình gìn giữ
tốt nhất khi quá trình ghi nhớ của chúng ta là quá trình ghi nhớ có ý nghĩa. Vì đi
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


học thì chúng ta học rất nhiều mơn mà bộ óc chúng ta khơng phải là “ổ cứng
trong máy tính” bộ óc ta sẽ qn đi nhiều thứ vì nhiều lý do khác nhau như : thời
gian quá lâu, ít được dùng…. Nhưng nếu như ghi nhớ bằng quá trình ghi nhớ có
ý nghĩa thì khả năng tái hiện lại sẽ dễ dàng hơn, phục vụ tốt hơn cho việc học tập
của chúng ta.
Muốn có trí nhớ tốt thì qua trình gìn giữ và tái hiện của chúng ta phải tốt vì
chỉ cần một q trình của trí nhớ khơng vận hành tốt thì trí nhớ của chúng ta sẽ
khơng thể tốt được. Vì vậy việc tái hiện tài liệu có thể tiến hành theo các bước
sau thì se rất hiêu quả trong việc học tập của chúng ta :
- Cố gắng tái hiện tài liệu trong một lần.

- Tiếp đó tái hiện từng phần một, đặc biệt là những phần khó.
- Sau đó lại tái hiện tồn bộ tài liệu.
- Phân chia tài liệu thành những nhóm cơ bản của nó.
- Xác định mối quan hệ trong mỗi nhóm.
- Xây dựng cấu trúc logic của tài liệu dựa trên mối liên hệ giữa các nhóm.
- Phải ơn tập ngay, không để lại lâu sau khi nhớ ài liệu.
- Nếu thấy hình thức nào đó mà khơng có hiệu quả thì phải thay đổi ngay.
c. Q trình qn
Để có được trí nhớ tốt thì chúng ta phải biết được vì sao ta lại quên, biết được
tại sao quên để ta khắc phục nó thì ta se khơng bị qn nghĩa là ta có trí nhớ tốt.
- Chúng ta thường qn những cái vụn vặt, khơng liên quan hoặc ít liên quan
đến đời sống của mình, những cái khơng phù hợp với hứng thú, nhu cầu, sở
thích.
- Những cái ít được cũng cố hoặc không được sử dụng thường xuyên trong
hoat động hằng ngày của cá nhân thì cũng dễ bị quên.
- Chúng ta cũng hay quên khi gặp kích thích mới lạ hoặc những kính thích
mạnh.
- Sự quên diễn ra theo một trình tự xác định : chi tiết quên trước, ý chính qn
sau. Trong chi tiết thì chi tỉết nào phù hợp với hứng thú cá nhân, gây được
ấn tượng cảm xúc sâu sắc thì lâu quên hơn.
- sự quên diễn ra với tốc độ không đều : ở giai đoạn đầu mới ghi nhớ, tốc độ
quên giảm dần về sau.
Trên thực tế có những điều bị quên “vĩnh viễn”, có những điều chỉ bị quên
“tạm thời”, có những điều chỉ bị qn “bộ phận”, khơng có sự qn “hồn tồn
tuyệt đối”. Đù ta khó có thể nhận lại hoặc nhớ lại một điều gì đó thì trên vỏ não
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



chúng ta vẫn còn để lại một dấu vết nào đó về điều ấy. Trong một số trường
hợp, sự quên là cần thiết. vì thế về một mặt nào đó, qn là hiện tượng hợp lý
và có ích. Song cần phải chống quên những điều cần phải gìn giữ và củng cố
trong kho tàng kí ức của mỗi người.

-

-

-

2. Từ những điều phân tích ở trên để rèn luyện trí nhớ và phục vụ cho hoạt
động học tập thì chúng ta phải :
Phải tiến hành ôn tập ngay sau khi nhớ tài liệu.
phải ôn tập xem kẽ, không nên chỉ ôn liên tục một tài liệu, một môn học dể
tránh sự nhàm chán, căng thẳng đầu óc.
cần tiến hành ơn tập thường xuyên, ôn rải rác, phân tán nhiều đợi,không nên
tâp trung liên tục trong một thời gian dài.
phải ôn tập một cách tích cực, cự thể là tích cực nhớ lại và tư duy ôn tập; vận
dụng nhiều giác quan vào việc ơn tập….
nghỉ nghơi hợp lý vì nếu khơng đủ sức khoẻ để học tập thì khơng thể nào
tiếp thu kiến thức trong quá trình học được.
cần thay đổi hình thức và phương pháp ơn tập để đạt hiệu quả cao. Ví dụ như
những đoạn nào cần nhớ thì ta lấy bút màu tơi tơ lên trên để gây chú ý cho
tơi khi tơi nhìn thấy hoặc là ta viết những điều cần nhớ vào những tờ giấy
nhỏ rồi dán lên cánh của hoặc trên những chỗ mà tơi hay đi qua vì làm như
thế tơi có thể học được ở mọi lúc vì tơi ln nhìn thấy.
Có một cách để nhớ lâu, đó là nên học theo nhóm. Mỗi người tự mình tái
hiện lại kiến thức và diễn đạt lại bằng ngơn ngữ của mình cho bạn bè nghe.
Khi đã diễn đạt được như vậy sẽ nhớ rất lâu. Việc ôm khư khư quyển sách

lẩm nhẩm một mình rất ít hiệu quả.
Sách ơn luyện có rất nhiều, trước khi đọc bất kỳ quyển sách nào, bạn nên
nhìn tựa đề sách, tác giả, sau đó lật giở mục lục, tài liệu tham khảo để xác
định tâm thế khi đọc.
Để tránh sốc, nên thừa nhận hoàn cảnh khách quan, chấp nhận nó và thích
nghi với nó để chun tâm vào việc học, tránh bị phân tán. Có thể nhà chật,
nước thiếu... nhưng cố gắng thích nghi, đừng coi đó là vấn đề lớn thì sẽ đỡ bị
chi phối.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×