Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

TÌNH THẾ NGÀN cân TREO sợi tóc” SAU CÁCH MẠNG THÁNG tám 1945 và NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG lối của ĐẢNG ý NGHĨA LỊCH sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.04 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐỀ TÀI: TÌNH THẾ “NGÀN CÂN TREO SỢI TÓC” SAU
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 VÀ NHỮNG CHỦ
TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG
Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM
sử ĐảngCÁC
Cộng SỰ
Sản KIỆN
Việt Nam
VỀ SỰ LÃNH ĐẠO HỌC
CỦAPHẦN:
ĐẢNGLịch
TRƯỚC
Giảng
trách : Cô Nguyễn Thùy Dương
LỊCHviên
SỬphụ
TRÊN
Sinh viên thực hiện: Trần Hoàng Anh Thư
Mã số sinh viên: 31201022289
Lớp học phần: 22D1HIS51002637(HIS510026)
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2022
1


Mục Lục
Lời nói đầu............................................................................................................................. 3
I.Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của Việt Nam sau Tháng Tám năm 1945, Đảng


và chính quyền cách mạng đã có những chủ trương, đường lối như thế nào để có thể
vượt qua tình thế trên (1945-1946)?.....................................................................................4
1.
Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám
năm 1945............................................................................................................................4
a. Thuận lợi..................................................................................................................... 4
b. Khó khăn..................................................................................................................... 4
2. Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng.......................................................5
3. Tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam bộ, đấu tranh
bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ............................................................................6
II. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn
trên. Từ việc nghiên cứu những sự kiện lịch sử trên anh, chị rút ra được bài học kinh
nghiệm nào cho bản thân?....................................................................................................6
1. Ý nghĩa lịch sử...............................................................................................................6
2.Bài học kinh nghiệm.......................................................................................................7
3. Bài học kinh nghiệm nào cho bản thân........................................................................7
Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 9

2


Lời nói đầu
“Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền khó hơn” hiểu theo nghĩa rộng là “Giành
lại độc lập đã khó, giữ vững độc lập, chủ quyền khó hơn”. Bài học ấy không chỉ ứng nghiệm
từ Cách mạng tháng Tám đến nay mà còn trong suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm của
Việt Nam.. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ra đời trong bối cảnh tình hình quốc tế và
trong nước hết sức khó khăn, phức tạp. Ngay khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai còn chưa
kết thúc, các cường quốc đã bàn cách sắp xếp lại thế giới và phân chia vùng ảnh hưởng. Các
nước nhỏ, các dân tộc thuộc địa mới giành được độc lập, nhưng tiềm lực kinh tế, quân sự
còn rất yếu ớt và do đó trở thành đối tượng của các thỏa hiệp, cạnh tranh giữa các nước lớn.

Việt Nam đã bị cuốn vào vịng xốy đó. Thách thức nghiêm trọng đối với cách mạng Việt
Nam trong thời điểm này là phải đối phó cùng lúc với nhiều thế lực quân sự đối địch của các
nước lớn có mặt tại Việt Nam. Chính trong lúc chính quyền cách mạng non trẻ ở thế ngàn
cân treo sợi tóc, thù trong giặc ngồi, khó khăn trăm bề đó, ngoại giao Việt Nam dưới sự
lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ, đã đóng vai trị tiên phong, hồn thành xuất sắc nhiệm
vụ bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp. Đối với công tác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay, những bài học
lịch sử quý báu của giai đoạn đấu tranh ngoại giao thời kỳ tiền kháng chiến vẫn còn nguyên
giá trị.

3


I.Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của Việt Nam sau Tháng Tám năm 1945, Đảng
và chính quyền cách mạng đã có những chủ trương, đường lối như thế nào để có thể
vượt qua tình thế trên (1945-1946)?
1. Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm
1945.
Sau sự thành công rực rỡ của Cách mạng Tháng Tám 1945 , Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời (nay là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã có tác mạnh mẽ đến
tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới; làm cho các thế
lực đế quốc và bọn phản động quốc tế đứng ngồi không yên, chúng nuôi âm mưu “Chia lại
tây thuộc địa thế giới” và tìm mọi cách chống phá Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông
Nam Á. Sau ngày tuyên bố độc lập, lịch sử nước Việt Nam bước sang một chặng đường mới
với nhiều thuận lợi căn bản và khó khăn chồng chất.
a. Thuận lợi
* Trong nước : Việt Nam trở thành quốc gia độc lập, tự do. Đảng Cộng sản trở thành Đảng
cầm quyền lãnh đạo cách mạng trong cả nước. Đặc biệt, việc hình thành hệ thống chính
quyền cách mạng với bộ máy thống nhất từ cấp Trung ương đến cơ sở, ra sức phục vụ lợi ích
của Tổ quốc, nhân dân. 

=> Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng của nền độc lập, tự do, là trung tâm của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.
* Quốc tế: Liên Xơ trở thành thành trì của chủ nghĩa xã hội. Nhiều nước ở Đông Trung Âu,
được sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô đã lựa chọn con đường phát triển theo chủ nghĩa xã
hội. => hệ thống XHCN được hình thành
- Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ
Latinh dâng cao. Có được sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. 
b. Khó khăn

- Về chính trị: Giặc ngoại xâm đe dọa cả hai miền: Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân
Tưởng Giới Thạch kéo vào, theo chúng là bọn tay sai thuộc các tổ chức phản động, âm mưu
cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn
quân Anh kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Ngoài ra trên cả
nước còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. Các thế lực phản động trong nước ngóc đầu
dậy, làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng giữa lúc chính quyền cách mạng chưa được
củng cố.
- Về kinh tế: Nạn đói vẫn chưa khắc phục. Hàng hố khan hiếm, đời sống nhân dân gặp
nhiều khó khăn . Ngân sách Nhà nước trống rỗng. Chính quyền chưa quản lí được Ngân
hàng Đơng Dương.
- Về văn hóa – xã hội: Di sản văn hoá lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề. Hơn 90% dân số
mù chữ, tệ nạn xã hội còn phổ biến.
4


→ Thách thức lớn nhất nghiêm trọng nhất lúc này là âm mưu, hành động quay trở lại
thống trị Việt Nam một lần nữa của thực dân Pháp
→  Nền độc lập và chính quyền cách mạng non trẻ Việt Nam đứng trước tình thế “ngàn
cân treo sợi tóc”,  cùng một lúc phải đối phó với nạn đói, nạn dốt và bọn thù trong, giặc
ngồi, vận mệnh dân tộc le lói như ngọn nến trong đêm.
2. Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng

- Ngày 3-9-1945, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã xác định ngay nhiệm vụ lớn trước mắt, là: diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc
ngoại xâm. Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến
quốc, xác định rõ: “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung
ngọn lửa đấu tranh vào chúng” 1414; nêu rõ mục tiêu của cuộc cách mạng Đơng Dương lúc
này vẫn là “dân tộc giải phóng” và đề ra khẩu hiệu “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”; mọi
hành động phải tập trung vào nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt “là củng cố chính quyền, chống
thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân” 15.15
-   Chỉ thị đề ra nhiều biện pháp cụ thể:
+ Thứ nhất Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói là một nhiệm vụ lớn, quan trọng, cấp bách lúc
bấy giờ. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo, động viên mọi tầng
lớp nhân dân tham gia các phong trào lớn, các cuộc vận động, như: tăng gia sản xuất, thực
hành tiết kiệm, lập hũ gạo tiết kiệm v.v... Chính phủ bãi bỏ thuế thân và nhiều thứ thuế vô lý
của chế độ cũ, thực hiện chính sách giảm tơ 25%.
= 》 Kết quả: Sản xuất nơng nghiệp có bước khởi sắc rõ rệt, đất hoang hóa chia cho nơng
dân nghèo. Sản xuất lương thực tăng lên cả về diện tích và sản lượng hoa màu. Ngân khố
quốc gia được xây dựng lại, phát hành đồng giấy bạc Việt Nam. Đầu năm 1946, nạn đói cơ
bản được đẩy lùi, đời sống nhân dân được ổn định.
+ Thứ hai, Chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng.
Đảng và Hồ Chí Minh chủ trương phát động phong trào “Bình dân học vụ”, đẩy lùi các tệ
nạn, hủ tục, thói quen cũ, lạc hậu cản trở tiến bộ.
> Đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhân dân tin tưởng
vào chế độ mới, nêu cao quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng.
+ Thứ ba, Tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu,
thực hiện quyền tự do dân chủ của Nhân dân; Đảng và Hồ Chí Minh đã chủ trương sớm tổ
chức một cuộc bầu cử toàn quốc để bầu ra Quốc hội và thành lập Chính phủ chính thức. Về
ngoại giao: đối với Tàu Tưởng nêu chủ trương “Hoa-Việt thân thiện”, đối với Pháp “độc lập
về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”.
+ Thứ tư, mở ngay một phong trào giáo dục cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ những thói hư
tật xấu do chế độ thực dân để lại.

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2000, tập 8, tr. 26.
15.15
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2000, tập 8, tr. 26-27.
1414

5


+Thứ năm, bỏ ngay ba thứ thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế đị;
+ Thứ sáu, tun bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết
3. Tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam bộ, đấu
tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ
- Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Bất chấp những thiện chí hịa bình
của Việt Nam, trong các ngày 15 và 16-12-1946, quân Pháp nổ súng gây hấn nhiều nơi ở Hà
Nội. Ngày 17-12-1946, chúng cho xe phá các cơng sự của ta ở phố Lị Đúc, rồi gây ra vụ tàn
sát đẫm máu ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh. Đêm 22 rạng ngày 23-9-1945, quân đội
Pháp đã nổ súng gây hấn đánh chiếm Sài Gòn-Chợ Lớn (Nam bộ). Cuộc kháng chiến chống
xâm lược của nhân dân Nam bộ bắt đầu.
- Trong những ngày đầu, so sánh lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, nhưng với lòng
yêu nước sâu sắc, quyết tâm sắt đá bảo vệ nền độc lập, tự do, của Tổ quốc, có sự lãnh đạo
kịp thời, sách lược đúng dắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khơn khéo “triệt để lợi dụng mâu
thuẫn kẻ thù, hịa hỗn, nhân nhượng có nguyên tắc” để làm thất bại âm mưu “diệt Cộng,
cầm Hồ, phá Việt Minh” của quân Tưởng. Để tránh mũi nhọn tấn công của các kẻ thù, Đảng
chủ trương rút vào hoạt động bí mật. Trước sự thay đổi nhanh chóng, phức tạp của tình hình,
Thường vụ Trung ương Đảng, Hồ Chí Minh đã ra bản Chỉ thị Tình hình và chủ trương, ngày
3-3-1946. Trong đó nêu rõ: “lợi dụng thời gian hịa hỗn với Pháp để diệt bọn phản động bên
trong, tay sai Tàu trắng, trừ những hành động khiêu khích ly gián ta với Pháp” 2121, thúc đẩy
nhanh quân Tưởng về nước, bớt đi một kẻ thù nguy hiểm. Ngày 6-3-1946, tại Hà Nội Chủ

tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ký bản Hiệp định sơ bộ.
Hiệp định sơ bộ nêu rõ: Chính phủ Pháp cơng nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có
chính phủ, nghị viện, tài chính và quân đội riêng nằm trong Liên bang Đông Dương ...
- Ngay sau khi ký Hiệp định sơ bộ, ngày 9-3-1946, Thường vụ Trung ương Đảng đã ra ngay
bản Chỉ thị Hòa để tiến . Chỉ thị nêu rõ: Cần phải tiếp tục nêu cao tinh thần cảnh giác cách
mạng,sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào. Để giữ vững nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ, Đảng, Chính phủ tiếp tục cuộc đấu tranh ngoại giao kiên trì, kiên quyết, đầy khó
khăn, phức tạp trong suốt năm 1946 ở cả mặt trận trong nước và ngoài nước.
II. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn
trên. Từ việc nghiên cứu những sự kiện lịch sử trên anh, chị rút ra được bài học kinh
nghiệm nào cho bản thân?
1. Ý nghĩa lịch sử
Những chủ trương, biện pháp, sách lược và đối sách đúng đắn của Đảng, tinh thần
quyết đoán, sáng tạo của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chống
giặc ngoài, thù trong những năm đầu chính quyền cách mạng non trẻ đã đem lại thắng lợi có
ý nghĩa hết sức quan trọng: ngăn chặn bước tiến của đội quân xâm lược Pháp ở Nam bộ,
vạch trần và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các kẻ thù; củng cố, giữ
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2000, tập 8, tr. 45-46.

2121

6


vững và bảo vệ bộ máy chính quyền cách mạng từ Trung ương đến cơ sở và những thành
quả của cuộc Cách mạng tháng Tám; tạo thêm thời gian hòa bình, hịa hỗn, tranh thủ xây
dựng thực lực, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
2.Bài học kinh nghiệm
Thường xuyên quán triệt sâu sắc và thực hiện nhất quán quan điểm cách mạng là sự

nghiệp của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; đại đồn kết toàn dân tộc phải dựa trên
cơ sở giải quyết hài hịa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội, Không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm
bảo vệ nền tự do, độc lập. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ địch, thực hành nhân
nhượng có nguyên tắc “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Tăng cường đại đoàn kết dân tộc, dựa
vào sự ủng hộ vật chất là chính trị, tinh thần của toàn dân. Phát triển thực lực cách mạng.
Đảng, Nhà nước cần chủ động nắm bắt tình hình và đề ra những chủ trương, biện pháp phù
hợp, sát thực nhằm xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đồn kết tồn dân tộc. Đó là
những thành cơng và kinh nghiệm nổi bật của Đảng trong lãnh đạo cách mạng, giai đoạn
1945-1946.
3. Bài học kinh nghiệm nào cho bản thân
Thời chiến tranh loạn lạc đã qua đi, chúng ta thật may mắn khi được sống trong một
thế giới hòa bình và thịnh vượng, khơng cịn tiếng bom, tiếng súng. Nhưng đừng vì thế mà lơ
là trách nhiệm của chính mình. Bác Hồ từng nói “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tùy theo sức của
mình” .Thân là sinh viên của thế hệ 4.0, chúng ta cần cố gắng nhiều hơn nữa để xứng đáng
với mồ hôi, xương máu mà cha ông ta đã đổ ra.
Đầu tiên, chúng ta cần phải noi gương và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
nỗ lực hoàn thiện bản thân tốt lên từng ngày. Rèn luyện phẩm chất, phát huy tài năng, bổ
sung trí và lực làm giàu tinh hoa bản thân, có ý thức tự lực tự cường, song song đó khơng
qn nỗ lực rèn luyện thân thể thật khỏe mạnh, minh mẫn, giữ một tinh thần tinh anh, tỉnh
táo. Một bên trau dồi tài năng, một bên duy trì lối sống lành mạnh, đạo đức vững vàng. Để
tài và đức luôn song hành cùng nhau.
Thứ hai, ln ln nâng cao chí khí cách mạng ‘trung với nước, hiếu với dân, nhiệm
vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh”, không sợ gian
khổ, không sợ hy sinh, hăng hái tham gia hoạt động của trường, các hoạt động có ích cho xã
hội. Nhất là giai đoạn dịch bệnh COVID đang hoành hành ác liệt, chủ động hăng hái tham
gia tình nguyện, nhiệt tình chống dịch giảm bớt gánh nặng và nỗi đau của đất nước.
Thứ ba, tăng cường giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người, có trái tim nhân hậu, đồn
kết và giàu lịng bác ái. Khiêm tốn, giản dị, chống kiêu căng tự mãn, phung phí xa hoa, bài
trừ chủ nghĩa cá nhân, “đèn nhà ai nấy sáng”. Sẵn sàng dang tay giúp đỡ mọi người trong

thời bình lẫn khi dịch bệnh bùng nổ. Nâng cao ý thức và kỉ luật, kiên quyết tận trung với
nước, nhất là khi chống giặc COVID đang lan rộng.
Thứ tư, luôn trau dồi, học hỏi kiến thức mới, ra sức nâng cao trình độ chính trị, văn
hóa, khoa học – kĩ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều hơn cho Tổ Quốc. Có kế
7


hoạch, mục tiêu rõ ràng, ra sức học tập, ứng dụng các thành tựu khoa học- kĩ thuât để phát
triển đất nước giàu mạnh.
Thứ năm, phải có niềm tin vào Đảng và Nhà nước, tích cực tìm hiểu, nghiên cứu
Cương lĩnh của Đảng, vận dụng sáng tạo trong cuộc sống và phù hợp với từng vị trí, nhiệm
vụ cụ thể, bồi đắp lý tưởng cách mạng trong sáng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, tỉnh
táo chống lại các thế lực phản động và diễn biến hịa bình, thích nghi với kinh tế thị trường
để đáp ứng tất cả các nhu cầu mà Đảng đặt ra cho sinh viên thế hệ trẻ.
Cuối cùng, nghiêm túc gìn giữ và kế thừa các truyền thống, tinh hoa tốt đẹp của dân
tộc. Chúng ta hịa nhập chứ khơng hịa tan, tu bổ, phát huy các nét đạp ngàn đời mà cha ông
ta đã lưu truyền, giữ gìn thật tốt bản sắc dân tộc.

8


Tài liệu tham khảo
Tài liệu học tập Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Hồng Lâu. (2016, December 2). Tình Thế "Ngàn Cân Treo Sợi Tóc" Và Sự Ra đời Của
Lời Kêu gọi toàn quốc kháng chiến. phongkhongkhongquan.vn. Retrieved from
/>
Phát Huy Bài Học về sức Mạnh đại đoàn Kết Dân Tộc Trong Toàn quốc Kháng Chiến
vào SỰ Nghiệp Xây Dựng và Bảo Vệ TỔ Quốc Hiện Nay. mattran.thuathienhue.gov.vn.
(2022, January 1). Retrieved from />gd=1&cn=99&tc=31511


Nguyễn Minh Hải. (2021, September 17). Việc Xây Dựng và Củng cố Chính Quyền sau
cách mạng tháng tám dưới SỰ Lãnh đạo của đảng. Trang tin Điện tử Đảng bộ
thành phố Hồ Chí Minh. Retrieved from />
Đường Lối đảng Tình Thế Ngàn Cân Treo Sợi tóc Cách Mạng việt nam sau 8 - 1945 và
Vẫn Chủ trương Biện Pháp Của đảng nhằm đưa đất nước thốt khỏi tình trạng trên
bài học sinh viên rút Ra Trong Thực tiễn xây dựng đất Nước Trên.
khotrithucso.com. (n.d.). Retrieved from />
TS. Đặng Đình Quý. (2016, December 18). Những Bài Học Quý Giá. Báo Nhân Dân. Retrieved
from />
Chương III. (2021, March 9). Retrieved from />
9


10



×