Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

xác định mật độ ương ấu trùng tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) thích hợp cho quy trình nước trong hở kết hợp sử dụng ozone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 32 trang )

1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ ƯƠNG ẤU
TRÙNG TÔM CÀNG XANH THÍCH
HỢP CHO QUY TRÌNH NƯỚC
TRONG HỞ KẾT HỢP SỬ DỤNG
OZONE
Sinh viên thực hiện:
Đoàn Ngọc Dung
Cán bộ hướng dẫn
Th.s Tăng Minh Khoa

2
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những đối tượng quan
trọng trong nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới. Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm càng
xanh đang dần trở thành đối tượng nuôi chính tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL).
Theo Lê Xuân Sinh và ctv (2006), quy trình nước trong hở là một trong các quy trình
sản xuất giống tôm càng xanh được lựa chọn sử dụng nhiều nhất ở ĐBSCL. Quy trình
này có đặc điểm là thay nước hằng ngày để đảm bảo môi trường nước sạch cho ấu
trùng tôm phát triển (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003), nên chỉ thuận lợi cho các
trại giống gần biển. Tuy nhiên, đa số các trại sản xuất giống tôm càng xanh ở ĐBSCL
đều nằm ở nội địa (Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang…) (Lê Xuân Sinh và
ctv, 2006), nơi nguồn nước mặn không có sẳn nên việc áp dụng quy trình này gặp
nhiều khó khăn. Nhưng, nếu giảm lượng nước thay hay giảm tần suất thay nước trong
quá trình ương, nước trong bể ương sẽ nhanh chóng bị ô nhiễm do thức ăn thừa và
chất thải của ấu trùng, làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của ấu trùng và hiệu quả sản xuất.
Do đó, việc tìm giải pháp nhằm hạn chế lượng nước sử dụng trong quá trình ương


nhưng vẫn đảm bảo duy trì chất lượng nước cho bể ương và hiệu quả sản xuất là vấn
đề cần giải quyết khi sử dụng quy trình nước trong hở.
Bên cạnh đó, ozone là chất oxi hóa mạnh, từ lâu đã được con người sử dụng để thanh
lọc nước và không khí. Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất
giống tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long, ozone thường được ứng dụng để xử lý
nước thải và phòng bệnh. Do đó, ozone hoàn toàn có thể áp dụng vào quy trình nước
trong hở để xử lý môi trường ương thay thế cho việc thay nước hàng ngày. Chính vì
thế, quy trình nước trong hở kết hợp sử dụng ozone (NTH – Ozone) đã ra đời. Theo
Lương Thị Bảo Thanh (2009), so với quy trình nước trong hở truyền thống, quy trình
NTH – Ozone định kỳ xử lý ozone 2 ngày/lần kết hợp rút cặn, bổ sung 5% nước trong
bể ương là phương pháp cho hiệu quả sử dụng cao hơn, đồng thời khi ương tôm càng
xanh ở mật độ cao (150 – 250 ấu trùng/l) quy trình NTH - Ozone có thể tăng năng
suất ương lên 1,5 – 2,5 lần so với quy trình nước trong hở truyền thống.
Tuy nhiên, đề tài vẫn còn hạn chế là chưa xác định được mật độ tối ưu cho quy trình.
Vì thế nhằm tạo tiền đề cho các nghiên cứu để tăng mật độ ương cho quy trình NTH –
Ozone ở bể ương có thể tích lớn, việc thực hiện đề tài ‘‘Xác định mật độ ương ấu
trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) thích hợp cho quy trình nước
trong hở kết hợp sử dụng ozone” là cần thiết.
3
1.2. Mục tiêu của đề tài:
Xác định mật độ ương thích hợp trong sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình
nước trong hở kết hợp sử dụng ozone trong bể ương 50l.
1.3. Nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát ảnh hưởng của mật độ đến hiệu quả ương ấu trùng tôm càng xanh theo
quy trình nước trong hở kết hợp sử dụng ozone trong bể ương 50l.
- Xác định mật độ ương ấu trùng hiệu quả nhất cho quy trình nước trong kết hợp
sử dụng ozone.




4
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học tôm càng xanh
2.1.1. Phân loại và phân bố tôm càng xanh
Với kích thước lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii) đã và đang trở thành đối tượng nuôi thâm canh ở các quốc gia trên thế
giới như: Châu Á gồm Ấn Độ, Sri Lanka, Birma, Indonesia, Thái Lan, Campuchia,
Việt Nam, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Hawaii, Palau, Châu Úc, Châu Phi
(Malawi, Mauritius, Seychelles), Châu Mỹ (Mỹ, Mexico, Puerto Rico, Honduras,
Colombia), và thậm chí tại Anh ở Châu Âu (Holthuis, 1980, trích dẫn bởi Lương Thị
Bảo Thanh, 2009).
Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv (2001), tôm càng xanh có vi trí phân loại như sau:
Ngành: Arthopoda
Lớp: Crusracae
Bộ: Decapoda
Phân bộ: Caridea
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài: Macrobrachium rosenbergii De Man 1879
Trong tự nhiên, tôm càng xanh phân bố ở vùng nhiệt đới, tập trung ở khu vực Ấn Độ
Dương và Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu từ Châu Úc đến New Guinea, Trung
Quốc và Ấn Độ. Ở Việt Nam, chúng phân bố tự nhiên chủ yếu các tỉnh Nam Bộ, đặc
biệt là Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003).
2.1.2. Vòng đời tôm càng xanh
Tôm càng xanh trưởng thành sống chủ yếu ở nước ngọt, vòng đời tôm càng xanh có 4
giai đoạn bao gồm: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. Ấu trùng nở ra
sống phù du và trải qua 11 lần biến thái để trở thành hậu ấu trùng PL (postlarvae)
(xem Hình 2.1 và Bảng 2.1). PL có xu hướng tiến vào vùng nước ngọt như sông rạch,
ao hồ…, ở đó chúng sống và lớn lên, khi trưởng thành lại di cư ra vùng nước lợ nơi có

độ mặn thích hợp để sinh sản và vòng đời tiếp tục (New, 2002; Nguyễn Thanh
Phương và ctv, 2003; Nandlal et al., 2005).
Thời gian và tốc độ tăng trưởng ở mỗi giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi môi trường, đặc
biệt là nhiệt độ nước và thức ăn (Nandlal et al., 2005).
5


Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III

Giai đoạn IV Giai đoạn V Giai đoạn VI

Giai đoạn VII Giai đoạn VIII Giai đoạn IX

Giai đoạn X Giai đoạn XI Giai đoạn Postlarvae (PL)
Hình 2.1. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh
(Nguồn: Takuji Fujimura, trích bởi Nandlal et al., 2005)
6
B

n
g
2.1.
Đặc

điểm


c gi
a
i

đ
oạ
n

ấu trùng của tôm càng xanh
Giai đoạn ấu trùng Ngày tuổi Đặc điểm nhận dạng
I 1 Không có cuống mắt
II 2 Có cuống mắt
III 3 – 4 Có sự xuất hiện của Uropods
IV 4 – 6 Có 2 răng trên chủy, chân đuôi có 2 nhánh, có
lông tơ
V 5 – 8 Các telson hẹp và có hình thon dài
VI 7 – 10 Có sự hiện diện của các núm chân bụng
VII 11 – 17 Các chân bụng chẻ đôi
VIII 13 – 20 Các chân bụng có các tơ cứng
IX 15 – 22 Nhánh chân trong của chân bụng xuất hiện
X 17 – 23 Có 3 – 4 răng trên chủy
XI 23 – 35 Răng xuất hiện hết nửa trên chủy
PL 23 – 35 Có răng trên và dới chủy, có tập tính giống
tôm trưởng thành

2.2. Tình hình sản xuất giống tôm càng xanh trong và ngoài nước

Theo New (2008), đầu thập niên 1960, Shao-Wen Ling khởi xướng sản xuất giống
tôm càng xanh ở Malaysia, đến năm 1972 Takuji Fujimura đã phát triển hàng loạt kỹ
thuật sản xuất tôm PL theo quy mô thương mại ở Hawaii. Đầu năm 1970, từ Hawaii
và Thái Lan. Kể từ đó, nghề nuôi tôm càng xanh đã phát triển ở các lục địa, đặc biệt
là ở Châu Á và Châu Mỹ, đến năm 2005 sản lượng toàn cầu tăng lên hơn 200.000
tấn/năm (bao gồm cả Việt Nam).
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003), trong lịch sử sản xuất giống tôm càng

xanh có 4 quy trình thường được áp dụng trên thế giới là quy trình nước trong hở, quy
trình nước trong kín (tuần hoàn), quy trình nước xanh và quy trình nước xanh cải tiến.
Theo Sigholka (1982), trước đây quy trình “Nước xanh” được sử dụng phổ biến ở
Thái Lan để ương ấu trùng tôm càng xanh, nhưng đến những năm 1980, các trại sản
xuất giống đã chuyển sang sử dụng quy trình “Nước trong” và nâng tổng sản lượng cả
nước lên 85,8 triệu PL vào năm 1982.
Theo Lê Xuân Sinh (2006), khi khảo sát 31 trại sản xuất giống ở ĐBSCL tập trung ở
các tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, có 21 trại
sản xuất với quy trình nước xanh cải tiến (67,7%) và 10 trại sản xuất với các quy trình
khác nhau như nước trong, nước trong hở (32,2%). Tuy nhiên, do tỉ xuất lợi nhuận
mang lại từ quy trình nước xanh cải tiến thấp hơn các quy trình khác (0,6 so với 1,2)
(Lê Xuân Sinh, 2008), nên để nâng cao lợi nhuận nhiều trại sản xuất đang chuyển
sang sử dụng quy trình nước trong hở hay các quy trình kết hợp khác.
Theo Lương Thị Bảo Thanh (2009), quy trình nước trong hở kết hợp sử dụng ozone
(NTH – Ozone) ương với mật độ cao (200 – 250 ấu trùng/l) cho hiệu quả cao về môi
7
trường, kỹ thuật và kinh tế cao hơn so với quy trình nước trong hở truyền thống và
quy trình nước trong hở có sử dụng chế phẩm sinh học. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn hạn
chế là chưa xác định được mật độ tối ưu trong sản xuất giống tôm càng xanh theo
quy trình nước trong hở kết hợp sử dụng ozone.
2.3. Đặc điểm sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình nước trong hở kết
hợp ozone
2.3.1.
Ozone và các ứng dụng của ozone trong nuôi trồng thủy sản
Ozone có những đặc điểm vật lý như sau:
- Ozone là chất khí màu xanh nhạt có, công thức phân tử:
O
3
.


- Phân tử gram:
47,998

g/mol.

- Tỷ trọng:
2,144

g·L
-1

(0
0
C).

- Điểm nóng chảy: -
192,5
0
C.

- Điểm sôi: -
111,9
0
C.

- Độ hòa tan trong nước: 0,105 g.100mL
-1
(0
0
C).

Ozone là chất oxi hóa mạnh và là một trong những chất khử mạnh có thể dùng để xử
lý nước (Kramer, 1998). Trong nuôi trồng thủy sản, ozone thường được dùng để loại
bỏ BOD, oxi hóa các hợp chất hữu cơ và giảm chất thải.
Theo Gill (2000), ozone có hiệu quả ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản và theo
Schuur (2003), trong các trại sản xuất giống qui mô nhỏ và trong nuôi cá thâm canh,
khí ozone được áp dụng rộng rãi để khử trùng và kiểm soát bệnh tổng hợp.
Theo Tango (2003), trong hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn, nước nuôi được xử lý
ozone có tổng số cacbon hữu cơ giảm 15% và giảm hàm lượng nitrite, màu và chất lơ
lửng, khi so sánh với những mô hình không sử dụng ozone.
Theo Oakes (1979) & JMM (1990) (trích dẫn bởi Đinh Mạnh Tiến, 2002), khả năng
diệt tổng vi khuẩn trong nước của ozone mạnh hơn từ 3 – 5 lần so với chlorine.
Trong sản xuất giống tôm sú, ozone được dùng để xử lý nước và khử trùng trại giống.
Ozone hoàn toàn có thể thay thế Chlorine trong xử lý nước (Thạch Thanh và ctv,
2003) trước khi ương ấu trùng. Ozone còn có tác dụng xử lý nước bể đang ương ấu
trùng bằng cách kết hợp bộ tách đạm trong hệ thống tuần hoàn trực tiếp vào bể ương
ấu trùng. Mục đích là duy trì chất lượng nước nhờ khả năng oxy hóa các chất thải của
tôm và thức ăn dư thừa trong bể ương. Qua thực nghiệm tại trường Đại học Cần Thơ
cho thấy các chỉ tiêu chất lượng nước được cải thiện rõ rệt, ấu trùng tôm sú biến thái
và chuyển giai đoạn đồng loạt hơn, tỉ lệ sống cao hơn (Thạch Thanh và ctv, 2003).
Theo Menasveta (1980), vì ozone có khả năng duy trì chất lượng nước, nên khi được
dùng trong sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình kín có thể nâng cao tỉ lệ sống
của ấu trùng.
Theo Young et al. (2004), ozone có thể diệt được vi khuẩn Bacillus subtilis. Tuy
nhiên, theo Keysami et al. (2007), vi khuẩn Bacillus subtilis (mật độ 10
8
tế bào/l) có
khả năng ổn định môi trường ương nên góp phần làm tăng tỉ lệ sống ấu trùng tôm
càng xanh một cách đáng kể so với nghiệm thức không có Bacillus subtilis (tỉ lệ sống
55,3 ± 1,02% so với 36,2 ± 5,02%).
8

Theo Lương Thị Bảo Thanh (2009), khi sử dụng ozone trong sản xuất giống tôm càng
xanh với nồng động < 0,3 ppm có khả năng duy trì tốt chất lượng nước cho bể ương,
do đó có thể hạn chế đáng kể việc thay nước thường xuyên của quy trình nước trong
hở đồng thời còn tăng năng suất sản xuất thông qua việc tăng mật độ ương (200 – 250
ấu trùng/l).
2.3.2. Giới thiệu quy trình nước trong hở kết hợp ozone
Theo Lương Thị Bảo Thanh (2009), quy trình NTH – Ozone có đặc điểm định kỳ có
xử lý ozone 2 ngày/lần kết hợp rút cặn và bổ sung 5% nước trong bể ương (thay cho
lượng nước bị thất thoát khi rút cặn). Ưu điểm của quy trình là hạn chế được việc thay
nước đồng thời tăng năng suất sản xuất thông qua việc tăng mật độ ương (200 – 250
ấu trùng/l), góp phần tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất.
2.4.3. Đặc điểm kỹ thuật của quy trình
Trên cơ bản các đặc điểm kỹ thuật của quy trình NTH – Ozone hoàn toàn giống như
quy trình nước trong hở truyền thống, chỉ khác ở khâu quản lý môi trường nước và
mật độ ương. Các đặc điểm cơ bản của quy trình như sau:
Chọn tôm trứng và cho nở
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003), tôm trứng được chọn phải là tôm khỏe
mạnh (không bị thương tích, không có dấu hiệu bệnh), trọng lượng tốt nhất là 50 – 80
g/con. Nhưng các nhóm tôm có trọng lượng 20 – 35 g cho sức sinh sản và tỉ lệ sống
của ấu trùng cũng khá cao (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2006) nên cũng có thể dùng
các nguồn tôm này để tham gia sản xuất giống.
Xử lý tôm mẹ trước khi cho nở bằng formaline 20 – 25 ppm trong 30 phút, sau đó cho
vào bể 50 lít, mật độ 2 – 3 tôm mẹ/bể, độ mặn 5 – 7
‰ để ấp nở trứng (Nguyễn Thanh
Phương và
ctv
, 2003).
Thu và bố trí ấu trùng vào bể
Sau khi trứng nở dùng vải đen che phủ bể nở, chừa một góc ở mặt trên để chiếu sáng
đồng thời tắt sục khí. Do tính hướng quang, ấu trùng sẽ tập trung vào nơi chiếu sáng,

dùng ống nhựa thu lấy các ấu trùng tập, sau đó rửa ấu trùng trong dung dịch
formaline 200 ppm trong 30 giây để diệt mầm bệnh (Nguyễn Thanh Phương và
ctv
,
2003).
Sau khi xử lý, ấu trùng được bố trí vào các bể ương với mật độ 200 – 250 ấu trùng/lít
(Lương Thị Bảo Thanh, 2009).
Chế độ chăm sóc và cho ăn
Có nhiều loại nguyên liệu có thể làm thức ăn cho ấu trùng tôm càng xanh như ấu
trùng
Artemia,
moina, thịt cá, thịt mực,
Artemia
tiền trưởng thành hay trưởng thành
còn tươi hay sấy khô, trùng chỉ, thức ăn chế biến (New, 2002; Nguyễn Thanh Phương

ctv
, 2003). Tuy nhiên, hai loại được dùng phổ biến nhất là ấu trùng
Artemia
và thức
ăn chế biến (New, 2002; Nguyễn Thanh Phương và
ctv
, 2003).


9
Bảng 2.2 Công thức thức ăn chế biến cho ấu trùng tôm càng xanh

Thành phần Lượng
Trứng gà 1 trứng

Sữa bột giàu canxi 10g
Dầu mực 3,0 % (trọng lượng thức ăn)
Lecithin 1,5 % ( trọng lượng thức ăn)
Vitamin C 100 – 500 mg/kg
Nguồn : Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003)
Bảng 2.3. Chế độ chăm sóc và cho ấu trùng tôm càng xanh ăn
Giai đoạn ấu
trùng
Loai thức ăn Lượng thức ăn Số lần cho ăn
Từ 2 – 5 ngày
sau khi ương
Ấu trùng Artemia 1 – 2 ấu trùng
Artemia/ml nước ương
2 lần/ngày(sáng,chiều)

Thức ăn chế biến
kích cở 300 - 400µm
Theo nhu cầu của ấu
trùng
3-4 lần/ngày (ban ngày)

Giai đoạn 4 - 5
Ấu trùng Artemia 2 – 4 ấu trùng
Artemia/ml nước ương

1 lần/ngày (chiều tối)
Thức ăn chế biến
kích cở 500 – 600µm
Theo nhu cầu của ấu
trùng

3-4 lần/ngày (ban ngày)

Giai đoạn 6 - 8
Ấu trùng Artemia 2 – 4 ấu trùng
Artemia/ml nước ương
1 lần/ngày (chiều tối)
Thức ăn chế biến
kích cở 700 –
1.000µm
Theo nhu cầu của ấu
trùng
3-4 lần/ngày (ban ngày)

Giai đoạn 9 -11

Ấu trùng Artemia 2 – 4 ấu trùng
Artemia/ml nước ương
1 lần/ngày (chiều tối)
Nguồn: Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003)
Điều kiện môi trường trong bể ương tôm càng xanh
Theo Nguyễn Thanh Phương (2003), nước ương có độ mặn 10 – 12‰. Tuy nhiên, các
kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy ấu trùng có thể ương ở độ mặn 9‰ vẫn cho kết
quả tốt.
Chất lượng nước có ý nghĩa rất quan trọng trong ương tôm càng xanh. Khi chất lượng
nước thay đổi vượt giới hạn sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến ấu trùng (Bảng 2.4).









Formatted Table
10
Bảng 2.4 Đặc điểm các yếu tố nguồn nước thích hợp cho trại sản xuất tôm càng xanh
Yếu tố Nước ngọt (ppm) Nước biển (ppm) Nước lợ (ppm)
Oxy hòa tan >4 >5 >5
Độ cứng (
CaCO
3
) 120 - 2.325 – 2.713
Vật chất lơ lửng 217 - -
Ammonia (
NH
3
)
- - <0,5
Nitrite
(NO
2
)

- - <0,1
Nitrate (
NO
3
)

- - <20

Sulphua
(H
2
S)
- - -
pH 6,5 – 8,5 7,0 – 8,5 7,0 – 8,5
Nhiệt độ - - 28 - 31
Nguồn: New & Valent (2000)
Quản lý môi trường nước ương ấu trùng
Theo Lương Thị Bảo Thanh (2009), để duy trì chất lượng nước cho ấu trùng phát
triển tốt trong quy trình NTH – Ozone cần định kỳ xử lý ozone 2 ngày/lần (với hàm
lượng <0,3 ppm) đồng thời hàng ngày phải rút cặn và bổ sung 5% nước ương (bù
lượng nước bị thất thoát khi rút cặn).
Theo Lương Thị Bảo Thanh (2009), quy trình NTH – Ozone cho hiệu quả kinh tế cao
hơn quy trình nước trong truyền thống, nhưng kết quả đề tài chưa xác định được mật
độ ương tối ưu cho quy trình. Vì vậy để hoàn chỉnh quy trình cần thực hiện các
nghiên cứu xác định mật độ ương nào là tốt nhất khi ứng dụng quy trình.




11
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Vật liệu nghiên cứu
- Máy ozone công suất 4g/h, hiệu Ngọc Bích.
- Bể nhựa 50l (để ương ấu trùng)
- Trang thiết bị dùng cho trại sản xuất giống tôm càng xanh: máy sục khí, bể ấp
Artemia, tủ lạnh, dây dẫn khí, vợt,…

- Các bộ test kit phân tích: pH, NO
2
-
, NO
3
-
, NH
4
+
/NH
3
.
3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03/2010 đến 06/2010.
- Địa diểm bố trí thí nghiệm: Trại tôm giống Đăng Khoa, số

179
c
/5 Khu vực 1
An Bình – Ninh Kiều, Cần Thơ.
3.2.2. Thí nghiệm: Khảo sát ảnh hưởng hiệu quả ương ấu trùng tôm càng xanh
theo quy trình nước trong hở kết hợp sử dụng ozone với các mật độ khác nhau
trong bể ương 50l
Ương tôm càng xanh theo quy trình NTH – Ozone trong các bể có thể tích 50l, nước
ương có độ mặn 10 – 12‰, được pha từ nước ót 80‰ và nước ngọt từ nguồn nước
máy.
Thí nghiệm thăm dò: lắp 6 vòi sục khí vào máy ozone công suất 4g/h vào 6 bể 50l
trong thời gian 60 phút và xác định nồng độ ozone hòa tan.
Thí nghiệm: ương ấu trùng tôm càng xanh với các mật độ khác nhau:

- Nghiệm thức 1: 250 ấu trùng/l.
- Nghiệm thức 2: 300 ấu trùng/l.
- Nghiệm thức 3: 350 ấu trùng/l.
- Nghiệm thức 4: 400 ấu trùng/l.
Thí nghiệm được bố trí trong bể 60l chứa 50l nước và mỗi thí nghiệm được lập lại 3
lần.
Chế độ cho ăn:

Bảng 3.1 Chế độ chăm sóc và cho ấu trùng tôm càng xanh ăn
Giai đoạn ấu
trùng
Loai thức ăn Lượng thức ăn Số lần cho ăn
Từ 2 – 5 ngày
sau khi ương
Ấu trùng Artemia 1 – 2 ấu trùng
Artemia/ml nước ương
2 lần/ngày(sáng,chiều)

Giai đoạn 4 - 5 Thức ăn chế biến
kích cở 300 - 400µm
Theo nhu cầu của ấu
trùng
3-4 lần/ngày (ban ngày)

12
Ấu trùng Artemia 2 – 4 ấu trùng
Artemia/ml nước ương

1 lần/ngày (chiều tối)
Thức ăn chế biến

kích cở 500 – 600µm
Theo nhu cầu của ấu
trùng
3-4 lần/ngày (ban ngày)

Giai đoạn 6 - 8
Ấu trùng Artemia 2 – 4 ấu trùng
Artemia/ml nước ương
1 lần/ngày (chiều tối)
Thức ăn chế biến
kích cở 700 –
1.000µm
Theo nhu cầu của ấu
trùng
3-4 lần/ngày (ban ngày)

Giai đoạn 9 -11
Ấu trùng Artemia 2 – 4 ấu trùng
Artemia/ml nước ương
1 lần/ngày (chiều tối)
Bảng 3.2 Công thức thức ăn chế biến cho ấu trùng tôm càng xanh

Thành phần Lượng
Trứng gà 1 trứng
Sữa bột giàu canxi 10g
Dầu mực 3,0 % (trọng lượng thức ăn)
Lecithin 1,5 % ( trọng lượng thức ăn)
Vitamin C 100 – 500 mg/kg

Để duy trì chất lượng nước tốt cho ấu trùng, hàng ngày phải rút cặn và kết hợp xử lý

ozone định kỳ 2 ngày/lần và bổ sung 5% nước mới.
Th

i gian x

lý ozone d

a vào thí nghi

m th
ă
m dò.
Thu và phân tích mẫu:
-
Đ
o nhi

t
độ
2 l

n/ngày (sáng và chi

u) b

ng nhi

t k
ế
.

-
Đ
o pH 2 l

n/ngày (sáng và chi

u) b

ng test kit (B

ch Y
ế
n – Vi

t Nam).
-
Đị
nh k

4 ngày/l

n
đ
o các ch

tiêu (bu

i sáng): NO
2
-

, NO
3
-
, NH
4
+
b

ng test
kit (Sera –
Đứ
c). Riêng
đố
i v

i NH
4
+
, sau khi xác
đị
nh b

ng test kit, k
ế
t h

p
v

i k

ế
t qu

nhi

t
độ
và pH
để
xác
đị
nh NH
3
(theo Boyd, 1990).
-
Đị
nh k

4 ngày/l

n
đ
ánh giá ch

t l
ượ
ng

u trùng (giai
đ

o

n I – XI) theo tiêu
chu

n c

a Tayamen & Brown (1999) (Ph

l

c 1), 10

u trùng/b

/l

n.
+ T

0 – 1
đ
i

m:

u trùng có ch

t l
ượ

ng kém.
+ T

1 – 1,5
đ
i

m:

u trùng có ch

t l
ượ
ng khá t

t.
+ T

1,5 – 2
đ
i

m:

u trùng có ch

t l
ượ
ng t


t.
-

Sau khi

u trùng chuy

n hoàn toàn sang PL ( PL1 – PL5):
+ Ki

m tra ch

t l
ượ
ng PL b

ng ph
ươ
ng pháp s

c formaline 100 ppm
trong 2 gi

trong l

1 lít v

i s

l

ượ
ng

u trùng 100 con/l

.
Đ
ánh giá ch

t l
ượ
ng

u trùng theo t

l



u trùng còn s

ng sau khi s

c formaline:

T

l

s


ng 0 – 50%

u trùng có ch

t l
ượ
ng x

u.

T

l

s

ng 50 – 80%

u trùng có ch

t l
ượ
ng trung bình.
13
 Tỉ lệ sống 80 – 100% ấu trùng có chất lượng tốt.
+ Xác định năng suất và tỉ lệ sống PL theo công thức:

Số PL thu được (PL)
Năng suất (PL/l) = (3.2)

50 (lít)
Số PL thu được (PL)
Tỉ lệ sống (%) = x 100% (3.2)
Số ấu trùng bố trí (PL)
3.3. Phương pháp xử lý số liệu và hạch toán kinh tế
-

Phân tích số liệu kết quả thí nghiệm (các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
so sánh sự khác biệt) bằng phương pháp ANOVA Dunnet’s test trên phần
mềm SPSS 14.0 nhằm xác định mật độ ương cho năng suất (PL/l) cao nhất.
-

Hạch toán kinh phí ương ấu trùng với các mật độ ương của thí nghiệm.
-

Mật độ ương hiệu quả sẽ là mật độ ương cho giá thành (đ/PL) thấp nhất và
chất lượng PL tốt nhất.


12
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thời gian sục ozone vào bể ương theo thí nghiệm thăm dò


4.1.1. Phương trình đường chuẩn lượng ozone hòa tan trong nước 12‰, thể tích
50l

Theo Bablon et al (1991), ozone ở thể khí nên khả năng hòa tan vào môi trường nước
là rất thấp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ mặn, diện tích mặt nước, chiều cao cột

nước, độ trong của nước…. Lượng ozone hòa tan trong nước 12‰, dung tích 50l tăng
dần theo thời gian (Phụ lục 4) và biến thiên theo công thức y = 0,0015x + 0,0627, R
2

= 0,9455 (Hình 4.1) và trung bình hàm lượng ozone tăng được 0,0015 mg/l/ phút.
y = 0.0015x + 0.0627
R
2
= 0.9455
0
0.02
0.04
0.06
0.08
0.1
0.12
0.14
0.16
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60
Thời gian
Nồng độ

Hình 4.1. Phương trình đường chuẩn lượng ozone hòa tan trong nước mặn 12 ‰, thể
tích 50l
4.1.2. Xác định nồng độ xử lý ozone cho thí nghiệm
Theo Lương Thị Bảo Thanh (2009), nồng độ an toàn cho ấu trùng tôm càng xanh phát
triển đến PL ≤ 0,3 ppm. Bên cạnh đó, theo Tạ Văn Phương (2006), với nồng độ 0,10 –
0,15 ppm ozone có thể làm giảm lượng vi khuẩn từ 16,8 x 10
6
cfu/ml xuống còn 3,03

x 10
4
cfu/ml. Theo Boyd et al. (1998), NO
2
-
là sản phẩm trung gian của quá trình oxi
hóa NH
3
thành NO
3

nên nồng độ NO
2
-
phụ thuộc vào NH
3
, vì vậy để khống chế hàm
lượng NO
2
-
cần khống chế hàm lượng NH
3
+
. Bên cạnh đó, ozone có thể làm giảm
67% NH
3
+

với nồng độ rất thấp 0,02 – 0,05ppm (Suantika, 2001). Mặc khác các chỉ
tiêu nước phù hợp cho ấu trùng tôm càng xanh phát triển là NH

3
là < 0,5 (New &
Valenti, 2000) và vi khuẩn ≤ 10
5
(Kenndey et al, 2002). Do đó, nồng độ ozone cần
thiết để duy trì môi trường nước thuận lợi cho ấu trùng phát triển > 0,1 ppm.
13
Trong điều kiện thí nghiệm, vì khả năng hòa tan ozone ở các bể 50l khá chậm (Hình
4.1), nên để đáp ứng nồng độ ozone cần thiết trên và yêu cầu về thời gian trong việc
thực hiện các thao tác thí nghiệm trong ngày, thời gian được chọn để xử lý ozone cho
các bể thí nghiệm là khoảng 45 phút/6 bể (tương đương nồng độ ozone khoảng 0,13
ppm) và nhịp độ xử lý ozone là 2 ngày/lần.
4.2. Khảo sát ảnh hưởng của mật độ ương ấu trùng cho hiệu quả nhất cho quy
trình nước trong hở kết hợp sử dụng ozone
4.2.1. Các yếu tố thủy lý hóa trong bể thí nghiệm
 Nhiệt độ
Nhiệt độ nước là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất giống tôm càng xanh (New &
Valenti, 2000). Nhiệt độ có liên quan rất lớn đến sự lột xác và phát triển của ấu trùng,
nhiệt độ càng cao ấu trùng biến thái càng nhanh. Trong suốt quá trình thí nghiệm nhiệt
độ sáng và chiều giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt và dao động 27 – 31
0
C
(Bảng 4.1 và Phụ lục 2). Khoảng nhiệt độ này rất thích hợp cho ấu trùng phát triển
theo tiêu chuẩn của New & Valenti (2000) (28 – 31
0
C). Riêng ngày thứ 6, nhiệt độ
chiều thấp hơn so với các ngày khác 29,5
0
C nhưng vẫn nằm trong khoảng cho phép và
không ảnh hưởng tới sự phát triển của ấu trùng.

Bảng 4.1 Biến thiên nhiệt độ buổi sáng, chiều của các nghiệm thức
Ngày thứ 4 Ngày thứ 8 Ngày 12 Ngày 16 Ngày 20
NT1 27 – 31
0
C 27 - 30,5
0
C 27 - 31
0
C 27 - 30,5
0
C 27 - 31
0
C
NT2 27 - 31
0
C 27 - 31
0
C 27 - 31
0
C 27 - 30,5
0
C 27 - 30,5
0
C
NT3 27 - 31
0
C 27 - 30,5
0
C 27 - 30,5
0

C 27 - 31
0
C 27 - 30,5
0
C
NT4 27 - 31
0
C 27 - 31
0
C 27 - 30,5
0
C 27 - 30,5
0
C 27 - 30,5
0
C



pH
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003), pH có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống ấu
trùng tôm càng xanh. Trong thời gian thí nghiệm thì giá trị pH giữa các nghiệm thức
sáng và chiều không có sự thay đổi giữa các nghiệm thức và biến thiên trong khoảng
pH = 7,2 – 7,4 (Bảng 4.2 và Phụ lục 3). Theo tiêu chuẩn của New & Valenti (2000),
pH phù hợp cho sự phát triển của ấu trùng trong khoảng 7,0 – 8,5. Do đó pH của thí
nghiệm khá thuận lợi cho sự phát triển của ấu trùng.

Bảng 4.2 Biến thiên pH buổi sáng, buổi chiều của các nghiệm thức
Ngày thứ 4 Ngày thứ 8 Ngày 12 Ngày 16 Ngày 20
NT1 7,2 - 7,3 7,2 - 7,3 7,2 - 7,3 7,2 - 7,3 7,2 - 7,3

NT2 7,2 - 7,4 7,2 - 7,3 7,2 - 7,3 7,2 - 7,3 7,2 - 7,3
NT3 7,3 - 7,4 7,2 - 7,3 7,2 - 7,3 7,2 - 7,4 7,2 - 7,4
NT4 7,2 - 7,5 7,2 - 7,4 7,2 - 7,4 7,2 - 7,4 7,2 - 7,4


14
 Đạm
Theo Midlen et al. (1998), đạm trong nước thường tồn tại dưới 4 dạng NH
4
+
, NH
3
,
NO
2
-
,
NO
3
-
. NO
2
-

NH
3
là 2 dạng gây độc cho ấu trùng.

• N-NO
2

-

N-NO
2
-

trong nước là dạng gây độc cho ấu trùng tôm và N-NO
2
-
là sản phẩm trung
gian của quá trình oxi hóa NH
3
thành NO
3

(Boyd et al., 1998). Trong suốt quá trình
thí nghiệm hàm lượng N-NO
2
-
nằm trong khoảng 0,2 – 0,6 ppm (Phụ lục 6) ở các
nghiệm thức và tăng dần theo thời gian. Trong đó biến thiên hàm lượng N-NO
2
-
của
NT3 và NT4 cao hơn so với NT1 và NT2 nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê (P > 0,05).
Càng về cuối chu kỳ ương hàm lượng NO
2
-
cao và vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn cho

phép của New & Valenti (2000). Tuy nhiên, ấu trùng ở các NT đều phát triển bình
thường, chỉ có NT4 ấu trùng kém phát triển và tỉ lệ hao hụt cao hơn các nghiệm thức
khác (Mục 4.2.2) điều này chứng tỏ với mật độ ương 400 ấu trùng/l, khả năng chịu
đựng hàm lượng NO
2
-
cao của ấu trùng thấp hơn các mật độ ương 250 – 300 ấu
trùng/l.

N-NO
3
-
Nhìn chung, hàm lượng nitrat không có sự khác biệt ở các nghiệm thức (Phụ lục 7) và
< 5ppm, nồng độ này phù hợp cho sự phát triển của ấu trùng theo tiêu chuẩn New &
Valenti (2000). Tuy nhiên, theo Bablon (1991), ozone làm oxy hóa N-NO
2
-
thành N-
NO
3
-
một cách trực tiếp và không phụ thuộc vào pH và theo Tạ Văn Phương (2006),
hàm lượng N-NO
3
-
trong nước tăng dần theo thời gian sục ozone nhưng do phương
pháp kiểm tra nồng độ N-NO
3
-
trong điều kiện thí nghiệm hạn chế (testkit Sera) chỉ có

khả năng phát hiện N-NO
3
-
ở nồng độ ≥ 5ppm, có thể hàm lượng N-NO
3
-
trong thí
nghiệm chưa vươt quá ngưỡng phát hiện của bộ test nên sự biến động N-NO
3
-
trong
thí nghiệm không rõ ràng.


NH
3
Amonia là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, sinh trưởng động vật thủy
sinh nói chung và ấu trùng tôm càng xanh nói riêng. Theo nghiên cứu New & Valenti
(2000) với nồng độ NH
3

< 0,5 ppm sẽ không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu
trùng tôm càng xanh. Hàm lượng NH
3
trong các bể ương (Phụ lục 8) không có sự khác
biệt dao động trong khoảng 0,1 – 0,2 ppm vẫn nằm trong ngưỡng thuận lợi cho sự
phát triển của ấu trùng.
Điều này chứng tỏ, ở mật độ ương cao (250 – 400 ấu trùng/l), việc xử lý ozone với
nồng độ 0,13 ppm định kỳ 2 ngày/lần có thể duy trì hàm lượng NH
3

trong nước ở mức
thuận lợi cho ấu trùng tôm càng xanh phát triển.

4.2.2. Tỉ lệ sống, năng suất và chất lượng Post
• Chất lượng ấu trùng và tỉ lệ sống Post
Kết quả đánh giá chất lượng ấu trùng theo tiêu chuẩn của Tayamen và Brown (1998)
(Phụ lục 4,9 và Hình 4.2) các bể ở NT1, NT2 chuyển giai đoạn nhanh và đồng loạt
15
hơn NT3, NT4 nên tỉ lệ sống NT1, NT2 cao hơn và chất lượng ấu trùng tốt hơn NT3,
NT4. Nguyên nhân là do thí nghiệm được bố trí vào mùa khô, nhiệt độ cao và không
gian hoạt động sống NT1, NT2 rộng hơn nên ấu trùng phát triển nhanh và chuyển giai
đoạn đồng loạt hơn NT3, NT4.
0
0.5
1
1.5
2
Ngày thứ 4 Ngày thứ 8 Ngày thứ 12 Ngày thứ 16 Ngày thứ 20
Ngày
Điểm
NT 1
NT 2
NT 3
NT 4
Đ
i

m
0 : Kém
1 : Khá t


t
2 : T

t

Hình 4.2 Biến thiên đánh giá chất lượng ấu trùng theo tiêu chuẩn Tayamen và Brown
(1998) ở các nghiệm thức
Theo kết quả thí nghiệm (Phụ lục 10) cho thấy, tỉ lệ sống PL ở NT1 cao nhất (24,98%
± 2,02) thấp nhất là NT4 (0,82% ) và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
về tỉ lệ sống giữa các NT 1, NT2 và NT3 (Hình 4.3), nhưng NT4 khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P<0,05) so với các nghiệm thức khác. Điều này chứng tỏ khi tăng mật độ
ương 250 – 350 ấu trùng/l sẽ không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống ấu trùng, nhưng khi tăng
đến 400 ấu trùng/l thì tỉ lệ sống giảm mạnh.
Ở NT4, ấu trùng trong các bể thí nghiệm bắt đầu hao hụt ở giai đoạn 6 (30%) và tăng
dần đến giai đoạn 11 (100%) (Phụ lục 10). Nguyên nhân do mật độ ương ấu trùng quá
cao, ấu trùng phải cạnh tranh môi trường sống, nên ảnh hưởng đến khả năng phát triển
và sống sót của ấu trùng.
16
0
5
10
15
20
25
30
NT1 NT2 NT3 NT4
Nghiệm thức
Tỉ lệ sống (%)
Tỉ lệ sống


Hình 4.3 Tỉ lệ sống ở các nghiệm thức
• Năng suất và chất lượng Post
Từ kết quả thí nghiệm (Bảng 4.3 và Phụ lục 7) cho thấy năng suất PL cao nhất là ở
NT2 (68,31 ± 12,52 PL/l) so với 62,6 ± 5,13 PL/l ở NT1, 41,72 ± 24,97 PL/l ở NT3 và
thấp nhất NT4 (3,62 ± 5,64 PL/l). Tuy nhiên, NT1, NT2 và NT3 không có sự khác
biệt có ý nghĩa (P>0,05), nhưng NT1, NT2, NT3 cao hơn có ý nghĩa (P<0,05) so với
NT4. Kết quả thống kê, không có sự khác biệt giữa các NT1, NT2, NT3 và NT4 khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với các nghiệm thức khác (Hình 4.4). Đồng thời,
sau khi sốc formol các nghiệm thức đều cho kết quả tốt (85,49 – 100%) (Phụ lục 10).
Các kết quả trên chứng tỏ khi tăng mật độ ương ấu trùng (250 – 300 ấu trùng/l) năng
suất mang lại càng tăng và đạt năng suất cao nhất ở mật độ ương 300 ấu trùng/l, đối
với các mật độ ương > 300 ấu trùng/l (NT3 và NT4) năng suất thu được giảm mạnh.
Tóm lại, khi ương ấu trùng tôm càng xanh theo qui trình NTH – Ozone với mật 250 –
300 sẽ cho năng suất ương cao nhất. .
Bảng 4.3 Kết quả ương ấu trùng tôm càng xanh theo qui trình NTH - Ozone
Nghiệm thức Tỉ lệ sống Năng suất Chất lượng PL
NT1 Mật độ 250 ấu trùng/l 24,98 ± 2,02
a
62,6 ± 5,13
a
100 ± 0
a
NT2 Mật độ 300 ấu trùng/l 22,77 ± 4,18
a
68,31 ± 12,52
a
93,68 ± 3,23
a
NT3 Mật độ 350 ấu trùng/l 11,92 ± 7,13

a
41,72 ± 24,97
a
85,49 ± 10,97
a
NT4 Mật độ 400 ấu trùng/l 0,82 ± 0
b
3,62 ± 5,64
b
không đánh giá chất
lượng


17
0
10
20
30
40
50
60
70
80
NT1 NT2 NT3 NT4
Nghiệm thức
Năng suất (PL/l)
Năng suất

Hình 4.4 Năng suất ương ấu trùng của các nghiệm thức
4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng qui trình nước trong hở kết hợp xử lý

ozone

Đơn vị tính: đồng
NT 1 NT 2 NT 3
NT4
Chi phí 2.330.000 2.600.000 2.870.000
3.140.000
Nước ót 75.000 75.000 75.000
75.000
Artemia 1.000.000 1.200.000 1.400.000
1.600.000
Thức ăn chế biến 100.000 120.000 140.000
160.000
Điện 115.000 115.000 115.000
115.000
Hóa chất 40.000 40.000 40.000
40.000
Khấu hao 250.000 250.000 250.000 00
250.000 00
Chi khác 500.000 500.000 500.000
500.000
Ấu trùng 250.000 300.000 350.000
400.000
Doanh thu 9.390.000 10.246.500 6.258.000
543.000
Giá thành 37 38 69
867
Giá bán 150 150 150
150
Tổng PL xuất 62.600 68.310 41.720

3.620
Lợi nhuận 7.060.000 7.646.500 3.388.000
-2.597.000
Tỉ suất lợi nhuận 3,03 2,94 1,18
-0.17
Bảng 4.4 Bảng hạch toán kinh tế qui trình NTH – Ozone trong bể ương 1m
3
với mật
độ ương khác nhau



18
Qua kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy NT1 và NT2 có tỉ suất lợi nhuận cao
nhất (3,03 và 2,94) kế đó là NT3 (1,18) và thấp nhất là NT4 (lỗ 2.597.000) (Bảng 4.4).
Ở NT1 và NT2 mức đầu tư thấp mà thu lợi nhuận cao hơn so với NT3, riêng đối với
NT4 với mức đầu tư cao mà lại không mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, với mức đầu
tư ở NT1 thấp hơn NT2 nhưng vẫn cho hiệu quả kinh tế tương đương nhau nên khi
ương với mật độ từ 250 – 300 ấu trùng/l sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Vậy khi
ương ấu trùng tôm càng xanh theo qui trình NTH – Ozone với mật độ từ 250 – 300 ấu
trùng/l là mật độ thích hợp nhất.
19
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Lượng ozone hòa tan vào trong nước 12‰, thể tích 50l tăng dần theo thời gian và biến
thiên theo công thức y = 0,0015x + 0,0627 (R
2

= 0,9455) và trung bình hàm lượng
ozone tăng được 0,0015 mg/l/phút.
Khi ương ấu trùng tôm càng xanh với mật độ cao 250 – 400 ấu trùng /l theo qui trình
nước trong hở kết hợp xử lý ozone với nồng độ 0,13 ppm định kỳ 2 ngày/lần kết hợp
rút cặn vẫn duy trì hàm lượng NO
3
-
và NH
3
nằm trong phạm vi cho phép, riêng NO
2
-

vượt mức cho phép nhưng ấu trùng ở các bể với mật độ 250 – 350 ấu trùng/l vẫn phát
triển tốt.
Trong phạm vi thể tích 50l, mật độ từ 250 – 300 ấu trùng/l là mật độ ương ấu trùng
tôm càng xanh thích hợp nhất theo quy trình NTH – Ozone.
5.2. Đề xuất
Mở rộng phạm vi thí nghiệm với các thể tích bể ương lớn hơn (0,5m
3
, 1m
3
, 3m
3
…)
nhằm thu lợi nhuận tối đa trong thực tế sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình
NTH – Ozone.
Theo dõi kết quả nuôi tôm thịt để khẳng định chất lượng PL sản xuất trong quy trình
nước trong hở kết hợp sử dụng ozone với mật độ từ 250 – 300 ấu trùng/l.
20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2001. Động vật chí Việt Nam: Giáp xác nước ngọt.
NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. Trang 33 – 34.
Đinh Mạnh Tiến, 2002. Mô hình thiết kế hệ thiết bị trộn ozone vào môi trường nước.
Luận án thạc sĩ: Khoa Công Nghệ. Trường Đại học Cần Thơ.
Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Huỳnh Văn Hiến và Trần Văn Bùi, 2006. Hiệu quả
kinh tề kỹ thuật của các trại sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tập chí khoa học số đặc biệt
chuyên đề thủy sản, tháng 4/2006. Quyển 2, trang 268 – 279. Đại học Cần Thơ.
Lê Xuân Sinh, 2008. Ứng dụng mô hình Kinh tế Sinh học để cải thiện kỹ thuật và
hiệu quả trại sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ở
Đồng bằng song Cửu Long. Tập chí khoa học chuyên đề thủy sản, quyển 2,
trang 143 – 156. Đại học Cần Thơ.
Lương Thị Bảo Thanh, 2009. Nghiên cứu sử dụng ozone trong sản xuất giống tôm
càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo quy trình nước trong hở. Luận
văn tốt nghiệp cao học: Ngành nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ,
72 trang.
Nguyễn Thanh Phương (chủ biên), Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền, Marcy N.
Wilder, 2003. Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh
(Macrobrachium rosenbergii). Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ, 127 trang.
Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thanh Phương và Trần Văn Bùi, 2006. Ảnh hưởng của nguồn tôm mẹ lên
sức sinh sản và tỉ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh (
Macrobrachium
rosenbergii
). Tập chí khoa học số đặc biệt chuyên đề thủy sản, tháng 4/2006.
Quyển 2, trang 124 – 133. Đại học Cần Thơ.
Tạ Văn Phương, 2006. Ứng dụng ozone xử lý nước và vi khuẩn

Vibrrio
spp. Trong bể
ương ấu trùng tôm sú. Tập chí khoa học số đặc biệt chuyên đề thủy sản, tháng
4/2006. Quyển 2, trang 25 – 33. Đại học Cần Thơ.
Thạch Thanh, Trần Nguyễn Hải Nam và Nguyễn Văn Hòa, 2003. Triển vọng ứng
dụng ozone trong sản xuất giống tôm sú (
Penaeus monodon
). Trang thông tin
khoa học, công nghệ và môi trường. Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường
tỉnh Sóc Trăng. Số tháng 02/2003.
Trần Thị Cẩm Hồng, 2008. Khảo sát hiệu quả của sử dụng men vi sinh trong thực tế
sản xuất giống tôm càng xanh (
Macrochium rosenbergii
). Luận văn tốt nghiệp
cao học: Ngành Nuôi trồng Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 68 trang.
Tiếng Anh
Bablon, G. W. D. Bellamy; M.Bourbigot and F.B. Daniel, 1991. Chapter II-
Fundamental aspects. In: Langais, B.D.A.reckow, D.R.Bink, (eds),1991. Ozone
In Water Treatment: Application and Engineering. Cooperative Research
Report, American Water Works Association Research Foundation, Compagnie
Generale des Eaux, Lewis publishers Chesea, MI.

Boyd, C. E. and C.S. Tucker, 1998. Pond aquaculture water quality management.
Hardcover, 700pp.
21
Gill, T.A., 2000. Waste from Processing Aquatic Animals and Animal Pathogen
Transfer. FAO Fisheries Circulars C956, 26 pp.
Kramer, S. and S. Leung, 1998. Disinfection with Ozone.
/>d 01.12.08].
Kennedya, B., M.N. Venugopala, I. Karunasagar and I. Karunasagar and I

Karunasagar, 2006. Bacterial flora associated with the giant freshwater prawn
Macrobrachium rosenbergii, in the hatchery system. Dapartment of Fishery
Microbiology, Karnataka Veterrinary, Animal and Fisheries Sciences
University, college of fisheries, Mangalore – 575 002, India
Keysami, M.A., C.R. Saad, K. Sijam, H.M. Daud and A.R. Alimon, 2007. Effect of
Bacillus subtilis
on growth development and survival of larvae
Macrobrachium rosenbergii
(de Man). Aquaculture Nutrition. Volume 13,
Issue 2. Date: April 2007, 131 – 136
Menasveta, P., 1980. Effect of ozone treatment on the survival of prawn larvae
(
Macrobrachium rosenbergii
) reared in a closed – recirculating water system.
Giant Prawn 1980: An International Conference on
Macrobrachium
(Freshwater Prawn) Farming, Bangkok (Thailand), 15 – 21 Jun 1980.
Nandlal, S. and T. Pickering, 2005. Hatchery Operation. Freshwater
prawn
.Macrobrachium rosenbergii
farming in Pacific Island countries. Vol 1.
31 pp.
New, M. B., 2002. Farming freshwater prawns: A manual for the culture of the gaint
river prawn (
Macrobrachium rosenbergii
). Food and agriculture organization
of the United Nation. 212pp.
New, M. B., 2008. FAO Fisheries and Aquaculture Department [online]. Rome.
Updated 1 January 2004. [Cited 16 December 2008].


[Accessed 01.12.08].Suantika, G., P. Dhert, G. Rombaut, J. Vandenberghe,
T. D. Wolf and P. Sorgeloos, 2001. The use of ozone in high density
recirculation system for rotifers. Aquaculture 201, 35 – 49.
Singholka, S, 1982. Status of Small-scale
Macrobrachium
hatcheries in Thailand.
Working party on small-scale shrimp/prawn hatcheries in southeast asia.

[Accessed 01.12.08].
Schuur, A. M, 2003. Evaluation of biosecurity appolication for invensive shrimp
farming. Aquaculture Engineering 28,3 – 20.
Tango, M.S. and G.A. Gagnon, 2003. Impact of ozonation on water quality in marine
recirculation systems. Aquaculture Engineering. Deparment of Civil
Engineering, Dalhousie University, Halifax, NS, Canada B3J1Z1
Tayamen, M. and J. H. Brown, 1999. A condition index for evaluating larval quality
of
Macrobrachium rosenberg
ii (De Man, 1879). Aquaculture reseach 30, 917 –
922.
Young, S.B. and P. Setlow, 2004. Mechanisms of
Bacillus subtilis
spore resistance to
and killing by aqueous ozone. Journal of Applied Microbioloy. Volume 96
Issue 5, 1133 – 1142.

22
PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng ấu trùng tôm càng xanh của Tayamen và Brown (1999)
TT Tiêu chuẩn kiểm tra Điểm Mẫu

0 1 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1. Tình trạng đầy của ruột Ruột rổng ruột đầy (30 – 60%) ruột đầy, thức ăn trong ruột
liên tục

2. Hàm lượng mỡ ruột (thể
hiện tình trạng gan tuỵ)
Không có không bào mỡ Không bào mỡ rất nhỏ
(10 – 40%)
Tương đối đầy (60 – 90%)
3. Màu vỏ Không có màu hay sắc tố Sắc tố xuất hiện trên một
vài vùng
Sắc tố phân tác đều trên thân
(màu hồng nhạt/hổ phách)

4. Màu thân Xám/đen/hơi xanh trên
thân
Màu cam sáng vừa phải
trên thân
Mâu vàng/cam/đỏ nâu trên
thân

5. Các tơ cứng Các lông cứng trên chuỷ,
chân bụng, telson và chân
đuôi bị biến dạng/bào
món
Các lông cứng trên chuỷ,
chân bụng, telson và chân
đuôi bị xoắn lại/uốn lại
Các lông cứng trên chuỷ, chân
bụng, telson và chân đuôi

thẳng không bị dị dạng

6. Tỉ lệ cơ và ruột (ở đốt
bụng thứ 6)
Ruột mở rộng, cơ hẹp Ruột hẹp và cơ rộng hơn
nhưng không đáng kể
Ruột hẹp, cơ dày và rộng hơn
7. Cơ thân Mờ đục/có nhiều nốt sần Sáng nhưng không đáng
kể
Sạch, sáng, trơn láng
8. Tăng lượng melanin (có
sự hiện diện của các đóm
đen)
Ảnh hưởng đến các phần
phụ vá các bộ phận của cơ
thể
Nhiều phần nhỏ bị hoại tử Không bị hoại tử, không có
các đốm đen

9. Các cơ quan nhiễm sinh
sinh gây hoại tử
Những phần chính của cơ
thể bị ảnh hưởng
Những phần phụ của cơ
thể bị ảnh hưởng
Cơ thể sạch, không bị ký sinh
trùng, không đống rong

a. Tính hướng quang (đối
với ấu trùng ở giai đoạn 1

đến 6)
Không hướng quan Hướng quang yếu Nhanh chóng tập trung vào
nơi có ánh sáng
10.
b. Tập tính bơi (đối với ấu
trùng ở giai đoạn từ 8 đến
10)
Chậm chạp/bơi vòng tròn,
di chuyển thất thường
Di chuyển hơi chậm,
phấn đấu lộn ngược
Cử động chân bơi thứ nhất rất
nhanh nhẹn/búng lên trên mắt
nước

Tổng điểm

Giai đoạn ấu trùng

Tỉ số điểm: 0 = kém; 1 = khá tốt; 2 = tốt

Ngày:……………………… Bể:………………………. Điểm = Tổng điểm của 10 mẫu/10 chỉ tiêu/10 ấu trùng
23
Phụ lục 2 Bảng biến thiên nhiệt độ sáng chiều giữa các nghiệm thức
Buổi NT 1 NT 2 NT 3 NT 4
Ngày
re 1 re 2 re 3 re 1 re 2 re 3 re 1 re 2 re 3 re 1 re 2 re 3
Ngày 1 Sáng 27,5 28 28 27,5 28 27,5 28 28 27,5 27,5 28 28
Chiều 30,5 31 31 30,5 31 30,5 31 30,5 31 31 30,5 31
Ngày 2 Sáng 27 27,5 27 27,5 27 27 27,5 27,5 27,5 27,5 27,5 27,5

Chiều 31 30,5 30,5 31 30,5 30,5 30,5 30,5 31 31 30,5 30,5
Ngày 3 Sáng 27 27 27 27,5 27,5 27,5 27,5 27,5 27 27,5 27 27,5
Chiều 30,5 31 30,5 30,5 30,5 31 31 30,5 31 30,5 30,5 30,5
Ngày 4 Sáng 28 27,5 28 27,5 27,5 28 27,5 28 28 27,5 27,5 27,5
Chiều 31 30,5 31 30,5 31 30,5 31 31 30,5 30,5 30,5 31
Ngày 5 Sáng 27 27 27,5 27 27,5 27,5 27,5 27,5 27,5 27 27,5 27,5
Chiều 31 30,5 31 30,5 30,5 30,5 31 31 30,5 30,5 31 30,5
Ngày 6 Sáng 27 27,5 27 27,5 27,5 27,5 27,5 27,5 27 27,5 27,5 27
Chiều 29 29,5 29,5 29 29,5 29 29,5 29 29 29,5 29 29,5
Ngày 7 Sáng 27,5 27,5 27 27,5 27,5 27,5 27 27 27,5 27,5 27,5 27,5
Chiều 30,5 30,5 30,5 31 30,5 30,5 30,5 31 30,5 30,5 30,5 31
Ngày 8 Sáng 27,5 27,5 27 27 27,5 27,5 27,5 27 27,5 27,5 27 27,5
Chiều 31 30,5 30,5 31 30,5 30,5 31 30,5 30,5 30,5 30,5 30,5
Ngày 9 Sáng 27 27,5 27,5 27 27,5 27 27,5 27,5 27,5 27 27,5 27
Chiều 30,5 30,5 30,5 31 31 30,5 30,5 31 30,5 30,5 30,5 30,5
Ngày 10 Sáng 27 27 27 27,5 27,5 27 27 27,5 27,5 27 27,5 27,5
Chiều 31 30,5 31 31 31 30,5 30,5 31 31 31 30,5 30,5
Ngày 11 Sáng 27,5 27 27,5 27,5 27,5 27,5 27 27 27,5 27,5 27 27,5
Chiều 31 31 31 30,5 30,5 30,5 30,5 31 31 30,5 31 31
Ngày 12 Sáng 27 27 27,5 27,5 27,5 27,5 27,5 27 27 27,5 27,5 27
Chiều 31 30,5 30,5 31 31 30,5 30,5 31 30,5 30,5 31 31
Ngày 13 Sáng 27,5 27,5 27 27 27,5 27,5 27,5 27 27,5 27,5 27,5 27
Chiều 30,5 31 30,5 31 30,5 30,5 31 30,5 31 30,5 31 30,5
Ngày 14 Sáng 27,5 27 27,5 27,5 27 27,5 27 27,5 27,5 27,5 27 27
Chiều 30,5 31 31 30,5 30,5 31 30,5 30,5 31 31 31 30,5
Ngày 15 Sáng 27 27 27,5 27,5 27,5 27 27,5 27 27,5 27 27 27,5

×