Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

nhung canh buom tac gia bo cuc tom tat noi dung chinh dan y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.38 KB, 4 trang )

Tác giả tác phẩm Những cánh buồm - Ngữ văn lớp 6
I. Tác giả
- Hồng Trung Thơng (1925-1993), bút danh khác: Đặc Cơng, Bút Châm.
- Q qn: Hồng Trung Thơng sinh ngày 05 tháng 05 năm 1925 tại xã
Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.
- Sự nghiệp văn học:
+ Ông là một gương mặt thơ tiêu biểu có vị trí đại diện cho nền thơ cách
mạng của nước Việt Nam mới; nguyên Tổng biên tập báo Văn nghệ Hội Nhà
văn Việt Nam; nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Văn học; nguyên Vụ trưởng Vụ
Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Văn
học (1976-1985).
+ Trong các thi sĩ Việt Nam Thế kỷ 20, Hoàng Trung Thơng là người có học
vấn un bác. Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong
sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý
tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người. Thơ Hồng Trung Thơng ảnh
hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ. Nhà nghiên cứu - giáo
sư Phan Ngọc đã từng viết về ông: "Trong thâm tâm, anh là con người nhỏ
bé, của những con người nhỏ bé. Trong thơ, anh chỉ là nhà thơ của những
người nhỏ bé" và "Chỉ có một Hồng Trung Thơng nhỏ bé, khơng hài lịng với
chính mình. Đó là cái lớn của Hồng Trung Thơng".
+ Ông viết nhiều bài nghiên cứu, phê bình văn học, giới thiệu thơ Chu Văn An,
Nguyễn Đình Chiểu, Đỗ Phủ, Lục Du, Puskin, Xuân Diệu, Chế Lan Viên v.v.
- Tác phẩm chính: Quê hương chiến đấu (1955), Đường chúng ta đi (1960),
15 bài thơ, Những cánh buồm (1964), 17 bài thơ, Đầu sóng (1968), Trong gió
lửa (1971)


II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
1. Thể loại: Thơ tự do
2. Xuất xứ: In trong tập thơ Những cánh buồm, NXB Văn học, Hà Nội, 1964.
3. Tóm tắt:


Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển mênh mông vô
tận thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngồi biển khơi, người con muốn có một
cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá chân trời bất tận ngồi kia. Điều
đó làm người cha nhớ lại tới ước mơ thuở bé của mình.


4. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
5. Bố cục:
Đoạn 1: Từ đầu đến “Nghe con bước, lòng vui phơi phới”: Cảnh hai cha con
đi dạo trên bãi biển.
Đoạn 2. Còn lại: Cuộc trò chuyện của hai cha con.
6. Giá trị nội dung:
- Ca ngợi tình cảm cha con sâu sắc bền chặt. Niềm tự hào của cha khi con
mình cũng có những mơ ước cao đẹp. Những ước mơ làm cho cuộc sống này
trở nên tốt đẹp hơn.
7. Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ tự do nhằm thể hiện cảm xúc trào dâng, bâng khuâng của người
cha.

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm
1. Cảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển
- Hoàn cảnh: Sau một đêm mưa rả rích.
- Khung cảnh bãi biển: ánh mặt trời rực rỡ, biển trong xanh, cát trở nên mịn
màng.
- Hình ảnh cha và con: bóng cha dài lênh khênh, bóng con trịn chắc nịch.
- Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng.
2. Cuộc trò chuyện của hai cha con
- Người con tò mò hỏi cha: “Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/Không thấy nhà,
không thấy cây, khơng thấy người ở đó”.
- Đáp lại câu hỏi ngây thơ của con: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa...

Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến”.


- Người cha bất chợt trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời. Cậu bé lại chỉ cánh
buồm bảo: “Cha hãy mượn cho con những cánh buồm trắng kia nhé, để con
đi...”
=> Lời chân thành của đứa con làm người cha bồi hồi cảm động. Lời của con
hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong
ước như đứa con của mình.
3. Ý nghĩa hình ảnh những cánh buồm
- Đây là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
- Những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát muốn đi xa
để khám phá của con, hay cũng chính là cha thuở trước.
- Qua đó, bài thơ thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng
ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của
trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.



×