Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Lịch sử 8 Bài 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.59 KB, 3 trang )

Lịch sử 8 Bài 30
Tiết :49 BÀI 30
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918
I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất.
1/. Phong trào Đông Du (1905-1909).
- Năm 1904, Phan Bội Châu sáng lập Hội Duy tân.
- Mục đích: lập ra nước Việt Nam độc lập
- Biện pháp: Nhờ Nhật giúp khí giới, tiền bạc. chủ trương bạo động
-Hoạt động:
+ Đưa học sinh sang Nhật du học.
+Viết sách báo, tổ chức giáp dục, tuyên truyền yêu nước.
- Kết quả: 3/1909, phong trào Đông du ta rã
2/. Đông Kinh nghĩa thục (1907).
- Tháng 3/1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền… lập trường Đông Kinh nghĩa thục
- Mục đích: Nâng cao lòng yêu nước, học tập cái mới…
- Chương trình:
+ Địa lí,lịch sử,khoa học thường thức.
+ Tổ chức bình văn.
+ Xuất bản báo chí bồi dưỡnglòng yêu nước.
+ Truyền bá trí thức mới và nếp sống mới.
- Địa bàn hoạt động chủ yếu là ở Hà Nội, sau đó phát triển ra ngoại thành và một số tỉnh khác số HS
hơn 1000 người.
- Kết quả: 11-1907, Pháp ra lệnh giải tán Đông Kinh nghĩa thục.
- Tác dụng:
+ Thức tỉnh lòng yêu nước
+ Bước đầu tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến.Phát triển văn hoá,ngôn ngữ dân tộc
3.Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung kì.
a. Cuộc vận động Duy Tân:
- Đầu thế kỉ XX, ở Trung Kì diễn ra cuộc vận động Duy tân do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
lãnh đạo
-Hình thức hoạt động:


+Mở trường dạy học theo lối mới.
+Vận động lối sống văn minh.
+Đả kích hủ tục phong kiến.
+Vận động mở mang công thương nghiệp.
b.Phong trào chống thuế ở Trung Kì 1908.
-Phong trào bùng nổ năm 1908,bắt đầu từ Quảng Nam sau lan ra khắp Trung kì.Diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ,
quyết liệt.
- Kết qủa: Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp.
- Ý nghĩa:
Thể hiện tinh thần yêu nước, năng lực cách mạng của nông dân.

Tuần 32 BÀI 30
Tiết :50
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918
(tiếp theo)

II. Phong trào yêu nước trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
1/. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.
Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp tăng cường bóc lột sức người, sức của ở Đông
Dương để phục vụ cho cuộc chiến tranh
- Xã hội: Bắt lính cung cấp cho chiến tranh.
- Kinh tế: Trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái….
àMâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc.
2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế(1916).Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên(1917)
Nguyên nhân: Phản đối việc bắt lính đưa sang chiến trường châu Au.
*Diễn biến:
-Thái Phiên và Trần Cao Vân liên lạc với binh lính Huế và mời vua Duy Tân (lên ngôi 1907) tham gia
khơi nghĩa.
-kế hoạch bị lộ, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, những người cầm đầu bị bắt. Vua Duy Tân bị đày điChâu Phi.
*Nguyên nhân thất bại:

-Do thiếu sự lãnh đạo của bộ phận tiên tiến.
-Hành đông mang tính phiêu lưu, tự phát.
b.Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)
*Nguyên nhân:
-Phản đối chính sách bắt lính đưa sang chiến trường châu Au, dùng người Việt trị người Việt.
*Diễn biến:
-Dưới sự lãnh đạo của Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn cuộc khởi nghĩa nổ ra vào đêm 30, rạng
31/8/1917.
-Nghĩa quân giết chết viên giám binh Pháp,phá nhà lao, thả tù binh chinh trị, phá các công sở và làm chủ
tỉnh lị Thái Nguyên
-Pháp mở cuộc phản công à nghĩa quân rút ra khỏi tỉnh lị, Lương Ngọc Quyến, Đội Cẩn tự sát. Cuộc khởi
nghĩa thất bại.
*Nguyên nhân thất bại:
-Tự phát, bị động, giữ thế thủ, thiếu sự lãnh đạo giai cấp tiên tiến.
*Ý nghĩa:
- Khởi nghĩa Thái Nguyên đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách “dùng người Việt trị người Việt của
TD Pháp.
-Tuy thất bạn nhưng khởi nghĩa đã nêu cao ý chí bất khuất của người chỉ huy và của cả các nghĩa quân
anh hùng.
3/. Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước:
- Tiểu sử Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước; vùng quê có truyền thống
đấu tranh; trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh đều thất bại, bế tắc, Người đã quyết định đi
sang phương Tây tìm đường cứu nước (05.6.1911).
Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm (1911-1917), Người đã qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mỹ,
châu Au.
-Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Người đã làm rất nhiều người để sống. Đồng thời Người có
nhiều hoạt động yêu nước như viết báo, tuyên truyền, tố cáo tội ác TD Pháp. Sống và hoạt động trong
phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách Mạng tháng 10 Nga.
Những hoạt động yêu nước của Người là điều kiện quan trọng để Người xac định con đường cứu nước
đúng cho dân tộc Việt Nam

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×