Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Lịch sử 7 Bài 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.1 KB, 1 trang )

Lịch sử 7 Bài 1
Tuần: 1 Tiết: 1 PHẦN I KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
BÀI: 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
(Thời sơ – trung kì trung đại)
1.Sự hình thành XHPK ở Châu Âu:
-Cuối thế kỉ V,người Giec-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại,lập nên nhiều vương quốc mới…về sau hình
thành các quốc gia Anh, Pháp, Ý , Tay Ban Nha…
- Họ chiếm ruộng đất của chủ nô: vừa có ruộng đất, vừacó tước vị họ trở nên giàu có và quyền thế à đó là
những lãnh chúa phong kiến.
-Nô lệ và nông dân không có ruộng phải phụ thuộc vào lãnh chúa: đó là nông nô
–> xã hội phong kiến ở châu Âu hình thành :gồm 2 giai cấp: Lãnh chúa Phong Kiến và Nông Nô.
2.Lãnh địa Phong Kiến
-LĐPK là vùng đất rộng lớn, có lâu đài thành quách. do quý tộc chiếm đọat, đứng đầu là Lãnh Chúa
phong kiến
-Đời sống trong Lãnh địa:
+Lãnh chúa: sống xa hoa đầy đủ, không lao động
+Nông nô:đói nghèo cực khổ, phải nộp nhiều thứ thuế
- Kinh tế LĐPK: kinh tế tự cung tự cấp,không trao đổi với bên ngoài.
3.Sự xuất hiện các thành thị trung đại:
-Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển hàng hóa thừa, một số thợ thủ công rời khỏi lãnh địa để trao đổi,
buôn bán và lập xưởng sản xuất, từ đó hình thành nên các thị trấn, sau thành thành phố lớn, gọi là
Thành thị trung đại.
- Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×