Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Lịch sử 6 Bài 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.13 KB, 1 trang )

Lịch sử 6 Bài 20
Tiết 22
Bài 20: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
(Giữa thế kỷ I – giữa thế kỷ VI) (tt)
3. Những chuyển biến về xã hội và văn hóa nước ta ở các thế kỷ I – VI?
a. Xã hội: (Vẽ sơ đồ)
* Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI, người Hán thâu tóm quyền lực, trực tiếp cai quản đến các huyện. Từ huyện
trở xuống do người Việt cai quản.
b. Văn hóa:
- Mở trường dạy chữ Hán ở các quận.
- Truyền vào nước ta Nho, Đạo, Phật giáo và luật lệ, phong tục tập quán của người Hán.
=> Nhân dân vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên, vẫn giữ phong tục tập quán người Việt: ăn trầu, nhuộm
răng, làm bánh chưng, bánh dày … Học chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc riêng của mình.
4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)
a. Nguyên nhân:
Do chính sách thống trị dã man, tàn bạo của chính quyền đô hộ, nhân dân ta căm phẫn đã nổi dậy ở nhiều
nơi.
b. Diễn biến, kết quả:
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Thanh Hoá). Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân tiến về phá
các thành ấp quân Ngô ở Cửu Chân rồi đánh khắp Giao Châu.
- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6000 quân sang đàn áp, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm
cách chia rẻ nghĩa quân.
- Thế giặc mạnh, nghĩa quân chống đỡ không nổi, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hy sinh
trên núi Tùng.
c. Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta.
Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• bài soạn mẫu 20 lịch sử 6 ,

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×