Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Bài giảng xử lý tình huống khẩn cấp trên biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.72 KB, 56 trang )

lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA HÀNG HẢI
BỘ MÔN HÀNG HẢI

BÀI GIẢNG
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP TRÊN BIỂN

TÊN HỌC PHẦN

: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP TRÊN BIỂN

MÃ HỌC PHẦN

: 11303

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

DÙNG CHO SV NGÀNH

: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN

0
HẢI PHÒNG - 2014
Downloaded by hây hay ()



lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển

MỤC LỤC
Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG......................................................................................5
1.1. KẾ HOẠCH THƯC TẬP VÀ BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ KHI CĨ SỰ
CỐ...........................................................................................................................5
1.2. TRÍCH VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU
BIỂN VIỆT NAM......................................................................................................6
Chương 2. XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP TRÊN BIỂN...................................8
2.1. CHỮA CHÁY TRÊN TÀU................................................................................8
2.2. RỜI BỎ TÀU..................................................................................................16
2.3. CỨU NGƯỜI RƠI XUỐNG NƯỚC..............................................................19
2.4. ĐÂM VA TRÊN BIỂN.....................................................................................24
2.5. NƯỚC VÀO TÀU (CỨU THỦNG).................................................................26
2.6. TÀU MẮC CẠN..............................................................................................32
2.7. MÁY LÁI HỎNG.............................................................................................43
2.8. MÁY CHÍNH HỎNG VÀ MẤT NGUỒN ĐIỆN................................................44
2.9. HÀNG HĨA BỊ DỊCH CHUYỂN.....................................................................47
2.10. XỬ LÝ TRÀN DẦU HOẶC RỊ RÌ KHÍ ĐỘC................................................49
2.11. YÊU CẦU CỨU HỘ.....................................................................................53
2.12. CỨU NGƯỜI BỊ NẠN, BỊ THƯƠNG NẶNG...............................................54

1

Downloaded by hây hay ()



lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
(Kèm theo Thông báo số 236/TB-ĐHHHVN-ĐT ngày 04/04/2014 của Hiệu trưởng)
Tên học phần: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
BTL

a. Số tín chỉ: 2 TC

Mã học phần: 11303
ĐAMH

b. Đơn vị giảng dạy: Bộ môn Điều động tàu
c. Phân bố thời gian:
- Tổng số (TS):

35 tiết.

- Lý thuyết:

25 tiết.

- Thực hành (TH):

10 tiết.

- Bài tập (BT):


0 tiết.

- Hướng dẫn BTL/ĐAMH (HD):

0 tiết.

- Kiểm tra (KT):

01 tiết

d. Điều kiện đăng ký học phần:
Sinh viên đã học xong các học phần kiến thức cơ sở cơ bản thì mới được đăng
ký học học phần này.
e. Mục tiêu, yêu cầu của học phần:
Kiến thức:
- Học viên nắm vững các quy trình xử lý của thuyền bộ khi gặp các tình huống
khẩn cấp trên biển.
- Tìm hiểu các tín hiệu báo động cơ bản đối với các tình huống khẩn cấp trên
biển.
- Hiểu được từng bước và nhiệm vụ cụ thể của từng chức danh nhiệm vụ thuyền
viên trên tàu biển.
Kỹ năng:
- Làm quen và dần thuần thục với các quy trình xử lý của thuyền bộ nói chung và
của thuyền viên ngành boong nói riêng khi gặp các tình huống khấn cấp trên biển.
- Áp dụng được các kỹ năng nghề nghiệp trong từng tình huống khẩn cấp nhất
định trên biển.
Thái độ nghề nghiệp:
- Có thái độ ứng xử đúng và nhanh nhẹn khi đối mặt với các tình huống khẩn
cấp trên biển.
- Hình thành nhận thức về phân tích nhận diện vấn đề - thu thập thơng tin – xử lý

trong các tình huống khẩn cấp trên biển.
f. Mơ tả nội dung học phần:
Học phần “Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển” bao gồm nội dung về quy
đinh các tín hiệu báo động, quy trình xử lý và các hướng dẫn thực tập đối với từng loại
báo động trên biển như: chữa cháy trên tàu biển, rời bỏ tàu, cứu người rơi xuống nước,
sự cố tràn dầu, sự cố mất điện, hỏng máy chính hay các thảm họa hàng hải như đâm
va, mắc cạn.

2

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
g. Người biên soạn: ThS. TTr. Quách Thanh Chung – Bộ môn Điều động tàu – Khoa
Hàng hải
h. Nội dung chi tiết của học phần:
PHÂN PHỐI SỐ TIẾT

TÊN CHƯƠNG MỤC
Chương 1. Giới thiệu chung

TS

LT

BT


TH

HD

KT

2

2

0

0

0

0

28

27

0

0

0

1


1.1. Kế hoạch thực tập và bảng phân cơng nhiệm
vụ khi có sự cố
1.2. Trích yếu văn bản pháp luật về thuyền viên
làm việc trên tàu biển Việt Nam
Chương 2. Xử lý các tình huống khấn cấp
trên biển
2.1. Chữa cháy trên tàu
2.2. Rời bỏ tàu
2.3. Cứu người rơi xuống nước
2.4. Đâm va trên biển
2.5. Nước vào tàu (Cứu thủng)

1

2.6. Tàu mắc cạn
2.7. Máy lái hỏng
2.8. Máy chính hỏng và mất nguồn điện
2.9. Hàng hóa bị dịch chuyển
2.10. Xử lý tràn dầu hoặc rị rỉ khí độc
2.11. u cầu cứu hộ
2.12. Cứu người bị nạn, bị thương nặng
i. Mô tả cách đánh giá học phần:
- Sinh viên phải tham dự học tập trên lớp  75% tổng số tiết của học phần.
- Các điểm thành phần Xi  4, bao gồm:


X1: điểm chuyên cần.




X2: điểm của bài kiểm tra (1 bài).

- Điểm quá trình X: bằng điểm trung bình cộng của X 1 và X2
- Thi kết thúc học phần (điểm Y): bài thi tự luận, làm bài 75 phút.
- Điểm đánh giá học phần: Z = 0.3X + 0.7Y
- Thang điểm: Thang điểm chữ A+, A, B+, B, C+, C, D+, D, F.
k. Giáo trình và tài liệu tham khảo:
1. TS, TTr. Nguyễn Viết Thành, Điều động tàu, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2007.
2. KS. TTr. Lê Thanh Sơn, An toàn lao động hàng hải,2005
3

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
3. Code of safe working practices - Marine Directorate, London, 1991.
4. SOLAS - 74 - IMO – London.
5. MARPOL 73/78 - IMO – London.
6. STCW78/95 2010 - IMO – London.
7. ISM CODE - IMO – London.
8. Maritime Safety - Polytech International – London.
Ngày phê duyệt: 06/01/2016
Trưởng bộ môn

ThS. TTr Nguyễn Thái Dương

4


Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển

Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. KẾ HOẠCH THƯC TẬP VÀ BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ KHI CĨ SỰ CỐ
1.1.1. KẾ HOẠCH THỰC TẬP TRÊN TÀU
Thuyền trưởng phải lập 1 bản kế hoạch thực tập cho tàu mình và dán trên buồng
lái của tàu.
Bản kế hoạc thực tập phải bao gồm: Tên thực tập/Loại thực tập/Tần suất/Ngày
dự định/Ngày thực hiện của mỗi loại hình thực tập theo các qui định dưới đây:
- SOLAS III/19.3.2, 19.3.3.6, 19.3.4.1, 19.3.4.2, 19.4.1, 19.4.2, 19.4.3
- SOLAS 2001 III/19.4
- SOLAS 2004 II-2/15.2.2.1
- MARPOL Annex I Ch-5/37 SOPEP (Shipboard Oil Pollution Emergency Plan)
- MARPOL Annex I Ch-7/17 SMPEP (Shipboard Marine Pollution Emergency
Plan)
- ISPS Code Part B-13.5
Thuyền trưởng phải chịu trách nhiêm duy trì kế hoạch thực tập này để kiểm tra
ngày thực hiện và ngày dự kiến của các loại hình thực tập và gửi bản photo kế hoạch
thực tập này về cơng ty.
1.1.2. BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ KHI CĨ SỰ CỐ
Bảng phân cơng nhiệm vụ khi có sự cố phải ghi rõ tín hiệu báo động chung khi
có sự cố và thơng báo trên hệ thống truyền thanh công cộng và nhiệm vụ của thuyền
viên cũng như hành khách khi có báo động.
Bảng phân cơng nhiệm vụ khi có sự cố cũng phải ghi rõ thơng báo bỏ tàu được
đưa ra như thế nào.

Thuyền trưởng có trách nhiệm phải cập nhật bảng phân công nhiệm vụ khi có sự
thay đổi về số lượng thuyền viên, trang thiết bị và máy móc.
Bảng phân cơng nhiệm vụ khi có sự cố phải ghi rõ nhiệm vụ của từng thuyền
viên, bao gồm:
- Đóng các cửa kín nước, cửa chống cháy, các van, các lỗ thốt nước mạn tàu,
cửa thơng mạn tàu, cửa chiếu sáng, các cửa húp-lô và các lối mở tương tự khác ở trên
tàu.
- Cung cấp thiết bị cho các phương tiện cứu sinh, các trang thiết bị cứu sinh
khác và trang thiết bị liên lạc.
- Cách chuẩn bị và hạ các phương tiện cứu sinh.
- Chuẩn bị chung cho các trang thiết bị cứu sinh khác.
- Tập hợp hành khách nếu cần thiết.
- Cách sử dụng các trang thiết bị liên lạc.

5

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
- Bố trí các đội chữa cháy được phân cơng dập tắt các đám cháy, và phương
thức lắp đặt các trang thiết bị chữa cháy.
- Phân công các nhiệm vụ cụ thể về việc sử dụng các trang thiết bị và hệ thống
chữa cháy.
- Bảng phân công nhiệm vụ phải quy định rõ sỹ quan chịu trách nhiệm về việc
đảm bảo rằng các trang thiết bị cứu sinh và các trang thiết bị chữa cháy được duy trì ở
tình trạng tốt và sẵn sàng được sử dụng ngay lập tức.
- Bảng phân công nhiệm vụ phải quy định rõ người thay thế cho những nhân vật

chủ chốt người có thể bị mệt hoặc bị thương, tính đến khả năng sự cố khác nhau có
thể cần có các hành động khác nhau.
Bảng phân công nhiệm vụ phải cho thấy nhiệm vụ giao cho từng thuyền viên phụ
trách hành khách trong trường hợp có sự cố. Những nhiệm vụ đó bao gồm:
- Thơng báo cho hành khách.
- Kiểm tra hành khách mặc quần áo thích hợp và mặc áo phao đúng cách.
- Tập trung hành khách đến trạm các tập trung.
- Bố trí người hướng dẫn ở các lối đi, cầu thang và kiểm soát việc di chuyển của
hành khách.
- Đảm bảo rằng chăn đã được đưa xuống phương tiện cứu sinh.
Bảng phân công nhiệm vụ phải được chuẩn bị trước khi tàu rời cảng. Sau khi
chuẩn bị xong bản phân công nhiệm vụ, nếu có bất kì sự thay đổi trong thuyền viên nào
mà cần đến sự thay đổi trong bản phân cơng nhiệm vụ, thuyền trưởng có thể sửa lại
hoặc thay mới bảng phân công nhiệm vụ.
Bảng phân công nhiêm vụ đáp ứng được những yêu cầu nêu trên phải được
treo ở những nơi dễ thấy ở trên tàu, bao gồm:
- Buồng lái;
- Buồng máy, và lối đi
- Các câu lạc bộ.
1.2. TRÍCH VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU BIỂN
VIỆT NAM
Điều 55. Phân công báo động trên tàu
1. Trên tàu biển phải lập bảng phân công báo động về cứu hoả, cứu người rơi
xuống biển, cứu thủng tàu và "bỏ tàu"
2. Trong bảng phân công báo động phải quy định rõ:
a) Nhiệm vụ chung của mỗi thuyền viên và hành khách khi có báo động.
b) Vị trí tập trung và nhiệm vụ cụ thể của mỗi thuyền viên, hành khách khi có báo
động đối với từng loại báo động trên tàu.
c) Thành phần của các ca trực ở buồng lái, buồng máy, buồng vô tuyến điện, an
ninh, y tế và trật tự (trên các tàu khách) khi có báo động trên tàu.


6

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
3. Bảng phân công báo động phải được niêm yết ở những nơi tập trung thuyền
viên và khách hàng.
Điều 56. Phiếu trách nhiệm cá nhân khi báo động
1. Trong các buồng ở thuyền viên và hành khách phải niêm yết ở nơi dễ thấy
nhất "Phiếu trách nhiệm cá nhân khi có báo động" được viết bằng tiếng Việt và tiếng
Anh.
2. Phiếu trách nhiệm cá nhân khi báo động bao gồm nội dung sau đây:
a) Tín hiệu báo động các loại.
b) Vị trí tập trung và nhiệm vụ phải thực hiện.
c) Số xuồng và vị trí ngồi trong xuồng cứu sinh.
Điều 57. Tín hiệu báo động trên tàu
1. Tín hiệu báo động phải được thông báo bằng chuông điện và hệ thống truyền
thanh trên tàu. Hồi chuông ngắn là hồi chuông điện kéo dài từ 1 đến 2 giây; hồi chuông
dài là hồi chuông điện kéo dài từ 4 đến 6 giây; giữa hai hồi chng cách nhau 2 đến 4
giây.
2. Tín hiệu báo động bằng chuông điện được quy định như sau:
a) Báo động cứu hoả gồm một hồi chuông điện liên tục kéo dài 15 đến 20 giây
và lặp lại nhiều lần (-----------);
b) Báo động cứu người rơi xuống biển gồm 3 hồi chuông dài, lặp đi lặp lại 3 đến
4 lần (___ ___ ___);
___


c) Báo động cứu thủng gồm 5 hồi chuông dài, lặp đi lặp lại 2 đến 3 lần (___
);

___ ___

___ ___

d) Báo động "bỏ tàu" gồm 6 hồi chuông ngắn và 1 hồi chuông dài lặp đi lặp lại
nhiều lần (- - - - - - _____);
đ) Lệnh báo yên bằng một hồi chuông liên tục kéo dài 15 đến 20 giây (-------).
3. Sau tín hiệu chuông phải kèm theo thông báo bằng lời. Trường hợp báo động
cứu hỏa, cứu thủng thì phải thơng báo rõ vị trí nơi xảy ra sự cố. Nếu hệ thống chuông
điện, hệ thống truyền thanh của tàu bị hỏng hoặc khơng có thì có thể dùng bất kỳ một
thiết bị nào đó phát ra âm thanh tương tự để báo cho thuyền viên và hành khách biết.

7

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển

Chương 2. XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP TRÊN BIỂN
2.1. CHỮA CHÁY TRÊN TÀU
Việc chữa cháy sẽ được bắt đầu bằng việc ấn chng báo động và hơ hốn lặp
đi lặp lại để mọi người được biết (Cháy ở ……).
Quy trình chữa cháy ở các khu vực khác nhau ở trên tàu:

2.1.1. CHÁY Ở KHU VỰC BUỒNG Ở
1. Quy trình
- Ấn chuông báo động.
- Thông báo cho bộ phận trên bờ biết nếu tàu đang ở trong cảng.
- Dừng ngay việc xếp dỡ hàng - kích hoạt ESD
- Khởi động bơm cứu hoả hoặc bơm cứu hoả sự cố.
- Ngừng chạy điều hồ, đóng các quạt gió lại.
- Báo cho buồng máy và các đội chữa cháy về tình trạng đám cháy.
- Bật các đèn chiếu sáng mặt boong nếu đám cháy xảy ra vào ban đêm.
- Tập trung thuyền viên theo bảng phân công nhiệm vụ và kiểm tra số lượng
người.
- Xác định khu vực cháy.
- Kiểm soát đám cháy.
- Nếu tàu đang hành trình, cân nhắc việc chuyển hướng đi và giảm tốc độ để
thuận tiện cho việc chữa cháy.
- Nếu tàu đang hành trình, phải đưa ngay các thơng số về vị trí tàu và các thơng
tin cần thiết khác vào hệ thông vô tuyến để khi cần thiết có thể phát ngay bản tin báo
nạn khẩn cấp
- Chuẩn bị các thiết bị cứu sinh sẵn sàng.
- Tiến hành làm mát xung quanh khu vực cháy.
- Cân nhắc đến việc kiểm sốt thơng gió.
- Kiểm sốt sự loan toả của lửa ở khu vực phía trên, xung quanh và phía dưới
đám cháy.
- Đảm bảo rằng các thiết bị chữa cháy hữu hiệu đã đầy đủ ở khu vực cháy.
- Thơng báo cho chính quyền ở khu vực bờ gấn nhất nếu cần thiết.
- Liên lạc với công ty sử dụng danh bạ các số điện thoại khẩn cấp
8

Downloaded by hây hay ()



lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
- Trong trường hợp tàu bị đe doạ bởi mối nguy cơ trầm trọng và sắp xảy ra và
cần sự giúp đỡ khẩn cấp, cần phát ngay bản điện cấp cứu.
2. Các điều cần lưu ý thêm
Thông thường, những đám cháy ở khu vực phòng ở, ngoại trừ các kho, là
những đám cháy ở bề mặt với diện tích bé và có thể dập tắt bằng cách sử dụng phun
nước dạng sương. Tuy nhiên những đám cháy này cũng có thể khó kiểm sốt bởi do
Hệ thống thơng gió, đường dây điện và hệ thống đường ống nước mà là những
yếu tố có thể làm cho đám cháy lan rộng ra.
Hành lang và khoang cầu thang.
Cháy lan ra các đồ đạc, các kho và thảm trải nhà…
Phần lớn khoang ở sẽ có thể bị khói bao phủ, đặc biệt là do việc sử dụng chất
dẻo và sợi tổng hợp hiện đại trong xây dựng khoang ở. Sự dày đặc của khói có thể gây
ra sự độc hại cao.
Hệ thống điều hồ cần phải được tắt ngay nếu đang chạy tuần hoàn để tránh
việc khói và các khí độc bị đẩy vào khắp khoang ở.
Hoả hoạn phải được kiểm soát bằng việc kết hợp:
- Làm mát các khu vực xung quanh
- Loại bỏ các vật liệu dễ cháy ở khu vực xung quanh.
- Kiểm sốt việc thơng gió.
Khi đám cháy đã được dập tắt, cần phải cân nhắc vị trí tốt nhất để tiếp cận khu
vực bị cháy và tìm biện pháp tốt nhất để làm thốt hơi nóng và hơi nước.
2.1.2. QUY TRÌNH CHỮA CHÁY Ở BUỒNG BƠM
- Ấn chng báo động
- Thông báo cho bộ phận trên bờ biết nếu tàu đang ở trong cảng.
- Dừng ngay việc xếp dỡ hàng.
- Khởi động bơm cứu hoả hoặc bơm cứu hoả sự cố.

- Báo cho buồng máy và các đội chữa cháy về tình trạng đám cháy.
- Bật các đèn chiếu sáng mặt boong nếu đám cháy xảy ra vào ban đêm.
- Tập trung thuyền viên theo bản phân công nhiệm vụ khi có cháy xảy ra và kiểm
tra số lượng người.
- Đóng tất cả các quạt gió tại khu vực cháy.
- Bắt đầu làm mát khu vực xung quanh đám cháy và làm mát thêm hệ thống làm
hàng xung quanh khu vực cháy.
- Cân nhắc đến việc sử dụng các hệ thống chữa cháy cố định.
- Trước khi sử dụng bất kì hệ thống chữa cháy cố định nào phải đảm bảo rằng
khu vực cháy đã được đóng kín.
- Nếu tàu đang hành trình, phải đưa ngay các thơng số về vị trí tàu và các thơng
tin cần thiết khác vào hệ thơng vơ tuyến để khi cần thiết có thể phát ngay bản tin báo
nạn/ bản tin khẩn cấp.
9

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
- Chuẩn bị các thiết bị cứu sinh sẵn sàng.
- Giữ cho khu vực ở và buồng máy khơng bị khói xông vào.
- Đảm bảo rằng các thiết bị chữa cháy hữu hiệu đã đầy đủ ở khu vực cháy.
- Kiểm soát sự loan toả của lửa xung quanh khu vực cháy, đặc biệt là các vách
ngăn cạnh buồng máy và khu vực ở.
- Thơng báo cho chính quyền ở khu vực bờ gấn nhất nếu cần thiết
- Liên lạc với công ty sử dụng danh bạ các số điện thoại khẩn cấp.
- Trong trường hợp tàu bị đe doạ bởi mối nguy cơ trầm trọng và sắp xảy ra và
cần sự giúp đỡ khẩn cấp, cần phát ngay bản điện cấp cứu.

2.1.3. CHÁY Ở BUỒNG MÁY
1. Quy trình xử lý
- Ấn chuông báo động.
- Thông báo cho bộ phận trên bờ biết nếu tàu đang ở trong cảng.
- Dừng ngay việc xếp dỡ hàng - kích hoạt ESD.
- Nếu tàu đang hành trình, trước khi máy chính ngừng hoạt động, cần cân nhắc
việc chuyển hướng đi sao cho tàu trôi dạt theo hướng thuận tiện cho việc chữa cháy
- Khởi động bơm cứu hoả hoặc bơm cứu hoả sự cố.
- Khởi động máy đèn sự cố.
- Ngừng chạy điều hoà, tắt các quạt gió.
- Thơng báo cho các đội chữa cháy về tình trạng đám cháy.
- Bật các đèn chiếu sáng mặt boong nếu đám cháy xảy ra vào ban đêm.
- Tập trung thuyền viên theo bảng phân công nhiệm vụ khi có cháy xảy ra và
kiểm tra số lượng người.
- Xác định khu vực cháy.
- Vận hành hợp lí các van đóng nhiên liệu từ xa.
- Cắt nguồn điện tại khu vực cháy.
- Nếu tàu đang hành trình, phải đưa ngay các thơng số về vị trí tàu và các thông
tin cần thiết khác vào hệ thông vô tuyến để khi cần thiết có thể phát ngay bản tin báo
nạn/bản tin khẩn cấp.
- Làm mát khu vực xung quanh đám cháy.
- Kiểm sốt việc thơng gió.
- Chỉ dẫn cho đội chữa cháy cách chữa cháy và cách thoát hiểm.
- Kiểm soát đám cháy
- Chuẩn bị các thiết bị cứu sinh sẵn sàng.
- Kiểm soát sự loan toả của lửa ở khu vực phía trên, xung quanh và phía dưới
(nếu có thể được) của đám cháy.
- Đảm bảo rằng các thiết bị chữa cháy hữu hiệu đã đầy đủ ở khu vực cháy.
10


Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
- Đội chữa cháy tiếp cận khu vực thấp nhất có thể được.
- Duy trì lối thốt hiểm cho đội chữa cháy.
- Cân nhắc đến việc sử dụng thiết bị chữa cháy cố định.
- Nếu sử dụng thiết bị chữa cháy cố định, cần tiến hành các việc sau:
+ Di tản khỏi buồng máy (Xem quy trình phía dưới).
+ Đóng và niêm phong tất cả các lối lên xuống buồng máy.
+ Tập trung lại thuyền viên và kiểm tra số lượng người trước khi khởi động hệ
thống chữa cháy cố định.
+ Duy trì 1 khoảng thời gian cần thiết cho hệ thống cứu hỏa cố định để dập tắt
dám cháy trước khi quay trở lại buồng máy.
- Thơng báo cho chính quyền ở khu vực bờ gấn nhất nếu cần thiết.
- Liên lạc với công ty sử dụng danh bạ các số điện thoại khẩn cấp.
- Trong trường hợp tàu bị đe doạ bởi mối nguy cơ trầm trọng sắp xảy ra và cần
sự giúp đỡ khẩn cấp, cần phát ngay bản điện cấp cứu.
2. Quy trình thốt hiểm khỏi buồng máy
Nếu việc thoát hiểm khỏi buồng máy là cần thiết, cần phải thực hiện các bước
sau đây:
- Khởi động máy đèn sự cố để cấp nguồn sự cố và chiếu sáng…
- Ngừng hoạt động hệ thống máy chính và máy phụ, hệ thơng nồi hơi và hệ
thống phát điện.
- Đóng các chai gió.
- Đóng van thơng biển và các van thốt mạn.
- Đóng các cửa sổ, lối đi, các quạt gió và lối lên ống khói.
- Trước khi rời buồng máy, máy trưởng cần phải đảm bảo rằng mọi người đã rời

khỏi buồng máy và phải điểm danh trong lúc rời.
- Vận hành hệ thống điều khiển từ xa van để hãm nhiên liệu
- Hệ thống chữa cháy cố định như CO2, Halogen chỉ được sử dụng khi mọi
người đã rời khỏi buồng máy và buồng máy đã được đóng kín.
3. Cần cân nhắc thêm các điểm sau
Trong buồng máy, vật liệu gây cháy chủ yếu là dầu. Khi đám cháy xảy ra do dầu,
cần phải cắt ngay nguồn dầu cấp đến chỗ cháy.
Một lỗ thủng ở đường ống dầu có áp lực sẽ khiến dầu phun thành tia, khi bị cháy
ở chỗ này, đám cháy xảy ra trên diện rộng nhưng rất mỏng do dầu phun ra ở 1 khu vực
rộng. Với đám cháy kiểu này, có thể dùng nước dạng phun sương để chữa cháy.
Bọt là vật liệu chữa cháy hữu hiệu nhất đối với đám cháy dầu. Tuy nhiên, cần
nhớ rằng, đám cháy có 3 chiều và có rất nhiều bề mặt mà lượng dầu phủ lên trên
chúng là khác nhau do vậy nhiều lúc dùng bọt sẽ khơng có hiệu quả.
Khi đưa người vào buồng máy để chữa cháy, cần phải tiếp cận tầng thấp nhất
của buồng máy nếu có thể được và phải tiến hành thơng gió từng phần để thốt nhiệt
và khí ẩm. Cần nhớ rằng: Nhiệt độ và khí ẩm là kẻ thù của người chữa cháy.
11

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Nhiều đám cháy ở buồng máy rất khó dập với số lượng người có hạn và các
thiết bị trên tàu ngoại trừ việc sử dụng thiết bị chữa cháy cố định.
Trước khi đưa người vào buồng máy để chữa cháy, Thuyền trưởng phải có kế
hoạch hành động rõ ràng. Những người chữa cháy phải được hướng dẫn cách thức
hành động và phải được chỉ dẫn lúc nào và cách rút lui ra ngoài như thế nào trong
trường hợp sử dụng nước hoặc bọt mà khơng dập được lửa.

Khi có người chữa cháy ở trong buồng máy, lối thoát hiểm của họ phải được
thơng gió và phun nước để thốt nhiệt ở lối thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải thường
xuyên được duy trì.
Nguyên tắc chung khi chữa cháy ở khu vực buồng máy là thử đưa người vào
kiểm soát và dập lửa, nếu khơng được thì rút lui và dùng hệ thống chữa cháy cố định.
Khi sử dụng thiết bị chữa cháy cố định để chữa cháy, cần lưu ý rằng khí CO2
khơng có khả năng làm lạnh và khi sử dụng nó sẽ có những trở ngại sau:
- Cần 1 khoảng thời gian dài hơn để nhiệt độ giảm xuống và để kiểm soát buồng
máy.
- Hư hỏng do hoả hoạn sẽ lớn hơn sau khi đám cháy được dập tắt. dây điện và
cách nhiệt có thể tiếp tục bị cháy ngầm.
- Một lượng khí sẽ bị mất tác dụng khi rơi xuống bề mặt đang nóng trong buồng
máy.
- Thơng thường hệ thống này là hệ thống “chỉ dùng một lần”.
- Để có thời gian để dập tắt lửa và cháy ngầm, thời gian không được phép vào
buồng máy tương đối dài (có thể đến 24 tiếng).
- Tàu sẽ bị mất điện (trừ nguồn điện sự cố) từ khi xả khí cho đến khi buồng máy
được mở và thơng gió.
2.1.4. CHÁY Ở HẦM HÀNG
1. Quy trình
- Ấn chng báo động.
- Thơng báo cho bộ phận trên bờ biết nếu tàu đang ở trong cảng.
- Xác định khu vực cháy xem khoang bị cháy cịn hàng hay khơng?
- Có người ở trong khoang bị cháy hay không? Yêu cầu rời khoang ngay lập tức.
- Chú ý đến khả năng bị nổ.
- Ngừng ngay hoạt động làm hàng – kích hoạt ESD.
- Khởi động bơm cứu hoả hoặc bơm cứu hoả sự cố.
- Khởi động hệ thống phun nước mặt boong nếu có lắp đặt.
- Báo cho buồng máy và các bộ phận chữa cháy về tình trạng đám cháy.
- Tập trung thuyền viên theo bản phân cơng nhiệm vụ khi có cháy xảy ra và kiểm

tra số lượng người.
- Nếu tàu đang hành trình, cân nhắc việc chuyển hướng đi và giảm tốc độ để
thuận tiện cho việc chữa cháy.
- Bật các đèn chiếu sáng mặt boong nếu đám cháy xảy ra vào ban đêm.
12

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
- Tiến hành làm mát khu vực xung quanh đám cháy và hệ thống làm hàng xung
quanh đó.
- Đóng tất cả các nắp hầm đang mở để làm ngạt đám cháy.
- Xem xét đến việc phun khí trơ vào khoang hàng.
- Xem xét đến việc phun bọt vào khoang hàng.
- Xem xét đến việc làm ngập khoang hàng bằng nước thông qua hệ thống
đường ống làm hàng.
- Nếu tàu đang hành trình, phải đưa ngay các thơng số về vị trí tàu và các thông
tin cần thiết khác vào hệ thông vơ tuyến để khi cần thiết có thể phát ngay bản điện cấp
cứu/ nguy cấp.
- Chuẩn bị các thiết bị cứu sinh sẵn sàng.
- Giữ cho khu vực ở và buồng máy khơng bị khói xơng vào.
- Đảm bảo rằng các thiết bị chữa cháy hữu hiệu đã đầy đủ ở khu vực cháy.
- Kiểm soát nhiệt độ các khoang bên cạnh khoang bị cháy.
- Thơng báo cho chính quyền ở khu vực bờ gấn nhất nếu cần thiết
- Liên lạc với công ty sử dụng danh bạ các số điện thoại khẩn cấp.
- Trong trường hợp tàu bị đe doạ nghiêm trọng và sắp có nguy hiểm xảy ra cần
sự giúp đỡ khẩn cấp, cần phát ngay bản điện cấp cứu.

2. Cần cân nhắc thêm các điểm sau
Việc chữa cháy trong khoang hàng là một việc rất khó khăn. Cách chữa cháy tuỳ
thuộc rất nhiều vào tình trạng của khoang hàng: Khoang hàng có hàng hay khơng? Có
phải hoả hoạn khi đang có người làm cơng tác bảo dưỡng trong khoang? Một trong
những nguy hiểm lớn nhất là khả năng bị nổ khoang do nhiệt độ đám cháy làm tăng tốc
độ bay hơi cua hàng.
Nếu bọt hoặc các tác nhân chữa cháy khác có thể được sử dụng thì làm cách
nào để phun được vào trong khoang hàng?
Loại hàng trong khoang có độc tính hay khơng? Có khói độc khi cháy hay
không?
Mục tiêu đầu tiên là kiềm chế lửa và chống lan toả sang các khoang hàng bên
cạnh. Hệ thống làm hàng phải được chống sự bức xạ nhiệt bằng cách phun nước.
Trong việc chữa cháy trường hợp này, cần lưu ý sự nguy hiểm đến con người,
thậm chí những người cứu hoả chuyên nghiệp trên bờ được trang bị đầy đủ trang thiết
bị cũng gặp khó khăn rất lớn trong việc chữa cháy đối với khoang cháy đầy hàng. Luôn
lưu ý, phương pháp chữa cháy tốt nhất là phịng cháy.
2.1.5. CHÁY TRÊN BOONG
1. Quy trình
- Ấn chng báo động.
- Thông báo cho bộ phận trên bờ biết nếu tàu đang ở trong cảng.
- Ngừng ngay hoạt động làm hàng – kích hoạt ESD.
- Khởi động bơm cứu hoả hoặc bơm cứu hoả sự cố.
13

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển

- Khởi động hệ thống phun nước mặt boong nếu có lắp đặt.
- Báo cho buồng máy và các bộ phận chữa cháy về tình trạng đám cháy.
- Tập trung thuyền viên theo bảng phân cơng nhiệm vụ khi có cháy xảy ra và
kiểm tra số lượng người.
- Nếu tàu đang hành trình, cân nhắc việc chuyển hướng đi và giảm tốc độ để
thuận tiện cho việc chữa cháy.
- Bật các đèn chiếu sáng mặt boong nếu đám cháy xảy ra vào ban đêm.
- Xác định vị trí đám cháy và loại hàng bị cháy.
- Khống chế đám cháy bằng cách sử dụng tác nhân chữa cháy tích cực nhất
theo hướng dẫn của tờ thơng báo dữ liệu hàng hố.
- Loại hàng có độc tính hay khơng? Trang bị thiết bị phòng độc cho người chữa
cháy và các thuyền viên khác.
- Hạn chế sự lan toả của đám cháy bằng việc chuyển dịch hàng hoá trên boong
cách xa chỗ cháy.
- Đảm bảo rằng các khoang chứa loại hàng bị ảnh hưởng do nhiệt đã được làm
mát.
- Cắt nguồn điện ở khu vực bị cháy.
- Tiến hành làm mát khu vực xung quanh đám cháy và hệ thống làm hàng xung
quanh đó.
- Nếu tàu đang hành trình, phải đưa ngay các thơng số về vị trí tàu và các thơng
tin cần thiết khác vào hệ thông vô tuyến để khi cần thiết có thể phát ngay bản điện cấp
cứu/ nguy cấp.
- Kiểm tra nhiệt độ các loại hàng ở các khoang hàng khác.
- Chuẩn bị các thiết bị cứu sinh sẵn sàng.
- Giữ cho khu vực ở và buồng máy không bị khói xơng vào.
- Đảm bảo rằng các thiết bị chữa cháy hữu hiệu đã đầy đủ ở khu vực cháy.
- Thơng báo cho chính quyền ở khu vực bờ gấn nhất nếu cần thiết.
- Liên lạc với công ty sử dụng danh bạ các số điện thoại khẩn cấp.
- Trong trường hợp tàu bị đe doạ nghiêm trọng và sắp có nguy hiểm xảy ra cần
sự giúp đỡ khẩn cấp, cần phát ngay bản điện cấp cứu.

2. Cần cân nhắc thêm các điểm sau
Chữa cháy trên boong khi có hàng trên đó sẽ gặp một số khó khăn. Hàng hố có
thể bị dịch chuyển về phía sau hoặc xê dịch về một phía mạn do sự chuyển động của
tàu hoặc tàu bị nghiêng. Nếu có thể được, áp dụng các biện pháp chằng buộc để tránh
sự dịch chuyển của hàng hố. Việc vứt bỏ những loại hàng có tính ơ nhiễm xuống biển
chỉ được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp để cứu sinh mạng.
Khi loại hàng cháy gây tạo ra khí độc, cần lưư ý thêm sự nguy hiểm này. Thuyền
viên phải được trang bị đầy đủ thiết bị phịng chống độc để tránh khỏi sự ảnh hưỏng
của khí độc. Khí độc thốt ra từ hàng hố bị cháy có thể lan rộng khắp khu vực bị cháy.
Nếu ở bờ, khí độc có thể ảnh hưởng tới các thiết bị trên bờ hoặc lan toả lên khu vực
bờ.
14

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Mục tiêu đầu tiên của việc chữa cháy trên boong là kiềm chế lửa và chống lan
toả sang hệ thống làm hàng. Hệ thống làm hàng và các khu vực xung quanh phải được
chống sự bức xạ nhiệt bằng cách phun nước. Cần lưu ý thêm hàng hố có thể có trong
các đường ống làm hàng ở khu vực cháy.
2.1.6. HƯỚNG DẪN THỰC TẬP CHỮA CHÁY TRÊN TÀU
1. Nhiệm vụ của người chỉ huy
Khi tiến hành thực tập chữa cháy, Thuyền trưởng với tư cách là người giám sát,
phải yêu cầu thuyền viên sử dụng thành thạo các trang thiết bị chữa cháy và các dụng
cụ chữa cháy ở trên tàu để thuyền viên có thể có những biện pháp và hành động chữa
cháy hoặc ngăn chặn sự lan toả của đám cháy xảy ra trên tàu một cách nhanh chóng.
Sau khi kết thúc thực tập, Thuyền trưởng phải đánh giá và ghi kết quả thực tập

vào nhật kí tàu và nhật kí thực tập đối phó các trường hợp nguy cấp.
2. Tần suất của thực tập
Tất cả thuyền viên trên tàu phải tham gia thực tập chữa cháy ít nhất 1 tháng 1
lần. Thực tập chữa cháy phải được tiến hành trong vòng 24 giờ sau khi tàu rời cảng
nếu trên 25% tổng số thuyền viên trên tàu không tham gia vào lần thực tập chữa cháy
ở tháng trước.
3. Kế hoạch thực tập
Do có nhiều biện pháp chữa cháy tuỳ thuộc vào loại tàu và hàng hố chun
chở, vị trí đám cháy…, thực tập chữa cháy phải được tiến hành theo cách sao cho có
chú ý thích đáng đến việc sử dụng có hiệu quả kế hoạch kiểm sốt đám cháy và các
trang thiết bị chữa cháy.
4. Trạm tập trung thực tập
Khi tiến hành thực tập, các thành viên tham gia phải tập trung ở các trạm tập
trung như đã qui định trong bảng phân cơng nhiệm vụ khi có sự cố trên mỗi tàu.
5. Các vấn đề cần chú ý trong q trình thực tập
Đại phó là người giám sát hiện trường.
Việc thực tập, theo mức độ thực tế có thể được, phải tiến hành như một trường
hợp sự cố thật.
Khi tàu đang hành trình, thực tập chữa cháy phải được tiến hành dựa trên giả
định cháy xảy ra trên tàu.
Thuyền viên ở gần khu vực cháy giả định phải có hành động để thu hút sự chú ý
của mọi người trên tàu.
Thông báo trạm chữa cháy.
Thuyền viên tập trung tại vị trí được phân cơng theo quy định trong bảng phân
công nhiệm vụ.
Kiểm tra trang thiết bị liên lạc liên quan.
Trước khi diễn tập chữa cháy sử dụng thiết bị chữa cháy, cần phải hướng dẫn
sử dụng các trang thiết bị chữa cháy hoặc tiến hành diễn tập chữa cháy bằng các trang
thiết bị thích hợp.
Giải thích và hướng dẫn cách sử dụng các bộ quần áo chống cháy.

15

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Người giám sát hiện trường phải hướng dẫn cho thuyền viên các thiết bị chữa
cháy và vị trí các thiết bị chữa cháy.
Giám sát hiện trường phải báo cáo cho Thuyền trưởng một cách ngắn gọn tình
trạng của đám cháy và tiến triển hoạt động chữa cháy.
Giả định phun nước vào những khoang két gần đó, khởi động bơm cứu hoả và
sử dụng ít nhất 2 vịi rồng. Nếu thích hợp, vào lúc này nên khởi động bơm cứu hoả sự
cố.
Chọn vị trí hợp lí để hướng dẫn cách đóng các cửa chống cháy và đóng thơng
gió. Kiểm tra sự hoạt động của các cửa kín nước, các cửa chống cháy và các cánh
chắn lửa trên các ống thơng gió.
Kiểm tra quần áo chống cháy của thuyền viên.
Kiểm tra sự bố trí cần thiết cho việc rời tàu tiếp sau đó.
Khi kết thúc thực tập phải thơng báo cho tồn bộ thuyền viên biết. Thiết bị sử
dụng trong buổi thực tập phải được đưa về trạng thái sẵn sàng hoạt động và các
khuyết tật và hư hỏng trong quá trình thực tập phải được sửa chữa càng sớm càng tốt.
6. Đánh giá buổi thực tập
Sau khi kết thúc thực tập, Thuyền trưởng sẽ tập hợp thuyền viên lại và nhận xét
tóm tắt các điểm sau:
- Thời gian tính từ lúc thơng báo tập trung cho đến lúc bắt đầu lắp vòi rồng.
- Tầm quan trọng của cơng tác phịng cháy và một số điểm cần tránh.
- Tầm quan trọng của công tác chữa cháy ban đầu và phương pháp sử dụng các
thiết bị chữa cháy xách tay di động.

- Phương pháp chữa cháy và các vấn đề cần đặc biệt lưu ý cho từng loại cháy
và vị trí đám cháy.
- Các vấn đề cần lưu ý trong quá trình sử dụng các trang thiết bị chữa cháy,
dụng cụ chữa cháy, quần áo chống cháy được trang bị trên tàu.
- Sau khi đưa ra các nhận xét trên, nên cho thuyền viên xem các băng video về
phòng cháy và chữa cháy.
2.2. RỜI BỎ TÀU
2.2.1. QUY TRÌNH RỜI BỎ TÀU KHẨN CẤP
1. Nhiệm vụ của Thuyền trưởng
- Dựa trên tình trạng thực tế của tàu để quyết định xem có nên rời bỏ tàu hay
không.
- Đảm bảo chắc chắn rằng mọi người đều đã hiểu rõ nhiệm vụ của mình.
- Đảm bảo chắc chắn rằng các tài liệu quan trọng sau đây phải được mang theo
khi bỏ tàu:
+ Nhật ký boong;
+ Nhật ký máy;
+ Nhật ký VTĐ;
16

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
+ Hải đồ khu vực xảy ra tai nạn;
+ Tiền và các tài liệu quan trọng khác.
- Thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời tàu.
Trong trường hợp cho phép quay trở lại tàu sau khi đã rời bỏ tàu, Thuyền trưởng
phải yêu cầu các sỹ quan máy, sỹ quan boong, thực hiện ngay các cơng việc sau đây:

- Đóng tất cả các cửa kính lại;
- Đóng tất cả các van nhiên liệu dưới Buồng máy;
- Cho các máy sự cố hoạt động;
- Báo cho Công ty và các bên hữu quan.
2. Nhiệm vụ của sỹ quan boong trực ca
- Phát tín hiệu chng báo động một cách phù hợp.
- Phát lệnh rời tàu của thuyền trưởng.
- Chuyển giao nhiệm vụ tại Buồng lái cho sỹ quan thay thế (thường là Phó 3)
theo đúng quy định đã phân cơng.
3. Nhiệm vụ của Máy trưởng và các sỹ quan máy
- Dừng máy chính và hãm chân vịt nếu có thể.
- Tất cả các bơm xả nước ra mạn đặc biệt là khu vực hạ canô và phao bè cứu
sinh.
- Làm các nhiệm vụ như trong bảng phân cơng nhiệm vụ khi có sự cố.
4. Nhiệm vụ của Phó 3
- Xác định thời gian và vị trí tàu.
- Phát tín hiệu "MAYDAY" nếu được lệnh của Thuyền Trưởng.
- Làm các nhiệm vụ như trong bảng phân công.
- Chuyển báo cáo của thuyền trưởng tới Công ty và các bên hữu quan bằng
phương thức thanh tốn nhanh nhất và hiệu quả nhất.
- Duy trì sự liên lạc thường xuyên với Công ty và các bên hữu quan.
5. Nhiệm vụ của Đại phó và tất cả thuyền viên
- Tự giác thực hiện các công việc của mình như đã được ghi trong bảng phân
cơng khi rời tàu. Đặc biệt chú ý các việc sau:
+ Tháo các dây chằng buộc ca nô và phao bè cứu sinh.
+ Tăng cường thêm chăn, nước ngọt, thực phẩm,… cho các phương tiện cứu
sinh (nếu thời gian cho phép).
+ Kiểm tra lại số người cùng với phao áo cá nhân, áo chống mất nhiệt.
+ Hạ các thiết bị cứu sinh xuống nước.
6. Các vấn đề và cách thức tiến hành thực tập

Thiết lập hệ thống chỉ huy và chỉ rõ nhiêm vụ của từng người theo danh sách.
17

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Hạ, điều động, thu xuồng cứu sinh và xuồng cấp nạn.
Kiểm tra số lượng và các vật dụng theo qui định trong xuồng cứu sinh và xuồng
cấp nạn.
Kiểm tra và xác báo tình trạng của các vật dụng theo qui định trong xuồng cứu
sinh và xuồng cấp nạn.
Kiểm tra và xác báo việc xuồng cứu sinh đã được trang bị thực phẩm, thiết bị
hàng hải…
Kiểm tra và xác báo việc chuẩn bị súng bắn dây, phao tròn cứu sinh và các trang
thiết bị cứu sinh khác.
Tiến hành các biện pháp đảm bảo sinh mạng (mặc phao áo…)
Xác báo hiệu lệnh để thuyền viên tập trung ở vị trí qui định.
Kiểm tra trang thiết bị liên lạc liên quan.
Kiểm tra và điều chỉnh các thiết bị cứu sinh.
Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố tại trạm tập trung và khu vực bỏ tàu phải được
thử trong lần thực tập bỏ tàu.
Khai thác hoạt động các cần Davits để hạ các xuồng cứu sinh.
Tại đợt thực tập đã qui định, cần phải đưa ra giả định trong những thuyền viên
được phân công nhiệm vụ xuống xuồng cứu sinh hoặc xuồng cấp nạn có người bị ốm
hoặc bị rơi xuống nước.
Tất cả thuyền viên phải nhanh chóng tập trung tại vị trí qui định trong bảng phân
cơng nhiệm vụ khi có thơng báo.

Việc hạ xuồng phải được thực hiện dưới sự chỉ huy cua người giám sát hiện
trường.
Sỹ quan chỉ huy việc hạ xuồng phải đứng ở vị trí sao cho có thể quan sát được
tồn bộ q trình hoạt động và phải cố gắng xúc tiến các hoạt động hạ xuồng 1 cách
liên tục.
Thuyền viên nhắc lại lệnh của người chỉ huy và báo cáo cho người chỉ huy khi
đã thực hiện xong công việc.
Sỹ quan chỉ huy xuồng phải điểm danh thuyền viên, kiểm tra quần áo (bộ quần
áo chống mất nhiệt nếu được yêu cầu), phao áo cá nhân của thuyền viên và các vật
dụng mang theo.
Phải thực hiện thử máy xuồng cứu sinh và xuồng cấp nạn.
Các xuồng cứu sinh khác, đến mức có thể thực hiện được, phải được hạ tại các
lần thực tập tiếp theo.
7. Các chú ý đối với xuồng cứu nạn
Vì xuồng cấp nạn được dùng cho mục đích cứu người bị nạn nên khi hạ chú ý
đến những điểm khác với khi bỏ tàu. Xuồng cấp nạn phải được chuẩn bị để hạ trong
vòng 5 phút từ khi có thơng báo. Tuy nhiên, các thuyền viên được chỉ định vận hành
xuồng cần phải tập trung và hạ xuồng trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể.

18

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Phải ngừng hạ xuồng khi xuồng gần chạm đỉnh sóng và nên khởi động máy
xuồng trong khi chờ lệnh tháo móc. Trong thời gian này, chỉ huy xuồng phải đi kiểm tra
đóng các lỗ lù, mở van cấp nhiên liệu và van cấp nước làm mát.

Chỉ huy xuồng phải điều động xuồng tiến đến phía nạn nhân và giữ liên lạc
thường xuyên với tàu. Đặc biệt khi không quan sát được nạn nhân từ phía xuồng, chỉ
huy xuồng phải điều động xuồng theo sự hướng dẫn từ tàu.
2.3. CỨU NGƯỜI RƠI XUỐNG NƯỚC
2.3.1. CÁC TÌNH HUỐNG XẢY RA ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ RƠI
Trên biển, người rơi xuống nước có thể được phát hiện một trong hai tình huống
và ứng với mỗi tình huống như vậy trên buồng lái phải đưa ra các hành động tương
thích, nếu:
- Trường hợp phát hiện ngay:
+ Người mới rơi xuống nước được bộ phận trực ca buồng lái phát hiện ngay.
Lúc này buồng lái phải xử lý kịp thời để cứu người rơi, ta còn gọi là “Hành động tức
thời”.
+ Khi người rơi xuống nước đã được một người nào đó trên tàu nhìn thấy và
thơng báo cho buồng lái. Lúc này hành động ban đầu của buồng lái để cứu vớt người bị
nạn coi như đã bị trễ. Ta gọi là “Hành động đã bị trễ”.
- Trường hợp không phát hiện ngay: Người bị rơi xuống nước được thông báo
cho buồng lái dưới dạng coi như đã bị mất tích. Buồng lái phải hành động như đối với
người đã bị mất tích. Ta gọi là “Hành động đối với người đã bị mất tích”.
2.3.2. QUY TRÌNH CỨU NGƯỜI RƠI XUỐNG NƯỚC PHÁT HIỆN NGAY
1. Hành động đầu tiên để cứu nạn nhân
- Bẻ hết lái về phía mạn có người rơi xuống nước.
- Dừng máy và ném ngay phao trịn (hoặc bất cứ vật gì nổi được) xuống mạn tàu
có người rơi, chú ý càng gần chỗ người bị nạn càng tốt, nhưng tránh gây thương vong
cho nạn nhân.
- Kéo ba hồi còi dài bằng cịi tàu (tín hiệu chữ O), đồng thời hơ lớn “Có người rơi
xuống nước ở mạn...”.
- Chuẩn bị điều động theo các phương pháp thích hợp để cứu người rơi xuống
nước.
- Xác định vị trí tàu, hướng và tốc độ gió, thời gian xảy ra tai nạn.
- Thơng báo ngay cho thuyền trưởng và buồng máy biết.

- Tăng cường cảnh giới, duy trì cảnh giới chặt chẽ để ln ln thấy được
người bị nạn.
- Ném thêm dấu hiệu hoặc tín hiệu pháo khói để đánh dấu vị trí người bị nạn.
- Thông báo cho sĩ quan điện đài, thường xuyên cập nhật chính xác vị trí tàu.
- Máy chính ở chế độ chuẩn bị sẵn sàng điều động.
- Chuẩn bị sẵn xuồng cứu sinh để có thể hạ được ngay, nếu cần.
19

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
- Duy trì liên lạc bằng máy bộ đàm cầm tay giữa buồng lái, trên boong và xuồng
cứu sinh.
- Chuẩn bị hạ cầu thang hoa tiêu để phục vụ cho công việc cứu nạn nhân.
2. Quy trình
(1) Người phát hiện ra có người rơi xuống biển phải:
- Báo ngay cho buồng lái và những người xung quanh.
(2) Sỹ quan boong trực ca phải:
- Ném một hoặc cả đèn vào phao khỏi đặt ở hai cánh gà buồng lái.
- Phát tín hiệu chuông báo động một cách hợp lý.
- Gọi thuyền trưởng.
- Thông báo cho buồng máy biết.
- Chuyển giao nhiệm vụ tại Buồng lái cho Sỹ quan thay thế (Phó 3) theo đúng
quy định đã phân cơng.
(3) Phó 3 phải:
- Xác định thời gian và vị trí tàu.
- Chuyển báo cáo và yêu cầu của thuyền trưởng về Công ty và các bên hữu

quan bằng phương thức nhanh nhất và hiệu quả nhất.
- Duy trì sự liên lạc thường xuyên với Công ty và các bên hữu quan.
- Ghi các biện pháp đã được thực hiện vào nhật ký hàng hải.
(4) Máy trưởng phải:
- Đặt máy chính ở tình trạng sẵn sàng hoạt động;
(5) Đại phó và đội cứu sinh phải:
- Chuẩn bị để hạ một canô cứu sinh.
- Hạ một canơ cứu sinh.
(6) Thuyền trưởng, Đại phó và Đội tìm kiếm, cấp cứu phải:
- Tổ chức ngay một cuộc kiểm tra toàn tàu để đảm bảo chắc chắn rằng người bị
rơi xuống biển không ở trên tàu.
- Giảm tốc độ tàu.
- Quay tàu lại.
- Thông báo cho các tàu ở khu vực lân cận, các trạm Radio bờ biển, các Trung
tâm tìm kiếm và cứu nạn.
- Báo cáo ngay về Cơng ty.
- Nếu khơng tìm thấy ngay người bị nạn thì hoạt động tìm kiếm phải được tiến
hành theo “Hướng dẫn tìm kiếm và cứu nạn trên thương thuyền” của IMO.
Nếu người bị nạn khơng tìm thấy hoặc tìm thấy nhưng đã chết, Thuyền trưởng
phải xin ý kiến Công ty.
2.3.3. QUY TRÌNH CỨU NGƯỜI RƠI XUỐNG NƯỚC KHƠNG PHÁT HIỆN NGAY
20

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
1. Quy trình

(1) Người phát hiện ra có người mất tích và có khả năng đã rơi xuống biển phải báo
ngay cho buồng lái.
(2) Sỹ quan boong trực ca phải:
- Phát tín hiệu chng báo động một cách hợp lý.
- Thơng báo cho thuyền trưởng.
- Thông báo cho buồng máy biết.
- Chuyển giao nhiệm vụ tại Buồng lái cho Sỹ quan thay thế (Phó 3) theo đúng
quy định đã phân cơng.
(3) Phó 3 phải:
- Xác định thời gian và vị trí tàu.
- Ghi các biện pháp đã được thực hiện vào nhật ký hàng hải.
(4) Thuyền trưởng phải:
- Tổ chức tìm kiếm ở trên tàu để đảm bảo chắc chắn rằng anh ta đã bị mất tích.
- Xác định và thống nhất giờ trên tàu;
- Chuyển vị trí tàu sang một hải đồ sạch;
- Quay tàu lại nơi xảy ra tai nạn với phương thức điều động thích hợp ví dụ như
quay tàu theo phương pháp Williamson.
- Giảm tốc độ tàu
- Dừng máy khi đến nơi xảy ra tai nạn.
- Đảm bảo chắc chắn rằng mọi người đều hiểu rõ nhiệm vụ của mình
- Thơng báo cho các tàu ở khu vực lân cận các trạm Radio bờ biển, các trung
tâm tìm kiếm và cứu nạn.
- Báo cáo ngay về Cơng ty.
- Cần chú ý những vấn đề sau:
+ Những nhận xét về người mất tích: thấy anh ta lần cuối cùng khi nào, ở đâu?
+ Các điều kiện và những thơng tin có liên quan khác (hồn cảnh gia đình, tính
cách cá nhân anh ta).
+ Nhiệt độ nước biển.
+ Hướng đi của tàu tại thời điểm xảy ra tai nạn.
+ Thay đổi hướng và thời gian đổi hướng.

+ Tầm nhìn xa trước và tại thời điểm xảy ra tai nạn.
+ Hướng, tốc độ của gió và dịng chảy.
+ Phương vị và khoảng cách tới những tàu khác với thời gian.
Thuyền trưởng phải dựa vào những điều kiện trên đây để quyết định có nên
quay tàu lại hay khơng. Mặc dù thời gian có thể đã lâu nhưng nếu cịn hy vọng dù là rất
mỏng manh thì cũng phải quay tàu lại để tìm kiếm.
21

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
(5) Máy trưởng phải đưa máy chính ở tình trạng sẵn sàng hoạt động.
2. Trong cơng tác tìm kiếm, cần phải chú ý các yếu tố sau đây
- Các đặc tính điều động của bản thân con tàu.
- Hướng gió và trạng thái mặt biển.
- Kinh nghiệm của thuyền viên và mức độ huấn luyện họ trong cơng tác này.
- Tình trạng của máy chính.
- Vị trí xảy ra tai nạn.
- Tầm nhìn xa.
- Kỹ thuật tìm kiếm.
- Khả năng có thể nhờ được sự trợ giúp của các tàu khác.
2.3.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU ĐỘNG CỨU NGƯỜI RƠI XUỐNG NƯỚC
1. Phương pháp quay trở “Williamson” (quay trở 1800)
a) Đặc điểm:
- Làm cho tàu có thể quay trở về vết đi ban đầu.
- Thực hiện có hiệu quả cả khi tầm nhìn xa kém.
- Đưa con tàu quay trở lại nhưng tránh khỏi chỗ người bị nạn (không đè lên

người bị nạn).
- Thực hiện chậm và cần phải huấn luyện thực tập nhiều lần.
b) Các bước tiến hành:
Error: Reference source not found

Hình 1.

Vịng quay trở “Williamson”

- Bẻ hết lái về một bên mạn (nếu trong tình huống người mới rơi được phát hiện
ngay thì ta bẻ hết lái về phía mạn người bị rơi).
- Sau khi mũi tàu quay được 60 0 so với hướng ban đầu thì bẻ hết lái về phía
mạn đối diện.
- Khi mũi tàu quay cịn cách hướng ngược với hướng ban đầu khoảng 20 0 (bằng
đặc tính dừng quay theo hướng đó) thì bẻ lái về vị trí số khơng, kết quả là tàu sẽ quay
được 1800 so với hướng ban đầu. Lúc này ta điều động tàu tiếp cận nạn nhân.
2. Vòng quay trở “Anderson” (quay trở 2700)
22

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
a) Đặc điểm:
- Là phương pháp quay trở để tìm kiếm nhanh nhất.
- Thuận lợi cho các tàu có đặc tính quay trở tốt (vòng quay hẹp).
- Hầu hết được các tàu có cơng suất lớn sử dụng.
- Thực hiện rất khó khăn đối với các tàu một chân vịt.

- Gặp khó khăn khi tiếp cận nạn nhân, bởi vì khơng phải tiếp cận trên một đường
thẳng.
b) Các bước tiến hành:

Hình 2.

Vòng quay trở “Anderson”

- Bẻ bánh lái hết về một bên (nếu trong tình huống tức thời, tức là người vừa rơi
xong thì ta bẻ hết lái về phía mạn người bị rơi)
- Sau khi mũi tàu quay được 250 0 so với hướng ban đầu thì bẻ lái về vị trí số
khơng, và dừng máy, tiếp tục điều động để tiếp cận nạn nhân.
3. Vòng quay trở “Scharnov”
a) Đặc điểm:
- Sẽ đưa con tàu trở lại ngược với đường đi cũ của nó.
- Vịng quay nhỏ, tiết kiệm được thời gian.
- Khơng thể tiến hành có hiệu quả trừ khi thời gian trôi qua giữa lúc xuất hiện tai
nạn và thời điểm bắt đầu điều động đã được biết.
- Không sử dụng trong trường hợp phát hiện ngay người rơi xuống nước.
b) Các bước tiến hành:
Error: Reference source not found
Hình 3.

Vịng quay trở “Scharnov”

- Bẻ bánh lái hết về một bên mạn.
- Sau khi mũi tàu quay được 240 0 so với hướng ban đầu, bẻ lái hết về phía mạn
đối diện.
- Khi mũi tàu quay được cịn cách ngược với hướng ban đầu 20 0 (khoảng 2000
so với hướng ban đầu) thì bẻ bánh lái về số khơng để cho mũi tàu trở về hướng ngược

với hướng ban đầu.
23

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
2.4. ĐÂM VA TRÊN BIỂN
2.4.1. QUY TRÌNH
(1) Sỹ quan boong trực ca phải:
- Phát tín hiệu chng báo động một cách phù hợp.
- Gọi thuyền trưởng.
- Xác định thời gian và vị trí xảy ra đâm va.
(2) Thuyền trưởng và sỹ quan boong trực ca phải:
- Đảm bảo chắc chắn rằng mọi thuyền viên đều đã hiểu rõ công việc của mình.
- Liên lạc với tàu kia và thơng báo cho họ biết:
+ Tên tàu, hô hiệu, cảng đăng ký.
+ Quốc tịch, chủ tàu, cảng tới.
+ Yêu cầu tàu kia thông báo những thơng tin tương tự.
- Cần duy trì liên lạc bằng VHF càng lâu càng tốt.
- Thống nhất với tàu kia xem có thể rút ra được khơng để tránh gây nguy hiểm
cho cả hai tàu như sự cố tràn dầu, phát sinh tia lửa điện gây ra cháy, cháy lan sang tàu
kia, chìm tàu, khả năng điều động sau khi rút ra trong trường hợp hai tàu bị mắc vào
nhau sau khi đâm va.
- Liên tục ghi vào nhật ký hàng hải những việc đã làm.
- Chuyển báo cáo về công ty bằng phương thức nhanh nhất và hiệu quả nhất.
- Duy trì sự liên lạc thường xuyên với Cơng ty.
(3) Đại phó phải:

- Kiểm tra xem có ai bị thương không, mức độ hư hỏng thiệt hại xảy ra đối với
tàu, hàng hoá, kiểm tra phát hiện lỗ thủng.
- Thực hiện những công việc cần thiết nhằm giảm tối thiểu những thiệt hại xảy ra
cho người, tàu và môi trường.
- Báo cáo cho thuyền trưởng biết.
(4) Máy trưởng và sỹ quan máy trực ca phải:
- Chuẩn bị tất cả các bơm để bơm nước ra.
- Đo tất cả các két và lacanh mà nước có thể tràn vào.
(5) Đội trưởng đội cứu sinh phải dựa vào tình hình thực tế của tàu để chuẩn bị
các phương tiện cứu sinh cho phù hợp.
(6) Đại phó phải làm hết khả năng để bịt lỗ thủng bằng cách:
- Dùng nêm gỗ.
- Dùng bạt chống thủng.
- Dùng xi măng.
- Dùng các bulông…
24

Downloaded by hây hay ()


×