Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN
BỘ MÔN: ĐIỀU ĐỘNG TÀU
BÀI GIẢNG
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP TRÊN BIỂN
TÊN HỌC PHẦN : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP TRÊN BIỂN
MÃ HỌC PHẦN : 11303
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
DÙNG CHO SV NGÀNH : ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN
HẢI PHÒNG - 2010
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 1
MỤC LỤC
Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG 6
1.1. TRÍCH YẾU VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN
TÀU BIỂN VIỆT NAM 6
1.2. HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG CÁC QUY TRÌNH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
KHẨN CẤP TRÊN BIỂN 7
Câu hỏi ôn tâp chương 1 8
Chương 2. XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP TRÊN BIỂN 9
2.1. CHÁY TRÊN TÀU 9
2.2. RỜI BỎ TÀU 14
2.3. CỨU NGƯỜI RƠI XUỐNG NƯỚC 17
2.4. TÀU ĐÂM VA TRÊN BIỂN 26
2.5. NƯỚC VÀO TÀU (CỨU THỦNG) 30
2.6. TÀU MẮC CẠN 38
2.7. MÁY LÁI HỎNG 53
2.8. MÁY CHÍNH HỎNG 56
2.9. TÀU BỊ CƯỚP BIỂN 58
2.10. HÀNG HÓA BỊ DỊCH CHUYỂN 61
2.11. MẤT ĐIỆN 64
2.12. YÊU CẦU CỨU HỘ 67
2.13. XỬ LÝ TRÀN DẦU 69
2.14. NGƯỜI BỊ THƯƠNG HOẶC ỐM NẶNG 73
Câu hỏi ôn tập chương 2 76
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 2
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Tên học phần: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển Loại học phần: 1
Bộ môn phụ trách giảng dạy: Điều động tàu Khoa phụ trách: ĐKTB
Mã học phần: 11303 Tổng số TC: 2
TS tiết Lý thuyết Thực hành Tự học Bài tập lớn
Đồ án môn
học
30 30 0 0 0
Điều kiện tiên quyết:
Sinh viên phải học xong các kiến thức cơ sở cơ bản mới được đăng ký học học
phần này.
Mục tiêu của học phần:
Học sinh nắm vững các quy trình xử lý của thuyền bộ khi gặp các tình huống
khẩn cấp trên biển.
Nội dung chủ yếu
Các quy trình xử lý của thuyền bộ nói chung và của các thuyền viên ngành
boong nói riêng khi gặp các tình huống khấn cấp trên biển.
Nội dung chi tiết của học phần:
TÊN CHƯƠNG MỤC
PHÂN PHỐI SỐ TIẾT
TS LT BT TH KT
Chương 1. Giới thiệu chung 2 2 0 0 0
1.1. Trích yếu văn bản pháp luật về thuyền viên làm
việc trên tàu biển Việt Nam
1.5
1.2. Hướng dẫn chung sử dụng các quy trình xử lý tình
huông khẩn cấp trên biển
0.5
1.2.1. Những chữ viết tắt 0.25
1.2.2. Các ký hiệu trong sơ đồ 0.25
Chương 2. Xử lý các tình huống khấn cấp trên biển
28 25 0 0 3
2.1. Cháy trên tàu
2
2.1.1. Mục đích 0.25
2.1.2. Phạm vi áp dụng 0.25
2.1.3. Quy trình 1
2.1.4. Yêu cầu thông báo 0.25
2.1.5. Báo động chữa cháy 0.25
2.2. Rời bỏ tàu 1 1
2.1.1. Mục đích 0.25
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 3
TÊN CHƯƠNG MỤC
PHÂN PHỐI SỐ TIẾT
TS LT BT TH KT
2.1.2. Phạm vi áp dụng 0.25
2.1.3. Quy trình 0.5
2.3. Cứu người rơi xuống nước 3
2.3.1. Các tình huống xảy ra với người rơi xuống nước 0.5
2.3.2. Quy trình xử lý với người rơi xuống nước 1.5
2.3.3 Các phương pháp cứu người rơi xuống nước 1
2.4. Tàu đâm va trên biển
2
2.4.1. Mục đích 0.25
2.4.2. Phạm vi áp dụng 0.25
2.4.3. Quy trình 1
2.4.4. Yêu cầu thông báo 0.5
2.5. Nước vào tàu (Cứu thủng)
4
2.5.1. Nguyên nhân thủng tàu 0.5
2.5.2. Cách xác định lỗ thủng 0.5
2.5.3. Mục đích 0.25
2.5.4. Phạm vi áp dụng 0.25
2.5.5. Quy trình 1
2.5.6. Các dụng cụ và cách sử dụng để cứu thủng 1.25
2.5.7. Chú ý điều động tàu khi bị thủng 0.25
2.6. Tàu mắc cạn 4 1
2.6.1. Nguyên nhân tàu bị cạn 0.25
2.6.2. Lựa chọn nơi vào cạn, các lưu ý chung trước khi
vào cạn tự nguyện
0.25
2.6.3. Phát hiện bị cạn 0.25
2.6.4. Quy trình xử lý khi bị cạn 1
2.6.5. Hành động thuyền bộ khi vào cạn 0.75
2.6.6. Các tính toán cần thiết khi tàu vào cạn 0.5
2.6.7. Các phương pháp tự ra cạn 0.5
2.6.8. Ra cạn nhờ trợ giúp của ngoại lực 0.5
2.7. Máy lái hỏng
1
2.7.1. Mục đích 0.25
2.7.2. Phạm vi áp dụng 0.25
2.7.3. Quy trình 0.5
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 4
TÊN CHƯƠNG MỤC
PHÂN PHỐI SỐ TIẾT
TS LT BT TH KT
2.8. Máy chính hỏng 1
2.8.1. Mục đích 0.25
2.8.2. Phạm vi áp dụng 0.25
2.8.3. Quy trình 0.5
2.9. Tàu bị cướp biển 1
2.9.1. Mục đích 0.25
2.9.2. Phạm vi áp dụng 0.25
2.9.3. Quy trình 0.5
2.10. Hàng hóa bị dịch chuyển
1
2.10.1. Mục đích 0.25
2.10.2. Phạm vi áp dụng 0.25
2.10.3. Quy trình 0.5
2.11. Mất điện 1
2.11.1. Mục đích 0.25
2.11.2. Phạm vi áp dụng 0.25
2.11.3. Quy trình 0.5
2.12. Yêu cầu cứu hộ 1
2.12.1. Mục đích 0.25
2.12.2. Phạm vi áp dụng 0.25
2.12.3. Quy trình 0.5
2.13. Xử lý tràn dầu
2
1
2.13.1. Nguyên nhân tràn dầu 0.25
2.13.2. Mục đích quy trình 0.25
2.13.3. Phạm vi áp dụng 0.25
2.13.4. Quy trình 1
2.13.5. Yêu cầu thông báo 0.25
2.14. Người bị thương hoặc ốm nặng 1
2.14.1. Mục đích 0.25
2.14.2. Phạm vi áp dụng 0.25
2.14.3. Quy trình 0.5
Nhiệm vụ của sinh viên:
Lên lớp đầy đủ và chấp hành mọi quy định của Nhà trường.
Giáo trình và tài liệu tham khảo:
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 5
1. Code of safe working practices - Marine Directorate, London, 1991.
2. SOLAS - 74 - IMO – London.
3. MARPOL 73/78 - IMO – London.
4. STCW - 78 - IMO – London.
5. ISM CODE - IMO – London.
6. Maritime Safety - Polytech International – London.
7. Điều động tàu – TS. TTr. Nguyễn Viết Thành – 2007.
8. An toàn lao động hàng hải – TTr. Lê Thanh Sơn – 2005.
Hình thức và tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
Thi viết rọc phách, thời gian làm bài: 60 phút.
Thang điểm: Thang điểm chữ A, B, C, D, E.
Điểm đánh giá học phần: Z = 0.2X + 0.8Y
Bài giảng này là tài liệu chính thức và thống nhất của Bộ môn Điều động tàu,
Khoa Điều khiển tàu biển và được dùng để giảng dạy cho sinh viên.
Ngày phê duyệt: ……./……./2010
Chủ nhiệm bộ môn
ThS. TTr Bùi Thanh Huân
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 6
Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. TRÍCH YẾU VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU
BIỂN VIỆT NAM
Điều 55. Phân công báo động trên tàu
1. Trên tàu biển phải lập bảng phân công báo động về cứu hoả, cứu người rơi
xuống biển, cứu thủng tàu và "bỏ tàu"
2. Trong bảng phân công báo động phải quy định rõ:
a) Nhiệm vụ chung của mỗi thuyền viên và hành khách khi có báo động.
b) Vị trí tập trung và nhiệm vụ cụ thể của mỗi thuyền viên, hành khách khi có báo
động đối với từng loại báo động trên tàu.
c) Thành phần của các ca trực ở buồng lái, buồng máy, buồng vô tuyến điện, an
ninh, y tế và trật tự (trên các tàu khách) khi có báo động trên tàu.
3. Bảng phân công báo động phải được niêm yết ở những nơi tập trung thuyền
viên và khách hàng.
Điều 56. Phiếu trách nhiệm cá nhân khi báo động
1. Trong các buồng ở thuyền viên và hành khách phải niêm yết ở nơi dễ thấy
nhất "Phiếu trách nhiệm cá nhân khi có báo động" được viết bằng tiếng Việt và tiếng
Anh.
2. Phiếu trách nhiệm cá nhân khi báo động bao gồm nội dung sau đây:
a) Tín hiệu báo động các loại.
b) Vị trí tập trung và nhiệm vụ phải thực hiện.
c) Số xuồng và vị trí ngồi trong xuồng cứu sinh.
Điều 57. Tín hiệu báo động trên tàu
1. Tín hiệu báo động phải được thông báo bằng chuông điện và hệ thống truyền
thanh trên tàu. Hồi chuông ngắn là hồi chuông điện kéo dài từ 1 đến 2 giây; hồi chuông
dài là hồi chuông điện kéo dài từ 4 đến 6 giây; giữa hai hồi chuông cách nhau 2 đến 4
giây.
2. Tín hiệu báo động bằng chuông điện được quy định như sau:
a) Báo động cứu hoả gồm một hồi chuông điện liên tục kéo dài 15 đến 20 giây
và lặp lại nhiều lần ( );
b) Báo động cứu người rơi xuống biển gồm 3 hồi chuông dài, lặp đi lặp lại 3 đến
4 lần (
___ ___ ___
);
c) Báo động cứu thủng gồm 5 hồi chuông dài, lặp đi lặp lại 2 đến 3 lần (
___ ___
___ ___ ___ ___
);
d) Báo động "bỏ tàu" gồm 6 hồi chuông ngắn và 1 hồi chuông dài lặp đi lặp lại
nhiều lần (- - - - - -
_____
);
đ) Lệnh báo yên bằng một hồi chuông liên tục kéo dài 15 đến 20 giây ( ).
3. Sau tín hiệu chuông phải kèm theo thông báo bằng lời. Trường hợp báo động
cứu hỏa, cứu thủng thì phải thông báo rõ vị trí nơi xảy ra sự cố. Nếu hệ thống chuông
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 7
điện, hệ thống truyền thanh của tàu bị hỏng hoặc không có thì có thể dùng bất kỳ một
thiết bị nào đó phát ra âm thanh tương tự để báo cho thuyền viên và hành khách biết.
1.2. HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG CÁC QUY TRÌNH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHẨN
CẤP TRÊN BIỂN
1.2.1. NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
SQBTC : Sỹ quan boong trực ca SQMTC : Sỹ quan máy trực ca
TH/TR : Thuyền trưởng M/T : Máy trưởng
Đ/P : Đại phó M2 : Máy hai
P2 : Phó hai M3 : Máy ba
P3 : Phó ba M4 : Máy tư
Đa/TR : Đài trưởng Đ/TR : Điện trưởng
TTT : Thuỷ thủ trưởng TTTC : Thuỷ thủ trực ca
SQYT : Sỹ quan y tế
B/L : Buồng lái B/M : Buồng máy
B/R : Buồng VTĐ TC : Nơi xảy ra sự cố
BCN : Boong canô BVT : Bệnh viện của tàu
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 8
1.2.2. CÁC KÝ HIỆU TRONG SƠ ĐỒ
Câu hỏi ôn tâp chương 1
Câu 1. Trình bày sự hiểu biết của bạn về bảng phân công báo động trên tàu?
Câu 2. Cho biết quy định về tín hiệu báo động trên tàu?
Câu 3. Vẽ và giải thích các ký hiệu trong sơ đồ quy trình xử lý các tình huống
khẩn cấp trên biển?
Ghi bắt đầu và kết thúc
Ghi tình huống đặt ra
Ghi những hướng dẫn, thông báo
Ghi tên quy trình
a
d
c
b
a - Những việc chủ yếu phải làm
b - Một chữ số để đánh dấu ghi chú. Ghi chú này sẽ được
viết lại trong mục hướng dẫn và nhằm mục đích giải thích
rõ hơn cho các công việc phải làm trong "a".
c - Ghi những chức danh chính chịu trách nhiệm thực hiện
các nhiệm vụ ghi trong "a".
d - Ghi vị trí thực hiện các nhiệm vụ.
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 9
Chương 2. XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP TRÊN BIỂN
2.1. CHÁY TRÊN TÀU
2.1.1. MỤC ĐÍCH
Mục đích của quy trình này là đưa ra các bước, các biện pháp cũng như những
nhiệm vụ phải làm khi có sự cố xảy ra trên tàu.
2.1.2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này áp dụng khi có cháy xảy ra trên tàu cả trên biển cũng như trong
cảng.
2.1.3. QUY TRÌNH
1. Diễn giải quy trình
Những nhiệm vụ chủ yếu của từng bước đã được nêu trong lưu đồ quy trình, tuy
nhiên những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn:
(1) Người đầu tiên phát hiện ra có cháy phải báo ngay cho buồng lái biết đồng
thời phải áp dụng ngay những biện pháp hữu hiệu và sử dụng những thiết bị phù hợp
để dập lửa.
(2) Sỹ quan boong trực ca phải:
- Phát tín hiệu chuông báo động một cách phù hợp.
- Gọi ngay Thuyền trưởng lên buồng lái.
(3) Thuyền trưởng phải:
- Đảm bảo chắc chắn rằng mọi người đều đã hiểu rõ nhiệm vụ của mình.
- Không thiếu ai và không có ai bị kẹt lại ở đâu đó.
Sỹ quan boong giúp việc cho Thuyền trưởng phải liên tục ghi vào nhật ký tàu
những hành động đã thực hiện.
(4) Đội trưởng đội cứu hoả (Đ/P) phải đảm bảo rằng mọi người trong đội đã ở tư
thế sẵn sàng với đầy đủ các trang thiết bị cứu hoả cần thiết.
(5) Đội trưởng đội đóng cửa (P2) phải:
- Đảm bảo chắc chắn rằng các khu vực bị ảnh hưởng đã được cách ly.
- Chỉ đóng kín buồng máy khi có cháy lớn trong buồng máy.
- Các lỗ hổng (openings) như là các cửa ra vào, lỗ có lắp, thông gió phải được
đóng, và hệ thống thông gió phải ngừng hoạt động. Việc làm mát khu vực này phải
được tiến hành nếu thấy cần thiết.
(6) Máy 2 phải chạy các Bơm cứu hoả theo lệnh của máy trưởng.
Máy trưởng phải đảm bảo chắc chắn rằng các quạt gió có liên quan tới những
khu vực bị ảnh hưởng đã được tắt hết.
(7) Đài trưởng phải:
- Sẵn sàng điện đài và vị trí phải được cập nhật thường xuyên.
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 10
- Thông báo cho chủ tàu biết, nếu cần thiết phải xin phép cấp cứu.
- Phát tín hiệu cấp cứu thích hợp (xem trong luật tín hiệu quốc tế) khi có lệnh của
thuyền trưởng (cũng có thể dùng VHF để thông báo tai nạn).
(8) Đội trưởng đội cứu sinh phải căn cứ vào tình trạng cứu hoả để chuẩn bị các
phương tiện cứu sinh cho phù hợp.
(9) Thuyền trưởng và đội trưởng đội cứu hỏa phải:
- Căn cứ vào tất cả những thông tin và kiến thức đã biết về những thứ có trong
khu vực cháy và những thứ xung quanh khu vực cháy, đặc biệt những thông tin về
hàng hóa nguy hiểm và độc hại để quyết định phương án cứu hỏa tốt nhất. Việc bắt
đầu chữa cháy phải được tiến hành một cách có hiệu quả và với phương pháp thích
hợp, và phải lưu ý tới việc chuẩn bị bỏ tàu như là việc sẵn sàng của xuồng cứu sinh, và
không quên thời gian thông báo của việc bỏ tàu.
- Chú ý những vấn đề sau đây:
+ Các tai nạn gây ra nổ và sự lan rộng của hỏa hoạn trên tàu và trên bờ.
+ Tàu mất tính ổn định khi sử dụng nước để cứu hỏa.
+ Không được dùng nước đối với các thiết bị điện, nếu dùng khí CO
2
để chữa
cháy cho một khu vực nào đó thì có thể cần tới 8 - 10 ngày để giữ cho khu vực đó
ngừng hoạt động.
+ Nếu thấy có khả năng ngọn lửa lan rộng do gió to, thuyền trưởng phải dừng
tàu hoặc điều động đưa tàu xuôi gió để đề phòng ngọn lửa lan rộng, hạn chế không cho
khói vào cabin.
+ Thuyền trưởng phải hành hải sao cho lửa và khói không ảnh hưởng đến hoạt
động chữa cháy.
+ Tất cả mọi nguồn điện dẫn đến chỗ cháy phải được cắt, trừ nguồn được sử
dụng trong trường hợp khẩn cấp.
(10) Máy trưởng phải đảm bảo chắc chắn rằng:
- Buồng Máy đã được đóng kín;
- Tất cả các quạt gió đã tắt;
- Không còn ai ở trong buồng máy;
- Tính toán và xả lượng CO
2
phù hợp vào trong Buồng máy;
- Liên tục cảnh giới và đo nhiệt độ Buồng máy.
2. Lưu đồ quy trình
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 11
Hình 1. Quy trình xử lý cháy trên tàu
- Chạy các bơm
- Tắt các quạt gió
B/M M2
6
KẾT THÚC
Đóng kín các
cửa
ĐỘI ĐÓNG CỬA
5
Thực hiện
cứu hỏa
ĐỘI CỨU HỎA
9
Cháy lớn
ở buồng máy?
Yêu cầu
cứu thương?
Lửa có bị
dập tắt?
Không Không
K
Xả CO
2
vào
buồng máy
MT & M2
10
C
ỨU
THƯƠNG
RỜI TÀU
Không
Có tràn dầu
không?
D
ẦU
TRÀN
Có
Làm kháng cáo hàng hải
Làm báo cáo không phù hợp
Báo về Công ty
Báo cho các bên liên quan
Tiếp tục hành trình
Không
Có
Có
Có
Có
CHÁY
TRÊN TÀU
Báo cho buồng
lái đối phó ngay
BẤT KÌ AI
1
Ấn chuông lệnh
Gọi thuyền trưởng
B/L SQBTC
2
- Yêu cầu cảng giúp đỡ (nếu
cháy ở trong Cảng)
- Gọi trạm cứu hỏa thông
qua chính quyền cảng
B/L TH/TR
- Xác định khu vực cháy
- Tập trung thuyền viên
- Xác định vị trí tàu và thời gian
- Báo công ty
- Ghi nhật ký
B/L TH/TR & SQBTC
Sẵn sàng Radio
Phát tín hiệu
phù hợp
B/R Đa/TR
7
Chuẩn bị sẵn
sàng các trang
thiết bị
ĐỘI CỨU HỎA
4
3
Chuẩn bị canô, các
thiết bị cứu sinh,
cứu thương
BCN/TC ĐỘI CỨU SINH
8
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 12
2.1.4. YÊU CẦU THÔNG BÁO
Những thông tin sau đây phải thông báo cho Công ty một cách nhanh nhất:
- Diễn biến quá trình cháy;
- Ngày tháng;
- Vị trí tàu;
- Có người bị thương không?
- Hư hỏng về tàu,
- Hư hỏng về hàng hoá;
- Mô tả về hàng hoá;
- Thuyền viên có khả năng tự dập lửa không hay cần phải có sự hỗ trợ?
- Tình hình thời tiết;
- Hô hiệu của Đài bờ gần nhất;
- Đã thông báo cho những đâu?
- Cảng tới - ETA - Tốc độ tàu.
2.1.5. FIRE FIGHTING STATION – BÁO ĐỘNG CHỮA CHÁY
TEAM RANK DUTY
COMMAND TEAM
Trạm chỉ huy
MASTER
The supreme Command.
Ch
ỉ huy chung
3/O Assistant of Master & recording.
Trợ giúp thuyền trưởng & Ghi nhật ký.
Operate emergency STOP switch in bridge
when necessary.
Sử dụng công tắc dừng khẩn cấp ở buồng lái
khi cần thiết.
AB-S
(On watch)
Steering. Lái tàu
AB-S
(Next watch)
Message, signal & lookout.
Truyền thông tín, tín hiệu & cảnh giới.
C/O Command on the fire Area. (Sup supreme
commander).
Chỉ huy tại khu vực cháy. (Chỉ huy phó công
tác chữa cháy)
BOSUN Carry firemens outfits & lifeline
Mang quần áo chống cháy & dây cứu sinh.
AB-S
(Over watch)
Carry hammer, fire axes, fire hose & nozzle.
Mang búa, rìu, ống rồng & vòi rồng cứu hoả.
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 13
EXTINGUISHING
TEAM
Đội cứu hỏa
OS-B Message. Carry fire hose & nozzle
Truyền thông báo. Mang ống rồng & vòi rồng
c
ứu hoả.
OS-C Carry middle hammer & lighting lamp.
Mang búa & đèn.
OILER-A,
WIPER
Carry portable fire extinguisher.
Mang bình cứu hoả.
TRAINEE-
Deck
Assitant of Officer.
Trợ giúp Sỹ quan.
MAINT Crew
Follow the Masters intruction.
Theo sự chỉ đạo của Thuyền trưởng.
INTERCEPTING
VENTILATION TEAM
Đội đóng cửa thông
gió
2/O Direct to intercept ventilation system.
Trực tiếp đóng hệ thống thông gió.
OS-A
OILER-B
2/COOK
Close ventilators, doors of all rooms & stores,
window & openings. After completion of
intercepting ventilation, to be joined to
extinguishing team.
Đóng các cửa thông gió, cửa ra vào của tất cả
các phòng & kho, cửa sổ và các khu vực mở.
Sau khi hoàn thành đóng các cửa thông gió thì
tham gia vào đội chữa cháy.
(2/cook to join Communication & Rescue
team)
(
B
ếp 2 tham gia vào
đ
ội Thông tin & Cấp cứu)
ENGINE OPERATION
TEAM
Đội vận hành máy
C/E Command of the Engine operation team.
Ch
ỉ huy buồng máy
.
1/E Operation of main engine.
Phụ trách vận hành Máy chính.
2/E Operation of pumps.
Phụ trách vận hành hệ thống bơm.
3/E Assistant of C/engineer.
Trợ giúp máy trưởng.
Communication with bridge & recording.
Liên lạc với buồng lái và ghi nhật ký.
No.1 OILER Assistant of 1
st
& 2
nd
engineers.
Trợ giúp Máy 1 & 2.
TRAINEE-
Eng.
Assistant of engineers.
Trợ giúp các sỹ quan máy.
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 14
COMMUNICATION
&
RESCUE TEAM
Đội liên lạc và cứu
nạn
R/O
Command of the Communication & Rescue
team.
Chỉ huy đội Thông tin & Cấp cứu.
Communication with bridge & contact with
outside
Liên lạc với buồng lái & với bên ngoài (nếu
cần).
C/COOK Fisrt-aid treatment & carry stretcher.
Sơ cứu & chăm sóc người bị nạn và mang
cáng c
ứu th
ương.
MESS MAN
2.2. RỜI BỎ TÀU
2.2.1. MỤC ĐÍCH
Mục đích quy trình này là đưa ra các bước, các biện pháp cũng như những
nhiệm vụ phải làm khi phải rời bỏ tàu.
2.2.2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này được áp dụng khi phải rời bỏ tàu.
2.2.3. QUY TRÌNH
1. Diễn giải quy trình
Những nhiệm vụ chủ yếu của từng bước đã được nêu trong lưu đồ quy trình, tuy
nhiên những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn:
(1) Thuyền trưởng phải:
- Dựa trên tình trạng thực tế của tàu để quyết định xem có nên rời bỏ tàu hay
không.
- Đảm bảo chắc chắn rằng mọi người đều đã hiểu rõ nhiệm vụ của mình.
- Đảm bảo chắc chắn rằng các tài liệu quan trọng sau đây phải được mang theo
khi bỏ tàu:
+ Nhật ký boong;
+ Nhật ký máy;
+ Nhật ký VTĐ;
+ Hải đồ khu vực xảy ra tai nạn;
+ Tiền và các tài liệu quan trọng khác.
- Thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời tàu
(2) Sỹ quan boong trực ca phải:
- Phát tín hiệu chuông báo động một cách phù hợp;
- Phát lệnh rời tàu của thuyền trưởng;
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 15
- Chuyển giao nhiệm vụ tại Buồng lái cho sỹ quan thay thế (phó 3) theo đúng quy
định đã phân công.
(3) Máy trưởng và các sỹ quan máy phải:
- Dừng máy chính và hãm chân vịt nếu có thể;
- Tất cả các bơm xả nước ra mạn đặc biệt là khu vực hạ canô và phao bè cứu
sinh;
- Làm các nhiệm vụ như trong bảng phân công.
(4) Phó 3 phải:
- Xác định thời gian và vị trí tàu;
- Phát tín hiệu "MAYDAY" nếu được lệnh của Thuyền Trưởng;
- Làm các nhiệm vụ như trong bảng phân công.
(5) Đài trưởng phải:
- Chuyển báo cáo của thuyền trưởng tới Công ty và các bên hữu quan bằng
phương thức thanh toán nhanh nhất và hiệu quả nhất.
- Duy trì sự liên lạc thường xuyên với Công ty và các bên hữu quan.
(6) Đại phó, máy trưởng và tất cả thuyền viên:
- Tự giác thực hiện các công việc của mình như đã được ghi trong bảng phân
công khi rời tàu. Đặc biệt chú ý các việc sau:
+ Tháo các dây chằng buộc ca nô và phao bè cứu sinh.
+ Tăng cường thêm chăn, nước ngọt, thực phẩm, v.v cho các phương tiện cứu
sinh (nếu thời gian cho phép).
+ Kiểm tra lại số người cùng với phao áo cá nhân, áo chống mất nhiệt.
+ Hạ các thiết bị cứu sinh xuống nước.
Trong trường hợp cho phép quay trở lại tàu sau khi đã rời bỏ tàu, Thuyền trưởng
phải yêu cầu các sỹ quan máy, sỹ quan boong, Đài trưởng thực hiện ngay các công
việc sau đây:
- Đóng tất cả các cửa kính lại;
- Đóng tất cả các van nhiên liệu dưới Buồng máy;
- Cho các máy sự cố hoạt động;
- Báo cho Công ty và các bên hữu quan.
2. Lưu đồ quy trình
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 16
Hình 2. Quy trình rời bỏ tàu
Duy trì áo phao, bè
và xuồng cứu sinh
gần nơi xảy ra sự
cố để chờ cứu hộ.
RỜI BỎ TÀU
- Lệnh rời bỏ tàu
B/L TH/TR
1
-
Ki
ểm tra số ng
ư
ời, áo phao,
áo chống mất nhiệt tại nơi tập
trung, báo cáo và chờ lệnh của
thuyền trưởng
- Tăng thêm chăn, nước ngọt,
thực phẩm nếu có thể.
- Tháo các dây chằng buộc
canô, phao.
- Hạ canô/phao bề khi có lệnh
của thuyền trưởng
BCN Đ/P & toàn bộ TV
6
Xác định vị trí tàu và
báo tín hiệu ‘Mayday’
theo lệnh thuyền trưởng.
B/L P3
4
Duy trì liên lạc với
công ty và các bên
hữu quan
B/R
Đa/TR
5
Có trở lại tàu
không?
Làm kháng cáo hàng hải
Làm báo cáo không phù hợp
Báo về Công ty
Báo cho các bên liên quan
Tiếp tục hành trinh
KẾT THÚC
Không Có
- Ấn chuông báo động
- Thông báo lệnh rời bỏ tàu của
thuyền trưởng
B/L TH/TR & SQBTC
2
- Đóng tất cả các cửa kín
nước
- Đóng tất cả các van dầu
- Đưa các máy sự cố vào
hoạt động
Đ/P
–
M/T
–
Đa/TR
Tắt máy chính.
Hãm chân vịt nếu có
thể được.
Tắt các bơm xả
nước ra mạn.
B/M MT - SQMTC
3
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 17
2.3. CỨU NGƯỜI RƠI XUỐNG NƯỚC
2.3.1. CÁC TÌNH HUỐNG XẢY RA ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ RƠI
Trên biển, người rơi xuống nước có thể được phát hiện một trong hai tình huống
và ứng với mỗi tình huống như vậy trên buồng lái phải đưa ra các hành động tương
thích, nếu:
- Trường hợp phát hiện ngay:
+ Người mới rơi xuống nước được bộ phận trực ca buồng lái phát hiện ngay.
Lúc này buồng lái phải xử lý kịp thời để cứu người rơi, ta còn gọi là “Hành động tức
thời”.
+ Khi người rơi xuống nước đã được một người nào đó trên tàu nhìn thấy và
thông báo cho buồng lái. Lúc này hành động ban đầu của buồng lái để cứu vớt người bị
nạn coi như đã bị trễ. Ta gọi là “Hành động đã bị trễ”.
- Trường hợp không phát hiện ngay: Người bị rơi xuống nước được thông báo
cho buồng lái dưới dạng coi như đã bị mất tích. Buồng lái phải hành động như đối với
người đã bị mất tích. Ta gọi là “Hành động đối với người đã bị mất tích”.
2.3.2. QUY TRÌNH CỨU NGƯỜI RƠI XUỐNG NƯỚC
A. Trường hợp phát hiện ngay
1. Mục đích
Mục đích của quy trình này là đưa các bước, các biện pháp cũng như những
nhiệm vụ phải làm khi có người rơi xuống biển trong trường hợp phát hiện ngay.
2. Phạm vi áp dụng
Quy trình này áp dụng khi có người rơi xuống biển (trường hợp phát hiện ra
ngay).
3. Hành động đầu tiên để cứu nạn nhân
- Dừng máy và ném ngay phao tròn (hoặc bất cứ vật gì nổi được) xuống mạn tàu
có người rơi, chú ý càng gần chỗ người bị nạn càng tốt, nhưng tránh gây thương vong
cho nạn nhân.
- Kéo ba hồi còi dài bằng còi tàu (tín hiệu chữ O), đồng thời hô lớn “Có người rơi
xuống nước ở mạn ”.
- Chuẩn bị điều động theo các phương pháp thích hợp để cứu người rơi xuống
nước.
- Xác định vị trí tàu, hướng và tốc độ gió, thời gian xảy ra tai nạn.
- Thông báo ngay cho thuyền trưởng và buồng máy biết.
- Tăng cường cảnh giới, duy trì cảnh giới chặt chẽ để luôn luôn thấy được
người bị nạn.
- Ném thêm dấu hiệu hoặc tín hiệu pháo khói để đánh dấu vị trí người bị nạn.
- Thông báo cho sĩ quan điện đài, thường xuyên cập nhật chính xác vị trí tàu.
- Máy chính ở chế độ chuẩn bị sẵn sàng điều động.
- Chuẩn bị sẵn xuồng cứu sinh để có thể hạ được ngay, nếu cần.
- Duy trì liên lạc bằng máy bộ đàm cầm tay giữa buồng lái, trên boong và xuồng
cứu sinh.
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 18
- Chuẩn bị hạ cầu thang hoa tiêu để phục vụ cho công việc cứu nạn nhân.
4. Quy trình
a) Diễn giải quy trình
Những nhiệm vụ chủ yếu của từng bước đã được nêu trong lưu đồ quy trình, tuy
nhiên những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn:
(1) Người phát hiện ra có người rơi xuống biển phải:
- Báo ngay cho buồng lái và những người xung quanh.
(2) Sỹ quan boong trực ca phải:
- Ném một hoặc cả đèn vào phao khỏi đặt ở hai cánh gà buồng lái.
- Phát tín hiệu chuông báo động một cách hợp lý.
- Gọi thuyền trưởng.
- Thông báo cho buồng máy biết.
- Chuyển giao nhiệm vụ tại Buồng lái cho Sỹ quan thay thế (Phó 3) theo đúng
quy định đã phân công.
(3) Phó 3 phải:
- Xác định thời gian và vị trí tàu.
- Ghi các biện pháp đã được thực hiện vào nhật ký hàng hải.
* Thuyền trưởng phải:
- Tổ chức ngay một cuộc kiểm tra toàn tàu để đảm bảo chắc chắn rằng người bị
rơi xuống biển không ở trên tàu.
- Giảm tốc độ tàu.
- Quay tàu lại.
- Thông báo cho các tàu ở khu vực lân cận, các trạm Radio bờ biển, các Trung
tâm tìm kiếm và cứu nạn.
- Báo cáo ngay về Công ty.
(4) Máy trưởng phải:
- Đặt máy chính ở tình trạng sẵn sàng hoạt động;
(5) Đài trưởng phải:
- Chuyển báo cáo và yêu cầu của thuyền trưởng về Công ty và các bên hữu
quan bằng phương thức nhanh nhất và hiệu quả nhất.
- Duy trì sự liên lạc thường xuyên với Công ty và các bên hữu quan.
(6) Đại phó và đội cứu sinh phải:
- Chuẩn bị để hạ một canô cứu sinh.
- Hạ một canô cứu sinh.
(7) Thuyền trưởng, Đại phó và Đội tìm kiếm và cấp cứu phải:
- Nếu không tìm thấy ngay người bị nạn thì hoạt động tìm kiếm phải được tiến
hành theo “Hướng dẫn tìm kiếm và cứu nạn trên thương thuyền” của IMO.
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 19
(8) Nếu người bị nạn không tìm thấy hoặc tìm thấy nhưng đã chết, Thuyền
trưởng phải xin ý kiến Công ty.
b) Lưu đồ quy trình
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 20
Hình 3. Quy trình cứu người rơi xuống nước (phát hiện ngay)
NG
Ư
ỜI R
ƠI XU
ỐNG BIỂN
(phát hiện ngay)
-Bẻ hết lái về mạn người r
ơi
rơi và ném phao
- Xác định thời gian và vị trí.
- Ấn chuông lệnh
- Báo cho buồng máy
- Gọi thuyền trưởng
B/L
SQBTC
2
MC sẵn sàng
B/M SQMTC
-
M/T
4
Báo cho buồng
lái đối phó ngay
BẤT KÌ AI
1
- Quay tàu trở lại.
- Báo cho:
+ Các tàu ở xung quanh
+ Các đài bờ;
+ Các trung tâm tìm kiếm cứu nạn;
+ Báo về công ty;
- Ghi nhật ký.
B/L TH/TR & P3
3
Radio sẵn sàng
B/R Đa/TR
5
- Chuẩn bị hạ canô
- Hạ một canô cứu sinh
BCN Đ/P và Đội cứu sinh
6
Hướng dẫn
của công ty
CÔNG TY
TÌM KIẾM
ĐỘI TÌM KIẾM & CỨU NẠN
Có tìm
thấy
không?
Yêu c
ầu
cứu
thương?
CỨU
THƯƠNG
TÌM KIẾM THEO
QUY ĐỊNH CỦA IMO
TH/TR
ĐỘI TÌM KIẾM & CỨU NẠN
7
- Không thấy
- Thấy xác
8
Làm kháng cáo hàng hải
Làm báo cáo không phù hợp
Báo về Công ty
Báo cho các bên liên quan
Tiếp tục hành trình
KẾT THÚC
Có
Có
Không
Không
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 21
B. Trường hợp không phát hiện ngay
1. Mục đích
Mục đích của quy trình này là đưa ra các bước, các biện pháp cũng như những
nhiệm vụ phải làm khi có người rơi xuống biển trong trường hợp không phát hiện ra
ngay.
2. Phạm vi áp dụng
Quy trình này áp dụng khi có người rơi xuống biển trong trường hợp không phát
hiện ra ngay.
3. Quy trình
a) Diễn giải quy trình
Những nhiệm vụ chủ yếu của từng bước đã được nêu trong lưu đồ quy trình, tuy
nhiên những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn:
(1) Người phát hiện ra có người mất tích và có khả năng đã rơi xuống biển phải:
- Báo ngay cho buồng lái;
(2) Sỹ quan boong trực ca phải:
- Phát tín hiệu chuông báo động một cách hợp lý.
- Thông báo cho thuyền trưởng.
- Thông báo cho buồng máy biết.
- Chuyển giao nhiệm vụ tại Buồng lái cho Sỹ quan thay thế (Phó 3) theo đúng
quy định đã phân công.
(3) Phó 3 phải:
- Xác định thời gian và vị trí tàu.
- Ghi các biện pháp đã được thực hiện vào nhật ký hàng hải.
*Thuyền trưởng phải:
- Tổ chức tìm kiếm ở trên tàu để đảm bảo chắc chắn rằng anh ta đã bị mất tích.
- Quay tàu lại nơi xảy ra tai nạn với phương thức điều động thích hợp ví dụ như
quay tàu theo phương pháp Williamson.
- Giảm tốc độ tàu
- Dừng máy khi đến nơi xảy ra tai nạn.
- Đảm bảo chắc chắn rằng mọi người đều hiểu rõ nhiệm vụ của mình
- Thông báo cho các tàu ở khu vực lân cận các trạm Radio bờ biển, các Trung
tâm tìm kiếm và cứu nạn.
- Báo cáo ngay về Công ty.
- Cần chú ý những vấn đề sau:
+ Những nhận xét về người mất tích: thấy anh ta lần cuối cùng khi nào, ở đâu?
+ Các điều kiện và những thông tin có liên quan khác (hoàn cảnh gia đình, tính
cách cá nhân anh ta).
+ Nhiệt độ nước biển.
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 22
+ Hướng đi của tàu tại thời điểm xảy ra tai nạn.
+ Thay đổi hướng và thời gian đổi hướng.
+ Tầm nhìn xa trước và tại thời điểm xảy ra tai nạn.
+ Hướng, tốc độ của gió và dòng chảy.
+ Phương vị và khoảng cách tới những tàu khác với thời gian.
Thuyền trưởng phải dựa vào những điều kiện trên đây để quyết định có nên quay
tàu lại hay không. Mặc dù thời gian có thể đã lâu nhưng nếu còn hy vọng dù là rất mỏng
manh thì cũng phải quay tàu lại để tìm kiếm.
(4) Máy trưởng phải: đặt máy chính ở tình trạng sẵn sàng hoạt động
(5) Đài trưởng phải:
- Chuyển báo cáo và yêu cầu của thuyền trưởng về Công ty và các bên hữu
quan bằng phương thức nhanh nhất và hiệu quả nhất.
- Duy trì sự liên lạc thường xuyên với Công ty và bên hữu quan.
(6) Thuyền trưởng phải:
- Xác định và thống nhất giờ trên tàu;
- Chuyển vị trí tàu sang một hải đồ sạch;
- Quay lại đúng vết đường đã đi.
Các sỹ quan, thuyền viên phải quan sát thật kỹ hai bên đường đi.
Nếu tàu có sử dụng thiết bị ghi hướng đi/sự hoạt động của bánh lái thì phải ghi
chép về vấn đề thời gian.
b) Lưu đồ quy trình
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 23
Hình 4. Quy trình cứu người rơi xuống nước (không phát hiện ngay)
Làm kháng cáo hàng hải
Làm báo cáo không phù hợp
Báo về Công ty
Báo cho đại lý ở cảng
NGƯ
ỜI R
ƠI XU
ỐNG BIỂN
(không phát hiện ngay)
- Ấn chuông lệnh
- Gọi thuyền trưởng
- Báo cho buồng máy
B/L SQBTC
2
Báo cho
buồng lái
BẤT KỲ AI
1
- Xác định thời gian và vị trí.
- Giảm tốc độ
- Kiểm tra thật kỹ ở trên tàu.
- Báo cho: Các tàu
ở xung quanh,
các đài b
ờ, các trung tâm tìm kiếm
cứu nạn.
- Báo về công ty;
- Quyết định quay lại hay không?
- Ghi nhật ký.
B/L TH/TR & SQBTC
3
Hướng dẫn
của công ty
CÔNG TY
6
Radio sẵn sàng
B/R §a/TR
5
MC sẵn sàng
B/M SQMTC - M/T
4
Có quay l
ại
tìm ki
ếm họ
không?
Có
Không
NGƯ
ỜI
RƠI
XUỐNG
BIỂN
KẾT THÚC
- Xác định và thống nhất giờ trên tàu
- Chuyển vị trí tàu sang hải đồ sạch
- Quay lại đúng vết đường đã đi
- Quan sát cẩn thận hai bên đường đi
B/L TH/TR & và toàn bộ TV
Bài giảng: Xử lý tình huống khẩn cấp trên biển
Bộ môn Điều động tàu – Khoa Điều khiển tàu biển 24
C. Trong công tác tìm kiếm, cần phải chú ý các yếu tố sau đây
- Các đặc tính điều động của bản thân con tàu.
- Hướng gió và trạng thái mặt biển.
- Kinh nghiệm của thuyền viên và mức độ huấn luyện họ trong công tác này.
- Tình trạng của máy chính.
- Vị trí xảy ra tai nạn.
- Tầm nhìn xa.
- Kỹ thuật tìm kiếm.
- Khả năng có thể nhờ được sự trợ giúp của các tàu khác.
2.3.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU ĐỘNG CỨU NGƯỜI RƠI XUỐNG NƯỚC
1. Phương pháp quay trở “Williamson” (quay trở 180
0
)
a) Đặc điểm:
- Làm cho tàu có thể quay trở về vết đi ban đầu.
- Thực hiện có hiệu quả cả khi tầm nhìn xa kém.
- Đưa con tàu quay trở lại nhưng tránh khỏi chỗ người bị nạn (không đè lên
người bị nạn).
- Thực hiện chậm và cần phải huấn luyện thực tập nhiều lần.
b) Các bước tiến hành:
Hình 5. Vòng quay trở “Williamson” .
- Bẻ hết lái về một bên mạn (nếu trong tình huống người mới rơi được phát hiện
ngay thì ta bẻ hết lái về phía mạn người bị rơi).
- Sau khi mũi tàu quay được 60
0
so với hướng ban đầu thì bẻ hết lái về phía
mạn đối diện.
- Khi mũi tàu quay còn cách hướng ngược với hướng ban đầu khoảng 20
0
(bằng
đặc tính dừng quay theo hướng đó) thì bẻ lái về vị trí số không, kết quả là tàu sẽ quay
được 180
0
so với hướng ban đầu (hình 5). Lúc này ta điều động tàu tiếp cận nạn nhân.
2. Vòng quay trở “Anderson” (quay trở 270
0
)
a) Đặc điểm:
- Là phương pháp quay trở để tìm kiếm nhanh nhất.