Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

so do tu duy bai mua xuan cua toi de nho ngan nhat ngu van lop 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.84 KB, 8 trang )

Mùa xuân của tôi
A. Sơ đồ tư duy Mùa xuân của tôi


B. Tìm hiểu bài Mùa xn của tơi
I. Tác giả
- Vũ Bằng (1913-1984), sinh ra tại Hà Nội.
- Ông là nhà văn và nhà báo đã sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm
1945, có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí.
- Sau năm 1954, ơng vào Sài Gòn vừa viết văn, vừa làm báo vừa hoạt động cách
mạng.
- Năm 2007, Vũ Bằng được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
II. Tìm hiểu chung tác phẩm
1. Thể loại: Tuỳ bút
2. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
- Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống ở vùng
kiểm soát của Mĩ – Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi gắm vào
trong trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết q hương, gia đình và lịng mong
mỏi đất nước hịa bình, thống nhất.
- Văn bản được trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt”
trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai”.
3. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: (Từ đầu đến… mê luyến tâm hồn): Cảm nhận về quy luật tình cảm của
con người với mùa xuân.
- Phần 2: (Tiếp đến… mở hội liên hoan): Cảnh sắc, khơng khí mùa xn Hà Nội.
- Phần 3: (Cịn lại): Cảnh sắc và khơng khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
4. Giá trị nội dung
Cảnh sắc thiên nhiên, khơng khí mùa xn Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận,
tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Bài tùy bút đã biểu lộ



chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh
tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.
5. Giá trị nghệ thuật
- Trình bày nội dung văn bản theo dịng cảm xúc lôi cuốn, say mê.
- Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
- Có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo, giàu chất thơ.
III. Dàn ý phân tích tác phẩm
1. Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân
- Ai cũng chuộng mùa xuân.
- Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương
gió.
- Ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cơ gái cịn
son nhớ chồng.
- Nghệ thuật: điệp ngữ
- Giọng văn: nhẹ nhàng, say đắm.
⇒ Tình yêu mùa xuân là điều hiển nhiên, luôn tồn tại trong sâu thẳm trái tim mỗi
người, đấy là một quy luật.
2. Cảnh sắc và khơng khí mùa xn Hà Nội
- Thời tiết: mưa riêu riêu, gió lành lạnh.
- Âm thanh:
+ Tiếng nhạn kêu trong đêm.
+ Tiếng trống vọng chèo từ xa.
+ Câu hát ân tình của cơ gái đẹp.


- Khung cảnh gia đình: bàn thờ, đèn nến, nhang trầm và tình cảm gia đình u
thương, gắn bó.
- Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh so sánh mới mẻ, sinh động, hấp dẫn diễn tả sức
sống của mùa xuân.
+ Mùa xuân khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người.

+ Mùa xuân thần thánh.
⇒ Mùa xuân đã khơi dậy sức sống cho mn vật, mn lồi và cho cả con người.
Mùa xuân đất Bắc có những nét đặc trưng riêng mà khơng nơi nào có được. Tất cả
được thể hiện trong tình yêu và nỗi niềm thương nhớ mùa xn đất Bắc của tác
giả.
3. Cảnh sắc và khơng khí mùa xuân đất Bắc sau ngày rằm tháng giêng
* Cảnh sắc thiên nhiên:
- “Đào hơi phai, nhụy vẫn còn phong”.
- “Cỏ xanh mướt nhưng nức mùi hương man mác”.
- “Mưa xuân thay thế mưa phùn”.
- “Nền trời xanh tươi, sáng hồng hồng”.
* Sinh hoạt của con người:
- Bữa cơm giản dị.
- Các trò chơi dân gian cũng tạm thời kết thúc
- Cánh màn điều đã hạ.
- Con người trở lại nhịp sống thường nhật, êm đềm.
- Nghệ thuật: Hình ảnh chọn lọc, sử dụng nhiều tính từ, từ láy, so sánh.
⇒ Mùa xuân vẫn mang vẻ đẹp tươi sáng, tràn trề sức sống con người đã trở về với
cuộc sống thường ngày.


IV. Bài phân tích
Bốn mùa xn, hạ, thu, đơng mùa nào cũng đẹp như tranh vẽ nhưng để làm
đề tài cho thơ ca Việt Nam nở rộ trong làng văn học thì mùa xuân lại chiếm ưu thế
hơn hẳn. Viết về mùa xuân, ta có Sang xuân của Hữu Thỉnh, Chợ xuân của Đoàn
Văn Cừ, Vội vàng của Xuân Diệu… Vũ Bằng lại mang đến cho ta một sắc xuân
riêng nổi bật trong làng văn Việt Nam qua bài Mùa xuân của tôi.
“Mùa xuân của tôi” là phần đầu bài tuỳ bút “Tháng giêng mơ về trăng non
rét ngọt” trong kiệt tác văn chương “Thương nhớ mười hai” của nhà văn Vũ Bằng.
Vũ Bằng (1913 – 1984) là nhà văn, nhà báo Hà Nội, đã nổi tiếng trước năm 1945.

Ông viết tác phẩm này tại Sài Gòn trong những năm tháng đất nước bị chia cắt,
gửi gắm bao nỗi “sầu biệt li vơi sáng đầy chiều” nhớ vợ con, gia đình, nhớ q
hương, nhớ Bắc Việt, nhớ Hà Nội…”.
Nói đến tình yêu nồng nàn của mình đối với mùa xuân, tác giả mượn quy
luật để khẳng định: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân”. Tháng Giêng
là tháng đầu mùa xuân, là tháng khởi đầu của năm mới nên người ta càng trìu
mến, trân trọng, khơng có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm
đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; rồi ai cấm được trai thương gái, ai cấm
được mẹ yêu con; ai cấm được những cơ gái cịn son nhớ chồng thì lúc ấy mới hết
được người mê luyến mùa xuân. Mùa xuân Hà Nội qua đôi mắt tinh tế cùng tâm
hồn nhạy cảm của Vũ Bằng hiện lên đẹp như một bức tranh của người nghệ sĩ tài
hoa nhất, chân thực nhưng không mất đi vẻ thơ mộng hài hòa. Dường như nhà thơ
đã hịa lịng mình với thiên nhiên cảnh vật để nghe thấy cả tiếng gió, tiếng mưa
nhẹ nhàng tiếng chèo từ xa và cả âm điệu trữ tình ngọt ngào của cơ gái đầy thơ
mộng. Trong dịng cảm xúc của Vũ Bằng, khơng khí và cảnh sắc mùa xn đất
Bắc trong những ngày đầu tháng giêng hiện lên thật đẹp - một vẻ đẹp riêng biệt,
độc đáo khó quên. Đó là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn
kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thơn xóm xa xa, có câu
hát h tình của cơ gái đẹp như thơ mộng… Chao ôi, cái mùa xuân Bắc Việt, có lẽ
là cái không khí và cảnh sắc mùa xuân trước năm 1945 được gợi nhớ lại trong
lòng một người con xa quê như Vũ Bằng. Nó gợi ta nhớ đến những câu thơ nổi
tiếng của Nguyễn Bính:
Bữa ấy mưa xuân lất phất bay


Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ
Mẹ bảo thơn Đồi hát tối nay.
(Mưa xn – Nguyễn Bính)
Mùa xuân về đem đến bao sự đổi thay kì diệu, làm bừng lên bao sắc xuân và nhất

là trỗi dậy bao sức sống trong lòng người. Đặc biệt, mùa xuân về làm cho người ta
“sống” lại và “thèm khát yêu thương”. Nhà văn nhớ về mùa xuân là nhớ về những
nét đặc trưng, vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân và cảnh sinh hoạt đời thường vốn
đỗi rất bình dị. Giọng văn du dương, trầm bổng, giàu chất thơ của Vũ Bằng đã đưa
chúng ta vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Thế giới ấy là một phần
không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của kẻ tha hương. Nhà văn nhắc đi nhắc
lại như lời tỏ tình thiết tha, say đắm: “Mùa xn của tơi… mùa xn thần thái của
tơi…”. Điều đó chứng tỏ tình yêu mùa xuân đã thấm sâu vào tâm hồn, vào máu
thịt của người con đất Bắc. Để nhấn mạnh sức sống và sự cuốn hút kì lạ của mùa
xuân, tác giả đã dùng cách nói cường điệu, cường điệu mà vẫn rất tự nhiên: “Ấy
đấy, cái mùa xn thần thánh của tơi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như
thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người cứ căng lên như
máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không
chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên
ương đứng cạnh.
Cùng với cảm hứng mùa xuân ấy, Vũ Bằng cho biết, trong “cái rét ngọt
ngào” của mùa xuân, “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh
hơn…” và “thèm khát yêu thương thực sự”, u đồng loại, u gia đình. Trong
khơng khí gia đình đồn tụ êm đềm giữa những ngày xn, lòng người “ấm lạ ấm
lùng bao niềm vui sướng hạnh phúc. Nếu cảnh sắc xuân bên ngoài rạo rực xốn
xang như muốn kéo trái tim ta ngồi lồng ngực thơi thúc con người vươn ra hòa
vào mùa xuân đất trời thì khơng khí Tết trong nhà như có cái gì đó níu con người
ta lại để hịa vào gia đình chung. Khung cảnh gia đình sum vầy đồn tụ thân thuộc
bên cái linh thiêng trang trọng: nhang trầm đền nến, bàn thờ tổ tiên, trên kính dưới
nhường, lịng người ấm lạ ấm lùng, thấy như có khơng biết bao nhiêu là hoa mới
nở, bướm mở hội liên hoan. San sẻ với bao thương nhớ của Vũ Bằng, ta càng thấy


rõ ông yêu mùa xuân, yêu cảnh vật, yêu con người của quê hương xứ sở, lại càng
yêu cuộc sống, yêu đời hơn bao giờ hết.

Yêu mùa xuân quê hương, nhưng tác giả “yêu mùa xuân nhất là vào khoảng
sau ngày rằm tháng giêng”. Lúc ấy có biết bao xuân tứ, xuân tình. Bao cảnh sắc
vương vấn. Cứ ngỡ Tết qua xuân hết nhưng tác giả đã vô cùng tinh tế khi phát
hiện ra cái hồn xuân đọng lại sau ngày rằm tháng giêng. Tất cả các giác quan được
ông mở hết cỡ để phát hiện ra những chuyển biến (dù rất là nhỏ) của màu sắc và
khơng khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong một thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua
rằm: đào hơi phai nhưng nhụy vẫn cịn phong, cỏ khơng mướt xanh nhưng lại nức
một mùi hương man mát; bầu trời khơng cịn đùng đục như màu pha lê mờ, sáng
dậy thấy những vệt xanh tươi hiện ra ở chân trời chuyển sang có những làn sóng
hồng rung động như cánh con ve mới lột; trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng
đã bay đi kiếm nhị hoa…. Đây mới là trời xuân Bắc Việt mà Vũ Bằng thích nhất,
con người cảm thấy gần gũi với cuộc đời hơn. Mọi thứ đã trở về đúng quỹ đạo
thường nhật, mọi sinh hoạt gia đình cũng giản dị đậm chất dân giã hơn. Vẫn trong
tháng giêng ấy nhưng sắc xuân, vị xuân đã khác bỏ qua cái rộn rã, xô bồ mà mang
vẻ trầm lắng thanh tao.
“Mùa xuân của tôi” thể hiện phong cách của Vũ Bằng: một lối viết tài hoa,
câu chữ mượt mà, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc trong sáng đậm đà, giọng văn
nhẹ nhàng, mơn man như làn gió xuân. Nhà văn gián tiếp gửi vào thiên tùy bút
những niềm thương nỗi nhớ da diết về quê hương gia đình và lịng mong mỏi đất
nước hịa bình, thống nhất cho ngày xuân gia đình được hạnh phúc sum họp,
người xa quê xa nhà được trở về. Từng câu từng chữ đều biểu lộ chân thành, cụ
thể tình quê hương dân tộc, lòng thiết tha với cuộc sống, tâm hồn tinh tế nhạy cảm
và cả những rung cảm rất trữ tình của tác giả.
V. Một sớ lời bình về tác phẩm
1. Thương nhớ mười hai là một nét anh hoa của tấm lịng với cuộc đời.
(Tơ Hồi)
2.
Tự ngơn



... Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng
nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người
mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ
quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông Đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào
ngạt cả bầu trời nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ Bản, cá anh vũ Việt Trì, na
Láng, bưởi Vạn Phúc, cam Bố Hạ, đào Sa Pa, mà nhớ xuống.
Nhớ không biết bao nhiêu, nhớ bát canh rau sắng chùa Hương, nhớ khóm
tiễn-xuân-la trồng ở bên giậu trúc; nhớ những buổi trưa hè có tiếng ve sầu kêu rền
rền, nhớ ln cả những cô gái Thổ cưỡi ngựa thồ đi trong rừng có những cánh hoa
đào rơi lả tả nơi vai áo...
Càng nhớ như vậy thì càng yêu Hà Nội biết bao nhiêu, lại càng say đắm Bắc
Việt biết bao nhiêu!
(Vũ Bằng, Thương nhớ Mười Hai, NXB Văn hố –Thơng tin, Hà Nội, 2000)



×