Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.26 KB, 2 trang )
Truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc
Việt Nam ta – bài mẫu 1
“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống văn hóa của dân tộc, bắt nguồn từ lúc tổ tiên ta biết sống có tổ
chức cộng đồng trong các thị tộc của những người có chung dòng máu mẹ. Khi ấy, nhờ biết tư duy thần
thoại mà người ta nghĩ đến tổ tiên của mình chưa phải là ông bà, cha mẹ mà từ một thế lực nào đó, một
vật nào đó. Tô tem giáo (thờ vật Tổ) xuất hiện ngay từ buổi đầu của xã hội thị tộc sơ kỳ.
Tổ tiên ta làm lúa nước, sống ở gần nước, trọng nước nhưng sợ loài rắn lớn, cá sấu, thuồng luồng. Vì sợ
nên dân ta tôn thờ nó. Người ta săm mình cho giống loài rắn, khỏi bị nó cắn, vừa tỏ rõ lòng tôn sùng
chúng, vừa bày tỏ sức mạnh của chính mình. Con rắn về sau được cách điệu lên là con rồng biết bay, là tổ
tiên của mình.
Vì dân ta làm lúa nước ở các ruộng lạc vào mùa giống chim cò về. Gặt xong, chim lại đi. Tổ tiên ta gọi là
chim Lạc. Chim Lạc về mang đến mùa lúa tốt tươi để nuôi sống con người. Đó là vị thần phù hộ cho
mình, cũng là tổ tiên của mình.
Người Lạc Việt, với tư duy thần thoại lấy rồng, chim làm vật Tổ là vì vậy. Khi dân tộc hình thành, nước
Văn Lang ra đời, tư duy thần thoại, kết hợp với tư duy lịch sử xuất hiện truyền thuyết Lạc Long Quân lấy
Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng rồi nửa số con theo cha về biển, nửa số con cùng mẹ lên rừng để người con
trưởng ở lại làm vua, ta gọi là Vua Hùng. Vua Hùng thể hiện sự hôn phối giữa rồng và tiên. Hình tượng
Vua Hùng vì thế vừa có yếu tố tô tem (thờ vật Tổ), vừa là thủ lĩnh của liên minh các bộ tộc người Lạc
Việt.
Ở Phú Thọ ngày nay, tục thờ vật Tổ vẫn còn để lại dấu ấn khá đậm đặc ở người Mường. Không họ nào
của người Mường không thờ vật Tổ. Họ Hà ở Xuân Đài (Thanh Sơn) thờ con cuốc. Họ Phùng thờ con
mèo. Ở xã Kim Thượng có họ Phùng thờ con hổ và con cáo. Một họ Phùng khác thờ con mèo; họ Đinh
thờ con kỳ đà; họ Hoàng thờ con sáo; họ Đinh ở Tất Thắng thờ con hổ. Nhưng họ Đinh Công (họ nhà
Lang) ở làng Tân Lập lại thờ con rình (rắn đỏ cổ) và chim hoa chuối. Họ Hà ở Thượng Cửu thờ con cuốc
đen. Một họ Hà khác ở đây lai thờ con cuốc vàng. Còn một họ Hà nữa lại thờ con cáu (cú mèo). Xã Võ
Miếu cũng có một họ Hà thờ con cuốc đen; họ Đinh thờ con chim láo táo (liếu điếu)…
Đã thờ con vật nào, người ta không đánh bắt, không mổ thịt chúng. Vì coi chúng là tổ tiên nên khi chúng
chết, được người ta chôn cất tử tế. Ở Tất Thắng, không những chôn con vật Tổ chết mà còn lễ xôi gà cúng
ma chúng như cúng người chết. Người ta còn làm nhà mồ và chia của (tượng trưng) cho chúng.
Trong các đám ma ở làng Lâu Thượng, Lâu Hạ, Trầm, Mít… người ta còn vẽ tranh con vật Tổ để trên bàn
vong cạnh cơm canh cúng người chết. Bức tranh đó cũng được khiêng đi cùng linh cữu. Nó được gắn vào