Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Lộ trình và cam kết khi vn tham gia CPTPP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.11 KB, 3 trang )

1. Lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu đối với từng nhóm mặt hàng của Việt Nam

Sau khi Hoa Kỳ tuyên bố chính thức rút hỏi Hiệp định Đối tác xun Thái Bình Dương (TPP), 11
nước cịn lại đã tiếp tục thúc đẩy và đạt được thỏa thuận về nội dụng và tên gọi mới của TPP là
CPTPP bên lề Hội nghị cấp cao APEC 2017 diễn ra tại TP Đà Nẵng- Việt Nam.
CPTPP là một hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao, bởi nó khơng chỉ đề cập đến các lĩnh
vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí
tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại,… mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền
thống như lao động, môi trường, mua sắm Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
CPTPP cũng đặt ra những yêu cầu, tiêu chuẩn cao về sự minh bạch đối với hàng hóa cũng như
đưa ra cơ chế giải quyết chanh chấp có tính chất giàng buộc và chặt chẽ. Riêng về mở cửa thị
trường, các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như tồn bộ thuế nhập khẩu
theo lộ trình, tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại.
Theo Bộ Công Thương, CPTPP được coi là Hiệp định thương mại tự do lớn nhất được kết thúc
đàm phán trong thời gian gần đây, sẽ tác động đến Việt Nam trên rất nhiều khía cạnh như chính
trị- đối ngoại; kinh tế.
Cụ thể, về chính trị- đối ngoại, CPTPP mới sẽ là tập hợp có ý nghĩa các nước trong khu vực, có
khả năng đem lại các lợ ích và lợi thế thiết thực, từ đó tác động để các nước cân nhắc tham gia
CPTPP, thúc đẩy xu hướng hợp tác trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Về kinh tế, việc
tham gia CPTPP về tổng thể là cơ hội cho Việt Nam.
Hiệp định sẽ góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật
Bản, Australia; Canada, Mexico cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà
Việt Nam đang có nhu cầu phát triển.

CPTPP tác động đến nhiều khía cạnh của Việt Nam.


Khơng chỉ tác động lớn đến kinh tế, chính trị và đối ngoại của Việt Nam, ơng Võ Trí Thànhngun Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương CIEM còn cho rằng:
CPTPP gắn chặt với cải cách thể chế trong các quốc gia, do đó sẽ tạo ra áp lực, cơ hội quan trọng
buộc Việt Nam phải cải cách thể chế trong nước trong thời gian tới, hướng đến hồn thiện mơi
trường đầu tư- kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước khẳng định vai trị, vị thế


của Việt Nam trên trường quốc tế.
Có thể nói, CPTPP sẽ mang lại cơ hội, đồng thời tác động tồn diện đến kinh tế, chính trị, đối
ngoại của Việt Nam. Song để đảm bảo Hiệp định CPTPP nhanh chóng đi vào cuộc sống, đem lại
lợi ích cho DN và người dân Việt Nam, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Công Thương và các Bộ, ngành
liên quan tiến hành tuyên truyền, phổ biến về nội dung và tác động của Hiệp định tới cơng
chúng.
Trong đó, các chun gia kinh tế cho rằng, vai trị của Bộ Cơng Thương trong việc đưa CPTPP
vào cuộc sống đặc biệt quan trọng, bởi đây là hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao và nó
liên quan đến các lĩnh vực mà Bộ Công Thương đang quản lý như cắt giảm thuế quan đối với
hàng hóa, mở cửa thị trường, dịch vụ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại,…
Bên cạnh giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành liên quan, Chính phủ cũng tiếp tục cho triển khai việc
sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để thực thi các cam kết của CPTPP. Ngồi ra,
Chính phủ cam kết tiếp tục xây dựng một Chính phủ kiến tạo, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế,
quyết liệt đổi mới và sắp xếp lại DN nhà nước. Đẩy mạnh cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành
chính, tạo sự liên thông giữa các Bộ, ngành để nâng cao tính cạnh tranh của mơi trường kinh
doanh, thúc đẩy kết nối và hợp tác giữa các DN trong nước và DN nước ngồi.
Bên cạnh sự nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế cho rằng, để CPTPP
sớm đi vào cuộc sống, mang lại những kết quả quan trọng cho DN và nền kinh tế, bản thân các
DN cần chủ động hơn nữa trong việc tận dụng những cơ hội từ CPTPP mang lại. Theo đó, bên
cạnh tìm hiểu thơng tin, chuẩn bị một tâm thế cạnh tranh khu vực và quốc tế, mỗi DN cần tập
trung đổi mới, sáng tạo và nhạy bén trong kinh doanh, có kế hoạch xây dựng năng lực cạnh
tranh, nâng cao uy tín về thương hiệu và chất lượng sản phẩm để có chiến lược làm ăn dài hạn
trong tương lai.
2. Cam kết CPTPP mở cơ hội cho Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu
Một trong những cam kết trong CPTPP, đó là cam kết mạnh mẽ trong việc cắt giảm thuế quan
đối với hàng hóa. Theo đó, các nước tham gia CPTPP đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như tồn bộ
thuế nhập khẩu theo lộ trình (sẽ có lộ trình đưa thuế xuất nhập khẩu về 0%), tự do hóa dịch vụ và
đầu tư.
Trao đổi về sự kiện CPTPP được ký kết, ông Vũ Nhữ Thăng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ
Tài chính) nhận định, mặc dù Hoa Kỳ không tham gia, song với CPTPP, lợi ích của Việt Nam

vẫn được đảm bảo. Cụ thể, ngoài việc mở rộng thị trường xuất khẩu đối với hàng hóa, CPTPP đã
tận dụng được chính sách mở cửa từ các thị trường do các hiệp định thương mại tự do (FTAs)
trước đây mang lại và khả năng mở rộng đầu tư sản xuất sau một thời gian dài thực hiện chính
sách xuất khẩu thành cơng. CPTPP cũng sẽ mở cơ hội cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam tham
gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.


Cũng như các quốc gia khác, khi đã tham gia CPTPP, Việt Nam không chỉ cam kết mở cửa thị
trường, gỡ bỏ hàng rào thuế quan, tiếp tục tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, mà cịn tiếp
tục cơng khai và minh bạch quy trình quản lý nhà nước về phát triển thị trường. Theo đánh giá,
các lĩnh vực, ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất và trực tiếp nhất từ CPTPP là dệt may, da
giày, chế biến thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo, thuốc lá, rượu bia.
Bên cạnh đó, việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng làm nguyên vật liệu đầu vào
cho sản xuất sẽ giúp chi phí sản xuất của DN trong nước, từ đó nâng cao sức cạnh tranh, thúc
đẩy xuất khẩu. Đó là chưa kể tới, khi các cơ hội xuất khẩu tăng sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước,
nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tăng đầu tư và việc làm.
“Đối với DN được tiếp cận với các khoản vốn ưu đãi đầu tư sẽ tự sắp xếp lại, chủ động chuyển
hướng kinh doanh, chuyển giao công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh, tạo tư duy làm ăn mới
và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Như vậy, với những lợi ích mà CPTPP mang lại, theo
tính toán của cơ quan quản lý, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 1,32%, xuất khẩu tăng
thêm 4%” – ông Vũ Nhữ Thăng nhấn mạnh.
CPTPP không tác động đột ngột tới thu NSNN của Việt Nam
Ở khía cạnh tài chính, CPTPP sẽ giảm thuế nhập khẩu tại 11 quốc gia có tổng GDP hơn 10.000
tỷ USD, chiếm trên 13% tồn cầu. Theo đó, 100% dịng thuế đối với tất cả hàng hóa sẽ về 0%
theo lộ trình 7 năm, nhưng với Việt Nam được kéo dài từ 7-10 năm.
Trước những ý kiến băn khoăn việc cắt giảm 100% các dòng thuế ở tất cả các mặt hàng về 0%
cũng sẽ ảnh hưởng đến công tác thu ngân sách, ông Vũ Nhữ Thăng cho biết, CPTPP sẽ không tác
động đột ngột tới thu ngân sách của Việt Nam, bởi theo các cam kết thuế trong các FTAs, thì rất
nhiều dịng thuế cắt giảm thuế về 0% như ASEAN tới 98%, hay một số cam kết khác cũng có
mức cắt giảm trung bình từ 90-95% và tất cả cũng đã thực hiện gần đến giai đoạn cuối.

Nhấn mạnh điều này ông Vũ Nhữ Thăng khẳng định: “Việc thực hiện cam kết cắt giảm thuế
trong CPTPP sẽ khơng có tác động đột ngột tới thu ngân sách của Việt Nam, mà sẽ có sự dịch
chuyển dần thương mại đối với một số mặt hàng có mức cam kết thấp hơn so với các hiệp định
đang thực hiện”.
Như vậy, bên cạnh những cơ hội do CPTPP mang lại, Việt Nam cũng sẽ gặp phải một số thách
thức khó khăn. Tuy nhiên, nếu tận dụng tốt cơ hội khai thác thị trường, thì tác động tiêu cực tới
nền kinh tế sẽ được hạn chế.



×