Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.59 KB, 1 trang )
Soạn bài “Mã Giám Sinh mua Kiều” của Nguyễn
Du
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Trong đoạn trích, từ ngoại hình đến tính cách, bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh được bộc lộ rõ nét:
- Ngoại hình: Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
- Cử chỉ, hành động, cách nói năng: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng; Đắn đo cân sắc cân tài – ép cung cầm
nguyệt thử bài quạt thơ; Cò kè bớt một thêm hai,…
- Tính cách: thể hiện bản chất con buôn, bất nhân, xem con người chỉ như một món hàng hoá có thể mua
bán, thậm chí cò kè bớt xén; giả dối từ việc giới thiệu lí lịch cho đến trình bày mục đích mua Kiều:
“Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều – Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”…
2. Thuý Kiều ở vào tình cảnh tội nghiệp, phải bán mình, chấp nhận hi sinh tình duyên với chàng Kim:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng.
Một người con gái tài sắc tuyệt trần như Kiều trở thành một món hàng trong một cuộc mua bán. Thương
thân, xót phận mình là một lẽ, hơn nữa còn là cảm giác đau đớn, tái tê vì lòng tự trọng của một con người.
Chỉ thoáng gợi, Nguyễn Du đã thể hiện được tâm trạng của Thuý Kiều trong một tình cảnh đáng thương,
tội nghiệp.
3. Đoạn trích thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du:
- Tấm lòng cảm thương, xót xa trước thân phận nhỏ nhoi của con người, giá trị con người bị chà đạp;
- Vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và đồng tiền lộng hành; Gián tiếp lên án thế lực phong kiến
đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn, lên án thế lực đồng tiền bất nhân;
- Bày tỏ thái độ căm phẫn, khinh bỉ trước bọn buôn người giả dối, bất nhân.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Đọc đoạn trích, nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện cách nói năng của Mã Giám Sinh:
- Mã Giám Sinh
- Huyện Lâm hanh cũng gần
Đồng thời nhấn giọng khi đọc các câu thơ đặc tả ngoại hình của Mã Giám Sinh:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
Ngoại hình đó đối lập với tính cách:
Cò kè bớt một thêm hai