Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “chiếc thuyền ngoài xa” – bài mẫu 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.68 KB, 2 trang )

Phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài trong
tác phẩm “chiếc thuyền ngoài xa” – bài mẫu 1
Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm => hình tượng người phụ nữ trong các sáng tác văn học.
- Người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một hình
tượng nghệ thuật gợi nhiều suy nghĩ và xúc động.
Thân bài:
1. Là một người đàn bà xấu xí, lam lũ, nghèo khổ:
- Ngoại hình: trạc ngoài 40, thân hình “cao lớn”, “thô kệch”, “mặt đầy” những nốt rổ chằng chịt =>
Nguyễn Minh Châu đã kí hoạ nên chân dung một người đàn bà xấu xí, chịu nhiều thiệt thòi về nhan sắc.
- Trang phục, dáng vẻ: “khuôn mặt mệt mỏi”, “tấm lưng áo bạc phết và rách rưới, nửa thân dưới ướt
sũng” => một sự hiện hữu của cái nghèo, lam lũ, vất vả, nhọc nhằn.
2. Một người đàn bà cam chịu nhẫn nhục:
- Ánh mắt khi sắp bị chồng đánh: “đưa cặp mắt nhìn xuống chân” => cái nhìn xuống đất đấy là một cái
nhìn đầy chịu đựng và chấp nhận.
- Thái độ khi bị chồng đánh: “không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách trốn chạy”
=> không hề phản ứng, chị hoàn toàn câm lặng trước trận đòn tàn nhẫn của chồng. Phải chăng bị đòn
quen rồi chị trở nên trơ lì, không còn biết ý thức về quyền sống của mình? Chị âm thầm, lặng lẽ chịu
đựng, thái độ ấy biểu hiện của một sức chịu đựng phi thường, của sự cam chịu, nhẫn nhục kì lạ.
- Lời nói van xin quý Toà: “bắt tội con cũng được, bỏ tù con cũng được, đứng bắt con bỏ nó” => một lời
van xin đầy bất thường, chịu không cầu cứu sự giúp đỡ của mọi người giải thoát cho mình mà van xin sẵn
sàng đánh đổi bằng mọi giá để không phải bỏ ông chồng vũ phu ấy.
3. Một người mẹ thương con và giàu đức hi sinh:
- Hành động gửi con lên ông ngoại: sẵn sàng chấp nhận xa con vì muốn gìn giữ và bảo vệ con.
- Khi chứng kiến cảnh con muốn bảo vệ mẹ mà đánh bố để rồi nhận về hai cái tát và tiếng gọi con “Phác,
con ơi” trong nước mắt => đó là tột cùng của sự đau đớn và xót xa khi biết vô tình đã làm tổn thương tâm
hồn đứa con thơ dại.
- Lời giãi bày ở Toà án huyện:
· “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được” => lí
do để chị không bỏ người chồng vũ phu kia, sẵn sàng chấp nhận những trận đòn đau đớn chính là vì con
=> tình thương con vô bờ.


· “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no” => niềm vui đơn giản, mộc mạc, bình dị,
chỉ cần một niềm vui ấy, chị sẵn sàng đánh đổi và hi sinh tất cả.
4. Một người phụ nữ sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời:
- Nếu như Phùng, Đẩu, thằng Phác nhìn người chồng như một thủ phạm đầy độc ác và tàn nhẫn cần phải
lên án thì trong mắt chị, người đàn ông ấy chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh khắc nghiệt cần được cảm thông
và chia sẻ => thấu hiểu và độ lượng với người chồng.
- Không bỏ chồng vì người đàn ông ấy vẫn là chỗ dựa lúc phong ba, dẫu sao “cũng có lúc vợ chồng con
cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ” => Chị đã không cam chịu một cách vô lí, không nông nổi một cách
ngờ nghệch. Với chị đó là cách lựa chọn bất đắc dĩ nhưng đã có những suy tính kĩ lưỡng => Cuộc sống
đầy nhọc nhằn, lam lũ, những trải nghiệm cơ cực đã dạy cho chị biết cần phải trân trọng, nâng niu và gìn
giữ những hạnh phúc bình dị trong cuộc sống vốn rất bộn bề và đa dạng này.
Kết bài:
- Bằng tài năng và sự quan tâm thương yêu sâu sắc đến con người, Nguyễn Minh Châu đã thực sự thành
công khi xây dựng hình tượng người đàn bà hàng chài.
- Nhân vật đã luôn để lại cho người đọc những trăn trở và day dứt về số phận bất hạnh, những xúc động
và ngưỡng mộ về những vẻ đẹp mà người đàn bà ấy mang (mang nét truyền thống của người phụ nữ Việt
Nam).
Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• neu cam nhan ve hinh tuong nguoi dan ba hang chai trong tac pham chiec thuyen ngoai xa-
Nguyen Minh Chau
• phan tich hinh tương ngươi đan bà hag ch ,

×