Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Đà Lạt
Từng được ví như một “tiểu Paris giữa miền nhiệt đới”, Đà Lạt mở lòng mình với du khách bằng những
thắng cảnh tuyệt đẹp, bằng các di tích lịch sử ngàn đời còn lưu giữ mãi đến ngày hôm nay. Cứ mỗi lần rời
Đà Lạt, người đi lại mang theo một chút lưu luyến, chút âm hưởng, và một cảm giác nao nao… gói gọn
vào một góc tâm hồn…
HỒ THAN THỞ
Hồ Than Thở nằm cách trung tâm Đà lạt khoảng 6km về hướng Đông Nam, trên đường đi Chi Lăng-Thái
Phiên. Thoạt đầu nơi đây chỉ là một hồ nhỏ, không rõ từ lúc nào được gọi là Hồ Than Thở. Về sau người
Pháp đã làm đập chặn nước tạo thành hồ và đặt tên là Lac des Soupirs, mãi đến năm 1956 hồ mới được
gọi lại theo tên cũ.
Năm 1975, sau khi hòa bình lập lại, có lẽ cho rằng cái tên Than Thở ủy mị quá, đã có lúc hồ được đổi tên
thành Sương Mai. Nhưng trong lòng người dân Đà lạt cũng như du khách đều lưu luyến tên cũ, không gọi
Sương Mai nên đến năm 1990, chính quyền địa phương đã cho sử dụng lại tên cũ của hồ.
Hồ Than Thở còn là nơi gắn liền với câu chuyện tình điễm lệ làm thổn thức lòng người. Đó là chuyện kể
về mối tình của đôi trai gái, thường hẹn hò nhau bên bờ suối. Chàng trai lên đường tòng quân đánh giặc.
Nơi quê nhà, cô gái nhận được tin chàng tử trận, liền quyên sinh theo người mình yêu. Không ngờ, chàng
trai thắng trận trở về, giữ vẹn lòng chung thủy chàng cũng chết theo cô gái. Từ đó, hồ được mang tên là
hồ Than Thở và cái tên ấy đã tồn tại từ 200 năm nay.
Ngày nay hồ Than Thở được đầu tư tôn tạo thành một công viên giải trí với những bồn hoa thảm cỏ được
chăm tỉa công phu, những trò chơi đu quay, xe đạp nước, cưỡi ngựa… tuy có thay đổi bộ mặt ảm đạm của
hồ nhưng cũng vì thế làm mất đi nét trầm mặc huyễn hoặc vốn đã là cái “hồn” của hồ Than Thở.
HỒ XUÂN HƯƠNG
Nằm ngay trung tâm thành phố, ở độ cao 1477m, Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối
Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công
sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Đến năm 1923 lại
xây thêm một đập nữa ở phía dưới tạo thành hai hồ.
Do ảnh hưởng của cơn bão tháng 3 năm 1932, cả hai đập đều bị vỡ. Mãi đến năm 1934-1935 một đập lớn
bằng đá mới được kỹ sư Trần Đăng Khoa thiết kế xây dựng phía dưới hai đập cũ tạo thành một hồ lớn –
người Pháp gọi là Grand Lac. Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc
Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi “ông Đạo” nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi
là “Cầu Ông Đạo”, còn tồn tại đến ngày nay.
Hồ có chu vi 5000m, rộng 25ha với hình dạng trăng lưỡi liềm. Mặt hồ phẳng lặng như tấm gương soi
bóng những tán tùng già cỗi, những hàng liễu rũ thướt tha, và sẽ được hơn khi mùa xuân về, lúc những
cành anh đào nở rộ một màu hồng rực rỡ khiến mặt hồ bừng lên như đôi má cô gái Đà lạt tuổi xuân thì.
Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953 như muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ
Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương. HỒ TUYỀN LÂM
Theo quốc lộ 20 lên đèo Prenn, qua khỏi thác Datanla một đoạn, du khách rẽ trái rồi đi tiếp khoảng 2km
giữa rừng thông trùng điệp, sẽ đối mặt với một hồ nước mênh mông mà từ lâu đã mang một cái tên đầy ấn
tượng : Tuyền Lâm.
Hồ Tuyền Lâm được tạo thành bởi dòng suối Tía và thượng nguồn sông Đa Tam từ núi Voi đổ về. Trong
nổ lực tạo nguồn nước dự trữ và tưới tiêu cho các cánh đồng huyện Đức Trọng, từ năm 1982 Bộ thủy lợi
đã tiến hành việc đắp đập ngăn nước tại đây. Công trình xây dựng đến năm 1987 mới hoàn thành đã mở
rộng mặt hồ đến 32km2 với độ sâu có nơi trên 30m nối liền các núi đồi tạo thành một cảnh quan thiên
nhiên hoành tráng.
Du thuyền trên hồ, du khách có dịp chiêm ngưỡng bao điều kỳ diệu của núi đồi Đà lạt mà ở mỗi góc độ
luôn cho phép những khám phá mới lạ. Sẽ thú vị hơn khi ghé thác Bảo Đại, du khách có dịp làm quen
một gia đình sống đơn lẻ nơi đây trong sự gắn bó lạ lùng với thiên nhiên. Và khi ghé khu dã ngoại Nam
Qua, Đá Tiên hay của công ty Du lịch thưởng thức món thịt nướng bên ché rượu cần, trong những căn
nhà sàn xinh xắn hoặc thả mình trên bãi cỏ mượt êm giữa thênh thang gió lộng, du khách như bị “say”
niềm vui cuộc sống và cảm thấy thỏa lòng trong cái thú viễn du …
THÁC PRENN
Nằm ngay dưới chân đèo Prenn, trên đoạn đường từ Thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt. thác Prenn là
một trong những đoạn thác còn giữ được vẻ hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên.
Đường đến thác phải đi ngang qua một con suối có chiếc cầu nhỏ xinh xinh. Từ độ cao 30m, những hạt
thủy tinh nước lấp lánh buông mình xuống mặt hồ tạo thành bức mành nước thiên nhiên tuyệt đẹp. Tiếng
nước đổ ầm ào, tiếng chim rừng ríu rít, tiếng vi vu của gió làm xạc xào từng nhánh thông gầy tạo ra
những âm thanh sôi động như khúc nhạc vui tươi của nàng xuân đang trỗi lên đón bước chân du khách.
Bên dưới chân thác, từng cánh hoa dại lung linh khoe sắc làm cảnh quan càng trở nên quyến rũ hơn.
Muốn du ngoạn cùng mây, gió, bạn có thể ngồi lên cabin của hệ thống cáp treo để tìm cho mình cảm giác
phiêu bồng khi lướt ngang qua dòng thác. Không những thế, đến thác Prenn du khách còn được tham gia
những trò chơi độc đáo của người dân bản xứ: bắn nỏ, bắn tên, uống rượu cần…
THÁC CAMLY
Thác Camly là thác nằm gần trung tâm thành phố nhất, chỉ cách Đà Lạt khoảng 2km về phía tây. Nhiều
người cho rằng, chữ Camly có nghĩa là dòng suối ngọt mát thấm vào lòng người.
Cũng có ý kiến cho rằng, Camly là do biến âm của K’Mly, tên một vị tù trưởng của bộ tộc K’Ho, được bộ
tộc này chọn làm tên vùng đất từ sau khi ông qua đời để ghi nhớ công lao. Tên Cam Ly thật đẹp và mang
âm hưởng Việt Nam nên ông Cunhac đã lầm tưởng đây là tên do người Việt đặt cho. Dù với cách hiểu thế
nào thì Camly vẫn luôn là “linh hồn” của Đà Lạt.
Thác Cam Ly ngày nay đã được đầu tư tôn tạo với nhiều tiểu cảnh mang đậm dấu ấn Tây Nguyên, những
con đường tuy được bê tông hóa nhưng nhờ khéo chọn giải pháp phù hợp đã không phá vỡ những nét
hoang dã cố hữu … Thác Cam ly rất thơ mộng vào những mùa mưa có nước lớn.
Không ồn ào và rầm réo như những dòng thác hoang sơ khác, thác Camly khiêm tốn và lặng lẽ chảy qua
các ghềnh đá hoa cương, nước bắn tung tóe trông đẹp và lấp lánh như những hạt pha lê dưới ánh mặt trời.
Là cảnh đẹp tiềm thức của người Đà Lạt nói riêng và du khách nói chung. Camly đã trở thành nguồn cảm
hứng vô tận cho các văn nghệ sĩ…
CHÙA LINH PHƯỚC
Chùa Linh Phước được xây dựng từ năm 1949 đến năm 1952 thì hoàn thành. Chùa tọa lạc trong một con
hẻm ở số 120 Tự Phước – Đà Lạt. Bên trong chùa là ngôi tiền đường bảo tháp cao 27m được chạm khắc
khá sắc sảo, điện thờ Phật Bà Quan Âm.
Chánh điện khá lớn, rộng hơn 22m và dài 33m, thờ Phật Thích Ca. Trang trí quanh tường là những bức
phù điêu được chạm khắc bằng miểng chén sứ với nghệ thuật rất tinh vi kể lại lịch sử Đức Phật.
Khuôn viên chùa khá đẹp với những hòn giả sơn, nhiều chậu cây cảnh và hoa phong lan khoe sắc. Đặc
biệt, uốn quanh hồ nước là một con rồng có những chiếc vảy sặc sỡ được trang trí bằng phương pháp đắp
nổi nhiều mảnh sành sứ, thủy tinh.
Bên cạnh những kiến trúc độc đáo ấy, trong tòa tháp cao 7 tầng của chùa Linh Phước còn có một Đại
hồng chung khổng lồ cao hơn 4m, trọng lượng 8,5 tấn được đúc năm 1999.
THUNG LŨNG TÌNH YÊU
Như một nét đặc trưng ở Đà Lạt, Thung lũng tình yêu thực sự là điểm đến của nhiều du khách muốn
thưởng ngoạn cảnh trí tuyệt đẹp và thơ mộng của tạo hóa ban tặng cho loài người.
Thoạt đầu người Pháp gọi nơi này là Valley d’Amour; đến thời Bảo Đại làm Quốc trưởng được đổi thành
thung lũng Hòa Bình. Năm 1953, khi Chủ tịch Hội đồng thị xã lúc bấy giờ là Nguyễn Vỹ đề xuất chuyển
đổi tên gọi các danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt nhằm thể hiện tiếng độc lập của dân tộc, thì cái tên
Thung lũng Tình yêu đã ngày càng trở nên quen thuộc và in đậm trong tâm thức nhiều người.
Nơi đây có những bãi cỏ xanh mướt một màu, hồ nước uốn lượn như chú rồng nhỏ đang cuộn mình ôm
lấy những quả đồi nối tiếp nhau rợp mát bóng thông xanh. Trong khu du lịch này, đồi Địa Đàng là địa
điểm lý tưởng nhất được tạo nên bởi hồ nước trong vắt bao quanh. Từ đây, bạn có thể ngồi thong thả cần
câu và ngắm nhìn mặt nước nhẹ rung mỗi khi có một chú cá ngoi lên đớp mồi…
Từ trên đồi cao nhìn xuống, Thung lũng tình yêu hiện ra tựa như bức tranh thủy mặc của người nghệ sỹ
tài hoa với những nét chấm phá sắc sảo, những gam màu tươi tắn…làm say đắm lòng người.
Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• Anh chi hay thuyet minh ve danh lam thang canh ma anh chi biet
• bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh da lat
• thuyet minh ve thac cam ly o da lat
• Thuyết minh về thắng cảnh Đà lạt
• thuyết minh về đà lạt
• van thuyet minh ve danh lam thang canh o da lat ,