Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

LIÊN QUAN GIỮA hút THUỐC lá và NHIỄM TRÙNG hô hấp DO CORONA VIRUS (SARS COV2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 5 trang )

 
 

LIÊN QUAN GIỮA HÚT THUỐC LÁ VÀ NHIỄM TRÙNG HÔ
HẤP CÂP DO CORONAVIRUS (SARS-CoV-2)
Đinh Ngọc Sỹ
Tổng hội Y học Việt Nam
Tóm tắt:
Gần đây, có một số nghiên cứu cho thấy có mối tương quan nghịch giữa tình trạng
hút thuốc lá và nhiễm SARS-CoV-2, khiến truyền thông thổi phồng quá mức, làm
băn khoăn khơng ít các nhà nghiên cứu cũng như cộng đồng y học. Kết quả của các
nghiên cứu này mâu thuẫn với các nghiên cứu trước đây đã cho rằng những người
hút thuốc dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trung hơ hấp. Khói thuốc
lá được biết sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi với cả vi khuẩn và vi rút. Vậy
SARS-CoV-2 có phải là một ngoại lệ?
Summary:
RELATIONSHIP BETWEEN SMOKING AND ACUTE RESPIRATORY
SYNDROM CORONAVIRUS (SARS-CoV-2) INFECTION
Recently, a number of observational studies found an inverse relationship between
smoking and severe acute respiratory syndrome coronavirus 2 (SARS-CoV-2)
infection, leading to a media hype and confusion among scientists and to some
extent the medical community. The finding that smoking is not associated with
SARS-CoV-2 infection contradicts earlier studies which found that smokers are
more vulnerable to infections in general and to respiratory infections in particular.
Smoking is known to increase the risk of infection of both bacterial and viral
diseases. Could it be possible that SARS-CoV-2 is the big exception to the rule?
Keywords: Smoking, SARS-CoV-2,
Dẫn bài: Cho đến hiện nay (20/9/2021) đại dịch do SARS-CoV-2 gây ra đã làm
nhiễm cho 229,291,098 người và cướp đi 4,705,472 sinh mạng trên toàn thế giới.
Tại Việt nam, theo thống kê tới nay đã có 682,617 người nhiễm và con số tử vong
đã lên tới 17,090 người.(1) Đại dịch này đã làm thay đổi sâu sắc và toàn diện nền


kinh tế xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Tổn thương ban đầu do vi rut này
gây ra chủ yếu trên cơ quan hô hấp. Khi dịch mới xảy ra, khá nhiều nghiên cứu ban
Hội Phổi Việt Nam 


 
 

đầu đã đưa ra những nhận định mà đến giờ vẫn gây tranh cãi. Một trong những
điều đó là cho rằng những người hút thuốc lá ít bị nhiễm, mắc nặng do SARSCoV-2 hơn những người không hút thuốc!(2) Tại sao vậy? Chúng ta thử tìm hiểu và
lí giải điều này.
1.Vi rút SARS-CoV-2 gây tổn thương phổi như thế nào?
Tồn tại trong các giọt aerosol từ người mang mầm bệnh phát tán ra, vi rút xâm
nhập vào cơ thể người khỏe mạnh qua đường hô hấp. Tồn tại trên niêm mạc đường
hô hấp trên và nhân lên bằng cách gắn protein S của mình với thụ thể đặc hiệu trên
bề mặt tế bào-thụ thể enzyme chuyển angiotensin II (ACE2- angiotensin
converting enzyme 2), có nhiều trên bề mặt niêm mạc đường hơ hấp trên (Hình 1).
Từ đây vi rút nhân lên trong tế bào niêm mạc đường thở và phát triển xuống đường
hô hấp dưới. Tại các phế nang, cũng bằng cách xâm nhập qua ACE-2 vào các tế
bào biểu mô phế nang typ 2 và tiếp tục nhân lên. Phức hợp “virut-tế bào phế nang”
sẽ giải phóng ra rất nhiều cytokines và các chất tiền viêm như IL-1, IL-6, IL-8, IL12, chất hoại tử khối u (TNF-α), IFN-λ và IFN-β, CXCL-10, hóa ứng động bạch
cầu mono protein-1 (MCP-1), macrophage inflammatory protein-1α (MIP1α)… một cách ồ ạt, tạo thành “bão cytokine” (cytokine storm). Các cytokines
này hoạt hóa bạch cầu đa nhân, CD4 helper,T cells và CD8 cytotoxic T cells,
nhằm diệt virut. Quá trình nhân lên của viut trong tế bào sẽ phá hủy tế bào và
tiếp tục giải phóng nhiều virut mới và các cytokies. Mặc dù q trình viêm có
tác dụng chống lại virut song cũng phá hủy cả 2 loại tế bào phê nang typ 1 và
2, dẫn đến quá trình viêm phế nang lan tỏa, là tiền đề của hội chứng trụy hơ
hấp cấp tính (ARDS-acute respiratory distress syndrome).(3) Như vậy hệ thống
niêm mạc đường hô hấp từ hầu họng đến tận phế nang là đích tấn cơng của
virut đã bị virut xâm nhập và phá hủy. Biểu hiện lâm sàng sẽ theo từng giai

đoạn tấn công của virut cũng như đáp ứng của cơ thể, diễn ra từ tuần đầu tiên
cho tới tuần 2-3 của quá trình bệnh lí.

Hội Phổi Việt Nam 


 
 

Hình 1. SARS-CoV-2

Hình 2. Sơ đồ cấu trúc phế nang (4)

2. Cấu trúc phế nang và ảnh hưởng của khói thuốc lá:
Phế nang bao gồm 1 lớp biểu mô và tổ chức liên kết ngoại bào (extracellular
matrix) được bao quanh bới các mao mạch. Các tế bào chủ yếu là tế bào phế nang
(pneumocyte) typ 1, typ 2 và đại thực bào phế nang (aveolair marcrophage). Vùng
trao đổi khí (hàng rào phế nang-mao mạch) bao gồm tế bào phế nang typ 1 và tế
bào nội mạc, màng cơ bản giữa các tế bào này. Tổ chức kẽ giữa các phế nang bao
gồm các tế bào sợi và tổ chức ngoại bào (Hình 2).
Khói thuốc lá, ngồi việc phá hủy biểu mô rung mao của niêm mạc đường thở, làm
giảm chức của thảm nhầy rung mao nên làm yếu đi cơ chế tự bảo vệ của phổi với
các tác nhân gây bệnh, thì cịn làm tổn hại nặng nề đến chức năng của các thành
phần tế bào của phế nang. Đại thực bào phế nang, chiếm tới 90% các loại tế bào và
là “đội quân chủ lực” chống lại sự sự xâm nhập của vi rút, vi khuẩn và các tác nhân
gây bệnh khác bị vi rút tấn công đầu tiên. Khói thuốc lá làm gia tăng biểu lộ
của ACE-2 trong các tế bào phế nang typ 2 khiến vi rút dễ xâm nhập
và làm rối loạn chức năng thực bào của đại thực bào phế nang, làm mất khả năng
chống trả lại các tác nhân gây bệnh của phổi.(4) (5) Hậu quả là tổn thương viêm phế
nang, phá hủy cấu trúc phế nang lan tỏa, tạo màng trong (hyaline), lòng phế nang

bị lấp đầy dịch rỉ viêm giàu fibrin, mất cấu trúc liên kết quanh phế nang và xuất
hiện các cục máu đơng trong lịng mạch(6) (Hình 3,4)… dẫn đến tình trạng “block
phế nang-mao mạch”, mất khả năng trao đổi khí, giảm oxi máu trầm trọng, dẫn tới
ARDS, khiến bệnh nhân rất dễ tử vong.

Hình 3. Màng Hyaline
Hội Phổi Việt Nam 

Hình 4.Phá hủy cấu trúc phế nang lan tỏa


 
 

3. Có thực sự là những người hút thuốc lá ít bị nhiễm SARS-CoV-2 hay
không?
Nicotin là một cholinergic agonist và là chất ức chế cytokine tiền viêm có trong
thuốc lá. Đa số tác giả cho rằng nicotin và khói thuốc làm tăng biểu lộ ACE-2
những một số người khác lại có quan điểm ngược lại, dẫn đến có những ý kiến cho
rằng những người hút thuốc ít bị nhiễm SARS-CoV-2 hơn, ít phải nhập viện và tỷ
lệ tử vong thấp hơn. Một phân tích thu nhận 1038 cơng trình nghiên cứu được đăng
tải có liên quan đến vấn đề này; sau khi loại bỏ những bài báo không đạt chuẩn, chỉ
còn 47 bài được đánh giá (gần 80% số bài của các tác giả Trung quốc) thì nhận
thấy chất lượng các nghiên cứu này khá tồi tệ. Chỉ có 19/47 bài (40,4%) được đánh
giá là tốt (good), 6/47 bài (12,7%) là đạt (fair) còn lại 22/47 bài (46,9%) là kém
chất lượng (poor). Phân tích nguyên nhân, các tác gỉa thấy hầu hết các cơng trình
nghiên cứu được tiến hành sớm ngay sau dịch SARS-CoV-2 khởi phát tại Vũ HánTrung quốc (12-2019), số lượng bệnh nhân nghiên cứu ít, áp lực đăng tải lớn cho
nên quí 1/2020 hầu hết đã được cơng bố. Vì vậy các dữ liệu chưa được kiểm chứng
và khơng đủ cỡ mẫu nghiên cứu có ý nghĩa, cho nên những kết luận là những
người hút thuốc ít bị ảnh hưởng bởi SARS-CoV-2 của các cơng trình này là không

đáng tin cậy. Tuy nhiên các thông tin này đã được đăng tải trước đó, được truyền
thơng thổi phồng quá mức, hệ lụy đã dẫn đến tình trạng tăng bất thường số người
hút thuốc lá thời gian sau đó, nhất là ở Trung quốc.(2)
Cho đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới và nhiều nghiên cứu khẳng định khói thuốc lá
là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 và khiến bệnh cảnh lâm sàng nặng
nề hơn(7). Katherine E. Lowe cùng các cộng sự, đã tiến hành nghiên cứu
so sánh mức độ nặng của nhiễm SARS-CoV-2 trên các nhóm bệnh nhân
chưa bao giờ hút thuốc lá, và nhóm hút thuốc lá ở các mức độ khác
nhau. Kết quả cho thấy ở nhóm bệnh nhân hút thuốc lá trên 30
bao/năm tỉ lệ nhập viện cao hơn 2,25 lần so với nhóm khơng hút
thuốc lá. Những người nghiện thuốc lá nặng có nguy cơ tử vong cao
hơn 1,89 lần sau khi nhiễm SARS-CoV-2 so với những người không bao
giờ hút thuốc.(8)
3. Kết luận.

Hội Phổi Việt Nam 


 
 

Khói thuốc lá cùng các chất độc hại có trong nó đã làm tổn hại nghiêm trọng tới
chức năng bảo vệ của niêm mạc đường thở, dẫn tới con người dễ nhiễm và mắc các
bệnh đường hô hấp gây ra do vi rút. Tổn thương đường hô hấp do các loại vi rút sẽ
mở đường cho nhiễm các loại vi khuẩn tiếp theo, gây bệnh cảnh viêm phổi càng
nặng nề hơn, và SARS-CoV-2 không là một ngoại lệ. Tuy nhiên, trước những tác
nhân gây bệnh truyền nhiễm mới nổi, những nghiên cứu chuyên sâu, với cỡ mẫu
lớn là hết sức cần thiết để có những kết luận chính xác hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. WHO. Coronavirus (COVID-19) Dashboard.

2. Anna Korzeniowska, Gabriela Ręka, Małgorzata Bilska, Halina PiecewiczSzczęsna The smoker's paradox during the COVID-19 pandemic? The
influence of smoking and vaping on the incidence and course of SARS-CoV2 virus infection as well as possibility of using nicotine in the treatment of
COVID-19 - Review of the literature. Przegl Epidemiol. 2021;75(1):27-44
3. Parasher A. COVID-19: Current understanding of its pathophysiology,
clinical presentation and treatment Postgrad Med J 2021;97:312–320
4. Anna Lierova,Marcela Jelicova, Marketa Nemcova, Magdalena Proksova,
Jaroslav Pejchal, Lenka Zarybnicka and Zuzana Sinkorova. Cytokines and
radiation-induced pulmonary injuries Journal of Radiation Research, Vol.
59, No. 6, 2018, pp. 709–753
5. DavidC.Yang,
Ching-Hsien
Chen.
Cigarette
Smoking-Mediated
Macrophage Reprogramming: Mechanistic Insights and Therapeutic
Implications J Nat Sci. 2018 November ; 4(11) 
6. Benjamin T Bradley, Heather Maioli, Robert Johnston, et al. Histopathology
and ultrastructural findings of fatal COVID-19 infections in Washington
State: a case series www.thelancet.com Vol 396 August 1, 2020.
7. WHO. Smoking and Covid 19. Brief Scientist. 30.Jun.2020
8. Katherine E. Lowe, MSc Joe Zein, MD, PhD; Umur Hatipoğlu, MD; et al
Association of Smoking and Cumulative Pack-Year Exposure With COVID19 Outcomes in the Cleveland Clinic COVID-19 Registry JAMA Intern
Med. 2021;181(5):709-71

Hội Phổi Việt Nam 



×