Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.45 KB, 6 trang )

Đề bài:
Nghiên cứu xoay quanh Phát triển bền vững, hãy:
Câu 1: Trình bày Khái niệm phát triển bền vững
Câu 2: Trình bày Mục tiêu của phát triển bền vững
Câu 3: Trình bày Các yếu tố cốt lõi trong phát triển bền vững
BÀI LÀM
1. Khái niệm phát triển bền vững
Khái niệm “phát triển bền vững” trở nên phổ biến bắt đầu từ một bản báo cáo
có tên là Brundtland. Báo cáo Brundtland, còn được gọi là “Tương lai chung của
chúng ta”, xuất bản năm 1987 bởi Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED)
đã đưa ra khái niệm “phát triển bền vững” và mô tả cách thức đạt được nó. Theo bản
báo cáo này, “phát triển bền vững” là “sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của hiện
tại mà không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đó là
q trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo và tơn trọng những
q trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối
với cuộc sống của con người, động và thực vật”. Ẩn ý trong định nghĩa này là khái
niệm về nhu cầu, trong đó nhấn mạnh mục tiêu cung cấp các yêu cầu thiết yếu của
người nghèo trên thế giới và ý tưởng rằng công nghệ và tổ chức xã hội áp đặt các giới
hạn về khả năng cung cấp của môi trường cho các nhu cầu hiện tại và tương lai của thế
giới.
(Nguồn: Báo cáo Brundtland, 1987)
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” hay “Phát triển lâu bền” (Sustainable
development) ra đời từ những năm 1970. Phát triển bền vững là sử dụng một cách hợp
lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường một cách khoa học, cùng với
sự phát triển kinh tế (theo hội nghị Mơi trường tồn cầu Rio de Janeiro tháng 06, năm
1992). Phát triển bền vững được đánh giá trên ba nhân tố: kinh tế bền vững; xã hội
bền vững; môi trường bền vững.


Khái niệm phát triển bền vững, như đã được đề cập trong báo cáo Brundtland,
không chỉ là nỗ lực nhằm hịa giải kinh tế và mơi trường, hay thậm chí phát triển kinh


tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Nó cịn hàm chứa những khía cạnh chính trị xã hội,
đặc biệt là bình đẳng xã hội, như nhiều người, nhất là những nhà khoa học xã hội đã
chỉ ra.
Mặc dù không loại trừ sự cần thiết của một số hình thức tăng trưởng kinh tế,
đặc biệt là ở những nước nghèo nhất, nhưng báo cáo Brundtland vẫn nhìn nhận phát
triển như một quá trình phức tạp vượt ra ngoài sự tăng trưởng kinh tế giản đơn: “Phát
triển bao hàm một sự biến đổi kinh tế và xã hội không ngừng,… Ngay cả khái niệm
hẹp về sự bền vững vật chất cũng hàm chứa mối quan tâm đối với bình đẳng xã hội
giữa các thế hệ, mối quan tâm cần phải được mở rộng một cách hợp lý tới sự bình
đẳng trong các thế hệ”
2. Mục tiêu của phát triển bền vững
Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDGs), hay
còn được biết đến là Mục tiêu tồn cầu, được thơng qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên
hợp quốc vào tháng 9/2015 bởi tất cả các Quốc gia Thành viên Liên hợp quốc. Đây là
các mục tiêu phổ quát hướng tới nền kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng, môi trường
được bảo vệ. Mục tiêu này được thiết kế nhằm chấm dứt tình trạng đói nghèo, bảo vệ
hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi công dân ở mỗi quốc gia thành viên Liên hợp
quốc được hưởng hịa bình và thịnh vượng vào năm 2030.
Theo Liên hợp quốc, SDGs bao gồm 17 mục tiêu, được xác định bởi 169 mục
tiêu cụ thể và 232 chỉ tiêu. Những mục tiêu này được tích hợp nhằm phát triển xã hội,
bao gồm cả các mục tiêu đối với biến đổi khí hậu, bất bình đẳng kinh tế, đổi mới, tiêu
thụ bền vững, hịa bình, cơng bằng,... Cụ thể:
1: KHÔNG NGHÈO (NO POVERTY): Hơn 700 triệu người, tương đương 10% dân
số thế giới, ngày nay vẫn sống trong tình trạng cực kỳ nghèo đói, phải vật lộn để đáp
ứng những nhu cầu cơ bản nhất như y tế, giáo dục, tiếp cận với nước và vệ sinh. Do
đó, tăng trưởng kinh tế phải bao trùm, để cung cấp việc làm bền vững và thúc đẩy bình
đẳng. Chấm dứt nghèo đói dưới mọi hình thức ở mọi nơi.


2: KHƠNG ĐĨI (ZERO HUNGER): Với hơn một phần tư tỷ người đang đứng

trước bờ vực của nạn đói, cần phải có hành động nhanh chóng để cung cấp lương thực
và cứu trợ nhân đạo cho những vùng có nguy cơ cao nhất. Tăng năng suất nông nghiệp
và sản xuất lương thực bền vững là trọng tâm của công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
3: SỨC KHỎE TỐT VÀ PHÚC LỢI (GOOD HEALTH AND WELL - BEING):
Tập trung vào việc cung cấp tài trợ hiệu quả hơn cho các hệ thống y tế, cải thiện điều
kiện vệ sinh, cũng như tăng khả năng tiếp cận với các bác sĩ. Đảm bảo cuộc sống lành
mạnh và thúc đẩy phúc lợi cho mọi lứa tuổi là điều cần thiết để phát triển bền vững.
4: GIÁO DỤC CHẤT LƯỢNG (QUALITY EDUCATION): Giáo dục cho phép
chuyển dịch kinh tế xã hội đi lên và là chìa khóa để thốt nghèo. Có được một nền
tảng giáo dục chất lượng là điều cốt lõi để nâng cao đời sống con người và phát triển
bền vững.
5: BÌNH ĐẲNG GIỚI (GENDER EQUALITY): Những thập kỷ qua bình đẳng giới
đã có nhiều tiến bộ. Mặc dù vậy, nhưng vẫn cịn nhiều thách thức. Do vậy, bình đẳng
giới khơng chỉ là quyền cơ bản của con người mà là nền tảng cần thiết cho một thế
giới hịa bình, thịnh vượng và bền vững.
6: NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH (CLEAN WATER AND SANITATION): Trên tồn
thế giới, cứ ba người thì có một người khơng được tiếp cận với nước uống an tồn, hai
trong số năm người khơng có phương tiện rửa tay cơ bản với xà phòng và nước, và
hơn 673 triệu người vẫn cịn thói quen đại tiện. Nước sạch, có thể tiếp cận được cho tất
cả mọi người là một phần thiết yếu của thế giới mà chúng ta muốn sống.
7: NĂNG LƯỢNG SẠCH VÀ GIÁ CẢ PHẢI CHĂNG (AFFORDABLE AND
CLEAN ENERGY): Năng lượng là trung tâm của hầu hết mọi thách thức và cơ hội
lớn. Cần có sự quan tâm tập trung hơn nữa, để cải thiện khả năng tiếp cận các công
nghệ và nhiên liệu nấu ăn sạch và an toàn cho dân số thế giới.
8: VIỆC LÀM TỐT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (DECENT WORK AND
ECONOMIC GROWTH): Tăng trưởng kinh tế bền vững sẽ đòi hỏi xã hội tạo điều
kiện cho phép mọi người có việc làm chất lượng và cải thiện mức sống.


9: CÔNG NGHIỆP, ĐỔI MỚI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG (INDUSTRY,

INNOVATION, AND INFRASTRUCTURE): Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là rất quan
trọng để đạt được sự phát triển bền vững. Cơng nghiệp hóa cùng với đổi mới và cơ sở
hạ tầng, có thể giải phóng các lực lượng kinh tế năng động và cạnh tranh tạo ra việc
làm và thu nhập.
10: GIẢM BẤT BÌNH ĐẲNG (REDUCED INEQUALITIES): Bất bình đẳng ngày
càng sâu sắc đối với những nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Để giảm bất bình đẳng, về
nguyên tắc, các chính sách cần được phổ cập, chú ý đến nhu cầu của các nhóm dân cư
yếu thế và bị gạt ra ngoài lề xã hội.
11: CÁC THÀNH PHỐ VÀ CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG (SUSTAINABLE
CITIES AND COMMUNITIES): Đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến việc ngày càng
nhiều cư dân ổ chuột, cơ sở hạ tầng và dịch vụ thiếu thốn và quá tải. Cần có một tương
lai trong đó các thành phố mang lại cơ hội cho tất cả mọi người, được tiếp cận với các
dịch vụ cơ bản, năng lượng, nhà ở, giao thông vận tải và hơn thế nữa.
12: TIÊU DÙNG VÀ SẢN XUẤT CÓ TRÁCH NHIỆM (RESPONSIBLE
CONSUMPTION AND PRODUCTION): Tiến bộ kinh tế và xã hội trong thế kỷ qua
đã đi kèm với sự suy thoái mơi trường, gây nguy hiểm cho chính hệ thống phát triển
trong tương lai của chúng ta. Tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm là làm nhiều hơn
và tốt hơn với ít gây ơ nhiễm hơn. Nó cũng nhằm tách tăng trưởng kinh tế khỏi suy
thối mơi trường, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên và thúc đẩy lối sống bền vững, lối
sống xanh.
13: HÀNH ĐỘNG VÌ KHÍ HẬU (CLIMATE ACTION): Biến đổi khí hậu là một
thách thức tồn cầu. Nó đang ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên mọi lục địa. Nó đang
phá vỡ nền kinh tế quốc gia và ảnh hưởng đến cuộc sống. Việc cứu mạng sống và sinh
kế địi hỏi phải có hành động khẩn cấp để giải quyết cả đại dịch và tình trạng khẩn cấp
về khí hậu.
14: CUỘC SỐNG DƯỚI NƯỚC (LIFE BELOW WATER): Đại dương thúc đẩy
các hệ thống toàn cầu giúp loài người có thể sinh sống được trên Trái đất. Tuy nhiên,
tại thời điểm hiện tại, sự suy thoái liên tục của các vùng nước ven biển do ô nhiễm và
quá trình axit hóa đại dương. Các khu bảo tồn biển cần được quản lý hiệu quả và có



nguồn lực tốt. Và cần có các quy định để giảm đánh bắt q mức, ơ nhiễm biển và axit
hóa đại dương.
15: CUỘC SỐNG TRÊN CẠN (LIFE ON LAND): Hoạt động của con người đã
thay đổi gần 75% bề mặt trái đất. Dồn ép động vật hoang dã và thiên nhiên vào một
góc ngày càng nhỏ của hành tinh. Quản lý rừng, chống sa mạc hóa, ngăn chặn và đảo
ngược suy thoái đất, ngăn chặn mất đa dạng sinh học là mục tiêu cấp thiết của phát
triển bền vững.
16: HÒA BÌNH, CƠNG BẰNG VÀ THỂ CHẾ VỮNG MẠNH (PEACE,
JUSTICE AND STRONG INSTITUTIONS): Xung đột, mất an ninh, thể chế yếu
kém và khả năng tiếp cận công lý hạn chế vẫn là mối đe dọa lớn đối với phát triển bền
vững.
17: QUAN HỆ ĐỐI TÁC (PARTNERSHIPS): Các mục tiêu phát triển bền vững chỉ
có thể được thực hiện khi có quan hệ đối tác và hợp tác toàn cầu mạnh mẽ. Một
chương trình nghị sự phát triển thành cơng địi hỏi quan hệ đối tác bao trùm ở cấp độ
toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương. Làm sống lại mối quan hệ đối tác toàn cầu
để phát triển bền vững.
3. Các yếu tố cốt lõi trong phát triển bền vững
Các yếu tố phát triển bền vững thường được đặt trong mơi trường doanh nghiệp
với mục đích kiểm định và phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp ở ba yếu tố: kinh tế,
mơi trường và xã hội. Khi đó, nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì đây là một khung phân
tích để đo lường và lập báo cáo về hoạt động của doanh nghiệp về cả ba phương
diện là kinh tế, xã hội và mơi trường để khuyến khích các tổ chức kết hợp tính bền
vững vào thực tiễn kinh doanh (Theo Elkington, 1997; Sustain Ability, 2010; The
Economist, 2009; Lam, 2016). Khi doanh nghiệp đáp ứng được đồng đều cả phát
triển về kinh tế, xã hội và mơi trường của mình thì doanh nghiệp đó được xem là bền
vững (Theo Hart, 2003).
Theo đó, các doanh nghiệp vừa phải đảm bảo lợi nhuận về kinh tế và vừa phải
củng cố được lợi ích về xã hội và bảo vệ môi trường lâu bền. Hiệu suất của doanh
nghiệp trong mỗi yếu tố thể hiện cam kết tương ứng của họ đối với các bên liên quan,



mơi trường tự nhiên và lợi nhuận kinh tế. Nó cho thấy rằng mối quan hệ giữa yếu tố
phải đạt được một sự cân bằng để tối đa hóa lợi ích tiềm năng trong mỗi thành phần.
Trong môi trường kinh doanh phức tạp, nếu doanh nghiệp bỏ qua công bằng xã hội và
chất lượng mơi trường thì sự liên kết của những yếu tố này với yếu tố tài chính có thể
dẫn đến sự sụp đổ của chính doanh nghiệp đó. Hơn nữa, tính bền vững về kinh tế của
một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào khả năng đồng thời kết hợp các giá trị công bằng
xã hội, bảo vệ mơi trường, phát triển văn hóa vào các giá trị thực tiễn của doanh
nghiệp để mang lại lợi nhuận tổng thể cao hơn.
Càng nhiều công ty hiểu được trách nhiệm của họ đối với các yếu tố cốt lõi này
thì càng nhiều doanh nghiệp càng có nhiều khả năng sống sót trong q trình chuyển
đổi sang một tương lai bền vững. Các yếu tố cốt lõi này cịn có tiềm năng để chứng
minh cho các tập đoàn, về mặt thuận lợi, trách nhiệm xã hội và môi trường là các yếu
tố liên quan có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×