Tải bản đầy đủ (.pdf) (441 trang)

Phát triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng bắc bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.28 MB, 441 trang )

Học viện chính trị Hành chính quốc gia hồ chí minh



Báo cáo tổng hợp
kết quả Nghiên cứu khoa học
đề tài cấp bộ năm 2008
Mã số B08 - 21

Phát triển bền vững môi trờng
vùng đồng bằng bắc bộ trong quá trình
xây dựng, phát triển các khu công
nghiệp: thực trạng và giải pháp



Chủ nhiệm đề tài : TS. Đỗ Đức Quân










7399
08/6/2009

Hà nội 2008




1
Danh sách các thành viên tham gia đề tài


STT
H v tờn Tham gia ti C quan cụng tỏc
1
TS. Đỗ Đức Quân
Chủ nhiệm đề tài
HV CT-HCKVI
2
ThS. Phan Tiến Ngọc Th ký đề tài HV CT-HCKVI
3
TS. Vũ Thanh Sơn Thành viên đề tài HV CT-HCKVI
4
ThS. Lê Hữu Thành Thành viên đề tài HV CT-HCKVI
5
TS. Đỗ Quang Vinh Thành viên đề tài HV CT-HCKVI
6
TS. Nguyễn Đăng Thông Thành viên đề tài HV CT-HCKVI
7
TS. Nguyễn Văn Sử Thành viên đề tài HV CT-HCKVI
8
ThS. Nguyễn Thanh Huyền Thành viên đề tài HV CT-HCKVI
9
PGS.TS Nguyễn Khắc Thanh Thành viên đề tài HV CT-HCQGHCM
10
PGS.TS Nguyễn Văn Kỷ Thành viên đề tài HV CT-HCQGHCM

11
ThS. Nguyễn Hồng Phong Thành viên đề tài HV CT-HCKVI
12
CN. Nguyễn Ngọc Hà Thành viên đề tài Tỉnh ủy Ninh Bình
13
CN. Bùi Quang Toản Thành viên đề tài Tỉnh ủy Hải Dơng
14
ThS. Phạm Văn Thanh Thành viên đề tài Tỉnh ủy Vĩnh Phúc



2
Mục Lục


Mở đầu 5
Chơng 1: Những vấn đề lý luận về phát triển bền vững
nông thôn trong quá trình xây dựng, phát triển
khu công nghiệp
15
1.1. Lý luận chung về phát triển bền vững nông thôn 15
1.1.1. Quan niệm chung về phát triển bền vững 15
1.1.2. Phát triển nông thôn bền vững 18
1.1.3. Một số chỉ tiêu phát triển bền vững nông thôn 20
1.2. Lý luận về sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 30
1.2.1. Lý lun v KCN v vai trũ ca nú vi CNH, HH nn kinh t 30
1.2.1.1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự hình thành các KCN 30
1.2.1.2. Vai trò của KCN với CNH, HĐH nền kinh tế 31
1.2.2. Các mối liên kết giữa nông thôn và khu công nghiệp 35

1.3. Kinh nghiệm và một số nớc về phát triển bền vững nông thôn
trong quá trình phát triển khu công 37
1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản 37
1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 42
1.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc 49
1.3.4. Kinh nghiệm của Thái Lan 55
1.4. Một số bài học cho Việt Nam 58
T
rang

3
Chơng 2: Thực trạng phát triển bền vững nông thôn đồng
bằng bắc bộ trong quá trình xây dựng, phát
triển khu công nghiệp 61
2.1. Khái quát thực trạng nông thôn đồng bằng Bắc bộ thời gian qua 61
2.1.1. Vị trí địa lý và lợi thế của vùng đồng bằng Bắc Bộ 61
2.1.2. Khái quát thực trạng nông thôn đồng băng Bắc Bộ 63
2.2. Khái quát tình hình phát triển các khu công nghiệp vùng đồng
bằng Bắc bộ 66
2.3. Tác động của quá trình xây dựng và phát triển khu công nghiệp
đến sự phát triển bền vững nông thôn 67
2.3.1. Tác động về mặt kinh tế - kỹ thuật 67
2.3.2. Tác động về khía cạnh x hội 77
2.3.3. Tác động về khía cạnh môi trờngi 82
Chơng 3: Định hớng, quan điểm và một số giải pháp cơ bản
nhằm phát triển bền vững nông thôn đồng bằng
bắc bộ trong quá trình xây dựng, phát triển KCN
thời gian tới
95
3.1. Định hớng, quan điểm phát triển bền vững nông thôn vùng

đồng bằng Bắc bộ 95
3.1.1. Định hớng phát triển nông thôn bền vững 95
3.1.2. Quan điểm phát triển bền vững nông thôn 102
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững nông thôn 107
3.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế 107
3.2.2. Nhóm giải pháp về x hội 112
3.2.3. Nhóm giải pháp về môi trờng sinh thái 119

4
3.2.3. Mét sè gi¶i ph¸p kh¸c 122
KÕt luËn 134
Tµi liÖu tham kh¶o 137

5
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội
loài người; là yêu cầu bức thiết đối với mọi nền kinh tế và quốc gia trên thế
giới, đặc biệt là những lĩnh vực sản xuất vật chất, sử dụng nhiều tài nguyên
thiên nhiên, liên quan đến bảo vệ môi trường… Tại Hội nghị thượng đỉnh thế
giới n
ăm 1992 ở Rio de Janerio, các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi
trường cùng với các nhà chính trị đã thống nhất về quan điểm phát triển bền
vững, coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhân loại và
đồng thuận thông qua tuyên bố Rio gồm 27 nguyên tắc cơ bản về Phát triển
bền vững và Chương trình Nghị sự 21, xác định các hành động cho sự phát
triển bền vững của toàn thế giới trong thế
kỷ thứ 21. Đây là những nguyên tắc
chung nhất để các quốc gia có thể vận dụng vào việc xây dựng các nguyên tắc

phát triển bền vững cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội
và thể chế chính sách riêng của nước mình.
Phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà cả về 3 mặt: Kinh tế - Xã
hội - Môi trường để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hoá,
tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả
năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm
giảm chất lượng cuộc sống của các thế h
ệ trong tương lai.
Hay nói một cách khác: muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng
thời thực hiện 3 mục tiêu: (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển
hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp
dân cư và (3) cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững
chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Nhận thức được tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn đề phát triển
bền vững, ngay sau tuyên bố Rio, Nhà nước ta đã ban hành luật bảo vệ môi
trường năm 1993. Sau đó đã hình thành một hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật và hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Đến nay, vấn
đề phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan đ
iểm và giải pháp của
Đảng và Nhà nước ta. Ngày 26-8-1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số

6
36/CT/TƯ về tăng cường bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất
nước; ngày 15-11-2004, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 41/NQ/TƯ về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Nghị quyết đại hội lần thứ
IX của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010 của
nước ta đã khẳng định: "Phát triể
n nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng
kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường"

và "phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ, cải thiện môi trường, bảo
đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn
đa dạng sinh học".
Để thực hiện mục tiêu phát triển bề
n vững như Nghị quyết của đại hội
Đảng toàn quốc đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế về phát triển bền vững,
ngày 17-8-2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số
153/2004/QĐ-TTg về định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt
Nam. Trong đó nội dung phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn là một
nội dung quan trọng trong chiế
n lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Thậm
chí đây là nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền
vững ở nước ta.
Thật vậy, ở Việt Nam nông thôn là một phạm trù rất gần gũi, quen
thuộc và dường như là một khái niệm vốn có trong tiềm thức của người Việt
Nam. Hơn nữa, nông thôn có vai trò cực kỳ quan trọng, gắn liề
n với lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Lịch sử phát triển kinh tế - xã hội
nước ta đã cho thấy, sự phát triển, tiến bộ và phồn vinh của đất nước không
thể bỏ qua, tách rời sự phát triển của khu vực nông thôn. Vì vậy, phát triển
nông thôn giầu mạnh và bền vững luôn được Đảng và Nhà nước ta đặt ở vị trí
trọng tâm trong chiến lược phát triể
n kinh tế xã hội.
Hơn nữa, dưới tác động như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học-công
nghệ, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như quá trình đô thị hoá, vai trò của
nông thôn (xét trong mối tương quan dài hạn với đô thị) có xu hướng giảm sút.
Mặt khác, các vùng nông thôn nước ta hiện nay đang phải đối mặt với việc sử
dụng lãng phí, kém hiệu quả các nguồn lực xã hộ
i, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng… ảnh hưởng tiêu cực đến sự phồn thịnh ở nông thôn

cũng như các vấn đề xã hội (mức sống, công bằng xã hội…) . Ở nông thôn, tính
bền vững về sinh thái và kinh tế cũng quan trọng như tính bền vững về xã hội

7
trong quá trình phát triển. Chính vì vậy, sự phát triển nông nghiệp nông thôn
bền vững có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững ở nước
ta hiện nay.
Vùng đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Trước
đây, hiện tại và tương lai vẫn là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của cả
nước. Toàn vùng có diện tích tự nhiên là 1.487.144 ha. Trong đó đất sản xuất
nông, lâm nghiệp chiếm khoảng 63%. Đây là vùng đất chật, người đông,
chiếm 6,3% diện tích và 23,07% dân số của cả nước; mật độ dân số cao nhất
(1.087 người/km2) và diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp
nhất so với các vùng khác, bình quân đất nông nghiệp khoảng trên
500m2/người. Nghề trồng lúa nước truyền thống, rau, hoa, quả, cây cảnh, chế
biến nông hải sản thực phẩm, thu hút trên 70% dân số của vùng đồng bằ
ng
Bắc Bộ. Hằng năm, tổng sản lượng lương thực có hạt, thực phẩm và nhiều
loại nông sản khác của vùng đứng thứ hai cả nước (sau đồng bằng sông Cửu
Long); đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh lương thực và hàng
hóa nông sản xuất khẩu. Như vậy, có thể nói một trong những đặc trưng cơ
bản của vùng đồng bằng Bắc b
ộ là nông nghiệp, nông thôn; và việc phát triển
bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đến sự phát triển của vùng.
Bên cạnh thế mạnh về nông nghiệp, với gần 80% dân số sống ở khu vực
nông thôn. Vùng đồng bằng Bắc Bộ là vùng có lịch sử phát triển công nghiệp
và đô thị sớm nhất nước ta. Các thành phố, các khu công nghiệp tập trung
cùng với ngành công nghiệp được phát tri
ển từ rất sớm. Nếu không tính các

cụm công nghiệp được xây dựng trước năm 1975, đến nay vùng đồng bằng
Bắc Bộ có 22 khu công nghiệp với điện tích đất tự nhiên là 3802 ha. Các khu
công nghiệp trong vùng đã thu được những kết quả nhất định, thu hút được
539 dự án (trong đó có 216 dự án FDI và 278 dự án đầu tư trong nước) với
tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2.236 triệu USD và 17460 tỷ đồng. Giá tr
ị sản
xuất của các khu công nghiệp trong vùng đạt khoảng 1.900 triệu USD, xuất
khẩu khoảng 1.000 triệu USD và đóng góp vào ngân sách gần 60 triệu USD.
Các khu công nghiệp trong vùng đồng bằng Bắc bộ đã giải quyết cho khoảng
100.000 lao động, đặc biệt các khu công nghiệp không chỉ giải quyết việc

8
làm cho lao động tại địa phương mà còn thu hút lao động ở các vùng khác
trong cả nước.
Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển, bên cạnh những mặt
tích cực, các khu công nghiệp trong vùng đang tác động tiêu cực đến sự phát
triển bền vững nông thôn như: làm mất cân đối và thiếu hụt các nguồn lực
dành cho phát triển nông thôn; đẩy hàng vạn người lâm vào cảnh thất nghiệp
sau khi bị thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp; làm tăng các căng thẳng
xã hộ
i; gây mất cân bằng giới ở địa phương; chất lượng môi trường bị suy
giảm… Vì vậy làm thế nào để phát triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng
Bắc Bộ trong quá trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp không chỉ
là một vấn đề lớn đặt ra cho các địa phương trong vùng, mà còn là vấn đề lớn
của toàn xã hội. Việc nghiên cứu nhằm góp phần tìm ra hướng giải quyết cho
vấn đề này là một nộ
i dung có ý nghĩa thiết thực, bức xúc cả về mặt lý luận
và thực tiễn hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi chọn vấn đề “Phát triển bền
vững nông thôn vùng Đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng, phát

triển các khu công nghiệp” (Qua khảo sát các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hải Dương,
Ninh Bình) làm chủ đề nghiên cứu, hy vọng có một số đóng góp vào chủ đề
quan trọng này.

2. Tình hình nghiên cứ
u đề tài
2.1. Về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: Trong những
năm qua vấn đề phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững các vùng
nông thôn đã trở thành quan điểm của Đảng và đường lối chính sách của Nhà
nước, và được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X là: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và
nông thôn v
ẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. . . Gắn phát triển kinh
tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông
thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị
xã hội” và “tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội
ở nông thôn; tập trung giải quyết tốt các v
ấn đề xã hội bức xúc và xây dựng
nông thôn mới”.

9
Cụ thể hoá chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nông thôn
bền vững, Chính phủ đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Trong đó phát triển nông nghiệp
nông thôn bền vững là một nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự
này.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triể
n nông
thôn đã xây dựng nhiều chương trình để phát triển bền vững các vùng nông
thôn như: Phong trào xây dựng các mô hình vườn, ao, chuồng (VAC); vườn,

ao, chuồng, rừng (VACR) kinh tế trang trại, hầm biogas. Nhà tiêu sinh thái.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý. Các chương trình giảm thiểu ô nhiễm
môi trường. Kế hoạch thuỷ lợi hợp lý nhằm phát triển bền vững. . .
2.2. Về các công trình nghiên cứu: Đến nay các nghiên cứu riêng rẽ
về phát triển bền v
ững nông thôn và phát triển các khu công nghiệp đã được
nhiều nhà kinh tế học, các chuyên gia trong và ngoài nước quan tâm nghiên
cứu. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu xung quanh vấn đề này như:
- Về phát triển bền vững nông thôn:
• Góp phần phát triển bền vững nông thông Việt Nam (2004) do
TS. Nguyễn Xuân Thảo chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia. Công
trình này mang tính thực tiễn, tính tổng quát cao. Song đây là tập
hợp các bài viết của tác giả nên vấn đề phát triển bền vữ
ng nông
thôn nằm rải rác ở nhiều bài trong cuốn sách, và ít mang tính lý
luận.
• Cuốn “công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn
ở Việt Nam, con đường và bước đi” Đề tài KX-02-07 do GS.TS
Nguyễn Kế Tuấn làm chủ nhiệm. Đây là công trình đề cập chủ
yếu đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn ở nước ta thời gian qua; đề xuất phương hướng thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệ
p, nông thôn Việt
Nam thời gian tới. Tuy nhiên phần nào công trình cũng đã đề
cập đến khía cạnh phát triển nông thôn bền vững trong quá trình
công nghiệp hoá.
• Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (2003) do
PGS. TS Nguyễn Sinh Cúc chủ biên, Nxb Thống kê. Công trình

10

này đã khái quát một cách tổng quan quá trình đổi mới, phát
triển nông nghiệp, nông thôn từ 1986 đến năm 2002; đặt ra một
số vấn đề cần quan tâm trong việc phát triển nông nghiệp, nông
thôn trong thời gian tới.
• Chương trình KX08: “Phát triển toàn diện kinh tế-xã hội nông
thôn Việt Nam” do GS Đặng Hữu làm chủ nhiệm. Đề tài đánh
giá tổng quát thực trang nông thôn Việt Nam; đưa ra định hướng
và quan điểm phát triển kinh tế-xã hộ
i nông thôn Việt Nam
trong giai đoạn mới CNH,HĐH; đề xuất các giải pháp và chính
sách tiếp tục phát triển kinh tế-xã hội nông thôn Việt Nam.
• Đề tài: “Những biện pháp kinh tế, tổ chức quản lý để phát triển
kinh tế nông nghiệp hàng hoá và đổi mới cơ cấu nông thôn” đề
tài cấp Bộ (1995) do GS.TSKH Lương Xuân Quỳ chủ nhiệm. Đề
tài đã đưa ra phương hướng có căn cứ khoa học để phát triể
n
kinh tế nông nghiệp và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc
Bộ; Kiến nghị những giải pháp để thực hiện chuyên môn hoá,
tập trung hoá và công nghiệp hoá để đổi mới cơ cấu nông thôn
Bắc Bộ.
• Đề tài: “Nghiên cứu biến động môi trường do thực hiện quy
hoạch phát triển KT-XH, các biện pháp kiểm soát bảo đảm phát
triển bền vững đồng bằng sông Hồng” đề tài c
ấp Bộ (2000) do
TS. Nguyễn Gia Thắng làm chủ nhiệm. Đề tài đã phân tích tình
hình và diễn biến ô nhiễm, chất lượng môi trường ở đồng bằng
sông Hồng; đề ra các biện pháp kiểm soát, bảo đảm phát triển
bền vững đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.
Ngoài ra còn có hàng loạt các đề tài, bài viết, các cuộc hội thảo, hội
nghị… liên quan đến vấn đề phát triển nông thôn bền vững nói chung và

nông thôn vùng đồng bằng B
ắc Bộ nói riêng như: “Hội nghị phát triển bền
vững toàn quốc lần thứ 2” tháng 5/2006; “Hội nghị nông thôn phát triển bền
vững các tỉnh phía Bắc” do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức ngày
7/6/2006. Báo cáo “Phát triển bền vững trong nông nghiệp nông thôn” của
Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Hội nghị phát triển bền vững tháng 06/2005…

11
và hàng loạt bài viết khác của các tác giả trong trong và ngoài nước đăng trên
các tạp chí chuyên ngành.
- Về xây dựng và phát triển các khu công nghiệp:
• Cuốn “Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” do TS Nguyễn Chơn
Trung, PGS.TS Trương Giang Long chủ biên, Nxb Chính trị
Quốc gia (2004). Đây là tập hợp gần 40 báo cáo của các nhà
quản lý và khoa học liên quan đến vấn đề phát triển khu công
nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt
Nam.

Đề tài “Các giải pháp hoàn thiện và phát triển các khu công
nghiệp Việt Nam” Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Ngọc Hưng.
Đề tài đã đánh giá tổng quát thực trạng phát triển các khu công
nghiệp của Việt Nam; đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính
sách nhằm phát triển hơn nữa các khu công nghiệp của Việt
Nam.
• Đề tài: “Tác động của tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số

khu công nghiệp phía Bắc tới sức khoẻ cộng đồng” đề tài cấp Bộ
2004 do TS. Trần Văn Tùng làm chủ nhiệm. Đề tài đã đánh giá
tình trạng ô nhiễm đến sức khoẻ người dân xung quanh một số

khu công nghiệp phía Bắc; đề xuất những phương hướng nhằm
kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các khu vực này.
Ngoài ra còn có hàng loạt các đề tài, bài viết, các cuộc hội thảo, hộ
i
nghị… về xây dựng và phát triên các khu công nghiệp như: “Hội thảo phát
triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở các tỉnh phía Bắc-những vấn đề lý luận
và thực tiễn” tháng 6/2004 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức; “Hội thảo
phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam trong tiến tình hội
nhập kinh tế quốc tế” do Ban kinh tế TƯ, Bộ Kế ho
ạch và Đầu tư, Tạp chí
cộng sản tổ chức; Hội nghị “15 năm xây dựng và phát triển các khu công
nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam” tháng 07/2006 do Bộ kế hoạch và Đầu tư
tổ chức… và hàng loạt bài viết khác của các tác giả trong và ngoài nước đăng
trên các tạp chí chuyên ngành.


12
Mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về phát triển bền vững
nông thôn và phát triển các khu công nghiệp trên những góc độ khác nhau,
nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc, hệ
thống hoá lý luận và tổng kết thực tiễn sự phát triển bền vững nông thôn
trong mối quan hệ với quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở
Việt Nam. Đặc biệt việc nghiên cứu thực trạng các vùng nông thôn đồng
bằng B
ắc Bộ trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp, từ đó đề xuất
giải pháp nhằm phát triền bền vững các vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ
trong thời gian tới, thì chưa có công trình nào nghiên cứu. Đây chính là
hướng nghiên cứu của đề tài.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm các mục tiêu sau đây:

- Đề tài đánh giá thực trạng phát triển các vùng nông thôn Đồng bằng Bắc
Bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp trên các góc độ: (1)
kinh t
ế - kỹ thuật, (2) Xã hội, (3) Tài nguyên môi trường.
- Đề xuất định hướng, quan điểm và những giải pháp cơ bản phát triển
bền vững nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng, phát triển
các khu công nghiệp trong thời gian tới.
4. Nội dung nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững, phát
triển bền vững nông thôn, phát triển các khu công nghiệp, tác động qua lại
giữ
a phát triển khu công nghiệp với phát triển bền vững nông thôn.
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển bền vững nông thôn đồng
bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp thời
gian qua; từ đó đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm phát triển bền
vững nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong thời gian tới.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1.Đối tượng nghiên cứu
Phát tri
ển bền vững nông thôn là một đề tài rộng và có rất nhiều nhân
tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững nông thôn. Đối tượng nghiên cứu
của đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu tác động của quá trình xây

13
dựng và phát triên các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn
đồng bằng Bắc Bộ trên góc độ kinh tế-xã hội thời gian qua.
5.2.Phạm vi nghiên cứu
5.2.1.Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu phát
triển bền vững nông thôn vùng Đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng,
phát triển các khu công nghiệp, qua khảo sát các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hải

Dương, Ninh Bình
5.2.2.Giới hạn nội dung nghiên cứu: Phát triển bền vững nông thôn
bao gồm rất nhiều nội dung và được tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau.
Trong điều kiện thời gian và kinh phí có hạn, chúng tôi chỉ khảo sát sự phát
triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ ở góc độ kinh tế-xã hội là
chủ yếu.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngoài ra, đề
tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu cụ thể đó là:
6.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, và phân tích hệ thống, tổng hợp so sánh tài liệu có liên quan
để xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài.
6.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
- Điều tra trực tiếp các hộ gia đình ở nông thôn 3 tỉnh Vĩnh Phúc, H
ải
Dương, Ninh Bình (trong đó có cả những hộ không bị thu hồi đất và những
hộ bị thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp). Đây là đối tượng chịu ảnh
hưởng trực tiếp nhất và cảm nhận rõ nhất những tác động của khu công
nghiệp đến sự phát triển bền vững nông thôn.
- Trưng cầu ý kiến của lãnh đạo quản lý trong các cơ quan có liên quan
trực tiếp, gián tiếp đế
n sự phát triển khu công nghiệp và nông nghiệp nông

14
thôn như: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, Ban quản lý các
khu công nghiệp; Lãnh đạo các huyện, xã… trên địa bàn nghiên cứu.
6.2.2.Phương pháp quan sát được sử dụng để ghi lại thực tế những ảnh

hưởng của khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở những nơi
điều tra.
6.2.3.Phương pháp đàm thoại được sử dụng để trao đổi với người nông
dân ở nông thôn; các chủ doanh nghiệ
p trong khu công nghiệp; các cán bộ
quản lý ở xã, huyện; các cán bộ và lãnh đạo ở các Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Sở Tài nguyên, Ban quản lý Khu công nghiệp…. về những
ảnh hưởng của quá trình xây dựng và phát triển các khu công nghiêp đến phát
triển bền vững nông thôn ở địa phương.
6.2.4.Phương pháp phỏng vấn sâu, nhất là đối với những cán bộ được
Nhà nước giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nông nghiệp, nông
thôn, và các khu công nghiệ
p. Phương pháp này được sử dụng để hỗ trợ các
phương pháp trên, góp phần khái quát bức tranh chung về đối tượng nghiên
cứu.
6.2.5.Phương pháp tổng kết thực tiễn:
-Thu thập các thông tin cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
của các địa phương qua các báo cáo chính thức, và trên Internet.
-Thống kê sự biến động của nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ sau khi
có các khu công nghiệp theo các tiêu chí cơ bản để nghiên cứu. Trên cơ sở đ
ó
phân tích những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến phát triển bền
vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng và phát
triển các khu công nghiệp thời gian qua.
6.3.Phương pháp toán, thống kê:
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp, tính toán, xử lý các số liệu
về tác động của quá trình xây dựng các khu công nghiệp đến phát triển bền
vững nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

15

Chương trình SPSS 12.0 for Windows được sử dụng để xử lý và phân
tích số dữ liệu thu được qua khảo sát thực tiễn và kiểm định tính khách quan
của số liệu thu được.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được bố cục thành 3 chương:
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG
THÔN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KHU CÔNG
NGHIỆP
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG
BẮC BỘ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KCN
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN
NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG BẮC
BỘ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KCN THỜI
GIAN TỚI





16
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT
TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRỂN BỀN VỮNG NÔNG THÔN
1.1.1.Quan niệm chung về phát triển bền vững.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn thăng
trầm và đã ghi lại những dấu ấn đậm nét tương ứng với từng hình thái kinh

tế- xã hội khác nhau. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi hình thái kinh tế-xã hội
nếu muốn phát triển
đều phải tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất mở rộng đỏi
hỏi xã hội phải đạt trình độ năng suất lao động vượt ngưỡng của sản phẩm tất
yếu và tạo ra sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều. Sản phẩm thặng dư là
nguồn gốc để tích luỹ tái sản xuất mở rộng. Vì thế tái sản xuất mở rộng là
loại hình đặc trưng phổ biến của những xã hội có nền kinh tế phát triển, năng
suất lao động xã hội đạt đến trình độ cao. Trong bất cứ xã hội nào, để quá
trình tái sản xuất diễn ra bình thường, ổn định và bền vững đòi hỏi phải đảm
bảo thực hiện đầy đủ bốn nội dung của tái sản xuất xã hội đó là: Tái sản xuất
ra c
ủa cải vật chất, tái sản xuất ra sức lao động, tái sản xuất môi trường sinh
thái, tái sản xuất quan hệ sản xuất. Trong xã hội nào mà không thực hiện đầy
đủ, cân đối, hợp lý giữa bốn nội dung trên thì tất yếu xã hội đó sẽ khó có thể
đảm bảo tái sản xuất bền vững ở các giai đoạn tiếp theo.
Đến thế kỷ thứ XX, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ
đã bùng nổ
đến đỉnh điểm cao, chất lượng sống của xã hội loài người đã có những bước
tiến rõ rệt do khoa học, công nghệ và năng suất lao động xã hội mang lại.
Những của cải được nhân loại tạo ra ngày càng nhiều và phong phú về chủng
loại đã phần nào thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người, đã
đưa tới sự phát triển nhanh c
ủa nền văn minh nhân loại. Song cũng chính từ
sự phát triển ấy đã làm nảy sinh một số vấn đề ngày càng nổi cộm như tăng

17
trưởng dân số quá nhanh, tiêu dùng một cách quá mức của cải, tài nguyên,
năng lượng, thiên tai bão, lũ, lụt, ô nhiễm và sự cố môi trường ngày càng gia
tăng đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, gây trở ngại đối với phát
triển kinh tế và làm giảm sút chất lượng sống, đe doạ cuộc sống hiện tại của

con người và trong tương lai.
Đứng trước áp lực của thực t
ế khắc nghiệt này, con người không còn
cách lựa chọn nào khác là phải xem xét lại những hành vi ứng xử của mình
với thiên nhiên, phương sách phát triển kinh tế - xã hội và tiến trình phát triển
của mình. Vấn đề bức xúc là con người phải tìm ra một con đường phát triển
mà trong đó các vấn đề dân số, kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường
được xem xét một cách tổng thể, nhằm hạn chế những tác động cản trở đến
sự phát tri
ển của mỗi quốc gia. Cách lựa chọn duy nhất đó là con đường phát
triển có sự kết hợp cả về kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường, đó
chính là con đường đảm bảo tái sản xuất xã hội bền vững, hay nói cách khác
đó chính sự phát triển bền vững.
Vào nửa cuối của thế kỷ 20, Liên Hợp Quốc đã đưa ra ý tưởng về phát
triển bền vữ
ng. Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc, thì một xã hội bền vững
sẽ không sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo (đất, nước, sinh vật …)
nhanh hơn khả năng tự tái tạo của chúng; sẽ không sử dụng các nguồn tài
nguyên không thể tái tạo (khoáng sản, nhiên liệu…) nhanh hơn quá trình tìm
ra những loại thay thế chúng và không thải ra môi trường các chất độc hại
nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ và đồng hoá chúng. Như vậ
y, phát triển
bền vững là sự phát triển lành mạnh, tồn tại lâu dài, vừa đáp ứng được nhu
cầu hiện tại, vừa không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ tương lai.
Một vấn đề đặt ra là những người đang hưởng thụ những thành quả của
sự phát triển kinh tế ngày nay có thể sẽ làm cho các thế hệ tương lai phải chịu
đựng tình cảnh tồi t
ệ do môi trường trái đất bị suy thoái quá mức. Các thế hệ
tương lai không chỉ kế thừa tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên của
hiện tại, mà còn thừa hưởng các thành quả của lao động hiện tại dưới dạng


18
chất lượng giáo dục, kỹ thuật và kiến thức (vốn con người) cũng như vốn vật
chất. Nhưng cũng có thể con người tương lai được hưởng lợi từ những sự đầu
tư vào tài nguyên thiên nhiên, như canh tác hợp lý làm tăng độ mầu mỡ của
đất trồng trọt, trồng rừng và bảo vệ rừng làm tăng độ che phủ trên toàn cầu và
trong từng quố
c gia. Như vậy, khi xem xét những thứ mà thế hệ hiện tại
chuyển cho các thế hệ tương lai, chúng ta cần phải cân nhắc toàn bộ các
nguồn vốn vật chất, vốn con người và vốn thiên nhiên. Những loại vốn này sẽ
quyết định phúc lợi của các thế hệ tương lai. Và những gì mà họ sẽ để lại cho
những người kế tục họ.
Phát triển ý tưởng của Liên Hợ
p Quốc, Uỷ ban quốc tế về phát triển và
môi trường (1987) đã đưa ra định nghĩa: Phát triển bền vững là một quá trình
của sự thay đổi, trong đó, việc khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu
tư, hướng phát triển của công nghệ và kỹ thuật và sự thay đổi về tổ chức là
thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai củ
a con
người.
Hội nghị thượng đỉnh về trái đất năm 1992 tổ chức tại Rio de Jạneiro đã
đưa ra khái niệm vắn tắt về phát triển bền vững và được sử dụng một cách
chính thức trên quy mô quốc tế đó là: "Phát triển bền vững là sự phát triển
nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại mà không gây trở ngại cho việc
đáp ứng nhu cầ
u của các thế hệ mai sau". Hay nói cách khác: Đó là sự phát
triển hài hoà cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường ở các thế hệ nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng sống của con người.
Sự phát triển hài hòa trong phát triển bền vững thể hiện, kinh tế có tốc
độ tăng trưởng cao, ổn định trong thời gian dài tất yếu kéo theo chuyển dịch

cơ cấu kinh tế. Đến lượt chuyển d
ịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu đại, hiệu
quả sẽ dẫn đến thay đổi ngành nghề (xuất hiện ngành nghề mới, việc làm
mới), thay đổi kết cấu dân cư Tăng trưởng nhanh, ổn định và lâu dài có đủ
điều kiện vật chất và tinh thần giải quyết những vấn đề xã hội như lao động,
việc làm, văn hóa, thể dục thể thao khi đó
được gọi là phát triển kinh tế.

19
Vậy, bản thân phát triển bền vững về kinh tế đã bao hàm cả phát triển bền
vững về xã hội. Để có tăng trưởng và phát triển kinh tế lâu dài thì các yếu tố
đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất luôn phải được sử dụng có hiệu quả và
tái tạo thường xuyên. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất chủ yếu tồn tại
trong môi trường và chỉ
được tái tạo trong môi trường. Nếu môi trường
không tốt lên mà xấu đi thì không thể sử dụng có hiệu quả và không thể tái
tạo được các yếu tố của quá trình sản xuất. Như vậy, phát triển bền vững là
sự phát triển hài hòa cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, trong đó
sự phát triển kinh tế là nguồn gốc, là động lực, sự phát triển xã hội là mục
tiêu và sự phát tri
ển môi trường là điều kiện của phát triển bền vững.
Theo đó, phát triển bền vững gồm có 3 nội dung cơ bản đó là:
Bền vững về kinh tế đòi hỏi phải đảm bảo kết hợp hài hòa giữa mục tiêu
tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá-xã hội, cân đối tốc độ tăng trưởng
kinh tế với việc sử dụng các
điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên,
khoa học, công nghệ, đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ sạch.
Bền vững về xã hội đó là phải xây dựng một xã hội trong đó nền kinh tế
tăng trưởng nhanh và ổn định phải đi đôi với dân chủ công bằng và tiến bộ xã
hội, trong đó giáo dục, đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội phải được chăm lo đầ

y
đủ và toàn diện cho mọi đối tượng trong xã hội.
Bền vững về tài nguyên và môi trường là các dạng tài nguyên thiên
nhiên tái tạo được phải được sử dụng trong phạm vi chịu tải của chúng nhằm
khôi phục được cả về số lượng và chất lượng, các dạng tài nguyên không tái
tạo phải được sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhất. Môi trường tự nhiên (không
khí, đất, nước, cảnh quan thiên nhiên ) và môi trường xã hội (dân s
ố, chất
lượng dân số, sức khỏe, môi trường sống, lao động và học tập của con
người ) nhìn chung không bị các hoạt động của con người làm ô nhiễm, suy
thoái và tổn hại. Các nguồn phế thải từ công nghiệp và sinh hoạt được xử lý,
tái chế kịp thời, vệ sinh môi trường được bảo đảm, con người được sống
trong môi trường trong sạch

20
1.1.2.Quan niệm về nông thôn và phát triển nông thôn bền vững
1.1.2.1.Quan niệm về nông thôn
Hiện nay các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển đều phân
các vùng lãnh thổ của mình thành hai khu vực là thành thị và nông thôn.
Theo các nhà xã hội học, sự khác nhau căn bản giữa nông thôn và thành thị
được phản ánh rõ nét dựa trên các tiêu chí như: sự khác nhau về nghề nghiệp,
môi trường, quy mô cộng đồng, mật độ dân số, tính hỗn tạp và thuần nhất của
dân số, hướng di cư, s
ự khác biệt xã hội và phân tầng xã hội
Bảng 1: Tiêu chí phân biệt nông thôn và thành thị
Tiêu chí Khu vực nông thôn Khu vực thành thị
Nghề nghiệp
Những người sản xuất nông
nghiệp, một số ít phi nông nghiệp
Những người sản xuất công

nghiệp, dịch vụ
Môi trường
Môi trường tự nhiên ưu trội, quan
hệ trực tiếp với tự nhiên
Môi trường nhân tạo ưu trội,
ít dựa vào tự nhiên
Kích cỡ cộng
đồng
Cộng đồng làng bản nhỏ, văn
minh nông nghiệp
Kích cỡ cộng động lớn hơn,
văn minh công nghiệp
Mật độ dân số
Mật độ dân số thấp tính nông
thôn tương phản với mật độ dân
số
Mật độ dân số cao, tính đô thị
và mật độ dân số tương ứng
nhau
Đặc điểm
cộng đồng
Cộng đồng thuần nhất hơn về các
đặc điểm chủng tộc và tâm lý
Không đồng đều về chủng
tộc và tâm lý
Phân tầng xã
hội
Sự khác biệt về phân tầng xã hội
ít hơn so với thành thị
Sự khác biệt về phân tầng xã

hội nhiều hơn nông thôn
Di động xã
hội
Di động xã hội theo lãnh thổ, theo
nghề nghiệp không lớn, di cư cá
nhân từ nông thôn ra thành thị
Cường độ di động lớn hơn,
có biến động xã hội mới có di
cư từ thành thị về nông thôn
Tác động xã
hội
Tác động xã hội tới từng cá nhân
thấp hơn. Quan hệ xã hội sơ cấp,
láng giềng, huyết thống.
Tác động xã hội tới từng cá
nhân lớn hơn. Quan hệ xã hội
thứ cấp, phức tạp, hình thức
hoá


21
Tuy nhiên, việc xác định nông thôn chỉ có tính chất tương đối. thực tế
cho thấy, vẫn còn có sự xen lẫn về đất đai, địa bàn dân cư và các hoạt động
kinh tế-xã hội, đặc biệt là ở những vùng giáp ranh, thị tứ, thị trấn. Vì vậy,
hiện nay trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn xác về nông thôn, còn
nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng cần dựa vào ch
ỉ tiêu
trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ
tầng không phát triển bằng vùng đô thị. Có quan điểm khác lại cho rằng nên
dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hoá để xác định

vùng nông thôn vì cho rằng nông thôn có trình độ sản xuất hàng hoá và khả
năng tiếp cận thị trường thấp hơn đô thị. Cũng có ý kiến đưa ra là nên dùng
chỉ tiêu mật độ dân cư và số lượng dân trong vùng để xác định. Theo quan
điểm này, nông thôn thường có số dân và mật độ dân thấp hơn vùng thành
thị.
Một quan điểm khác nêu ra, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông
nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là từ sản
xuất nông nghiệp. Những ý kiến này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể
của từng nước, phụ thuộc vào trình
độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp
dụng cho từng nền kinh tế. Đối với những nước đang thực hiện công nghiệp
hoá, đô thị hoá, chuyển từ sản xuất thuần nông sang phát triển các ngành
công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các khu đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ rải rác ở
các vùng nông thôn thì khái niệm về nông thôn có những đổi khác so với
trước đây. Có thể hi
ểu nông thôn hiện nay bao gồm cả những đô thị nhỏ, thị
tứ, thị trấn, những trung tâm công nghiệp nhỏ có quan hệ gắn bó mật thiết với
nông thôn, cùng tồn tại, hỗ trợ và thúc đẩy nhau phát triển.
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có
thể hiểu nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều
nông dân. Tập hợp cư
dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá-
xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng
của các tổ chức khác.

22
Như vậy, nông thôn Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản, đó là:
- Ở nông thôn, các cư dân chủ yếu là nông dân và làm nghề nông, đây là
địa bàn hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuất vật chất nông, lâm, ngư
nghiệp và các ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp.

Trong các làng xã truyền thống, sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí chủ chốt
và là nguồn sinh kế chính của
đại bộ phận nông dân. Cùng với sự phát triển
và tiến bộ của đất nước, đặc điểm này có sự thay đổi. Các vùng nông thôn
trong tương lai sẽ không phải chủ yếu có các nông dân sinh sống và làm nông
nghiệp, thay vào đó là các cư dân cư trú và tiến hành nhiều hoạt động kinh tế
khác nhau, gồm cả sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và thương
mại dịch vụ. Theo đó, tỷ trọng lao động và GDP của các ngành kinh t
ế ở
nông thôn cũng thay đổi theo hướng gia tăng cho công nghiệp và dịch vụ.
- Nông thôn thể hiện tính chất đa dạng về điều kiện tự nhiên, môi trường
sinh thái, các vùng nông thôn quản lý một lượng tài nguyên thiên nhiên to
lớn, phong phú và đa dạng, bao gồm các tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng,
sông suối, ao hồ, khoáng sản, hệ động thực vật gồm cả tự nhiên và cả do con
người tạo ra.
- Cư dân nông thôn có mối quan hệ h
ọ tộc và gia đình khá chặt chẽ với
những quy định cụ thể của từng họ tộc và gia đình. Ở nông thôn, có nhiều gia
đình trong một dòng họ sinh sống và gắn bó với nhau gần gũi, khăng khít lâu
đời. Những người ngoài dòng họ cùng chung sống, góp sức phòng tránh thiên
tai, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống tạo nên tình làng nghĩa xóm lâu
bền.
- Nông thôn lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hoá của quố
c gia như
các phong tục, tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, sản xuất nông nghiệp
và ngành nghề truyền thống, các di tích lịch sử, văn hoá, các danh lam thắng
cảnh Đây chính là nơi chứa đựng kho tàng văn hoá dân tộc, đồng thời là
khu vực giải trí và du lịch sinh thái phong phú, hấp dẫn đối với mọi người.

23

1.1.2.2. Phát triển nông thôn bền vững
Phát triển bền vững nông thôn là một phạm trù rộng, được nhận thức bởi
nhiều quan điểm khác nhau. Bởi vì việc định nghĩa tính bền vững trong quá
trình phát triển nói chung xem ra có vẻ giống như một triết lý, vì vậy rất khó
có sự thống nhất nội hàm khái niệm phát triển bền vững nông thôn. Có quan
điểm cho rằng: phát triển nông thôn bền vững là chiến lược nhằm c
ải thiện
các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể-người
nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những người nghèo nhất trong những
người dân sốn ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển.
Một số quan điểm khác cho rằng, phát triển nông thôn bền vững là hạot
động nhằm nâng cao vị thế kinh tế và xã hội cho người dân nông thôn thông
qua việc sử dụng có hi
ệu quả cao các nguồn lực của địa phương bao gồm
nhân lực, vật lực và tài lực. Phát triển nông thôn sẽ bền vững khi chính người
dân ở nông thôn tham gia tích cực vào quá trình phát triển. Điều đó đòi hỏi
chiến lược phát triển nông thôn phải được xây dựng trên nền tảng tính tự tin
của người dân nông thôn. Họ phải biết cách duy trì bền vững cuộc sống của
họ về tài chính, sự độc l
ập về kinh tế, có khả năng tiếp cận các hàng hoá, dịch
vụ vật chất và tinh thần ngày càng nhiều hơn, Qua đó, tự người dân nông
thôn sẽ nâng cao vị trí của bản thân họ trong xã hội và trong quá trình phát
triển của đất nước.
Một quan điểm khác xem xét phát triển bền vững nông thôn dựa trên cơ
sở những nguyên tắc phát triển bền vững đã được thông qua tại “Hội nghị
thượng đỉ
nh về Trái đất” tổ chức tại Rio de Janeiro năm 1992. Những nguyên
tắc này nhấn mạnh vào cách nhìn lâu dài về xã hội con người và việc con
người sử dụng tại nguyên thiên nhiên. Theo quan niệm này, phát triển nôgn
thôn bền vững có các đặc điểm đó là:

Phát triền nông thôn bền vững có tác động theo nhiều chiều cạnh khác
nhau. Đây là một quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương

24
trình phát triển, nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các dân cư
nông thôn. Đồng thời phát triển nông thôn bền vững là quá trình thực hiện
hiện đại hoá nền văn hoá nông thôn, nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị
truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ.
Hơn nữa, phát triển nông thôn bền vững mang tính toàn diện và đa
phương, bao gồm phát triển các hoạ
t động nông nghiệp và các hoạt động có
tình chất liên kết phục vụ nông nghiệp, công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các
ngành nghề truyền thống, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, nguồn nhân lực nông
thôn và xây dựng, tăng cường các dịch vụ và phương tiện phục vụ cộng đồng
nông thôn. Ngoài ra phát triển nông thôn bền vững phải đảm bảo sự bền vững
về môi trường.
Như vậy, có th
ể hiểu phát triển nông thôn bền vững một cách ngắn gọn
là sự phát triển nông thôn đảm bảo bền vững về kinh tế, xã hội, văn hoá và
môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.
Cách hiểu trên đây tuy chưa đầy đủ và hệ thống, song tất cả đều thoả mãn
đồng thời 3 mục tiêu: kinh tế - môi trường - xã hội trong quá trình phát triển
nông thôn. Ba mục tiêu này tương hỗ với nhau, b
ổ sung và điều khiển lẫn
nhau, cũng chính vì vậy mà phát triển nông thôn bền vững là quá trình tổng
hoà của nhiều quá trình tương tác và gắn bó hữu cơ với nhau.
1.1.3.Vai trò của phát triển bền vững nông thôn
Phát triển bền vững nông thôn có vai trò và vị trí quan trọng trong sự
phát triển của mỗi quốc gia. Nhất là đối với Việt Nam, một nước có nền sản
xuất nông nghiệp làm nền tảng thì sự đóng góp của nông thôn và sự

phát
triển chung của đất nước có vị trí đặc biệt. Điều này được thể hiện trên một
số khía cạnh sau:
- Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm cho
tiêu dùng của xã hội. Người nông dân ở nông thôn sản xuất lương thực, thực
phẩm để nuôi sống họ và cung cấp cho nhân dân cả nước. Sự gia tăng dân số

×