Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

cảm nhận về bài thơ “Đồng Chí” của Chính Hữu – bài mẫu 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.79 KB, 3 trang )

cảm nhận về bài thơ “Đồng Chí” của Chính Hữu
– bài mẫu 1
Lịch sử nước ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đầy vẻ vang nhưng cũng
không kém phần gian khổ, khó khăn. Những khắc nghiệt và đau thương trong cuộc kháng chiến ấy đã góp
phần hình thành và xây đắp những tình cảm yêu thương, gắn bó của những người lính với nhau. Chính vì
thế khi bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ra đời vào năm 1948 sau khi tác giả tham gia chiến đấu trong
chiến dịch Việt Bắc (Thu đông năm 1947) đã được mọi người đón nhận một cách nồng nhiệt nhất là
những người lính vì nó đã nói lên tiếng lòng, nói lên tâm hồn họ. Bài thơ Đồng chí là một bài thơ đặc
sắc ra đời năm 1948 viết về anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kháng chiến chống Pháp. Với giọng điệu chân
thành, giản dị bài thơ “Đồng chí” đã ca ngợi tình đồng đội gian khổ có nhau, gắn bó keo sơn của các anh,
những người nông dân yêu nước đi bộ đội đánh giặc trong nhữg năm đầu gian khổ thời kháng chiến
chống Pháp. Bài thơ được coi là một trong những bài thơ thành công nhất viết về đề tài người lính. Mở
đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu cảnh ngộ xuất thân của những người lính: Quê hương anh nước mặn,
đồng chua Làng tôi nghè đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi ngươi xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen
nhau,” Những câu thơ mộc mạc, giản dị, chân chất tác giả đã gợi lên hình ảnh nông thôn nghèo khó, lam
lũ đầy cực nhọc. Từ quê hương mình, những người lính đã ra đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc. Thành ngữ
“nước mặn đồng chua” và hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” đã cho ta thấy họ từ những vùng quê nghèo khó ở
khắp mọi miền đất nước để cùng nhau chiến đấu, bảo vệ quê hương. Người từ vùng “nước mặn đồng
chua”, quanh năm ngập úng, không thể cày cấy được. Người thì ơ vùng “đất cày lên sỏi đá”, bạc màu cằn
cỗi, chỉ có sỏi đá, chẳng thể canh tác. Chính vì thế họ đã đến với nhau trong sự đồng cảm về hoàn cảnh
xuất thân, cùng chung cái nghèo, cái khó. Những cụm từ “quê hương anh” và “làng tôi” đứng sóng đôi
với nhau ở hai đầu câu thơ như hai người lính ở hai vùng quê khác nhau nhưng có cùng lí tưởng chiến
đấu đã từ những “phương trời xa lạ” đến bên nhau và trở thành những người bạn thân thiết. Cách xưng hô
“anh với tôi” đã cho thấy tìnhcảm của những người nông dân nghèo mặc áo lính và hình ảnh đôi bạn tâm
giao đang đứng kề sát nhau trong cuộc chiến đấu trường kì. Ngay từ những ngày đầu ở chiến trường, họ
đã gắn bó với nhau: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ, Đồng chí!”
Bằng cấu trúc sóng đôi cùng nhịp 3/4 hài hòa và điệp từ “súng bên súng”, “đầu sát bên đầu” câu thơ đã
khắc họa hình ảnh những người bạn nghèo khổ cùng mục đích và lí tưởng chiến đấu. Họ đã từng đêm
từng đêm cùng nhau kề vai sát cánh canh gác, bảo vệ quê hương. Hình ảnh “đêm rét chung chăn” thật
đẹp và thắm tình đồng đội, gợi lên cảm giác ấm cúng của tình đồng đội, nghĩa đồng bào. Họ không chỉ
chia sẻ cho nhau từng bát cơm mà còn chia sẻ cho nhau mảnh chăn đắp giữ rừng khuya. Chính nhờ sự san


sẻ ấy mà họ từ “xa lạ” đã trở thành “tri kỉ”, trở thành những người bạn chí cốt, thấu hiểu lẫn nhau. Từ
“đôi” nói lên sự gắn bó, không thể tách rời, gợi lên sự thiêng liêng, ấm áp của tình đồng chí thời chinh
chiến. Câu thơ đang bảy chữ, tám chữ đột ngột rút gọn còn hai chữ “Đồng chí!” thật lạ, thật ngắn gọn.
Hai tiếng ấy cùng với dấu chấm than gợi lên tiếng xưng hô thiêng liêng, trang nghiêm, tiếng lòng của
những “anh”, những “tôi”, những người nông dân mặc áo lính. Sự chuyển đỏi giọng điệu câu thơ như kết
lại mạch thơ đang dàn trải, như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người
lính. Nó như một nốt nhạc ngân nga, kết thúc bản giao hưởng của tình người cùng giai cấp, cùng chí
hướng. Với giọng điệu thơ sâu lắng, trữ tình và lời thơ, hình ảnh giản dị, như không hề có sự trau chuốt
về ngôn ngữ nhưng không hề có một từ ngữ sáo rỗng, đoạn thơ đầu đã diễn tả cơ sở hình thành tình đồng
chí và sự gắn bó, sẻ chia của những người lính. Họ cùng nhau chia sẻ tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ quê
hương và gia đình: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước
gốc đa nhớ người ra lính” Với âm điệu thơ man mác, nao nao đoạn thơ đã cho thấy hình ảnh những người
lính đứng lên chiến đấu vì tình yêu đất nước, ý thức được dân tộc là máu thịt, là cuộc đời họ. Vì thế khi
họ nghe tiếng đau thương của quê hương, họ đã bỏ lại tất cả, cả ruộng nương, xóm làng, ra đi với quyết
tâm cao độ, mong ngày trở về trong độc lập, tự do. Từ “mặc kệ” thể hiện thái độ dứt khoát, thể hiện thái
độ dứt khoát, mạnh mẽ. Sự hi sinh thầm lặng ấy thật đáng trân trọng: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại/
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy!”. Thế nhưng khi ở nơi kháng chiến người lính nông dân áo vải lại trở
mình, lòng lại bận tâm lo lắng về mảnh ruộng chưa cày, với căn nhà bị gió lung lay. Để rồi đêm đêm, họ
lại kể cho nhau nghe nỗi niềm thương nhớ. Hình ảnh “giếng nước gốc đa” tập trung nhiều nghệ thuật đặc
sắc. Với nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ nêu lên nỗi nhớ của quê hương với con người. Những sự vật biểu
trưng cho làng quê Việt Nam như “giếng nước gốc đa” tưởng chừng như có linh hồn, như ngày đêm dõi
theo hình bóng anh trai làng ra trận, cũng là tấm lòng người chiến sĩ không nguôi nhớ về quê hương. Với
lối nói ẩn dụ, câu thơ “giếng nước gốc đa” thể hiện hình bóng con người bên “giếng nước”, bên “gốc đa”
đang đợi các anh trở về. Đó là hình ảnh người mẹ chờ con, người vợ chờ chồng bên “giếng nước gốc đa”,
họ mong đợi ngày chiến thắng để đón người trai làng trở về. Chính những điều ấy đã góp phần tạo nên
tình đồng chí, đồng đội, làm nên sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua bao gian lao, khắc nghiệt thời
chiến tranh. Âm điệu thơ trở nên chậm rãi, trầm lắng, trĩu xuống khi tác giả tái hiện lại cuộc sống kham
khổ nơi chiến trường: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh
rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn
tay.” Với một loạt câu thơ có hình ảnh sóng đôi đã thể hiện sự chịu đựng gian khổ của người lính. Những

người chiến sĩ ấy phải vượt qua những lần “sốt run người” hay “từng cơn ớn lạnh” của căn bệnh sốt rét ác
tính. “Anh với tôi” như hình ảnh những người lính cùng nhau san sẻ với nhau những bệnh tật, thiếu thuốc
men, thiếu quân trang, quân dụng. Từ “biết” thể hiện sự đồng cảm, cho thấy họ luôn cảm nhận được nỗi
đau bệnh tật của nhau và nhận ra hình ảnh mình trong bạn. Hình ảnh sóng đôi “áo anh rách vai”, “quần tôi
có vài mảnh vá” đã nói lên sự gian khó trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tuy thiếu thốn, “chân
không giày” và phải đương đầu với cái chết nhưng họ vẫn “miệng cười buốt giá”, lạc quan, cùng nhau
vượt qua những khó khăn. Nụ cười ấy là nụ cười lạc quan, yêu đời tuy là trong mùa đông giá lạnh, trong
gian khổ, khó khăn, một nụ cười gợi lên sự cảm động và thán phục của những con người xem thường cực
nhọc, nguy hiểm. Với âm điệu dàn trải theo mạch cảm xúc, tá giả đã cho thấy sức mạnh, động lực để họ
có thể lạc quan, vượt qua gian khổ thiếu thốn chính là tình cảm của họ. Họ “thương nhau tay nắm lấy bàn
tay”, bàn tay nóng ấm tình người sưởi ấm họ trong đêm giá rét. Bàn tay ấy không chỉ biểu hiện cho sự
yêu thương, đoàn kết và cảm thông mà còn là những lời động viên nhau vượt qua thử thách, niềm tin vào
tương lại độc lập, tự do. Trong giây phút đối mặt với kẻ thù, tình đồng chí đã trở thành một biểu tượng
cao đẹp và thiêng liêng: “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng
trăng treo” Cảnh tượng chiến trường rừng hoang, sương muối giá buốt, đêm đông lạnh lẽo là một không
gian rất thực, là nơi thử thách cao nhất của tình đồng chí, nổi bật với hình ảnh người lính, súng và trăng.
Chiến trường ác liệt không chỉ có cái chết mà còn có thời tiết khắc nghiệt. Thế nhưng những người lính
vẫn bình tĩnh vượt qua vì bên cạnh họ còn có những người đồng đội, đồng chí, chính tình đồng đội gắn bó
keo sơn đã sưởi ấm lòng họ giữa “rừng hoang” mùa đông, “sương muối” giá rét, đã tiếp thêm sức mạnh
cho họ vượt lên tất cả những thiếu thốn, khắc nghiệt của chiến trường. Hình ảnh “đứng cạnh bên nhau chờ
giặc tới” đã làm cho không gian hiện thực thêm ấm áp tình người, nói lên tư thế sẵn sàng chiến đấu của
những người lính và đã cho thấy rằng giữa lằn ranh sự sống và cái chết, họ vẫn kề vai, sát cánh bên nhau.
Bên cạnh người đồng đội của mình, người lính còn có thêm hai người bạn là “súng” và “trăng”. Hình ảnh
“Đầu súng trăng treo” có thể được xem là hình ảnh đẹp và thơ mộng nhất. Đó là hình ảnh được nhận ra từ
những đêm hành quân, phục kích của tác giả. Những hình ảnh ấy vừa là hình ảnh thực, vừa mang ý nghĩa
biểu tượng, được gợi ra bằng những liên tưởng phong phú. “Súng” và “trăng” là gần và xa, thực tại và mơ
mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ… Đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với
nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Xa hơn, đó cũng có thể xem là biểu tượng cho thơ ca kháng
chiến- nền thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạng. Bốn tiếng tạo nên câu thơ nhịp điệu như
nhịp lắc của một cái gì lơ lửn, chông chênh trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì đó lơ lửng ở rất xa

chứ không phải là buộc chặt. Suốt đêm, vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ
lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đới với con người như một người
bạn. “Trăng” và “súng” là hai chi tiết độc đáo, là biểu tượng cho tình thần dũng cảm, ca ngợi tinh thần lạc
quan, yêu cái đẹp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ cái đẹp trên quê hương Việt Nam của dân tộc nói chung và
người lính nói riêng. Bài thơ thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn dựa trên cơ
sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu qua các cặp câu sóng đôi, đối ứng nhau, những chi tiết,
hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng và giàu sức biểu cảm. Cuộc kháng chiến trường kì của
dân tộc ta đã kết thúc, một kỉ nguyên mới đã được mở ra. Kỉ nguyên của độc lập, tự do của ấm no, hạnh
phúc. Đất nước ta đã không còn bóng kẻ thù và đã lặng im tiếng súng. Thế nhưng tác phẩm “Đồng chí”
với hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ vẫn còn âm vang mãi. Từ đó giúp ta mãi ghi nhớ công ơn hi sinh của
những người chiến sĩ ấy và không ngừng học tập rèn luyện bản thân để không phụ lòng hi sinh của họ.
Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• neu cam nhan ve tinh dong chi va suc manh bai tho dong chi
• súng vai súng kề sát bên ddaauf,

×