Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Quản lý chuỗi cung ứng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.52 KB, 5 trang )

Dựa vào vấn đề “Quản lý chuỗi cung ứng bền vững”, hãy trình bày:
1. Khái niệm chuỗi cung ứng bền vững và quản lý chuỗi cung ứng
2. Đặc điểm chuỗi cung ứng bền vững (Các trụ cột của chuỗi cung ứng bền
vững )
BÀI LÀM
1. Khái niệm chuỗi cung ứng bền vững và quản lý chuỗi cung ứng
1.1. Chuỗi cung ứng bền vững
Các khái niệm về chuỗi cung ứng bền vững được phát biểu bởi những chuyên
gia như sau:
Theo Font (2008), chuỗi cung ứng bền vững là việc bổ sung tính bền vững cho
các quy trình quản lý chuỗi cung ứng hiện có, để xem xét các tác động mơi trường, xã
hội và kinh tế của các hoạt động kinh doanh trong chuỗi.
Theo Carter và Rogers (2008), chuỗi cung ứng bền vững phản ánh sự tích hợp
và đạt được các mục tiêu xã hội, môi trường và kinh tế của doanh nghiệp một cách
đồng bộ có hệ thống để các quyết định kinh doanh giữa các bên có liên quan dẫn đến
cải thiện hoạt động kinh tế dài hạn của doanh nghiệp và chuỗi cung ứng của nó.
Theo Seuring và Muller (2008), chuỗi cung ứng bền vững là việc quản lý dịng
vận động của các đối tượng vật chất, thơng tin, tài chính và sự hợp tác giữa các cơng ty
trong chuỗi cung ứng trên cơ sở xem xét đồng thời các mục tiêu kinh tế, môi trường và
xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng và các bên liên quan.
Theo Pagell và Shevchenko (2014), chuỗi cung ứng bền vững là việc thiết kế,
điều phối, kiểm soát và tổ chức một chuỗi cung ứng để đạt được khả năng kinh tế,
đồng thời đảm bảo không gây hại cho môi trường và hệ thống xã hội trong dài hạn.
1.2. Quản lý chuỗi cung ứng bền vững


Hình minh họa: Quản lý chuỗi cung ứng bền vững
Quản lí chuỗi cung ứng bền vững trong tiếng Anh được gọi là Sustainable
Supply Chain Management - SSCM. Quản lí chuỗi cung ứng bền vững có nguồn gốc
từ quản lí chuỗi cung ứng, tức là dựa trên việc áp dụng và mở rộng các khái niệm của
nó.


Theo Carter và Roger (2008), quản lí chuỗi cung ứng bền vững là sự tích hợp
chiến lược, minh bạch và đạt được các mục tiêu xã hội, môi trường và kinh tế của tổ
chức trong việc điều phối hệ thống các qui trình nghiệp vụ liên tổ chức để cải thiện
hiệu quả kinh tế dài hạn của từng công ty và chuỗi cung ứng của nó.
Theo Ahi (2014), quản lí chuỗi cung ứng bền vững được định nghĩa là việc tạo
ra chuỗi cung ứng phối hợp thông qua việc tự nguyện hội nhập kinh tế, môi trường và
xã hội với các hệ thống kinh doanh tổ chức chính được thiết kế để quản lí có hiệu quả
và hiệu quả các nguồn nguyên liệu, thông tin, và dòng vốn liên quan đến mua sắm, sản
xuất và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu của các bên liên
quan và cải thiện khả năng cạnh tranh, và khả năng phục hồi của tổ chức trong ngắn
hạn và dài hạn.


Còn theo Hassini (2012), quản lý chuỗi cung ứng bền vững là quản lý các hoạt
động nguồn lực, thông tin và tài chính của chuỗi cung ứng nhằm tối đa hóa lợi nhuận,
đồng thời giảm thiểu các tác động đến mơi trường và tối đa hóa phúc lợi xã hội.
Tóm lại, tuy có nhiều quan điểm, nhiều định nghĩa khác nhau về SSCM, nhưng
giữa các quan điểm đó đều có điểm chung đồng ý là thuật ngữ SSCM đề cập đến việc
hội nhập các thực tiễn kinh tế, xã hội và mơi trường vào quản lí chuỗi cung ứng.
2. Đặc điểm chuỗi cung ứng bền vững (Các trụ cột của chuỗi cung ứng bền
vững)
2.1. Trụ cột kinh tế của chuỗi cung ứng bền vững
Winter và Knemeyer (2013) đã nhấn mạnh đến các khía cạnh kinh tế trong việc
đảm bảo tính bền vững của chuỗi cung ứng. Để đạt được sự bền vững về kinh tế, các
chuỗi cung ứng cần phải giải quyết một số yếu tố quan trọng như hiệu quả kinh tế, tài
chính, mối quan hệ hợp tác thơng qua chia sẻ thơng tin, tối ưu hóa logistics và lợi
nhuận. Bên cạnh đó, các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong quản lý chuỗi cung ứng
bền vững cũng hoàn tồn khả thi thơng qua các cơng cụ khuyến khích tài chính, các
khoản vay và thời gian hồn vốn thấp.
Việc thực hiện các chiến lược quản lý chuỗi cung ứng bền vững thông qua phối

hợp các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức giúp duy trì tính minh bạch
của tất cả các quy trình kinh doanh của họ. Khi chi phí được đo lường trong tồn bộ
vịng đời sản phẩm, các chiến lược bền vững mang lại hiệu quả về chi phí cho cả ngắn
hạn và dài hạn, dẫn đến lợi thế cạnh tranh bằng cách xác định, xây dựng và truyền đạt
các chiến lược và mục tiêu chuỗi cung ứng của công ty phối hợp với các nhà cung cấp
của họ.
2.2. Trụ cột xã hội của chuỗi cung ứng bền vững
Hall và Matos (2010) cho rằng: Đảm bảo các mục xã hội là một trong những trụ
cột quan trọng nhất trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững vì các chuỗi cung ứng bao
gồm nhiều bên liên quan với các mục tiêu, quan điểm khác nhau.
Cịn Krause (2009) thì cho rằng: Tính bền vững xã hội liên quan đến trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cơng bằng, nhân
quyền và tất cả các phúc lợi toàn diện của người lao động. Việc đảm bảo các yêu cầu


của trụ cột bền vững về mặt xã hội là một nhiệm vụ đầy thách thức đối với các chuỗi
cung ứng. Một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội phải mở rộng các giá trị và tiêu
chuẩn của mình cho các nhà cung cấp của họ thông qua việc thực hiện các phương
thức giao tiếp phù hợp, duy trì và phát triển quan hệ đối tác lâu dài với nhà cung cấp.
Thương mại công bằng là một hoạt động xã hội nhằm đạt được quan hệ đối tác
công bằng hơn với các nhà cung cấp. Để tạo điều kiện phối hợp thích hợp giữa các
hoạt động khác nhau như mua sắm, sản xuất, phân phối và tiếp thị, không thể bỏ qua
việc thúc đẩy các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Các nhà quản lý
chuỗi cung ứng cần đưa ra quyết định về các khía cạnh chiến lược, thiết kế và hoạt
động có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc khởi động việc áp dụng các thực
hành bền vững xã hội. Các bước này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống, sự
an toàn, các mối quan tâm về sức khỏe và phúc lợi cơng cộng. Do đó, có một u cầu
về cấu trúc quản lý hỗ trợ có hệ thống và đầu tư tiền tệ vào lĩnh vực chuỗi cung ứng
bền vững.
2.3. Trụ cột môi trường của chuỗi cung ứng bền vững

Trụ cột môi trường trong chuỗi cung ứng bền vững chủ yếu đề cập đến vấn đề
bảo tồn môi trường mà chuỗi cung ứng đang vận hành. Điều này đòi hỏi các quy trình
và chức năng của chuỗi cung ứng cần được vận hành theo cách sao cho hệ sinh thái
không bị xáo trộn và tổn hại. Muốn đạt được điều đó thì các mục tiêu, kế hoạch, cơng
cụ và kỹ thuật nhằm khuyến khích trách nhiệm mơi trường cao hơn và thúc đẩy các
công nghệ thân thiện với môi trường và không gây ô nhiễm cần được sử dụng trong
chuỗi cung ứng.
Doanh nghiệp lãnh đạo chuỗi có thể áp dụng các chiến lược mua sắm xanh
thông qua việc yêu cầu các nhà cung cấp của mình áp dụng các biện pháp bền vững
như sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, giảm chất thải
nguy hại và khí thải... Thúc đẩy các bên liên quan bao gồm bộ phận R&D, nhà thiết kế
và nhà cung cấp tập trung thiết kế các sản phẩm thân thiện với mơi trường, có khả
năng tái chế, tái sử dụng cao. Giảm thiểu tiêu thụ năng lượng trong quá trình sản xuất
đến mức thấp nhất cũng có thể giúp chuỗi cung ứng giảm đáng kể lượng phát thải
carbon. Việc sử dụng phương tiện vận tải năng suất cao và vận hành bằng nhiên liệu
sạch cũng sẽ giảm thiểu tác động của nó đối với mơi trường.


Rao và Holt (2005) đã nhận định: Logistics ngược cũng là một trong những quy
trình quan trọng trong chuỗi cung ứng xanh và bền vững, giúp sử dụng hiệu quả các
nguồn tài nguyên khan hiếm thông qua tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải và
cải thiện khả năng cạnh tranh. Một số nhà nghiên cứu đã cảm nhận được tầm quan
trọng về vai trò của các nhà bán lẻ trong việc giảm thiểu lượng khí thải carbon trong
chuỗi cung ứng. Tất cả những giải pháp này không chỉ giảm tác động của các hoạt
động trong chuỗi cung ứng mà cịn trong việc tối ưu hóa các hoạt động đầu cuối của
chuỗi cung ứng để đạt được lợi nhuận và tiết kiệm chi phí hơn. Tuy nhiên, những
thách thức lớn đối với việc đảm tính bền vững của chuỗi cung ứng nằm ở sự khơng
chắc chắn, tính phức tạp, văn hóa tổ chức, chi phí và việc vận hành các sáng kiến bền
vững.




×