Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

VAI TRÒ CỦA SOI PHẾ QUẢN CHẨN ĐOÁN SỚM UNG THƯ PHỔI HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 14 trang )

VAI TRỊ CỦA SOI PHẾ QUẢN CHẨN ĐỐN SỚM UNG THƯ
PHỔI HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI
PGS.TS. BSCKII. Nguyễn Chi Lăng
Bệnh viện Phổi Trung ương
Giới thiệu
Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến ung thư trên tồn thế
giới. Mặc dù đã cải thiện chẩn đốn xác định, chẩn đoán giai đoạn và điều trị.Tỷ lệ sống
sót sau 5 năm đối với ung thư phổi vẫn còn thấp (khoảng 10 - 20%) do nhiều bệnh nhân
được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Trái lại, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm có tỷ
lệ sống sót sau 5 năm là hơn 70%, do đó sàng lọc và phát hiện ung thư phổi sớm là rất
quan trọng để cải thiện khả năng sống sót. Sàng lọc bằng chụp cắt lớp điện toán liều thấp
(LDCT) đã được chứng minh là làm giảm 20% tỷ lệ tử vong ở những người có nguy cơ
cao ngay cả khi nó khơng đủ nhạy để phát hiện các khối u nhỏ ở trong đường thở trung
tâm. Rivera [1] đã chứng minh, nội soi phế quản ống mềm đã trở thành kỹ thuật được
khuyến nghị cho tất cả bệnh nhân nghi mắc ung thư phổi. Tác giả cho thấy độ nhạy đối
với tổn thương đường thở trung tâm là 88% và độ nhạy với tất cả các tổn thương trung
tâm và ngoại vi là 78% (nó thay đổi từ 36% % đến 88%, tùy theo phương pháp sinh thiết
được áp dụng. Hơn nữa, soi phế cho phép lập kế hoạch phẫu thuật chính xác thông qua
việc đánh giá bề mặt niêm mạc phế quản, vị trí và mức độ của khối u, sự vận động của
dây thanh âm và đường dẫn khí.
Tuy nhiên, ung thư phổi sớm và các tổn thương tiền ung thư, chẳng hạn như loạn sản vảy
tăng sinh mạch (ASD) hoặc ung thư biểu mô tế bào vảy (SqCC), ung thư tại chỗ (CIS) có
thể bị bỏ qua khi được kiểm tra bằng soi phế quản ánh sáng trắng thông thường (WLB).
Cuối cùng xem xét lợi ích của việc phát hiện sớm đã mang lại kết quả tốt cho bệnh nhân
ung thư phổi, những nỗ lực lớn đã được nghiên cứu và thực hiện để khắc phục những hạn
chế về tỷ lệ phát hiện ung thư phổi sớm của soi phế quản ánh sáng trắng, các kỹ thuật nội
soi phế quản cải tiến ra đời, có khả năng phát hiện các khối u ác tính tiền xâm lấn. Chẳng
hạn như soi phế quản huỳnh quang (AFB), soi phế quản hình ảnh dải tần hẹp (NBI) và
nội soi phế quản độ phóng đại cao (HMB).
Thực tế phần lớn (2/3) các tổn thương được tìm thấy trên chụp cắt lớp vi tính, nằm ngoài
phạm vi kiểm tra của nội soi phế quản. Do đó, các cơng nghệ dựa trên đầu dị mới đã


được giới thiệu như: nội soi siêu âm nội đầu dò xuyên tâm (Rp-EBUS), chụp cắt lớp kết
hợp quang học (OCT), nội soi laser đồng tiêu cự (CLE) và quang phổ Raman laser
(LRS) đã và đang triển khai áp dụng, nghiên cứu trên người và ngoài cơ thể người, nhằm
nâng cao hiệu quả của nội soi phế quản trong việc chẩn đoán sớm ung thư phổi. Trong
các phần sau, chúng tôi báo cáo các bài viết quan trọng và thú vị nhất trong lĩnh vực đánh
giá giá trị của các kỹ thuật khác nhau dựa trên các bằng chứng được công bố cho đến nay.
VILA   l   1 
 


Introduction.
Lung cancer is the leading cause of cancer-related mortality worldwide. Despite
improvements in diagnosis, staging and treatment, the overall 5-year survival for lung
cancer is still low (range, 10–20%), due to the very poor prognosis of many patients
diagnosed at advanced stage. On the other hand, patients with early stage lung cancer
have a 5-year survival of more than 70%, thus screening and detection of early lung
cancer is crucial to improve survival. Screening with low dose computed tomography
(LDCT) have been shown to reduce the mortality by 20% in the high-risk population
even if it is not sensitive enough to detect small tumours arising in the central airway. As
shown by Rivera [1], flexible bronchoscopy became the recommended procedure for all
patient suspected of having lung cancer, showing a sensitivity for central airway lesions
of 88% and overall sensitivity for all modalities in the diagnosis of peripheral disease of
78% (it varied from 36% to 88%, according to the biopsy method used. Furthermore, it
allows the correct surgical planning through the evaluation of the surface, site and extent
of the tumour, vocal cord motility and airway lumen.
Nevertheless, early cancers and precancerous lesions, such as angiogenic squamous
dysplasia (ASD) or squamous cell carcinoma (SqCC) in situ (CIS) can be missed when
examined with conventional white light bronchoscopy (WLB) alone. Two studies
reported that only 29% of CIS and 69% of microinvasive tumours were detectable by an
experienced bronchoscopist using WLB alone.

Considering that early detection followed by prompt treatment can improve the outcome
for patients with lung cancer, great efforts have been made to overcome these limitations
and innovative bronchoscopic techniques capable of detecting these pre-invasive
malignancies were developed, such as autofluorescence bronchoscopy (AFB), narrow
band imaging (NBI) and high magnification bronchovideoscopy (HMB). Unfortunately,
the majority of lesions found on computed tomography (CT) are beyond the scope of
examination, occupying the outer two-thirds of the bronchial tree. Hence, new probebased technologies have been introduced: radial endobronchial ultrasound (R-EBUS),
optical coherence tomography (OCT), confocal laser endomicroscopy (CLE) and laser
Raman spectroscopy (LRS). In the following sections, we report the most important and
interesting articles in the field which assess the value of the various techniques based on
the evidences published to date.

1. Nội soi phế quản huỳnh quang (AFB)
AFB khai thác tính khuếch đại huỳnh quang của mơ phế quản bình thường, loạn sản và
ung thư tại chỗ (CIS). Thực chất, mơ bình thường chứa các chất huỳnh quang nội sinh
như: tryptophan, collagen, elastin và porphyrin, những chất này hấp thụ và phát huỳnh
quang màu xanh lá cây khi được chiếu sáng bởi ánh sáng tím hoặc xanh. Những mô bất
VILA   l   2 
 


thường có chứa nồng độ chất huỳnh quang nội sinh khác nhau phát ra ánh sáng đỏ, tím
hoặc đỏ tươi ( Hình 1). Ngồi việc nghiên cứu đơn và đa trung tâm, ba nghiên cứu tổng
hợp chứng minh rằng: nội soi huỳnh quang (AFB) đơn độc và nội soi huỳnh quang kết
hợp ánh sáng trắng (AFB + WLB) có lợi thế hơn nội soi ánh sáng trắng đơn độc để phát
hiện ung thư phổi và tổn thương tiền ung thư, với độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu thấp
hơn so với một mình WLB. Sun và cộng sự [2], báo cáo độ nhạy tương đối của nhóm đối
với WLB + AFB so với một mình WLB là 2.04 để phát hiện các tổn thương trong biểu
mô và 1,15 đối với ung thư xâm lấn, trong khi độ đặc hiệu tương đối của nhóm đối với
WLB + AFB so với một mình WLB là 0,65 Thật vậy, AFB cung cấp nhiều dương tính

giả (như viêm, nhiễm trùng hoặc chấn thương), do lưu lượng máu cao và sự trao đổi chất
làm tăng sự hấp thụ ánh sáng và giảm quá trình tự phát huỳnh quang màu xanh lá cây
trong mơ.
Hình 1. Hình ảnh nội soi phế quản:
tự phát huỳnh quang /AFI (A), ánh
sáng trắng /WLB (B) và ánh sáng
giải tàn hẹp /NBI (C) của bệnh nhân
xác định mô học ung thư biểu mô
vảy. (Nguồn: November 2016,Journal of
Thoracic Disease 8(11):3329-37).

Một số loại hệ thống AFB đã được thiết kế và phát triển: Hệ thống nội soi huỳnh quang
cảm ứng bằng laser (LIFE) (Xillix Technologies, Vancouver, Canada), bao gồm một
laser helium-cadmium (bước sóng 438nm) tạo ra ánh sáng xanh. Một thử nghiệm lâm
sàng đa trung tâm cho thấy độ nhạy của LIFE + WLB so với riêng WLB là 6,3 đối với
các tổn thương ung thư trong biểu mô và 2,71 bao gồm ung thư biểu mơ xâm lấn. Do đó,
việc bổ sung LIFE vào WLB đã làm tăng khả năng phát hiện các tổn thương ung thư biểu
mô sớm, những tổn thương này sẽ bị bỏ qua khi chỉ sử dụng WLB. Từ những kết quả
này, Tremblay et al, đưa ra giả thuyết sử dụng AFB (hệ thống Onco-LIFE) và chụp cắt
lớp lồng ngực liều thấp( LDCT) để sàng lọc ung thư phổi. Kết quả cho thấy chỉ có một
trường hợp CIS và một khối u carcinoid trên phim CT được phát hiện bằng thủ thuật soi
phế quản, với tỷ lệ 2 / 1.300 hoặc 0,15% (95% khoảng tin cậy, 0,0 - 0,6%). Do đó, nghiên
cứu cho thấy lợi ích khơng đáng kể của AFB, chính vì lẽ đó, cho đến nay, AFB khơng
thể được áp dụng trong chương trình sàng lọc sàng lọc [3].
Ba hệ thống nội soi phế quản huỳnh quang nữa đã được thiết kế: hệ thống SAFE 1000
(Pentax; Asahi Quang, Tokyo, Nhật Bản) được sử dụng nguồn sáng kích thích thay vì
ánh sáng laser; Hệ thống SAFE 3000 (Pentax; HOYA Corp, Tokyo, Nhật Bản), có thể sử
dụng cả đèn xenon và laser diode đơn sắc cùng một lúc; và hệ thống soi phế quản tự phát

VILA   l   3 

 


huỳnh quang (AFI) (Olympus Corporation, Tokyo, Nhật Bản). Hệ thống AFI kết hợp ba
tín hiệu: tự phát huỳnh quang, chiếu sáng ánh sáng xanh và ánh sáng đỏ.
Chiyo là tác giả đầu tiên nghiên cứu vai trò của AFI trong việc phát hiện sớm các tổn
thương tiền ung thư phế quản. So sánh hiệu suất chẩn đốn của nó với WLB và LIFE. Độ
nhạy đối với tổn thương loạn sản của AFI, LIFE và WLB lần lượt là 80%, 96,7% và
53,3%, trong khi độ đặc hiệu là 83,3% đối với AFI, 36,6% đối với LIFE và 50% đối với
WLB [4]. Bảy nghiên cứu nữa đánh giá hiệu quả của AFI: sáu nghiên cứu cho thấy độ
nhạy của nó cao hơn đáng kể so với WLB. trong khi nghiên cứu còn lại ghi nhận giá trị
tương tự của AFI và WLB .
Trước những kết quả này và hiệu quả của AFI để đánh giá niêm mạc phế quản bất
thường, một số tác giả đã nghiên cứu vai trò của AFB như một cơng cụ hữu ích để phát
hiện cả biến chứng sau phẫu thuật. Thật vậy, một nghiên cứu của Iga N và cộng sự ở
Nhật Bản đã cho thấy sự hữu ích của AFI trong việc phát hiện tổn thương thiếu máu cục
bộ tiềm ẩn ở lợn, sau quá trình ghép khí quản tự thân, cho phép điều trị sớm vị trí miệng
nối và ngăn ngừa hình thành tắc mạch [5].
Kết luận: Nội soi phế quản huỳnh quang có thể là kỹ thuật được khuyến nghị cùng với
nội soi ánh sáng trắng để theo dõi những bệnh nhân mắc loạn sản nặng hoặc ung thư tại
chỗ ở đường thở trung tâm, giúp hướng dẫn phạm vi cắt bỏ trong phẫu thuật khi cần thiết
và giảm tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật.
2. Nội soi phế quản giải tần hẹp (NBI)
NBI là một cơng nghệ nội soi được tăng cường hình ảnh vi cấu trúc mạch máu của niêm
mạc phế quản, khi mơ được chiếu sáng bởi hai dải sóng hẹp: dải hẹp màu xanh lam (390 445nm) được hấp thụ bởi các mao mạch ở bề mặt niêm mạc phế quản và dải hẹp màu
xanh lục (530 -550 nm) được hấp thụ bởi huyết sắc tố trong các mạch máu sâu hơn ở
dưới niêm mạc. Trên cơ sở tính chất hấp thu ánh sáng này và cấu trúc mạng lưới mạch
máu của thành phế quản, NBI cho phép phân biệt dị sản vẩy tăng sinh mạch (ASD), ung
thư tại chỗ (CIS), khối u xâm lấn vi mô và ung thư biểu mơ vẩy (SqCC) xâm lấn. và cịn
tác dụng phân biệt giữa ung thư biểu mơ tuyến biểu hiện hình chấm mạch và ung thư biểu

mơ vảy biểu hiện hình: mạch máu ngoằn nghèo và kết thúc phân chia một cách đột ngột,
biểu hiện này gọi là sự hình thành mạch máu xảy ra trong quá trình hình thành khối u
( Hình 2 ).

VILA   l   4 
 


Hình 2. Hình ảnh nội soi ánh sáng
trắng (A) và dải tần hẹp (B) của
bệnh nhân ung thư tại chỗ biểu mô
tế bào vẩy (carcinoma in situ),
đường thở trung tâm. (Nguồn:
November 2016,Journal of Thoracic
Disease 8(11):3329-37.

Hình 2. Hình ảnh nội soi ánh sáng trắng (A) và dải tần hẹp (B) của
bệnh nhân ung thư tại chỗ biểu mô tế bào vẩy (carcinoma in situ), đường thở trung tâm.

Một phân tích tổng hợp gần đây và duy nhất được báo cáo bởi Iftikhar et al: 8 nghiên cứu
sử dụng NBI đơn thuần cho 632 bệnh nhân và 4 nghiên cứu sử dụng NBI kết hợp AFI
cho 413 bệnh nhân. Kết quả cho thấy NBI tốt hơn AFI trong việc phát hiện các tổn
thương ung thư đường thở sớm, cho thấy độ nhạy, độ đặc hiệu và tỷ lệ chênh lệch chẩn
đoán lần lượt là 80%, 84% và 31,49%. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy sự kết hợp
giữa AFI và NBI khơng cải thiện đáng kể hiệu suất chẩn đốn, độ nhạy, độ đặc hiệu và tỷ
lệ chênh lệch chẩn đoán lần lượt là 86%, 75% và 27,96% . NBI ngoài việc phát hiện các
tổn thương tiền ung thư và tổn thương ung thư xâm lấn, NBI cịn có thể đánh giá sự lan
rộng của khối u và hướng dẫn chiến lược phẫu thuật điều trị trong tổn thương đường thở
trung tâm một cách hợp lý[6].
Kết luận: Mặc dù vai trò chính của NBI trong việc phát hiện các tổn thương sớm ung thư

đường thở và ung thư phổi sớm đã được nghiên cứu và khẳng định một cách rõ ràng,
nhưng nhưng vẫn cần xác định rõ hơn khi NBI có thể cải thiện độ chính xác chẩn đốn
khi kết hợp kết hợp với các kỹ thuật nội soi phế quản khác như nội soi phóng đại, hệ
thống soi tế bào và nội soi đồng tiêu cự.
3. Nội soi phế quản phóng đại (HBM)
HMB là hệ thống ánh sáng trắng, trực tiếp có thể quan sát các mạng lưới mạch máu của
niêm mạc phế quản với độ phóng đại 55 đến 110 lần trên màn hình video 14 inch. Mặc
dù một số báo cáo đã nghiên cứu việc sử dụng HMB trong nội soi tiêu hóa.
Shibuya là người đầu tiên cơng bố một báo cáo để đánh giá tính hữu ích của kỹ thuật này
trong việc phát hiện chứng loạn sản phế quản tại vị trí phát huỳnh quang bất
thường. Trong nghiên cứu này, tác giả nhận thấy HMB có thể phát hiện loạn sản chính
xác hơn so với nội soi phế quản huỳnh quang đơn thuần và cho thấy độ nhạy và độ đặc
hiệu tương ứng là 71,4% và 90,9%. Cụ thể, sự tăng sinh mạch máu và mạng lưới mạch
máu ngoằn nghèo được gợi ý cho chẩn đoán loạn sản phế quản, và hình ảnh mật độ mạch
máu cao hơn thấy ở các tổn thương tiền ung thư so với viêm phế quản [7].
VILA   l   5 
 


Hình 3: Hình ảnh niêm mạc phế quản
bình thường.A : Soi ánh sáng trắng
thơng thường.B: Soi ánh sáng trắng
phóng đại. (Nguồn : The role of
bronchoscopy in the diagnosis of early
lung cancer: a review, Vol 8,No
11.Journal of thoracic disease).

A

B


Sau đó, ba nghiên cứu tập trung sự chú ý của họ vào tính hữu ích lâm sàng của NBI kết
hợp với HMB để phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư phổi sớm trên cơ sở
các bất thường mạch máu. Hình ảnh có ý nghĩa khi đường kính mao mạch của niêm mạc
phế quản tăng đáng kể ( Hình 3) từ dị sản vẩy tăng sinh mạch đến ung thư biểu mô vảy
xâm lấn.
Đặc biệt họ đã chứng minh rằng: NBI + HMB, có khả năng phát hiện dấu hiệu khởi phát
của sự tăng sinh mạch trong quá trình từng bước phát triển của ung thư phổi ( Hình 4).

(A)

(B)

Hình 4: Nội soi HMB kết hợp NBI. HMB (A), HMB +NBI của niêm mạc phế quản tại vị
trí soi AFB bất thường: mật độ mạch máu tăng và ngoằn nghèo ( Chẩn đoán bệnh phẩm sinh thiết là loạn
sản tăng sinh mạch).Nguồn: Department of Thoracic Surgery, Graduate School of Medicine, Chiba
University, 1-8-1 Inohana, Chuo-ku, Chiba 260-8670, Japan;

Xem xét vai trị cơ bản của sự hình thành mạch trong ung thư phổi và mối quan hệ chặt
chẽ giữa người hút thuốc và ung thư phổi, Yamada et al. đã sử dụng HMB để đánh giá
ảnh hưởng của việc hút thuốc đối với các mao mạch dưới niêm mạc đường thở lớn. Kết
quả cho thấy mật độ mao mạch đã giảm ở những người hút thuốc so với những người
không hút thuốc, kết luận rằng hút thuốc sẽ không chỉ ảnh hưởng đến nhu mơ phổi mà
cịn ảnh thưởng sự hình thành mạch máu toàn thân [8].

VILA   l   6 
 


4. Nội soi chụp cắt lớp kết hợp quang học / OCT

OCT là một kỹ thuật hình ảnh quang học khơng xâm lấn, dựa trên các đặc tính của sóng
ánh sáng, với độ phân giải siêu nhỏ (1 - 20) và độ sâu thâm nhập tối đa 2 - 3 mm cho
phép hình ảnh cắt ngang thành đường dẫn khí với độ phân giải cao. Mặc dù hệ thống
OCT tương tự như siêu âm B-mode, kỹ thuật này không cần tiếp xúc giữa đầu dị quang
nhỏ với mơ và nó có thể phân định, trong thời gian thực của cấu trúc tế bào và ngoại bào
ở độ phân giải gấp 20 lần so với siêu âm.
Có một số nghiên cứu lâm sàng nhằm xác định hiệu quả của OCT để phân biệt giữa mơ
phế quản bình thường và bệnh lý và cho thấy rằng OCT có thể là một dụng cụ dễ sử dụng
và hiệu quả trong chẩn đoán sớm các tổn thương ung thư.
Tsuboi và cộng sự. đã công bố báo cáo đầu tiên về nội soi phế quản OCT cho bệnh ung
thư phổi trong thực hành lâm sàng [9].
Kết quả của OCT cho thấy cấu trúc phân lớp ở phế quản bình thường và các vùng tán xạ
cao với sự mất cấu trúc phân lớp và các tổ chức tuyến ở tất cả các khối u phổi.

Hình 5: Nội soi OCT và hình ảnh mơ học tương ứng :
A : OCT của ung thư biểu mô tế bào vảy hình tổ trịn ( mũi tên trắng) B: Mơ học tương ứng được nhuộm
bằng hematoxylin, eosin cho thấy tổn thương của ung thư biểu mô tế bào vảy ác tính ( mũi tên đen). 
Nguồn Hariri LP, Mino-Kenudson M, Lanuti M, et al. Diagnosing lung carcinomas with optical
coherence tomography. Ann Am Thorac Soc 2015;12:193-201. 

Đặc biệt Hariri et al. đã cố gắng sử dụng kỹ thuật OCT để chẩn đoán ung thư phổi
nguyên phát (ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mơ vẩy và ung thư biểu mơ kém biệt
hóa biệt ) ở 82 mẫu khối u ngoài cơ thể, phát hiện thấy các hình ảnh tổn thương: dạng tổ
VILA   l   7 
 


trịn hoặc hình dạng khơng đều và tín hiệu cường độ cao ( Hình 5). Mặc dù kết quả cho
thấy độ chính xác trung bình là 82,6%, với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 80,3%,
85,7% và 87 - 97,6%, nhưng OCT vẫn không thể thay thế sinh thiết mơ [10].

Kể từ đó, một số tác giả đã chứng minh tính hiệu quả của OCT kết hợp với AFB để phân
biệt ung thư xâm lấn với CIS và loạn sản với dị sản, tăng sản với mơ bình thường, bằng
cách đo độ dày biểu mô. Hơn nữa Pahlevaninezhad et al. gần đây đã báo cáo sự kết hợp
của Doppler OCT với AFI ở 31 bệnh nhân để hướng dẫn và cải thiện sinh thiết các nốt ở
phổi. Kết quả là một công cụ rất tốt để đánh giá nhu mô phổi [11]. Cuối cùng, OCT đã
được đánh giá là một quy trình hữu ích trong các cài đặt nội soi phế quản khác, chẳng hạn
như để đo kích thước đường thở trong thời gian thực và tái tạo thành sau đường dẫn khí
cho những người có và khơng có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhạy hơn so với chụp CT
lồng ngực.
Tóm lại, OCT là một phương pháp chẩn đốn hình ảnh khơng xâm lấn, khả thi, an tồn
và có khả năng cung cấp giải phẫu vi thể của đường thở trung tâm một mình hoặc kết hợp
với AFB, làm cho nó trở thành một cơng cụ đầy hứa hẹn để chụp ảnh trong cơ thể các tổn
thương tiền ung thư phế quản và thay đổi thành khí phế quản của bệnh nhân COPD. Tuy
nhiên, hiệu quả chẩn đốn của OCT rất đáng khích lệ, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm
để xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của công nghệ này trong việc đánh giá tổn thương
trong lòng phế quản hoặc tổn thương phổi ngoại vi trong q trình nội soi chẩn đốn
thơng thường.
5. Nội soi laser đồng tiêu cự /CLE.
CLE là một công nghệ quang học mới, sử dụng tia laser có bước sóng 488nm dựa trên
đầu dị (pCLE) cho phép chụp ảnh mơ học khơng xâm lấn thời gian thực. Đầu dị nhỏ,
nửa mềm có thể được đưa vào đường dẫn khí xa thơng qua kênh làm việc của ống soi phế
quản và nhờ độ phân giải hai bên 3 µm và độ sâu 50 µm, nên có thể được coi là nội soi
ba chiều.
Hình ảnh của CLE thu được là do khai thác các đặc tính tự phát huỳnh quang của các sợi chun ở
cây khí quản trong khi soi bằng ánh sâng laser này ( Hình 6).
Hình 6: CLE có nhuộm chất tương
phản của phế quản bình thường. a:
hình ảnh tổng quát; b: hình ảnh chi
tiết; c : mơ bệnh của sinh thiết cùng
vị trí hình ảnh ( Nguồn The role of

bronchoscopy in the diagnosis of early
lung cancer: a review, Vol 8,No
11.Journal of thoracic disease).

VILA   l   8 
 


Sorokina và cộng sự. gần đây đã báo cáo các đặc điểm đặc biệt của ung thư biểu mô
tuyến, biểu mô vảy và ung thư phổi tế bào nhỏ trong 18 mẫu bệnh phẩm phẫu thuật cắt
thùy. Hình ảnh của pCLE cho thấy sự khác biệt giữa các loại ung thư phổi khác nhau
theo thành phần mô và nhu mô, cho phép xác định ung thư biểu mô phổi trong các
mẫu mơ ngồi cơ thể [12].
Trên cơ sở những kết quả này, Wellikoff và cộng sự đã mơ tả hình ảnh của pCLE cho
chẩn đoán ung thư phổi trên người. Ông ta chỉ ra rằng thành phần elastin bị phá vỡ với
mức độ khác nhau, liên quan đến sự biệt hóa khối u, từ nhẹ ở type tiểu phế quản phế
nang đến mức độ vừa trong ung thư biểu mô tuyến kém biệt hóa khác [13]. Một số tác
giả đã cố gắng sử dụng các chất tương phản như chất huỳnh quang và acriflavine
hydrochloride để cải thiện việc phát hiện các tế bào phế quản biểu mô trong khi soi phế
quản ở bệnh nhân nghi ngờ bị ung thư phổi. Đặc biệt Fuchs et al. đã chứng minh rằng giá
trị chẩn đốn của CLE có hỗ trợ của acriflavine, tương đương với mơ học của sinh thiết
phổi (Hình 7), dự đoán sự biểu hiện thay đổi tổ chức tiền ung thư với độ nhạy 96%, độ đặc
hiệu 87,1% và độ chính xác 91% [14].
Hình 7. a: niêm mạc bình
thường, b: viêm, c: tổn thương
ung thư ( tỷ lệ 1/ 50 mm).
(Nguồn Fuchs FS, Zirlik S,
Hildner K, et al. Confocal laser
endomicroscopy for diagnosing
lung cancer in vivo.Eur Respir

J 2013; 41:1401-8) 

Cuối cùng, xem xét khả năng của pCLE để phát hiện không chỉ các sợi elastin mà cả các
mạch máu, đại thực bào phế nang và bạch cầu trung tính. Ngồi ra, pCLE đã được sử
dụng trong chẩn đoán bệnh protein phế nang, viêm phổi Arpesgillus xâm lấn và viêm
phổi liên quan đến amiodarone. Đầu dị CLE phát hiện giảm tín hiệu huỳnh quang cao
của các chất lipo - proteinaceous, đại thực bào ở tiểu phế quản tận và trong lòng phế
nang. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có một vài báo cáo về hiệu quả chẩn đoán thực sự của
CLE. CLE đã và đang có nhiều nghiên cứu trên cơ thể và ngoài cơ thể người để xác thực
dữ liệu để đề xuất các tiêu chuẩn chẩn đoán.
6. Nội soi quang phổ laser Raman / LRS
LRS là một hệ thống thăm dò thử nghiệm cung cấp chẩn đoán trên cơ thể người ở thời
gian thực, thu thập các dải quang phổ giống như dấu vân tay và ánh sáng tán xạ từ mô với
thành phần phân tử khác nhau. Xem xét khả năng của LRS phân biệt một số dấu ấn sinh
học, LRS đã được coi là có khả năng hữu ích để cải thiện tính đặc hiệu của phát hiện ung
VILA   l   9 
 


thư phổi sớm. Do đó, một số tác giả bắt đầu sử dụng công nghệ này kết hợp với kiểm tra
AFB + WLB để giảm tỷ lệ dương tính giả cao do AFB (Hình 8).

Hình 8: Nội soi phế quản đa chế độ cung một bệnh nhân : A. Hình ảnh ánh sáng trắng, B. hình ảnh
huỳnh quang, C. Cùng một tổn thương được kích thích đồng thời với ánh sáng Raman 785nm (
(Nguồn. Short MA, Lam S, McWilliams AM, et al. Using laser Raman spectroscopy to reduce false
positives of autofluorescence bronchoscopies: a pilot study. J Thorac Oncol 2011;6:1206-14. 10).

Thật vậy, Short et al. đã chứng minh sự cải thiện về độ chính xác chẩn đốn trong việc
phát hiện ung thư phổi và tổn thương tiền ung thư, khi phân tích LRS được thêm vào hình
ảnh AFB + WLB, cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 96% và 91% [15]. Hơn

nữa, sự quan tâm ngày càng tăng trong hệ thống chẩn đoán này, McGregor et al. Gần đây
đã báo cáo rằng loạn sản mức độ nặng và tổn thương phổi ác tính có thể được phân biệt
với các tổn thương lành tính và mơ bình thường khi sử dụng LRS với độ nhạy cao (90%)
và độ đặc hiệu tương đối tốt (65%)[16]. Cho đến nay, mặc dù vai trò của LRS đang được
nghiên cứu, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu nhiều hơn để xác nhận tính hiệu quả của nó
trong chẩn đốn ung thư phổi sớm.
7. Nội soi siêu âm/EBUS
EBUS kết hợp hệ thống nội soi phế quản và siêu âm để xác định cấu trúc trung thất và
giải phẫu quanh phế quản nhằm giảm các lỗi trong q trình sinh thiết lấy bệnh phẩm. Nó
hiện đang được sử dụng để đánh giá giai đoạn ung thư phổi, đánh giá các khối u nội phế
quản, u phổi ngoại vi và khối u trung thất.
Hai loại EBUS hiện đang được sử dụng cho mục đích lâm sàng: EBUS đầu dò xuyên tâm
(RP-EBUS) và EBUS đầu dò lồi (CP-EBUS).
RP-EBUS, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1992, là một công cụ quan trọng trong việc
đánh giá cấu trúc thành phế quản; nó cũng được sử dụng để điều khiển chọc hút kim
xuyên thành khí, phế quản (TBNA) cũng như phát hiện tổn thương phổi ngoại vi, kết hợp
với nội soi phế quản định vị từ trường.

VILA   l   10 
 


CP-EBUS, được mô tả lần đầu tiên vào năm 2004, cho phép sinh thiết hút xuyên thành
phế quản ở thời gian thực của các hạch bạch huyết trung thất và rốn phổi.
Việc đánh giá chính xác sự liên quan của thành phế quản với khối u là cần thiết để đánh
giá phương pháp điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân. Liệu pháp quang hóa (PDT) là
phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm và phẫu thuật, hóa trị
liệu khi khối u xâm lấn ra ngồi lớp sụn khí, phế quản ( Hình 9).
Hình 9. Nội soi siêu âm đầu dò xuyên tâm:
A. Nội soi phế quản ánh sáng trắng cho thấy sự

bất thường tại lỗ của phế quản phân chia thùy
trên,
B. Siêu âm đầu dị xun cho thấy khơng có sự
xâm lấn của khối u vào lớp sụn ở bệnh nhân chẩn
đốn mơ học ung thư biểu mô tế bào vảy( Nguồn
The role of bronchoscopy in the diagnosis of
early lung cancer: a review, Vol 8,No 11.Journal
of thoracic disease).

RP-EBUS là đầu dò xoay 20 MHz được luồn qua kênh làm việc của ống soi phế quản
tiêu chuẩn, có khả năng tạo ra hình ảnh 360 ° với độ phân giải không gian cao (dưới 1
mm) và độ sâu thâm nhập 5 cm. Bằng cách sử dụng vỏ bóng ( Balloon) kết hợp với RPEBUS, cấu trúc đa lớp của đường thở trung tâm có thể được xác định. Hơn nữa, cơng
nghệ này có thể phát hiện mức độ chèn ép, mức độ thâm nhiễm của ung thư phổi và các
mối quan hệ giữa khối u và các cấu trúc lân cận, chẳng hạn như hạch hoặc mạch máu.
Kurimoto et al. cho thấy trong một nghiên cứu tiến cứu, mối tương quan giữa EBUS và
kết quả mô bệnh học đạt 95,8%, trong việc xác định độ sâu xâm lấn khối u [17].
Dựa trên những kết quả này, Miyazu et al. đã đánh giá độ sâu xâm lấn khối u bằng EBUS
để đưa ra liệu pháp tốt nhất ở mười tám bệnh nhân mắc SqCC. Chín bệnh nhân có khối u
cịn ở trong lớp sụn được xác định bởi EBUS và trải qua quang hóa liệu pháp/PDT; chín
bệnh nhân cịn lại có khối u ngồi lớp sụn và được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ (sáu
bệnh nhân) và hóa trị xạ trị (ba bệnh nhân). Kết quả: thun giảm hồn tồn, kéo dài 32
tháng ở nhóm được điều trị PDT [18].
Kết quả tương tự đã đạt được trong một nghiên cứu gần đây của Li và cộng sự. người
phát hiện độ sâu xâm lấn của khối u của 30 bệnh nhân. Cho thấy sự liên quan của khối u
với thành khí phế quản lần lượt độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác của RP-EBUS là:
88,89%, 100% và 90% và EBUS đã cải thiện thêm độ đặc hiệu so với soi huỳnh quang
từ 50% đến 90% đối với các trường hợp ung thư phổi có những tổn thương nhỏ được
phát hiện bởi nội soi huỳnh quang, nhưng khơng nhìn thấy khi soi ánh sáng trắng [19].
VILA   l   11 
 



8. Kết luận
Phát hiện sớm ung thư phổi trong đường thở là rất quan trọng để tránh bệnh tiến triển
những bước tiếp theo thành ung thư xâm lấn. Mặc dù sinh thiết mơ là tiêu chuẩn vàng để
chẩn đốn bệnh ung thư và tiền ung thư, nhưng nội soi phế quản là cơng cụ an tồn và
chính xác nhất để đánh giá vị trí ung thư cả đường thở trung tâm và đường thở ngoại vi.
Cho đến nay, hầu hết các bằng chứng đều khuyến nghị sử dụng AFB và NBI để đánh giá
và sàng lọc chẩn đoán sớm ung thư đường thở trung tâm. Tuy nhiên, xem xét tính đặc
hiệu thấp và giới hạn chỉ phát hiện các tổn thương trong phế quản trung tâm, nên các kỹ
thuật AFB và NBI được đề xuất kết hợp với phương pháp sau như: OCT, CLE và LRS.
Hiện nay nhiều nghiên cứu đã và đang thực hiện ở ngoài và trong cơ thể người để xác
định các tiêu chuẩn, giải thích dữ liệu và hình ảnh. Trong tương lai gần, thời đại công
nghệ 4.0, sự phát triển khoa học ngành quang học, điện tử,tin học và trí tuệ nhân tạo, có
thể cho phép các bác sĩ nội soi phế quản lấy được sinh thiết quang học của các cấu trúc
phế quản, cung cấp độ phân giải cao và hình ảnh ảo ba chiều. Những cơng nghệ này có
thể cách mạng hóa việc chẩn đoán và điều trị bệnh đường thở bằng nội soi phế quản,
ngày một hiệu quả hơn. Như bác sĩ Shigeto Ikeda đã nói: “Có nhiều hy vọng hơn với ống
soi phế quản”.

VILA   l   12 
 


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Rivera MP, Mehta AC, Wahidi MM. Establishing the diagnosis of lung cancer: Diagnosis and
management of lung cancer, 3rd ed: American College of Chest Physicians evidence-based
clinical practice guidelines. Chest 2013;143:e142S-65S.
2. Sun J, Garfield DH, Lam B, et al. The value of autofluorescence bronchoscopy combined with
white light bronchoscopy compared with white light alone in the diagnosis of intraepithelial

neoplasia and invasive lung cancer: a meta-analysis. J Thorac Oncol 2011;6:1336-44.
3. Tremblay A, Taghizadeh N, McWilliams AM, et al. Low Prevalence of High-Grade Lesions
Detected With Autofluorescence Bronchoscopy in the Setting of Lung Cancer Screening in
the Pan-Canadian Lung Cancer Screening Study. Chest 2016;150:1015-22.
4. Chiyo M, Shibuya K, Hoshino H, et al. Effective detection of bronchial preinvasive lesions by
a new autofluorescence imaging bronchovideoscope system. Lung Cancer 2005;48:307-13.
5 . Iga N, Oto T, Okada M, et al. Detection of airway ischaemic damage after lung
transplantation by using autofluorescence imaging bronchoscopy. Eur J Cardiothorac
Surg 2014;45:509-13.
6. Iftikhar IH, Musani AI. Narrow-band imaging bronchoscopy in the detection of premalignant
airway lesions: a meta-analysis of diagnostic test accuracy. Ther Adv Respir
Dis 2015;9:207-16.
7. Shibuya K, Hoshino H, Chiyo M, et al. Subepithelial vascular patterns in bronchial dysplasias
using a high magnification bronchovideoscope. Thorax 2002;57:902-7.
8. Yamada G, Shijubo N, Kitada J, et al. Decreased subepithelial microvasculature observed by
high magnification bronchovideoscope in the large airways of smokers. Intern
Med 2008;47:1579-83..
9. Tsuboi M, Hayashi A, Ikeda N, et al. Optical coherence tomography in the diagnosis of
bronchial lesions. Lung Cancer 2005;49:387-94.
10. Hariri LP, Mino-Kenudson M, Lanuti M, et al. Diagnosing lung carcinomas with optical
coherence tomography. Ann Am Thorac Soc 2015;12:193-201.
11. Pahlevaninezhad H, Lee AM, Ritchie A, et al. Endoscopic Doppler optical coherence
tomography and autofluorescence imaging of peripheral pulmonary nodules and
vasculature. Biomed Opt Express2015;6:4191-9.
12. Sorokina A, Danilevskaya O, Averyanov A, et al. Comparative study of ex vivo probe-based
confocal laser endomicroscopy and light
microscopy
in
lung
cancer

diagnostics. Respirology 2014;19:907-13.

VILA   l   13 
 


13. Wellikoff AS, Holladay RC, Downie GH, et al. Comparison of in vivo probe-based confocal
laser endomicroscopy with histopathology in lung cancer: A move toward optical
biopsy. Respirology2015;20:967-74.
14. Fuchs FS, Zirlik S, Hildner K, et al. Confocal laser endomicroscopy for diagnosing lung
cancer in vivo.Eur Respir J 2013; 41:1401-8.
15. Short MA, Lam S, McWilliams AM, et al. Using laser Raman spectroscopy to reduce false
positives of autofluorescence bronchoscopies: a pilot study. J Thorac Oncol 2011;6:120614. 10.
16. McGregor HC, Short MA, McWilliams A, et al. Real-time endoscopic Raman spectroscopy
for in vivo early lung cancer detection. J Biophotonics 2016.
17. Kurimoto N, Murayama M, Yoshioka S, et al. Assessment of usefulness of endobronchial
ultrasonography
in
determination
of
depth
of
tracheobronchial
tumor
invasion. Chest 1999;115:1500-6. 10.1378/chest.115.6.
18. Miyazu Y, Miyazawa T, Kurimoto N, et al. Endobronchial ultrasonography in the
assessment of centrally located early-stage lung cancer before photodynamic therapy. Am
JRespir Crit Care Med2002;165:832-7.
19. Li J, Chen PP, Huang Y, et al. Radial probe endobronchial ultrasound scanning assessing
invasive depth of central lesions in tracheobronchial wall. Chin Med J

(Engl) 2012;125:3008-14

VILA   l   14 
 



×