Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.3 KB, 2 trang )
Cảm nghĩ về câu tục ngữ “Uống nước nhớ
nguồn”
Sáng sớm thức dậy, thật là sảng khoái, vì hôm nay đã là cuối tuần. Tuy nhiên, hôm nay là một ngày đặc
biệt 27/7- ngày Thương binh liệt sĩ.
Thời tiết ở Hà Nội hiện tại đang mưa to, không biết các buổi lễ tổ chức thăm viếng các nghĩa trang
liệt sỹ có diễn ra được không. Tính đến ngày 27/7 năm nay thì đã 66 năm trôi qua, kể từ ngày 27/7 năm
1947 được lấy làm ngày thương binh liệt sỹ. Tức là ngày toàn dân cùng thể hiện đạo lý uống nước nhớ
nguồn. Vậy mà thật là buồn khi một số người vô tâm đến mức không biết ngày 27/7 là ngày gì? Hoặc
ngày thương binh liệt sỹ là ngày nào?
Những con người như vậy, chứng tỏ chẳng bao giờ biết đến đạo lý uống nước nhớ nguồn đâu!
Tất cả chúng cả- những thế hệ của cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc, đều phải ghi nhớ rằng
chúng ta có được như ngày hôm nay, được tự do đi lại trên mảnh đất này, được sống một cuộc sống an
lành như thế này đều phải đổi lấy sự hy sinh lớn lao của các anh hùng thương binh, liệt sỹ. Họ đã đem lại
cho chúng ta độc lập, tự do về với quê hương, tổ quốc. Vì vậy, đừng ai phũ phàng hay vô tâm đến mức
không biết hay không nhớ ngày thương binh liệt sỹ. Điều này đồng nghĩa với việc chính ta đã không tôn
trọng và không biết quý trọng công lao to lớn của các anh hùng thương binh, liệt sỹ đã cống hiến.
Chúng ta hãy tìm hiểu một chút về nguồn gốc của ngày thương binh liệt sỹ 27/7. Sau sự thành công
của cách mạng tháng Tám 1945 thì quân và dân ta đã “Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn
độc lập, tự do, quân và dân ta ở những nơi thực dân Pháp gây hấn đã chiến đấu anh dũng, chặn bàn tay
đẫm máu của thực dân xâm lược. Trong cuộc chiến đấu này, một số chiến sĩ, đồng bào ta bị thương và hi
sinh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã dành tình yêu thương của mình, góp phần chăm sóc các
gia đình liệt sĩ, anh em thương binh, bênh binh một cách tận tình chu đáo”.
Đầu năm 1946, “Hội giúp binh sĩ tử nạn” sau đổi tên “Hội giúp binh sĩ bị thương” được thành lập ở
Thuận Hoá (Bình Trị Thiên) ở Hà Nội và một số nơi khác. Hồ Chủ tịch là hội trưởng danh dự của hội.
Ngày 28/5/1946, “hội giúp binh sĩ bị nạn” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại nhà hát thành
phố Hà Nội và Hồ chủ tịch đã đến dự. Ngày 7/11/1946, cũng tại nhà hát thành phố Hà Nội, buổi quyên
góp ủng hộ quần áo giày mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận đã được tổ chức, mở đầu cuộc vận động “Mùa
đông chiến sĩ”, tại đây Hồ chủ tịch đã cởi chiếc áo rét của Người đang mặc để tặng binh sĩ.
Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chiến tranh lan rộng ra nhiều vùng. Số người bị
thương, hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sĩ, nhất là những chiến sĩ bị thương gặp nhiều khó khăn,
thiếu thốn. Trong tình hình ấy, Đảng và nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về công