Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.53 KB, 2 trang )
“Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. Hãy nghị
luận câu tục ngữ trên – bài mẫu 4
Có câu: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, điều đó cho ta thấy rằng khi con người ta làm việc trong môi
trường nào thì sẽ bị ảnh hưởng và thích nghi bởi môi trường đó. Nếu môi trường tốt như trường học, công
sở thì con người ta cũng tốt theo; nhưng nếu ta ở trong môi trường xấu như chợ búa thì thật khó để thành
người tốt được. Do đó, có thể thấy rõ : môi trường sống có ảnh hưởng rất mật thiết đến nhân cách con
người, ông bà ta có nhận định: “Gần mực thì đen , gần đèn thì rạng (sáng)” Tục ngữ là những câu nói
ngắn gọn, có vần có điệu, giàu hình ảnh và thường có ý nghĩa ẩn dụ thông qua các hình ảnh. Ở trong câu
này “mực” và “đèn” được hiểu theo nghĩa bóng suy ra trực tiếp từ nghĩa đen. Mực có màu đen thường
tượng trưng cho cái xấu, những điều không tốt. Một khi đã bị mực dây vào là dơ và khó tẩy vô cùng. (Nói
rỡ mực ở đây là mục Tàu bằng thỏi mà người Việt ngày xưa thường dùng, khi viết phải mài nên dễ bị dây
vào).Khi đã sống trong hoặc kết bạn với những người thuộc dạng “mực” thì con người ta khó mà tốt
được. Đèn tỏa ánh sáng đến mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Do đó đèn tượng trưng
môi trường tốt, người bạn tốt mà khi tiếp xúc ta sẽ noi theo những tấm gương đó để cố gắng Có thể thấy
rõ hình ảnh tương phản ”đèn-mực” hay “sáng-đen” nêu bật lên quan điểm của cha ông: môi trường sống
ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách, nhân phẩm một con ngừoi. Lý giải về vấn đề này, mực là môi trường
xấu, là người bạn xấu mà khi con người dây vào thì sẽ ảnh hưởng xấu mà khó từ bỏ được. Có thể thấy
những bài báo nói về tình trạng trẻ em bỏ học chơi bời, giết người, trộm cắp,… mà khi xét rõ nguyên
nhân ta thấy một phần tại cha mẹ, một phần di môi trường sống, do bạn bè xúi giục. Con người ta khi sinh
ra ai cũng như tờ giấy trắng, một khi đã bị dính một vết mực thì khó tẩy và sẽ in sâu mãi. “Mực” còn ảnh
hưởng đến ngừoi lớn chứ đừng nói gì những người trẻ tuổi như chúng ta. Xin dẫn chứng như sau: nếu ta
sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ là những người không đạo đức, không biết làm gương cho con
cháu thì ta ảnh hưởng ngay. Khi đến trường, đi học, tiếp xúc với các bạn mà chưa chắc tốt. rủ rê chơi bời.
Ra ngòai xã hội, những trò ăn chơi, những cạm bẫy khiến ta sa đà. Thử hỏi như thế thì làm sao ta có thể
tốt được.Khi đã dính vào nó thì khó từ bỏ và xóa đi lắm. Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử đã từng chuyển nhà
3 lần để dạy con, bà nhận thấy rõ: “sống trong môi trường xấu sẽ làm ta trở thành ngừoi xấu-là gánh nặng
của xã hội” Ngựoc lại với “mực” là “đèn”-ngừoi bạn tốt, môi trường tốt. Khi sống trong môi trường tốt,
chơi với những người bạn tốt thì đương nhiên, ta sẽ có đạo đức và là người có ích cho xã hội. Ví dụ: ta
sinh ra trong gia đình tốt, có đạo đức, ông bà gương mẫu. Đi học, được giáo dụ trong môi trường tốt, gặp
bạn tốt. Ra ngòai xã hội biết được điều xấu mà tránh thì ngừoi đó làm sao có thể xấu được Trong trường
học chúng ta luôn có phong trào “Đôi bạn cùng tiến” gồm 1 bạn giỏi kèm 1 bạn yếu, cốt là để bạn yếu đó