Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.45 KB, 2 trang )
Bình giảng bài thơ Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư
Như một phút chợt dừng trong trường tình phiêu lưu của Lưu Trọng Lư, “Tiếng thu” dội lên âm thanh
day dứt của một thời xa xưa và còn vọng mãi đến bao giờ?
Xuất hiện giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh lẽo, mùa thu mát dịu và mơ màng là nguồn cảm hứng
bất tận của văn nhân, thi sĩ xưa nay. Viết Thu vịnh và Đây mùa thu tới, Nguyễn Khuyến và Xuân Diệu đã
đóng góp cho văn học sử nước nhà hai bài thơ hay về cảnh thu và tình thu. Với Tiếng thu, Lưu Trọng Lư
đã dọn cho mình một chỗ ngồi khá độc đáo trên văn đàn của những thi sĩ mùa thu:
Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong
lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá
vàng khô?
Chủ đề tiếng thu đã được nhà thơ thể hiện trước hết bằng từ ngữ. Xuyên suốt bài thơ là một từ “nghe”
xuất hiện ba lần ở đầu mỗi khổ thơ. Người đọc nghe gì?
Chúng ta nghe lời “thổn thức” dưới ánh trăng mờ của mùa thu được nhân cách hóa, nghe tiếng lòng “rạo
rực”xào xạc” trong rừng vắng. của người cô phụ có chồng đi đánh giặc xa, nghe tiếng lá thu rơi “
Chủ đề tiếng thu còn được tác giả diễn tả bằng thanh âm. Đó là hai câu thơ có toàn thanh bằng xuất hiện ở
đầu khổ thơ thứ nhất và thứ ba: “Em không nghe rừng thu”
Trước cách mạng tháng Tám, trong khi câu thơ Đường và thơ lục bát với luật gián cách bằng trắc còn ngự
trị trên văn đàn, Lưu Trọng Lư đã sáng tạo và độc đáo khi tự do viết những câu thơ ngũ ngôn có toàn
thanh bằng để miêu tả tiếng thu.
Đọc những câu thơ này, cùng với sự hỗ trợ của nguyên âm “u” tròn môi xuất hiện nhiều lần ở cuối câu
thơ, ta như nghe được tiếng thu êm đềm, nhẹ nhàng và vang vang của tác giả.
Cú pháp của bài thơ cũng góp phần biểu hiện tiếng thu. Không phải ngẫu nhiên mà cả ba khổ thơ của bài
Tiếng thu đều được viết bằng ba dấu hỏi ở cuối ba khổ thơ này. Tại sao tác giả phải hỏi liên tục như vậy?
Tại vì nhà thơ không tin người em nào đó có thể nghe được cái tiếng thu quá xa vắng và mơ hồ. Không
nghe ư? Em hãy lắng lòng sâu đậm để tiếp nhận tiếng thu dịu nhẹ và mơ màng ấy.
Cấu trúc của bài thơ cũng được tác giả sử dụng để thể hiện chủ đề tiếng thu. Hầu hết các bài thơ cũ và thơ
mới đều được viết thành những khổ bốn câu đều đặn. Ở bài thơ này, số dòng trong mỗi khổ thơ tăng dần
đều. Nếu xem mỗi dòng là mỗi khổ thơ thì khổ thứ nhất có hai câu, khổ thứ hai có ba câu, khổ thứ ba có
bốn câu. Nhà thi sĩ có ý thức khi viết những khổ thơ như vậy để diễn tả một cách có nghệ thuật cái tính
chất ngân nga, lan tỏa của thu thanh.
Thêm vào đó, cách gieo vần liền bằng các từ láy đặt ở cuối câu thơ đã liên kết các câu thơ trong khổ