Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Địa Lí 12 Bài 41 – Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61 KB, 2 trang )

Địa Lí 12 Bài 41 – Vấn đề sử dụng hợp lí và cải
tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
1. Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long:
* Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
- Diện tích: > 40.000km
2
.
- Dân số: > 17,4 triệu người (2006)
- Gồm 13 tỉnh, thành phố (sử dụng Atlat nêu ra)
- Vị trí địa lí:
+ Bắc giáp ĐNB
+ Tây Bắc giáp Campuchia
+ Tây giáp vịnh Thái Lan
+ Đông giáp biển Đông
* Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, cấu tạo gồm hai bộ phận:
- Phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu.
+ Thượng châu thổ: Tương đối cao, ngập nước vào mùa mưa
+ Hạ châu thổ: Thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thuỷ triều, sóng biển.
- Phần nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, Hậu.
2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu:
a. Thế mạnh:
* Đất đa dạng, phức tạp: Có 3 nhóm chính
+ Đất phù sa. Đất phèn. Đất mặn. Các loại đất khác.
* Khí hậu: Cận xích đạo, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
* Sông ngòi: Chằng chịt
=> Thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt
* Sinh vật
- Thực vật: rừng tràm, rừng ngập mặn…
- Động vật: cá và chim…
* Tài nguyên biển: rất phong phú.
* Khoáng sản: đã vôi, than bùn, dầu khí,…


b. Hạn chế:
- Thiếu nước về mùa khô.
- Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn.
- Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước…
- Tài nguyên khoáng sản bị hạn chế…
- Thiên tai: Lũ lụt, hạn hán
3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông CL
Có nhiều ưu thế về tự nhiên hơn so với ĐBSH.
- Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách
+ Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để thau chua, rửa mặn, cải tạo đất.
+ Tạo ra giống lúa chịu phèn, mặn.
+ Duy trì và bảo vệ rừng
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây CN, ăn quả
+ Kết hợp khai thác đất liền với mặt biển, đảo, quần đảo.
+ Chủ động sống chung với lũ.

×