Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Địa Lí 9 Bài 3 – Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.18 KB, 4 trang )

Địa Lí 9 Bài 3 – Phân bố dân cư và các loại hình
quần cư
1- Mật độ dân số và phân bố dân cư:
- Việt Nam có mật độ dân số thuộc loại cao trên thế giới, 246 người/ km
2
(2003) gấp 5 lần so với mật độ
dân số thế giới và ngày càng tăng.
- Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn
+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.
Năm 2003 MDDS ở ĐBSH là1192 người/km
2
, TP Hồ Chí Minh là 2664 người/km
2
, Hà Nội là2830
người/km
2
+ Miền núi và cao nguyên có dân cư thưa thớt.
+Phần lớn dân cư sống ở nông thôn (Năm 2003 khoảng 74% dân số sinh sống ở nông thôn)
+Tỷ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp nhưng đang gia tăng khá nhanh
Dân cư phân bố không đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế , xã hội và quốc phòng:
+ Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người ở các vùng đồng bằng ngày càng giảm gây khó khăn
cho việc nâng cao sản lượng lương thực thực phẩm .
+ Ở miền núi và cao nguyên thiếu nhân lực để khai thác tài nguyên .
+ Anh hướng đến các vùng an ninh biên giới vì phần lớn đường biên giới đất liền ở nước ta thuộc các tỉnh
miền núi và cao nguyên.
-Sở dĩ có tình trạng phân bố như trên là do:
+ Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp với lịch sử lâu dài về nghề trồng lúa nước , do đó đồng
bằng là nơi có đủ điều kiện thuận lợi để trồng lúa ( đất phù sa màu mỡ, nước tưói phong phú, khí hậu
thuận lợi…)
Mặt khác đồng bằng có địa hình bằng phẳng, giao thông đi lại dễ dàng, điều kiện sản xuất , sinh hoạt
thuận lợi hơn miền núi và cao nguyên.


+ Miền núi và cao nguyên mặt dù đất rộng, tài nguyên phong phú nhưng thiên nhiên còn lắm trắc trở,
giao thông đi lại khó khăn, điều kiện sinh hoạt còn thiếu thốn do đó dân cư ít.
-Giải pháp khắc phục: Phân bố lại dân cư lao động giữa các vùng cho hợp lí bằng cách:
+ Chuyển một bộ phận dân cư lao động từ đồng bằng lên miền núi , cao nguyên nhất là những người chưa
có việc làm để xây dựng vùng kinh tế mới.
+ Miền núi và cao nguyên phải tăng cường khảo sát qui hoạch trên cơ sở đầu tư xây dựng các cơ sở công
nghiệp, nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá.
+ Phát triển, mở rộng mạng lưới giao thông, giáo dục, y tế, văn hoá miền núi, xây dựng cơ sở hạ tầng và
phát triển các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm được sản xuất ở miền núi nhằm thu hút dân cư,
lao động.
+ Giảm sự gia tăng dân số bằng kế hoạch hoá gia đình.
2- Các loại hình quần cư:
- Quần cư nông thôn chiếm 74% dân số tập trung thành từng điểm dân cư có qui mô và tên gọi khác nhau.
Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp . Hiện nay diện mạo làng quê đang có sự thay đổi , tỉ
lệ người không làm nông nghiệp ngày càng tăng.
- Quần cư đô thị chiếm khoảng 26% dân số , mật độ dân số rất cao. Hoạt động kinh tế chủ yếu là công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật …
3 – Đô thị hoá:
- Quá trình đô thị hoá ở VN diễn ra rất chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp, tỷ lệ dân số đô thị dao động
trên dưới 20% dân số toàn quốc.
-Mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị mang tính chất xen cài cả trong không gian đô thị, cả về lối
sống sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán và mối quan hệ kinh tế.
-Về cơ bản, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, với trên 60% dân số nông nghiệp. Các đô thị ra đời
và phát triển trên cơ sở của sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vu, hành
chính. Rất ít đô thị phát triển mạnh mẽ dựa vào sản xuất công nghiệp. Tác phong và lối sống nông nghiệp
vẫn còn phổ biến trong dân cư đô thị, nhất là ở các đô thị vừa và nhỏ.
-Các đô thị vừa và nhỏ được hình thành chủ yếu bởi chức năng hành chính, văn hoá hơn là chức năng
kinh tế. Vì thế khi không còn đóng vai trò trung tâm của tỉnh hoặc huyện thì đô thị bị xuống cấp nhanh
chóng và ít được sự chú ý đầu tư.
-Cơ sở hạ tầng kỹ thuật kinh tế, xã hội và môi trường của các đô thị còn yếu kém nhất là ở Miền Bắc và

Miền Trung. Điều đó đã làm cho các đô thị này luôn chịu áp lực của việc gia tăng dân số, đồng thời lại
chịu sức ép của cả nền kinh tế kém phát triển.
-Đô thị Việt Nam có qui mô hạn chế phân bố phân tán, tản mạn đa phần là đô thị nhỏ, nửa đô thị, nửa
nông thôn. Sự rải đều của các đô thị nhỏ làm hạn chế khả năng đầu tư và phát triển kinh tế, dẫn đến việc
nông thôn hoá đô thị, đô thị không đủ sức phát triển.
Cùng với sự biến đổi chung của kinh tế đất nước, các đô thị Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt,
nhưng vẫn chưa đạt được yêu cầu của cuộc sống đô thị. Phát triển đô thị vừa là một đòi hỏi, vừa là một
trong những yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội theo hướng Công Nghiệp Hoá, Hiện
Đại Hoá đất nước.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1/Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta? Giải thích tại sao ĐBSH là nơi dân cư tập trung đông
đúc nhất cả nước?
Hướng dẫn trả lời
a/Đặc điểm phân bố dân cư: như phần 1 mục III
b/ĐBSH là nơi dân cư đông đúc nhất trong cả nước do:
-Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước…)
-Lịch sử khai phá và định cư lâu đời nhất nước ta.
-Nền nông nghiệp phát triển sớm với hoạt động trồng lúa nước là chủ yếu, cần nhiều lao động.
-Có mạng lưới đô thị khá dày đặc, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp, dịch vụ.


2/ Cho bảng số liệu sau: (1999)
Miền địa hình
Diện tích ( km
2
)
Dân số ( triệu người)
Đồng bằng 85 000 60
Núi và cao nguyên 240 000 16,3
a) Vẽ biểu đồ so sánh tỉ lệ diện tích , dân số của đồng bằng với miền núi và cao nguyên.

b) Nhận xét.
c) Giải thích nguyên nhân và nêu giải pháp khắc phục.
Hướng dẫn trả lới:
a) Xử lí bảng số liệu ( tính tỉ lệ % diện tích và dân số trên mỗi miền )
Miền địa hình Diện tích ( %) Dân số ( %)
Đồng bằng 26,2 78,6
Núi và cao nguyên 73,8 21,4
Vẽ hai biểu đồ hình tròn bằng nhau có đầy đủ tên biều đồ, chú giải .
b) Nhận xét: Qua biểu đồ cho thấy : diện tích đồng bằng rất nhỏ chỉ chiếm 26,2% nhưng dân số lại rất
đông chiếm 78,6% , trong khi đó diện tích miền núi và cao nguyên lớn chiếm 73,8% nhưng dân số lại rất
ít chỉ chiếm 21,4% . Qua đó thấy được sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều giữa đồng bằng với
miền núi và cao nguyên,
c) Giải thích nguyên nhân và nêu giải pháp khắc phục ( ở phần kiến thức cơ bản bài 4 )
3/Cho bảng số liệu sau
Tỉ lệ dân số độ thị VN thời kì 1975- 2003
Năm 1975 1979 1985 1989 1995 1999 2003
Tỉ lệ DS độ thị (%) 21.5 19.2 19.0 20.1 20.0 23.5 25.4
a/Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số đô thị VN thời kì 1975- 2003
b/Nhận xét và giải thích về quá trình đô thị hoá ở nước ta?
Hướng dẫn trả lời
a/Vẽ biểu đồ: HS vẽ biểu đồ cột dọc
b/Nhận xét và giải thích:
-Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm và không ổn định, tỉ lệ dân đô thị còn thấp, phản ánh trình độ
CNH của nước ta còn thấp.
-Tỉ lệ dân thành thị rất chênh lệch giữa các vùng, cho thấy quá trình CNH, đô thị hoá ở nước ta diễn ra
không đều giữa các vùng.
+Các vùng đồng bằng và ven biển (Đông Nam Bộ, DH NTB, ĐBSH…) có tỉ lệ dân đô thị khá cao, do các
đô thị hoá tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển.
+Tỉ lệ dân đô thị ở trung du và miền núi còn thấp, do đa số các đô thị là đô thị nhỏ mới được hình thành
trong quá trình đẩy mạnh CNH.

Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• Bảng số liệu về tỉ lệ dân số đô thị Việt Nam thời kì 1975-2003(%),

×