Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Địa Lí 10 Bài 27

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.07 KB, 3 trang )

Địa Lí 10 Bài 27
TIẾT 30 BÀI 27
VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ NÔNG
NGHIỆP.
MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
1.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
a.Kiến thức:
-Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.
-Phân tích được các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân
bố nông nghiệp.
-Biết được một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu: trang trại và vùng nông nghiệp.
-Tích hợp GDMT: Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thận trọng khi sử dụng các
điều kiện tự nhiên phục vụ sản xuất nông nghiệp
b.Kĩ năng: -Biết phân tích và nhận xét những đặc điểm phát triển, những thuận lợi và khó khăn của các
điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội ở một địa phương đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp
-Nhận diện được những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
-Tích hợp GDMT: Lựa chọn cách khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lí.
c. Thái độ: Tham gia tích cực và ủng hộ những chính sách phát triển nông nghiệp và những hình thức tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp ở địa phương
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên: SGK, SGV, bài soạn, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tích hợp, bảng phụ, Một số hình ảnh
minh hoạ về các vùng nông nghiệp điển hình
b.Học sinh: SGK, vở ghi, bảng nhóm
3.Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ- định hướng bài 2 phút)
Phân biệt cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ (-Tập hợp tất cả các ngành hình
thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng;-Được hình thành trên cơ sở chế
độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau ; -Là sản phẩm của quá trình
phân công lao động theo lãnh thổ, các bộ phận cấu thành có quan hệ chặt chẽ với nhau, cơ cấu hợp lí thì
thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh).
Định hướng bài: Trong lịch sử phát triển của nhân loại, nông nghiệp là ngành kinh tế ra đời sớm nhất.


Nông nghiệp có vai trò quan trọng như thế nào? Sản xuất nông nghiệp có đặc điểm gì? Sự phân bố nông
nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp câu hỏi đó.
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
HĐ 1:Tìm hiểu vai trò của sản xuất nông nghiệp (HS
làm việc cả lớp:6 phút)
Bước 1:GV yêu cầu HS đọc SGK và kiến thức thực
tế cho biết: NN theo nghĩa rộng gồm những ngành
nào? Có vai trò gì đối với đời sống và sản xuất và trả
lời câu hỏi trang 103 SGK
Bước 2: HS trả lời,GV chuẩn kiến thức yêu cầu HS
ghi nhớ
*Tích hợp GDMT: Liên hệ Việt Nam: tạo việc làm,





HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm của ngành nông nghiệp
(HS làm việc theo cặp: 10 phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK trình bày các
đặc điểm của sản xuất NN, có lấy ví dụ cụ thể.
Bước 2: GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi nhớ
* Biểu hiện ở sự hình thành và phát triển các vùng
chuyên môn hóa nông nghiệp và đẩy mạnh chế biến
nông sản xuất khẩu
HĐ 3: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển
và phân bố nông nghiệp (HS làm việc theo nhóm: 15
phút)
Bước 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể

- Nhóm 1,2: Trình bày nhân tố tự nhiên
- Nhóm 3,4: Trình bày nhân tố kinh tế – xã hội
* Lấy ví dụ chứng minh ảnh hưởng của các nhân tố
trên
Bước 2: HS trình bày, GV bổ sung giải thích, lấy
thêm một số ví dụ khác
-Chính sách khoán 10 ở Việt Nam:Chính sách khoán
I. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp
1.Vai trò
- Là một ngành sx vật chất không thể thay thế được
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm
+ Nguyên liệu cho công nghiệp
+ Nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ
-Hiện nay 40% số lao động thế giới tham gia hoạt động
nông nghiệp, chiếm 4% GDP toàn cầu
-TLCH: Ở các nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh
sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu
vì: Liên quan đến việc làm, thu nhập, và đời sống của đa
số dân cư; Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân;
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng,
đặc biệt đối với sự ổn định KT,CT,XH.
2. Đặc điểm
a.Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay
thế: cần phải duy trì và nâng cao độ phì cho đất, sử dụng
hợp lí, tiếc kiệm.
b.Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật
nuôi: cần phải hiểu biết và tôn trọng quy luật sinh học.
c.Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ: Cần phải xây
dựng cơ cấu hợp lí, đa dạng hóa sản xuất, phát triển các
ngành dich vụ, làng nghề, tận dụng thời gian dỗi.

d.Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
vì đối tượng là cây trồng, vật nuôi.
e.Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành
ngành sản xuất hàng hóa.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố
nông nghiệp
1. Nhân tố tự nhiên
-Đất: Ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng xuất, phân bố
cây trồng vật nuôi
-Khí hậu, nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu, khả năng
gọn theo đơn giá đến hộ xã viên theo Nghị quyết 10
của Bộ chính trị khóa VI
- Quan hệ hệ ruộng đất: sở hữu Nhà nước, tập thể, tư
nhân; quan hệ bình đẳng, thúc đẩy sản xuất; quan hệ
bóc lọt, kìm hãm sản xuất
*Tích hợp GDMT: Đất trồng là tư liệu sản xuất
không thể thay thế mặc dù hiện nay có sử dụng biện
pháp thủy canh, nhưng đó chỉ là hỗ trợ, vì vậy phải
lựa chọn cách khai thác, sử dụng tài nguyên đất hợp

HĐ 4:Tìm hiểu một số hình thức tổ chức lãnh thổ
nông nghiệp(HS làm việc cả lớp: 10 phút)
Bước 1:GV yêu cầu HS trình bày vai trò của
TCLTNN và nêu hai hình thức cơ bản, trả lời câu hỏi
ở mục 3 trang 106 SGK.
Bước 2:GVchuẩn kiến thức cơ bản và lấy ví dụ ở
Việt Nam
*Ở VN trang trại phát triển từ đầu thập kỉ 90 của thế
kỉ XX, hiện nay có khoảng 51.500 trang trại với quy
mô từ 2 đến 1000 ha.

* Vùng NN ở ĐBSH: Đất phù sa, KHNĐ ẩm gió
mùa,dan cư đông đúc,


xen canh tăng vụ, mức ổn định cuẩ sản xuất nông nghiệp.
-Sinh vật: Ảnh hưởng mức độ phong phú của giống cây
trồng vật nuôi, khả năng cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
2. Nhân tố kinh tế – xã hội
- Dân cư, lao động ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phân bố cây
trồng, vật nuôi (là lực lượng lao động, tiêu thụ, quan
trọng để phát triển nông nghiệp)
- Sở hữu ruộng đất: Ảnh hưởng đến đường lối phát triển,
các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật: Ảnh hưởng đến năng suất,
chất lượng, sản lượng.
- Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả, điều tiết sản
xuất, hướng chuyên môn hóa.
III. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
*Vai trò: Tạo những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp
lí các điều kiện tự nhiên và KT-XH
1.Trang trại:
-Hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa
thay thế kinh tế tiểu nông.
-Mục đích: Sản xuất hàng hóa
-Cách tổ chức quản lí: chuyên môn hóa, thâm canh, ứng
dụng KHKT, thuê nhân công lao động.
2.Vùng nông nghiệp: Là hình thức cao nhất, là lãnh thổ
nông nghiệp tương đối đồng nhất về ĐKTN, KTXH
nhằm phân bố hợp lí cây trồng vật nuôi, hình thành vùng
chuyên môn hóa nông nghiệp.

c.Củng cố – luyện tập 1 phút) Yêu cầu HS nắm được ý cơ bản của bài
d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà 1 phút)Hướng dẫn làm bài tập SGK

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×