Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Xác định mức độ ô nhiễm PAHs trong khói hương trên địa bàn thành phố hà nội và đánh giá rủi ro sức khỏe con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất
Hydrocarbons thơm đa vịng (PAHs) trong khói
hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến
sức khỏe con người
ĐINH THỊ PHƯƠNG THẢO


Ngành Kỹ thuật Môi trường
Chuyên ngành Quản lý Môi trường

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thủy Chung
Chữ

GVHD

Bộ mơn:
Quản lý mơi trường
Viện:

Khoa học và Công nghệ Môi trường

HÀ NỘI, 8/2022

của



TRƯỜNG ĐHBK HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Viện KH&CN MÔI TRƯỜNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

o0o

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Đinh Thị Phương Thảo

Số hiệu sinh viên: 20175196

Lớp: Môi trường 03

Khóa: K62

Chun ngành: Kỹ thuật Mơi trường
Chun sâu: Quản lý Môi trường
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thủy Chung
Tên đề tài tốt nghiệp:
Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbons thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro sức khỏe con người
Nội dung các phần thuyết minh:
- Chương (Phần 1): Tổng quan về PAHs và đánh giá rủi ro sức
khỏe
- Chương (Phần 2): Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Chương (Phần 3): Đánh giá hàm lượng ô nhiễm PAHs và tính tốn rủi

ro sức khỏe đối với sức khỏe người phơi nhiễm
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
1. Ngày giao nhiệm vụ: 28/03/2022
2. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 08/ 08/ 2022
Ngày
TRƯỞNG BỘ MÔN

tháng 8 năm 2022

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp ngày ... tháng ... năm 2022
Người duyệt


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người
LỜI CẢM ƠN
Đối với một sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đồ án tốt nghiệp
là một minh chứng cho những kiến thức đã có được sau năm năm học tập. Trong
q trình hồn thành đồ án tốt nghiệp, ngoài những cố gắng của bản thân, em sẽ
khơng thể hồn thành tốt cơng việc của mình nếu khơng có sự chỉ bảo và hướng
dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thủy Chung là giảng viên hướng dẫn chính của em.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô đã giao đề tài, quan tâm và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện đồ án.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Viện Khoa học và Công nghệ
Môi trường – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nói chung và Bộ mơn Quản lý
mơi trường nói riêng đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức quý giá
trong suốt khóa học.

Em xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ln chia sẻ, ủng hộ
và động viên em trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng khoa học
đã tạo điều kiện để em bảo vệ đồ án tốt nghiệp này.
Hà Nôi, ngày 05 tháng 08 năm 2022
Sinh viên
Đinh Thị Phương Thảo


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................ 7
1.1

1.2

Tổng quan về các hợp chất hydrocarbons thơm đa vịng (PAHs) ............. 7
1.1.1

Giới thiệu về nhóm hợp chất hydrocarbons thơm đa vịng (PAHs)
7

1.1.2

Tính chất vật lý của PAHs .......................................................... 9

1.1.3


Tính chất hóa học của PAHs ..................................................... 10

1.1.4

Nguồn gốc phát sinh ơ nhiễm các hợp chất PAHs .................... 10

1.1.5

Độc tính các hợp chất PAHs ..................................................... 11

Quy trình sản xuất và phân loại hương .................................................... 12
1.2.1

Giới thiệu tổng quát về hương .................................................. 12

1.2.2

Quy trình sản xuất hương phổ biến ........................................... 13

1.3

Một số nghiên cứu về mức độ ô nhiễm PAHs trong khói hương ............ 17

1.4

Đánh giá rủi ro sức khỏe (Health Risk Assessment - HRA) .................... 17

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 22
2.1


Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 22

2.2

Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22

2.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 22

2.4

2.5

2.6

2.3.1

Đối tượng nghiên cứu ............................................................... 22

2.3.2

Phạm vi nghiên cứu................................................................... 22

Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu ......................................................... 22
2.4.1

Vị trí lấy mẫu ............................................................................ 22

2.4.2


Phương pháp lấy mẫu................................................................ 23

2.4.3

Phân tích PAHs ......................................................................... 24

2.4.4

Độ tin cậy của phương pháp ..................................................... 26

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26
2.5.1

Phân tích PAHs bằng thiết bị sắc kí khí ghép nối phối phổ ...... 26

2.5.2

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ...................................... 26

Đánh giá rủi ro sức khỏe do PAHs........................................................... 26
2.6.1

Khả năng gây ung thư của PAHs (TEQBaP) trong bụi khói hương
27

2.6.2

Tính tốn rủi ro gây ung thư ..................................................... 27


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 30
3.1
Đánh giá hàm lượng bụi và nồng độ PAHs trong khói hương trên địa bàn
thành phố Hà Nội ................................................................................................. 30


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người

3.2

3.1.1

Kết quả đo nồng độ bụi PM2.5 và PM10 trong mẫu khói hương 30

3.1.2

Hàm lượng PAHs ở các vị trí lấy mẫu ...................................... 36

3.1.3
Nội

Đánh giá hàm lượng PAHs trong khói hương ở Thành phố Hà
37

Đánh giá rủi ro sức khỏe do ảnh hưởng từ khói hương ........................... 39
3.2.1

Khả năng gây ung thư (TEQBaP) trong khói hương .................. 39


3.2.2

Nguy cơ rủi ro gây ung thư của các hợp chất PAHs ................. 40

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 43


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Quy trình sản xuất hương ...................................................................... 13
Hình 1.2 (1) Bột gỗ tạp, (2) Bột đá, (3) Bột màu hương, (4) Bột keo bời lời...... 14
Hình 1.3 Máy trộn bột hương............................................................................... 14
Hình 1.4 Bột hương được dùng để se hương ....................................................... 15
Hình 1.5 (a) Tăm hương, (b) Khu vực nhúng chân tăm hương, (c) Dung dịch màu
để nhúng chân hương, (d) Tăm hương đã nhúng được đem phơi ........................ 15
Hình 1.6 Máy se hương ........................................................................................ 16
Hình 1.7 Hương chất thành bó đem phơi ............................................................. 16
Hình 1.8 Hương được cân, bó thành thiên chuẩn bị đem bán cho thương lái ..... 16
Hình 3.1. Phân bố nồng độ bụi PM2.5 tại các vị trí khảo sát theo thời gian ......... 32
Hình 3.2. Phân bố nồng độ bụi PM10 tại các vị trí khảo sát theo thời gian .......... 33
Hình 3.3. So sánh phân bố nồng độ bụi mịn PM2.5 tại các điểm khảo sát ........... 35
Hình 3.4. So sánh phân bố nồng độ bụi mịn PM10 tại các điểm khảo sát ............ 35
Hình 3.5. Biểu đồ nồng độ PAHs tại 6 vị trí lấy mẫu .......................................... 37
Hình 3.6. Tỉ lệ PAHs chứa 2-6 vịng trong bụi khói hương trong nhà ................ 38

GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung
SVTH: Đinh Thị Phương Thảo


3


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách 16 PAHs cần quan tâm trong mơi trường ............................ 7
Bảng 1.2. Tính chất vật lý của một số hợp chất PAHs [8] ..................................... 9
Bảng 1.3. Nguồn gốc phát sinh PAHs theo tỉ lệ .................................................. 11
Bảng 1.4. Các biện pháp chiến lược quản lý rủi ro .............................................. 21
Bảng 2.1. Bảng khảo sát vị trí và thời gian lấy mẫu ............................................ 23
Bảng 2.2. Giá trị của các thơng số để tính tốn rủi ro ung thư ............................ 29
Bảng 3.1. Kết quả phân tích nồng độ bụi PM2.5 tại các điểm lấy mẫu (µg/m3) ... 30
Bảng 3.2. Kết quả phân tích nồng độ bụi PM10 tại các điểm lấy mẫu (µg/m3).... 31
Bảng 3.3. Quy chuẩn chất lượng khơng khí xung quanh cho bụi PM2.5 .............. 34
Bảng 3.4. Quy chuẩn chất lượng khơng khí xung quanh cho bụi PM10 .............. 34
Bảng 3.5. Hàm lượng PAHs trong bụi khói hương ở Hà Nội (ng/m3) ................ 36
Bảng 3.6. Nồng độ PAHs của một số khu vực trên thế giới ................................ 39
Bảng 3.7. Hàm lượng PAHs và độ độc tương đương với BaP trong khói hương 40
Bảng 3.8. Tỉ lệ rủi ro gây ung thư của các hợp chất PAHs .................................. 41

GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung
SVTH: Đinh Thị Phương Thảo

4


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

EPA

Enviroment Protection Agency

Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ

GC-MS

Gas chromatography mass

Sắc ký khối phổ

spectrometry
HRA

Health Risk Assessment

Đánh giá rủi ro sức khỏe

ILCR

The incremental lifetime cancer

Rủi ro ung thư trọn đời

risk
OPAHs

Oxygenated Policyclic aromatic


Dẫn xuất oxy hóa của PAHs

hydrocarbons
PAH

Policyclic aromatic hydrocarbons

QLRR

Hydrocacbon thơm đa vòng
Quản lý rủi ro

SIM

Selected ion monitoring

Giám sát ion chọn lọc

TEF

Toxic Equivalent Factor

Hệ số độ độc tương đương

TEQ

Toxic Equivalent quantity

Độ độc tương đương


WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới

GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung
SVTH: Đinh Thị Phương Thảo

5


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người

MỞ ĐẦU
Hợp chất hydrocarbons thơm đa vòng (PAHs) là những hợp chất hữu cơ chỉ
chứa C và H, có hai hay nhiều vịng thơm gắn với nhau tạo ra các hợp chất hữu cơ
bền. Theo Cục bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), PAHs được phân thành 16 loại hợp
chất khác nhau có cấu trúc điển hình, bao gồm loại 2 vòng thơm (Naphthalene),
loại 3 vòng thơm (Acenaphthene, Acenaphthylene, Fluorene, Phenanthrene,
Anthracene), loại 4 vòng thơm (Fluoranthene, Pyrene, Benzo[a]anthracene,
Chrysene), loại 5 - 6 vịng thơm (Benzo[b]fluoranthene, Benzo[e]pyrene,
Benzo[a]pyrene,

Indeno[1,2,3-c,d]pyrene,

Benzo[g,h,i]perylene,

Dibenz[a,h]anthracene. PAHs có nguồn gốc từ tự nhiên từ các hoạt động như núi

lửa phun trào, dầu thô, cháy rừng hoặc được tạo ra từ hoạt động của con người như
đốt than, đốt gỗ, đốt cháy khơng hồn tồn xăng, dầu diesel và rị rỉ nhiên liệu. Khi
phát thải vào môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Một số loại PAHs có khả năng gây ung thư. PAHs có thể xâm nhập vào cơ thể con
người thông qua các con đường như tiêu hóa (từ khói thải phát ra từ trong quá trình
nấu thức ăn hay từ trực tiếp thức ăn mà chúng ta ăn), hơ hấp (khói bụi đường, khói
thuốc lá, khói hương,…) và tiếp xúc qua da (va chạm với các vật chất có chứa
PAHs). Đối với PAHs 2-3 vòng, khả năng gây ung thư hay đột biến gen sẽ thấp
hơn so với PAHs 4-5 vòng.
Tại Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng thì việc thắp hương
đã trở thành một truyền thống tâm linh được người dân duy trì qua nhiều thế hệ
sống. Tuy nhiên, khói hương phát ra từ q trình thắp hương lại gây ảnh hưởng
đến sức khỏe con người. Đây là một trong những nguồn phát thải PAHs ra khơng
khí, có tác động khơng nhỏ đến sức khỏe cộng đồng. Trong nhiều năm trở lại đây,
có khá nhiều nghiên cứu về PAHs, hàm lượng và mức độ ảnh hưởng của nó. Nhưng
nghiên cứu riêng về PAHs trong khói hương thì lại q ít, hầu như tại Việt Nam
vẫn chưa có báo cáo hay công bố về vấn đề này. Do vậy, đề tài nghiên cứu “Xác
định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbons thơm đa vịng (PAHs) trong khói
hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người” đã được
thực hiện để cảnh báo đến cộng đồng, bảo vệ môi trường và đề xuất các kiến nghị,
giải pháp khắc phục.

GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung
SVTH: Đinh Thị Phương Thảo

6


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về các hợp chất hydrocarbons thơm đa vòng (PAHs)
1.1.1 Giới thiệu về nhóm hợp chất hydrocarbons thơm đa vịng (PAHs)
Hydrocarbons thơm đa vịng (PAHs) là nhóm hợp chất ơ nhiễm hữu cơ có
chứa ít nhất hai vịng benzen liên kết với nhau, đồng phẳng và hợp nhất [1]. Các
đồng phẳng này có các đặc tính như kỵ nước, ưa mỡ, có thể gây ung thư, bền vững
trong mơi trường [2]. PAHs có thể được tìm thấy trong trong mơi trường nước,
khơng khí, đất và cả thực phẩm [3].
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US EPA) đã xác định 16 PAHs là
chất gây ô nhiễm môi trường ưu tiên bao gồm: naphthalen, acenaphthene,
acenaphthylene,

fluoren,

anthracen,

benzo[a]anthracen,
pyren,
benzo[a]pyren,
dibenzo[a,

phenanthren,

fluoranthene,

chrysen,

benzo[b]fluoranthen,
benzo[k]fluoranthen,
h]anthracen,

indeno[1,2,3-cd]pyren


benzo[g,h,i]perylene [4]. Công thức cấu tạo của 16 PAHs này được trình bày trong
bảng 1.1
Bảng 1.1. Danh sách 16 PAHs cần quan tâm trong môi trường
Hệ số độc
tương đương
(TEF)

STT

Tên


hiệu

1

Napthalen

Nap

0,001

2

Acenaphthylen

Acy


0,001

3

Acenaphthen

Ace

0,001

4

Fluoren

Flu

0,001

5

Phenanthren

Phe

0,001

GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung
SVTH: Đinh Thị Phương Thảo


Cấu tạo

7


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người

6

Anthracen

Ant

0,01

7

Fluoranthen

Fla

0,001

8

Pyren

Pyr


0,001

9

Benz[a]anthracen

BaA

0,1

10

Chrysen

Chr

0,01

11

Benzo[b]fluoranthene

BbF

0,1

12

Benzo[k]fluoranthene


BkF

0,1

13

Benzo[a]pyren

BaP

1

Indeno[1,2,3-cd]pyren

IcdP

0,1

15

Dibenz[a,h]anthracene

DahA

1

16

Benzo[ghi]perylene


BghiP

0,01

14

Nguồn: US EPA
PAHs chia thành hai nhóm chính là: PAHs có trọng lượng phân tử cao
(HMW PAHs) với số vòng thơm phân tử từ 4 đến 6 vòng và PAHs có trọng lượng
phân tử thấp (LMW PAHs) với số vòng thơm phân tử từ 2 đến 4 vòng. LMW
GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung
SVTH: Đinh Thị Phương Thảo

8


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người
PAHs dễ bay hơi hơn và tồn tại chủ yếu trong pha khí. HMW PAHs hóa hơi khơng
đáng kể và tồn tại chủ yếu ở dạng hạt [5]. HMW PAHs có độc tính gây ung thư
cao hơn so với LMW PAHs [6].
1.1.2 Tính chất vật lý của PAHs
Ở điều kiện thường, PAHs tồn tại ở dạng rắn không màu, màu vàng nhạt
hoặc màu trắng [7]. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao. Trừ Naphthalen, các
PAHs cịn lại rất ít tan trong nước, độ hịa tan giảm theo độ lớn của khối lượng
phân tử. Mặt khác, chúng tan tốt trong các dung môi hữu cơ và ưa chất béo. Hệ số
cân bằng octan – nước khá cao (Kow). Ngồi ra, PAH hấp thụ yếu tia hồng ngoại
có bước sóng nằm trong khoảng 7 – 14 μm [8]. Cơng thức cấu tạo và tính chất vật
lý của một số PAHs đặc trưng như sau:
Bảng 1.2. Tính chất vật lý của một số hợp chất PAHs [8]

Nhiệt
Nhiệt
Độ hòa tan
Tên gọi – Cơng thức phân

Màu sắc

tử

độ

độ sơi

trong nước

nóng
chảy
(℃)

(℃)

ở 25 ℃ (μg/l)

Naphtalen – C8H10

Trắng

81

217,9


3,17.104

Acenaphthylene – C12H8

-

92-93

-

-

Acenaphthene – C12H10

Trắng

95

279

3,93.103

Fluorene – C13H10

Trắng

115

295


1,98.103

Phenanthrene – C14H10

Không

100,5

340

1,29.103

màu
Anthracene – C14H10

Không
màu

178

216,4

342

Fluoranthene – C16H10

Vàng nhạt

109,8


375

260

Pyrene – C16H10

Không
màu

150,4

393

135

Benzo[a]anthracene – C18H12

Không
màu

150,4

393

153

Chrysene – C18H12

Không


253,8

448

2,0

168,3

481

1,2

màu
Benzo[b]fluoranthene –

Không

C20H12

màu

GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung
SVTH: Đinh Thị Phương Thảo

9


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người

Benzo[k]fluoranthene –
C20H12

Vàng nhạt

215,7

480

0,76

Benzo[a]pyrene – C20H12

Vàng nhạt

178,1

496

3,8

Dibenzo[a,h]anthraceneC22H14

Không
màu

266,6

524


0,5

Benzo[g,h,i]perylene –
C22H12

Vàng nhạt

278,3

545

0,26

Indeno[1,2,3-c,d]pyrene-

Vàng

163,6

536

62

C22H12
1.1.3 Tính chất hóa học của PAHs
Xét về mặt hóa học, PAH là hợp chất tương đối trơ. Được cấu tạo bởi nhiều
vịng benzen nên PAH có tính chất của một hydrocacbon thơm: có thể tham gia
phản ứng thế và phản ứng cộng. PAHs cịn có thể tham gia phản ứng quang hóa
trong khơng khí. Sau sự quang phân PAH trong khơng khí, nhiều sản phẩm oxi
hóa được hình thành, bao gồm quinon và endoperoxit. PAH có thể tham gia phảm

ứng với oxit nitơ, axit nitric để hình thành các dẫn xuất nitơ của PAH và phản ứng
với oxit lưu huỳnh, axit sunfuric trong dung dịch để hình thành sulfinic, axit
sulfonic. PAH cũng có thể phản ứng với ozon và gốc hydroxyl trong khơng khí
thành các dẫn xuất OPAHs và OHPAHs [8]
1.1.4 Nguồn gốc phát sinh ô nhiễm các hợp chất PAHs
PAHs có thể được tạo thành từ nguồn tự nhiên và nhân tạo. Nguồn núi lửa
tự nhiên bao gồm nguồn núi lửa phun trào, cháy rừng,…So với nguồn gốc tự nhiên,
nguồn nhân tạo là nguồn PAHs chính trong mơi trường, chủ yếu từ sự đốt cháy
khơng hồn tồn của nhiên liệu hóa thạch, sinh khối [9]. Cháy rừng và rỏ rỉ dầu tự
nhiên cũng có thể đóng góp PAHs cho môi trường và được phân loại từ nguồn tự
nhiên [10]. PAHs trong mơi trường có thể chia thành hai loại chính là nguồn đốt
và nguồn dầu mỏ. Nguồn đốt của PAHs đặc trưng bởi sự đốt cháy ở nhiệt độ cao
hoặc nhiệt phân nhiên liệu hóa thạch hoặc chất hữu cơ, giải phóng PAHs vào khí
quyển thơng qua khí thải và bồ hóng. PAHs được giải phóng từ các quá trình nhiệt
độ cao có xu hướng có trọng lượng phân tử cao và bền hơn trong mơi trường với
số vịng thơm trong phân tử từ 4 đến 6 vòng. PAHs có nguồn gốc dầu mỏ được
hình thành từ dầu mỏ (thô và tinh chế) và xảy ra từ sự cố tràn dầu, đốt dầu. Nguồn
dầu mỏ (được tạo thành từ các q trình nhiệt độ thấp hơn với số vịng thơm trong
phân tử từ 2 đến 3 vòng.

GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung
SVTH: Đinh Thị Phương Thảo

10


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người
Nguồn gốc của PAHs cịn có thể dự đốn qua tỉ lệ của một số PAHs trình
bày trong bảng 1.2 [11]:

Bảng 1.3. Nguồn gốc phát sinh PAHs theo tỉ lệ
Tỉ lệ

Nguồn gốc

Fla/(Fla + Pyr) < 0,4

Dầu mỏ

0,4 < Fla/(Fla + Pyr) < 0,5

Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch lỏng

Fla/(Fla + Pyr) > 0,5

Đốt sinh khối

BaA/(BaA + Chr) < 0,2

Phát thải dầu

0,2 < BaA/(BaA + Chr) < 0,35

Đốt cháy dầu

BaA/(BaA + Chr) > 0,35

Đốt cháy cỏ, gỗ và than

Bên cạnh đó, một số hoạt động như nấu ăn, hút thuốc, sưởi ấm và đốt

hương,… cũng là nguồn phát sinh PAHs [5]. PAHs xâm nhập vào môi trường
bằng cách giải phóng ban đầu vào khí quyển từ q trình đốt cháy khơng hồn tồn
và sau đó xâm nhập vào đất, trầm tích và các vùng nước từ các q trình khác nhau
bao gồm lắng đọng khô, lắng đọng ướt, khuếch tán và các quá trình thủy văn khác.
Việc con người khai thác nhiên liệu hóa thạch cũng đã góp phần tạo ra PAHs trong
mơi trường tồn cầu [10].
Sự có mặt của PAHs trong mơi trường là từ q trình lắng đọng trong khí
quyển và một phần được hình thành trong q trình đốt sử dụng nhiệt độ lớn hơn
220℃ ví dụ như nướng, chiên, rang, sấy khơ và hun khói thực phẩm. Trong hương,
sự hiện diện của PAHs được cho là hình thành trong q trình đốt hương. PAHs
ln có mặt trong khói hương, là một trong những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức
khỏe con người.
1.1.5 Độc tính các hợp chất PAHs
Tính độc của PAHs đã được con người biết đến từ những năm 30 của thế
kỷ XX, khi Hieger và Cook cùng những cộng sự khác nghiên cứu và thấy tinh thể
Benzo[a]pyren màu vàng gây khối u ở động vật thí nghiệm. Với con người PAHs
có thể là tác nhân gây đột biến dẫn đến ung thư. Các PAHs có khối lượng phân tử
nhỏ, cấu tạo phân tử chỉ có khoảng một, hai, ba vịng thơm là rất độc, trong khi các
PAHs có khối lượng phân tử lớn lại có thể gây độc ở mức độ gen, hoặc gây đột
biến, bởi chúng có khả năng gắn vào các phân tử ADN, ARN, protein, gây nên
những biến đổi ở mức phân tử. Khi xâm nhập vào cơ thể, PAHs nhanh chóng xâm
nhập vào các mơ mỡ và tiếp tục di chuyển đến những cơ quan khác. Tùy từng loại

GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung
SVTH: Đinh Thị Phương Thảo

11


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)

trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người
PAHs với liều lượng và thời gian tác động mà mức độ ảnh hưởng đến cơ thể khác
nhau.
PAHs là một trong những chất hữu cơ ô nhiễm phổ biến nhất. Ngồi các
nguồn gốc từ mơi trường do đốt nhiên liệu, PAHs cũng được tìm thấy trong thực
phẩm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức ăn nhiễm PAHs đến từ ngũ cốc, các loại
dầu, chất béo. Một lượng nhỏ đến từ rau và thịt nấu chín. Các hợp chất PAHs đã
được xác định là tác nhân gây ung thư, đột biến và quái thai.
Trong số các PAHs, người ta đặc biệt chú ý đến Benzo[a]pyren vì tính độc
hại của nó. Đây là một thành phần có trong khói thuốc lá, và là một trong những
nguyên nhân gây ra ung thư phổi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh Benzo[a]pyren
có thể chuyển hóa thành các loại oxit với sự xúc tác của phức hệ cytochrome P450
mà những oxit này có thể gây phản ứng với các ADN đột biến.
1.2 Quy trình sản xuất và phân loại hương
1.2.1 Giới thiệu tổng quát về hương
Hương, còn được gọi là nhang được chế tạo từ các chất của thực vật có mùi
thơm, thơng thường được bổ sung thêm tinh dầu chiết ra từ thực vật hay có nguồn
gốc động vật, dùng để tỏa ra khói có mùi thơm khi cháy. Nhang được sử dụng
trong các mục đích tơn giáo, chữa bệnh theo kinh nghiệm hay đơn thuần mang tính
thẩm mĩ.
Hương đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người châu
Á, thường được sử dụng trong ngày rằm, ngày lễ, tết.
❖ Phân loại hương
-

Hương nén
Hương vòng

- Hương nụ
❖ Cấu tạo nén hương

- Tăm hương: Được làm bằng thanh cây tre tách nhỏ thành từng thanh bé
- Bột hương: Làm từ hỗn hợp gỗ bột được nghiền nhỏ từ các loại cây: Trầm
hương, Hoàng đàn, Quế chi, Hương bài, Bách xù, Long não, thảo dược, ….
- Keo kết dính bột và tăm hương: Có hai loại keo thường được dùng là keo bời
lời và keo tràm
❖ Cách phân biệt
- Hương phải có mùi thơm đặc trưng, cháy đượm, cháy lâu, vị hương êm dịu,
không gắt, không cay mắt
GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung
SVTH: Đinh Thị Phương Thảo

12


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người
- Để phân biệt bằng mắt thường, có thể tách một ít màu bột để nhìn vào màu tăm
hương phía trong. Tăm hương truyền thống có màu nâu đen và sự sần sùi thơ mộc,
cịn nếu có màu vàng suộm và độ láng mịn thì chắc chắn là tăm hương tẩm axit
photphoric (H3PO4)
- Để phân biệt hương có bột đá vơi hay khơng thì chỉ có thể biết được khi thắp lên,
tàn hương có màu trắng như tuyết, mùi nồng của đá vơi nung, rất khó chịu cho
khứu giác
1.2.2 Quy trình sản xuất hương phổ biến
Quá trình sản xuất hương có quy trình như sau:

Hình 1.1 Quy trình sản xuất hương
❖ Thuyết minh quy trình
Ngun liệu chính dùng để sản xuất hương gồm bột gỗ (gỗ tạp, gỗ trầm, gỗ
hương, … tùy theo nhu cầu của thị trường) được phối trộn với các phụ liệu như

keo, bột màu, bột cháy, và một ít nước tạo độ dẻo cho bột hương
Các nguyên liệu và phụ liệu trên được trộn với tỉ lệ nhất định trong máy
trộn (máy nhồi) để tạo thành hỗn hợp bột hương. Bột hương sau khi được trộn sẽ
được chuyển sang khu vực se hương.
Tăm hương trước khi se được nhúng tạo màu cho chân hương. Bột màu
được pha chung với nước để tạo thành dung dịch màu (thường là màu đỏ, tùy theo

GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung
SVTH: Đinh Thị Phương Thảo

13


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người
nhu cầu của khách hàng cịn có loại nước màu tím) để nhúng tăm hương. Tăm
hương sau khi được nhúng màu chân hương sẽ được đem phơi trước khi se.
Bột hương và tăm hương nhúng chân đã phơi được đưa về khu vực se
hương. Hương sau khi se được chất thành bó để chuẩn bị đem đi phơi
Sau khi được phơi khô hương được các thợ làm hương lựa bỏ hương hư và
cân, đếm hương đóng thành bó (thiên) và bán cho thương lái
Một số hình ảnh về quy trình sản xuất hương:

1

2

3

4


Hình 1.2 (1) Bột gỗ tạp, (2) Bột đá, (3) Bột màu hương, (4) Bột keo bời lời

Máy trộn bột

Cánh khuấy

Hình 1.3 Máy trộn bột hương
GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung
SVTH: Đinh Thị Phương Thảo

14


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người

Hình 1.4 Bột hương được dùng để se hương

a

b

c

d

Hình 1.5 (a) Tăm hương, (b) Khu vực nhúng chân tăm hương, (c) Dung dịch

màu để nhúng chân hương, (d) Tăm hương đã nhúng được đem phơi


GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung
SVTH: Đinh Thị Phương Thảo

15


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người

Hình 1.6 Máy se hương

Hình 1.7 Hương chất thành bó đem phơi

Cân hương

Hương chất thành thiên

Hình 1.8 Hương được cân, bó thành thiên chuẩn bị đem bán cho thương lái

GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung
SVTH: Đinh Thị Phương Thảo

16


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người
1.3 Một số nghiên cứu về mức độ ô nhiễm PAHs trong khói hương
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu xác định hàm lượng PAHs và đo lường

mức độ ảnh hưởng của PAHs (tập trung vào các nhóm có khả năng gây ung thư và
gây độc tính) đối với con người trong cuộc sống sinh hoạt hay sử dụng một số loại
thực phẩm quen thuộc như thịt, cá, trái cây, rau củ,… Cũng có khá nhiều kết quả
nghiên cứu về sự có mặt của PAHs trong khói hương gây ảnh hưởng đến sức khỏe
con người.
PAHs liên quan đến vật chất dạng hạt (PM). Một số nghiên cứu trước đây
(Wu và cộng sự, 2015) đã nghiên cứu sự phát thải của PM2,5 và PM10 trong mùa
du lịch cao điểm tại Phật giáo Núi Wutai, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Nồng độ
PM2,5 và PM10 lần lượt là 1,43-59,20 μg/m3 và 17,40-161,45 μg/m3 . Nguồn chính
được phát ra từ hương và nến đốt [12]
Theo một nghiên cứu khác của Lin và cộng sự (2002) đã chỉ ra rằng tổng
nồng độ PAHs liên kết với hạt lơ lửng (TSP) là 6258 ng/m3 (trong nhà) và 231
ng/m3 (ngoài trời). Nồng độ PAHs trong nhà cao hơn 27 lần so với ngoài trời. Năm
nồng độ PAHs cao nhất (pha hạt + khí) được xác định là 3583 ng/m3
acenaphthylene, 1264 ng/m3 napthalene, 349 ng/m3 acenaphthene, 243 ng/m3
fluoranthene và 181 ng/m3 phenanthrene [13]
Tại Việt Nam, nghiên cứu về các hợp chất PAHs khơng cịn là vấn đề mới,
tuy nhiên hầu hết đều là các nghiên cứu về tập trung xoay quanh các đối tượng như
nước, trầm tích hay khói bụi khơng khí. Rất ít các nghiên cứu về khói hương đặc
biệt là về PAHs trong khói hương.
Thắp hương là một trong những nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam, nó
xuất hiện hầu hết ở mọi gia đình, và người dân Việt Nam cũng tiếp xúc rất thường
xuyên. PAHs có thể hấp thụ vào cơ thể thơng qua q trình hơ hấp gây ra những
tác động tiêu cực đến sự sinh trưởng, phát triển và khả năng miễn dịch. Việc xác
định hàm lượng PAHs trong khói hương là cần thiết để đánh giá mức độ ảnh hưởng
tới sức khỏe con người của PAHs.
1.4 Đánh giá rủi ro sức khỏe (Health Risk Assessment - HRA)
Đánh giá rủi ro sức khỏe là đánh giá các mối nguy hiểm tiềm tàng ảnh
hưởng đến sức khỏe khi con người phơi nhiễm với các hóa chất độc hại. Đánh giá
rủi ro sức khỏe là một công cụ được dùng trong quản lý rủi ro sức khỏe. HRA có

3 nhóm chính bao gồm:
- Rủi ro các nguồn vật lý (được quan tâm nhiều nhất là các nguồn rủi ro từ bức xạ
của các nhà máy hạt nhân và trung tâm nghiên cứu hạt nhân)

GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung
SVTH: Đinh Thị Phương Thảo

17


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người
- Rủi ro hóa chất
- Rủi ro sinh học (đánh giá rủi ro đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm và sinh vật
biến đổi gen)
Theo EPA, quy trình đánh giá rủi ro sức khỏe được tiến hành theo 5 bước
như sau:
- Bước 1: Xác định mối nguy hại (Hazard Identification): Khảo sát, đánh gia các
mối nguy hại có khả năng ảnh hưởng, tác động xấu đến con người hay hệ sinh thái,
nếu có thì xem xét nó trong trường hợp nào
- Bước 2: Đánh giá liều tương ứng (Dose-Respond Assessment): Khảo sát, đánh
giá mối tương tác giữa phơi nhiễm và các ảnh hưởng
- Bước 3: Đánh giá phơi nhiễm (Exposure Assessment): Xem xét, đánh giá những
hiểu biết về mức độ tiếp xúc với các tác nhân ứng xuất, tần xuất và thời điểm
- Bước 4: Mô tả rủi ro (Risk Characteziration): Xem xét đánh giá cách sử dụng các
thông tin dữ liệu để đưa ra các kết luận về tự nhiên và phạm vi, quy mô các rủi ro
từ sự phơi nhiễm đến các tác nhân ứng xuất môi trường
- Bước 5: Quản lý rủi ro (Risk Management) [15]
a. Xác định mối nguy hại
Để xác định mối nguy hại cần thực hiện các nội dung:

- Nhận diện các loại nguy hại – những mối nguy hại này có thể là các tác nhân vật
lý, hóa học, điện, cơ học, cháy nổ hoặc các nguy hại về sức khỏe, có thể phân loại
thành các nhóm nguy hại như sau:
+ Các nguy hại vật lý: rơi, vỡ dụng cụ thủ cơng, máy móc, xe cộ, bức xạ,
tiếng ồn và chấn động
+ Các nguy hại hóa học: chất độc, cháy, nổ hóa chất
+ Các nguy hại sinh học: động, thực vật và vi sinh vật
+ Hiện tượng tự nhiên: động đất, bão tuyết, sương mù
b. Đánh giá liều và phản ứng
Sau khi xác định mối nguy hại là hóa chất, đánh giá liều và phản ứng sẽ xác
định độ lớn của phản ứng đối với độc chất. Đánh giá liều và phản ứng bao gồm mô
tả quan hệ định lượng giữa lượng phơi nhiễm đối với hóa chất và mức độ tích lũy
hay gây bệnh.
Đánh giá rủi ro sức khỏe do PAHs từ khói hương có thể thực hiện qua
phương pháp:
Rủi ro gây ung thư của PAHs do hít thở PAHs khi tham gia giao thơng
(LCR) được tính theo cơng thức sau (WHO) [16].

GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung
SVTH: Đinh Thị Phương Thảo

18


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người
𝐵𝑎𝑃𝑒𝑞 = (𝐶𝑛 × 𝑇𝐸𝐹𝑛 )
𝑇𝐸𝑄 = ∑(𝐶𝑛 × 𝑇𝐸𝐹𝑛 )
LCR = UR x TEQ
Trong đó:

Cn: Nồng độ của từng hợp chất trong PAHs
TEF: Hệ số tiềm năng gây ung thư của từng hợp chất trong PAHs [16]
TEQ: Tổng hệ số tiềm năng gây ung thư của PAHs
UR: đơn vị tính rủi ro theo WHO, mức rủi ro cho việc phơi nhiễm PAHs trong
suốt cuộc đời 70 năm được ước tính là 8,7*10-5 (WHO)
c. Đánh giá phơi nhiễm
Đánh giá phơi nhiễm là quá trình đánh giá định lượng hay định tính sự thâm
nhập của một tác nhân (một hóa chất hay một chất nguy hại) vào vật nhận thông
qua sự tiếp xúc với môi trường xung quanh. Sự đánh giá được thực hiện thông qua
các thông số đầu vào về cường độ, tính liên tục, độ dài thời gian tiếp xúc và con
đường tiếp xúc. Đánh giá phơi nhiễm bao gồm mơ tả tính chất và quy mơ của các
quần thể khác nhau bị phơi nhiễm đối với một hóa chất và độ lớn, thời gian kéo
dài của sự phơi nhiễm của các quần thể đó.
Đánh giá phơi nhiễm ước lượng liều của các hóa chất trong mơi trường mà
các nhóm người khác nhau bị phơi nhiễm. Các bước đánh giá phơi nhiễm bao gồm:
- Mô tả đặc trưng phơi nhiễm
- Xác định con đường phơi nhiễm
- Xác định phơi nhiễm
d. Mô tả rủi ro
Kết quả từ đánh giá liều phản ứng và phơi nhiễm được liên kết để ước lượng
định lượng rủi ro hay xác suất tác động có hại đối với các nhóm tiếp nhận khác
nhau trong quần thể.
Nội dung mô tả đặc trưng rủi ro thường là:
- Xem xét lại các kết quả đánh giá độ độc và phơi nhiễm
- Định lượng rủi ro cho từng chất ô nhiễm trong mỗi loại đối tượng trong môi
trường
- Định lượng rủi ro do phơi nhiễm đối với nhiều chất ô nhiễm cho mỗi con đường
phơi nhiễm

GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung

SVTH: Đinh Thị Phương Thảo

19


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người
- Kết hợp rủi ro do các con đường phơi nhiễm khác nhau, định lượng tổng rủi ro
cho mỗi tình huống phơi nhiễm
- Đánh giá và diễn đạt sự không chắc chắn đối với các ước lượng rủi ro
- Tích hợp các kết quả đánh giá vào một bản mơ tả tóm tắt
- Xây dựng một bản ước lượng định lượng hay định tính về khả năng có thể xảy ra
bất kỳ mối nguy hại nào kết hợp với các hóa chất đã đánh giá
- Phải tính đến sự biến thiên trong quần thể có liên quan
- Điểm mạnh và điểm yếu phải được chỉ ra
e. Quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro (QLRR) là sự áp dụng có hệ thống các chính sách quản lý,
các quy trình và các kinh nghiệm thực tế cho các nhiệm vụ phân tích, đánh giá và
kiểm sốt rủi ro. QLRR là tiến trình đánh giá, lựa chọn và thực thi các giải pháp
để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro. Dựa trên các mối nguy hại được xác định và
quá trình phân tích các mối nguy hại mà chúng ta lên kế hoạch QLRR hợp lý.
Cơ sở pháp lý của QLRR
- Dựa vào các quyết định, chính sách, quy chế, tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan và
các quy định về môi trường
- Dựa trên các thống kê tần suất rủi ro, các báo cáo về dịch tễ học, các kết quả thí
nghiệm độc tính lên động vật và mơi trường sinh thái.
Các chiến lược QLRR

GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung
SVTH: Đinh Thị Phương Thảo


20


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người
Bảng 1.4. Các biện pháp chiến lược quản lý rủi ro
Biện pháp

Mô tả
- Không thực hiện các hoạt động gây ra rủi ro;

Né tránh rủi ro

- Chọn một hành động khác thay thế; hoặc
- Chọn một phương pháp hoặc quá trình kém rủi ro hơn.
- Khi các hành động kiểm sốt khơng khả thi;
- Khi các biện pháp kiểm sốt áp dụng địi hỏi chi phí nhiều hơn

Chấp nhận rủi ro

lợi ích;
- Khi rủi ro nằm trong khả năng chịu được của cơ quan;
- Cần theo đuổi một cơ hội nào đó.
- Khi mà việc chấm dứt xét thấy tốn thời gian và chi phí;
- Chỉ cần giảm thiểu rủi ro ở mức chấp nhận được bao gồm:

Giảm thiểu rủi ro

+ giảm thiểu khả năng xảy ra;

+ giảm thiểu hậu quả;
+ tăng khả năng phát hiện nguyên nhân và hậu quả.

Chia sẻ rủi ro

Chuyển giao rủi ro cho một bên thứ 3 (ví dụ: cơng ty bảo hiểm,
dịch vụ...)

Loại bỏ rủi ro

Chấm dứt nguồn phát sinh rủi ro

GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung
SVTH: Đinh Thị Phương Thảo

21


Đề tài: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs)
trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất PAHs trong khói hương ở một số
hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đánh giá rủi ro sức khỏe con
người khi đốt hương.
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Thu thập một số mẫu khói hương tại 6 hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Phân tích PAHs trong các mẫu khói hương bằng phương pháp sắc kí khí phối phổ
(GC/MS)
- Đánh giá mức độ ô nhiễm các hợp chất PAHs trong các mẫu khói hương được

thu thập
- Đánh giá rủi ro phơi nhiễm PAHs trong khói hương đối với sức khỏe con người
2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng trong nghiên cứu là các hợp chất PAHs và tổng lượng bụi lơ lửng
trong các mẫu khói hương phổ biến được thu thập từ 6 hộ gia đình trên địa bàn
thành phố Hà Nội
2.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện đối với một số loại hương phổ biến tại Việt
Nam. Thí nghiệm được thực hiện tại phịng thí nghiệm Hóa mơi trường, Viện Khoa
học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội.
2.4 Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu
2.4.1 Vị trí lấy mẫu
Khu vực được lựa chọn để nghiên cứu bao gồm 03 điểm S1, S2, S3 của 03
tòa nhà chung cư cao tầng nằm trên đường Giải Phóng; điểm S4 là tịa nhà chung
cư nằm về phía lõi đô thị Times City; điểm S5 nhà riêng tại khu Việt Hưng, quận
Long Biên; điểm S6 là nhà liền kề nằm sát mặt đường Nguyễn Xiển. Các điểm
khảo sát nằm xem kẽ giữa các đường vành đai và phân bố theo khơng gian từ bên
ngồi vào lõi của thành phố, đây là những tuyến đường có mật độ giao thơng đông
đúc của Hà Nội.
Thời điểm lấy mẫu là tiến hành vào tháng 3 và tháng 4 năm 2022. Sẽ chọn
vào hai thời điểm là từ ngày 8/3 – 12/3 và từ ngày 13/4 – 17/4 (14, 15/3 âm lịch)

GVHD: TS.Nguyễn Thủy Chung
SVTH: Đinh Thị Phương Thảo

22



×