Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Địa Lí 10 Bài 20 – Lớp vỏ Địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.93 KB, 3 trang )

Địa Lí 10 Bài 20 – Lớp vỏ Địa lí. Quy luật thống
nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
1.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần
a.Kiến thức: - Hiểu được khái niệm lớp vỏ địa lí
- Hiểu và trình bày được mồt số biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địalí
-Tích hợp GDMT:Phân tích mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần của lớp vỏ địa lí; Ý
nghĩa thực tiễn của quy luật: con người phải thận trọng khi tác động tới bất cứ yếu tố nào của tự nhiên,
tôn trọng quy luật tự nhiên.
b. Kĩ năng:
- Sử dụng hình vẽ, sơ đồ, lát cắt để trình bày về lớp vỏ địa lí và các quy luật của lớp vỏ địa lí.
- Tích hợp GDMT:Lựa trọn quyết định đúng đắn và hành động hợp lí khi tác động vào các thành phần
của MTTN
c. Thái độ: Có ý thức và hành động hợp lí bảo vệ tự nhiên phù hợp với quy luật của nó.
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên: Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, máy chiếu hỗ trợ, bảng phụ,…
b.Học sinh: SGK , vở ghi, bảng nhóm,…
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ- định hướng bài: (3 phút)
Kiểm tra:Câu hỏi:Hãy nêu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thay đổi của thảm thực vật và đất
theo vĩ độ và theo độ cao(Nguyên nhân:- Thay đổi theo vĩ độ: Sự phân bố SV và đất trong các đới tự
nhiên chịu ảnh hưởng chủ yếu của điều kiện KH. Vì thế, tương ứng với các kiểu KH sẽ có các kiểu thảm
thực vật và nhóm đất chính.; -Thay đổi theo độ cao: Ở vùng núi, càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không
khí càng giảm, còn độ ẩm không khí lại tăng đến một độ cao nào đó rồi mới giảm. Chính sự khác nhau về
nhiệt và ẩm này đã tạo nên sự thay đổi của TV và đất theo độ cao.)
Định hướng: Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu tìm hiểu về “lớp vỏ địa lí” và một trong các quy
luật quan trọng nhất của nó, đó là: Tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
.b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
HĐ 1:Tìm hiểu lớp vỏ địa lí (HS làm việc theo
cặp:11 phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc và quan sát hình 20.1


SGK, trên màn hình và cho biết:
-Khái niệm lớp vỏ địa lí
-Giới hạn lớp vỏ địa lí
Bước 2: HS quan sát hình và SGK trả lời, GV
chuẩn kiến thức trên hình 20.1(nội dung cột bên),
củng cố kiến thức của mục bằng hướng dẫn HS
làm câu hỏi 1 trang 76 SGK(Thông tin phản hồi
cuối bài)
*GV chuyển ý: những hiện tượng và QT tự nhiên
xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do các quy luật tự
nhiên chi phối.
HĐ 2:Tìm hiểu nội dung quy luật thống nhất và
hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí(HS làm việc cá nhân:
7 phút)
Bước 1: GV cho HS quan sát hình ảnh, kết hợp
SGK cho biết khái niệm và nguyên nhân của quy
luật
Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức, yêu cầu
HS ghi nhớ(nội dung cột bên)


HĐ 3:Thảo luận về biểu hiện của quy luật thống
nhất và hoàn chỉnh của LVĐL(HS làm việc theo
nhóm:20 phút)
Bước 1:GV cho HS quan sát một số hình ảnh về
biểu hiện của quy luật và yêu cầu HS kết luận, GV
chuẩn kiến thức và chia lớp thành 6 nhóm
Nhóm 1,2:Nghiên cứu ví dụ 1 và nghĩ ra một ví dụ
khác
Nhóm 3,4: Nghiên cứu ví dụ 2 và nghĩ ra một ví dụ

khác
Nhóm 5,6: Nghiên cứu ví dụ 3 và nêu ý nghĩa thực
tiễn của quy luật thông qua các ví dụ trong
SGK(H/S hoàn thành 2→3 phút)
Bước 2:Đại diện các nhóm lên trình bày. GV tổ
chức cho cả lớp thảo luận từng vấn đề, đưa ra một
số tranh ảnh tương ứng với các ví dụ trong SGK và
I. Lớp vỏ địa lí
- Khái niệm:Lớp vỏ địa lí(lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của
Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thach quyển,
thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập,
tác động lẫn nhau.
- Giới hạn:
+Trên: Phía dưới của lớp ô dôn
+Dưới: Đáy vực thẩm đại dương và đáy lớp vỏ phong hóa
ở LĐ
+ Chiều dày khoảng 30 → 35km



II.Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
1. Khái niệm
- Khái niệm:Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau
giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ nhỏ trong
lớp vỏ địa lí
- Nguyên nhân:
+Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác
động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực.
+Các thành phần tự nhiên luôn có sự tác động qua lại và
gắn bó mật thiết với nhau.

2. Biểu hiện Trong một lãnh thổ:
+Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc
lẫn nhau
+Nếu một thành phần thay đổi → sự thay đổi của các thành
phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
-Ví dụ
VD1:Khí hậu(lượng mưa tăng):
+Sông ngòi(lưu lượng nước, dòng chảy tăng)
+Địa hình (mức độ xói mòn tăng)
+Thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng)
hướng dẫn HS phân tích. GV hỏi:
-Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây ra hậu quả gì đối
với đời sống và môi trường tự nhiên?
-Việc xây dựng đập thủy điện trên các sông có ảnh
hưởng gì đến MTTN
Bước 3: GV tổng kết khắc sâu ý nghĩa của quy luật
*Bài này tích hợp GDMT cả bài, nên không đưa ra
mục riêng
VD2:Khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt:
+Sông ngòi (thay đổi chế độ dòng chảy)
+Địa hình (xói mòn mạnh, phá hủy đá)
+Thổ nhưỡng (QT hình thành đất nhanh hơn)
+Thực vật (phát triển mạnh)
VD3:Thực vật rừng bị phá hủy:
+Địa hình (xói mòn)
+Khí hậu (biến đổi)
+Thổ nhưỡng (đất biến đổi)
3. Ý nghĩa thực tiễn
Trước khi tiến hành các hoạt động:
- Cần phải nghiên cứu kĩ, toàn diện môi trường tự nhiên

-Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiên
khi tác động vào môi trường để đề xuất các giải pháp tháo
gỡ.
c.Củng cố – luyện tập :(3 phút)
-Yêu cầu HS nắm được nội dung chính của bài qua sử dụng bản đồ tư duy
- Liên hệ qua bức thư Việt 2070
d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà 1 phút) Hoàn thành bài tập SGK và xem trước bài 21
* Ý 2 bài 1 trang 76(đã hướng dẫn trả lời ở mục I)
Đặc điểm Vỏ Trái Đất Vỏ địa lí
Chiều dày 5→70 km 30→35 km
Phạm vi Từ bề mặt TĐ đến bao manti Từ giới hạn dưới lớp ôdôn đến đáy vực thẩm đại
dương(ĐD), đáy lớp vỏ phong hóa(LĐ)
Trạng thái,
thành phần
Vỏ cứng, gồm các lớp (trầm tích,
granít, badan)
Gồm 5 quyển khác nhau:KQ, thạch quyển, thủy
quyển,TNQ, sinh quyển

×