Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Chuong VIII tien bo xa hoi va van de xa hoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.69 KB, 22 trang )

CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.


PGS.TS. Hồ Sĩ Qúy
I.
TIẾN BỘ XÃ HỘI - MỘT VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC


I.1. Vấn đề tiến bộ xã hội
Theo quy luật, xã hội loài người vận động ngày một nhanh hơn. Mặc dù có những bước
quanh co, có những lúc khủng hoảng, có những giai đoạn thụt lùi và hầu như lúc nào
cũng có những thách thức không kém phần gay gắt, song trong tính tất yếu đanh thép
của nó, lịch sử xã hội loài người vẫn là qúa trình tiến bộ không ngừng.
Trên phạm vi toàn thế giới, thế kỷ XX là thế kỷ của sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc nhờ
áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ mà trước đó nhân loại chưa từng biết
đến. Trong khoảng 100 năm trở lại đây, mức tăng trưởng GNP trung bình hàng năm ở
các nước Nhật Bản, Thụy Điển, Cộng Hoà Liên Bang Đức và Canađa là 12%. Tỉ lệ tăng
trưởng thực tế hàng năm ở toàn bộ các nước đang phát triển trong thời gian từ năm
1950 đến năm 1986 là 3,1%, một tỉ lệ mà nếu cứ giữ được liên tục như vậy thì thu
nhập tính theo đầu người sẽ tăng gấp đôi trong vòng 23 năm, tức là cao hơn tốc độ
của các nước phát triển ở bất cứ thời kỳ nào trước năm 1950
1
. Các nhà kinh tế ước
tính rằng, cứ mỗi thập niên gần đây, nền kinh tế thế giới lại sản xuất ra một lượng giá
trị tương đương với những gì mà nó đã sản xuất ra ở nửa đầu thế kỷ
2
.
Tuy nhiên, trong thời đại chúng ta, hơn lúc nào hết, sự phát triển của xã hội loài người
đang đặt ra nhiều vấn đề đặc biệt cấp bách đối với sự tiến bộ, cũng là những vấn đề
mà trước đó con người khó có thể hình dung được.


Trong 100 năm qua, loài người phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới khủng khiếp,
chứng kiến sự đối đầu căng thẳng giữa hai hệ thống xã hội, những cuộc xung đột sắc
tộc tàn khốc, sự lộng hành của chủ nghĩa đế quốc, nạn phá vỡ cân bằng sinh thái và
tình trạng đói nghèo diễn ra ở nhiều quốc gia, v.v Bom nguyên tử đã nổ ở Hirôsima
và Nagasaki vào những ngày cuối cùng của Chiến tranh thế giới thứ hai. Vũ khí hoá học
và sinh học đã được chủ nghĩa đế quốc dùng trong nhiều cuộc chiến mang tính chất
huỷ diệt, trong đó có cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Công nghệ thông tin đã trực

1
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.
1
2
Xem: 1)
E. Wayne Nafziger
. Kinh tế học của các nước đang phát triển. Nxb Thống kê, Hà Nội,
1998, tr. 89-92; Dự báo thế kỷ XXI. Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998, tr. 240;
Lester R. Brown
. ảo
tưởng về tiến bộ. Tài liệu Viện Thông tin khoa học xã hội, số TN 91-48, năm 1991.
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
tiếp điều hành chiến tranh ở Nam Tư, Apganistan, Irăq và tiếp tay cho nhiều kẻ khủng
bố trên khắp thế giới.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, trong khi đem đến cho con người những
thành tựu to lớn thì đồng thời cũng đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng khi những
thành tựu đó được sử dụng vào các mục đích phi nhân đạo. Chiến tranh lạnh kết thúc,
song không vì thế mà chạy đua vũ trang đã chấm dứt. Trái lại, nạn khủng bố quốc tế,
chiến tranh và xung đột vũ trang vẫn xảy ra ở nhiều khu vực. Sau sự kiện ngày
11/9/2001 ở Mỹ, cộng đồng thế giới dường như trở nên kém an toàn hơn. Các nước xã

hội chủ nghĩa Đông âu và Liên Xô sụp đổ làm cho phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế lâm vào tình thế rất khó khăn. Chủ nghĩa đơn cực Mỹ ngày càng tỏ rõ tham
vọng thống trị của mình. Nền kinh tế thị trường ở trình độ toàn cầu hóa, một mặt, đã
tạo ra nguồn của cải lớn lao cho con người, song mặt khác, cũng đã làm cho khoảng
cách giữa 20% số người giàu nhất so với 20% số người nghèo nhất tăng lên 74 lần vào
năm 1997; trong khi khoảng cách đó chỉ là 30 lần vào năm 1960
3
. ở nhiều khu vực
trên thế giới, nạn tham nhũng, tình trạng tội phạm, tệ nạn xã hội và sự suy thoái về
mặt đạo đức đang có chiều hướng gia tăng. Nạn khủng hoảng sinh thái rõ ràng là
hậu quả không kém phần trực tiếp của việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công
nghệ, v.v Sự thật là, trong khi của cải và tiện nghi vật chất có thể đã trở nên thừa
mứa ở nơi này, thì ở nơi khác tình trạng đói nghèo, thất học và không có cơ hội để phát
triển lại là thảm cảnh mà hiện vẫn chưa tìm ra lối thoát.
Có thể nói, chưa bao giờ bộ mặt của các mâu thuẫn trong sự phát triển lại hiện ra sâu
sắc như hiện nay. Đối mặt với các tình huống mâu thuẫn ấy, con người hiện đại, từ
những người có trách nhiệm đến những người hết sức bình thường, đều không tránh
khỏi phải đặt ra cho mình những câu hỏi mang nặng chất suy tư, chẳng hạn, đời sống
xã hội rõ ràng là văn minh hơn, nhưng tại sao lại có nhiều điều kém nhân đạo hơn?
Đạo đức và truyền thống cùng với những giá trị văn hoá tốt đẹp khác của các cộng
đồng phải chăng là những thứ xa xỉ trong xã hội thực dụng và thị trường? Nói ngắn gọn
thì xã hội hiện đại đang thực sự tiến bộ hơn hay là không phải như thế?
Vấn đề đặt ra là phải chăng tiến bộ xã hội chỉ là tiến bộ về mặt đời sống vật chất? Phải
chăng những thành tựu vĩ đại của sản xuất, khoa học, công nghệ và văn hóa không
đủ sức làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn về mọi mặt, hay ít ra là về mặt tinh thần? Và
trong sự vận động phức tạp của đời sống thì con người lấy gì để đánh giá tiến bộ xã
hội?
Đây là những câu hỏi mà triết học có trách nhiệm phải giải đáp.
I.2. Khái niệm
Tiến bộ xã hội


Trong các tài liệu lý luận mácxít, khái niệm
tiến bộ
thường được xem xét trong mối
quan hệ chặt chẽ với các khái niệm
vận động

phát triển
.
Vận động - phát triển - tiến
2

3
Xem: UNDP.
Báo cáo phát triển con người năm 1999
. Nxb CTQG. Hà Nội, 2000.
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
bộ
là hệ thống các khái niệm phản ánh những trình độ vận động khác nhau
4
của toàn
bộ thế giới khách quan với tính phức tạp, đa dạng của nó - từ các dạng vật chất vật
chất vô cơ đến các dạng vật chất hữu cơ, từ giới tự nhiên vô sinh đến thế giới hữu sinh
và xã hội loài người.
Tuy nhiên, trong các tài liệu lý luận và các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay,
do tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong lý luận phương Tây hiện đại, khái niệm
tiến bộ
xã hội

ít được sử dụng so với khái niệm
phát triển
. Người ta dùng khái niệm
phát triển
với nhiều nội hàm của khái niệm
tiến bộ.
Trong lý luận hiện đại,
tăng trưởng - phát
triển - phát triển bền vững
(growth - development - sustainable development) là hệ
thống các khái niệm phản ánh sự tiến bộ kinh tế - xã hội trong đời sống xã hội.
Với bản thân khái niệm
tiến bộ xã hội
thì nội hàm của nó biểu hiện khá rõ và gần như
luôn luôn được xác định. Trong nhiều ngôn ngữ,
tiến bộ
đều bắt nguồn hay được đối
chiếu với gốc từ tiếng Latinh:
progressus
, nghĩa là vận động tiến lên phía trước; là một
kiểu, một khuynh hướng phát triển được đặc trưng bởi bước chuyển từ trình độ thấp
lên trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Đối lập với
tiến bộ
là khái niệm
thoái bộ
(
regressus
), nghĩa là sự vận động ngược - khuynh hướng đặc trưng cho quá
trình phân rã, huỷ hoại, thoái hoá khỏi cấu trúc đã có của khách thể.
Nói đến tiến bộ người ta thường hiểu là tiến bộ trong xã hội, của xã hội, thuộc về xã

hội. Rất ít khi
tiến bộ
được dùng để chỉ các quá trình thuần túy tự nhiên. Với các quá
trình tự nhiên, sự vận động tiến lên phía trước từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn thường được biểu thị trong khái niệm
phát triển
.
Với tính cách là một khái niệm triết học thì
phát triển
có nội hàm rộng hơn khái niệm
tiến bộ
. Khái niệm
phát triển
dùng để chỉ tất cả các quá trình có sự vận động từ trình
độ thấp tới trình độ cao hơn. Dĩ nhiên, như vừa nói ở trên, khái niệm
phát triển
không
chỉ đặc trưng cho các quá trình tự nhiên, mà còn được dùng khá phổ biến trong nhận
thức các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. ở những trường hợp như vậy,
phát
triển
đôi khi cũng có nghĩa là đã đạt tới sự
tiến bộ
. Tuy thế, cần lưu ý rằng, không phải
mọi sự phát triển trong xã hội đều là tiến bộ. Cũng không phải mọi tập hợp các tiêu chí
của sự phát triển đều có thể được thừa nhận là tiến bộ. Trong hầu hết các quan niệm
khác nhau, tiến bộ chỉ là một trình độ - trình độ cao của sự phát triển.
Như vậy, trong khi tương đối thống nhất với nhau trong việc trả lời câu hỏi
tiến bộ xã
hội

là gì? triết học đặc biệt quan tâm và luôn luôn tranh luận về câu hỏi
tiến bộ xã hội
được biểu hiện như thế nào? được xác định bởi những phẩm chất gì?
Nói cách khác,
vấn đề đặt ra chủ yếu là ở chỗ xác định tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội. Với triết học, cái
cần được thảo luận không phải là
tiến bộ là gì,
mà là
tiến bộ cần được xác định bởi
những tiêu chuẩn nào?
Do được sử dụng một cách khá phổ biến không những trong tất cả các khoa học xã hội
mà còn cả trong ý thức thông thường, cho nên việc phân định phạm vi ứng dụng và
3

4
Phạm trù
Vận động

phát triển
xem trong chương "vật chất và các hình thức vận động của
nó" của Giáo trình.
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
mức độ khái quát của các khoa học khi sử dụng khái niệm
tiến bộ xã hội
cũng là vấn đề
đã từng gây tranh cãi. Không ít khoa học xã hội tự coi
tiến bộ xã hội
là khái niệm thuộc

bộ máy phạm trù của mình. Tuy nhiên, đa số tác giả coi
tiến bộ xã hội
trước hết là khái
niệm của triết học; bởi lẽ, trong các khoa học chuyên ngành hoặc liên ngành,
tiến bộ xã
hội
là khái niệm có tính chất vay mượn; nó chỉ phản ánh những mặt, những khía cạnh
đặc thù của tiến bộ
5
.
Vậy tiến bộ xã hội thuộc hệ thống phạm trù của khoa học nào?
Không thể phủ nhận quan niệm coi
tiến bộ xã hội
là khái niệm thuộc các khoa học như
xã hội học, kinh tế học, chính trị học hoặc thuộc những khoa học liên ngành nào đó.
Sẽ là bất hợp lý nếu không thừa nhận, mỗi khoa học chuyên biệt, thậm chí mỗi quan
điểm nghiên cứu, đều có thể và có quyền đưa ra bảng tiêu chuẩn riêng của mình về
tiến bộ xã hội. Vấn đề tất nhiên sẽ là ở chỗ, bảng tiêu chuẩn riêng ấy khách quan đến
mức độ nào, hợp lý đến mức nào với những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể.
Thời gian gần đây, nhiều cộng đồng khác nhau trên thế giới, mặc dù sống trong những
điều kiện kinh tế - xã hội hết sức đặc thù nhưng cũng đã chấp nhận và sử dụng các
bảng tiêu chuẩn chung do các tổ chức quốc tế nêu ra để đánh giá mức độ phát triển
của cộng đồng mình. Bảng tiêu chuẩn
phát triển con người
với các chỉ số phát triển
người (HDI) do tổ chức UNDP đưa ra là một thí dụ. Trong những bảng tiêu chuẩn này,
không phải mọi tiêu chuẩn đã hoàn toàn hợp lý, song để đánh giá trình độ tiến bộ của
mỗi quốc gia so với mặt bằng chung của cộng đồng thế giới, thì việc đưa ra những
bảng tiêu chuẩn này, về cơ bản là có ý nghĩa. Tiến bộ về kinh tế, tiến bộ về y tế và tiến
bộ về mức sống, v. v. có thể chưa phải là mục tiêu tối thượng hoặc trước mắt trong

chiến lược phát triển của từng quốc gia. Song, đó cũng là những tiêu chuẩn có giá trị
phổ biến mà việc thừa nhận chúng nói lên rằng, dù có bị quy định bởi những điều kiện
đặc thù đến mức nào đi nữa thì các dân tộc khác nhau cũng đều có những cái chung,
cái phổ quát đặc trưng cho sự tiến bộ xã hội.
Có đầy đủ cơ sở để xác định rằng, mặc dù được sử dụng phổ biến trong nhiều khoa
học xã hội và nhân văn, song với chức năng thế giới quan và phương pháp luận được
thể hiện rất rõ của mình,
tiến bộ xã hội
, trước hết là một khái niệm triết học. Với triết
học mácxít,
tiến bộ xã hội
thuộc hệ thống phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Điều
này đã được giới triết học mácxít khẳng định từ những năm 70-80 (thế kỷ XX).
Khi thừa nhận điều vừa nói, cần lưu ý rằng, trong các tác phẩm kinh điển, khái niệm
tiến bộ xã hội
không được các tác gia kinh điển mácxít trình bày như là một trong
những phạm trù cấu thành những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Cả
Mác và ăngghen đều có bàn đến tiến bộ xã hội, thậm chí bàn khá nhiều đến tiến bộ xã
hội, nếu tính đến cả những chỗ các ông lý giải không trực tiếp. Tuy nhiên, các ông
không coi tiến bộ xã hội là khái niệm giữ vị trí tương đương với các khái niệm như
phương thức sản xuất, tồn tại xã hội, ý thức xã hội,
v.v Chính các nhà mácxít hậu thế
4

5
Xem:
Tiến bộ xã hội và tiến bộ đạo đức: sự hài hoà và mâu thuẫn
. Mátxcơva, 1988,
L.V.Xkvorxốp.
Tiến bộ xã hội và tự do.

Mátxcơva, 1979.
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
là những người có công làm phong phú và soi sáng thêm một số phạm trù của chủ
nghĩa duy vật lịch sử, trong đó có phạm trù tiến bộ xã hội.
Vậy
tiến bộ xã hội
với tính cách là khái niệm triết học thuộc phạm trù của chủ nghĩa
duy vật lịch sử được thể hiện như thế nào?
Có thể khẳng định rằng, mặc dù tiến bộ xã hội là đối tượng khảo cứu của nhiều khoa
học, song nếu xuất phát từ khía cạnh nghiên cứu chuyên biệt của các khoa học đó thì
không một khoa học chuyên ngành nào có chức năng đưa ra những tiêu chuẩn phổ
quát nhất để định hướng cho sự vận động của xã hội nói chung hay của tất cả các lĩnh
vực thuộc đời sống xã hội. Những tiêu chuẩn hợp lý nhất của kinh tế học, chính trị học
hay xã hội học, v.v. trong hiện thực vẫn chưa phải là những tiêu chuẩn đảm bảo cho xã
hội tiến bộ thực sự. Không một khoa học chuyên ngành nào, thậm chí ngay cả với các
khoa học liên ngành, cho tới nay cũng chưa có một liên ngành nào đủ sức đưa ra được
những tiêu chuẩn tổng thể, đáng tin cậy có ý nghĩa bao trùm đối với sự tiến bộ nói
chung. Vì vậy, do bị quy định bởi những đặc trưng hiển nhiên của mình, triết học buộc
phải có thái độ trước những đòi hỏi của sự tiến bộ, buộc phải đưa ra những tiêu chuẩn
chung nhất, những quan điểm tổng quát có tính chất định hướng đối với những quan
niệm ngoài triết học về tiến bộ xã hội. Các khoa học chuyên ngành, các chương trình xã
hội cụ thể, khi đưa ra những tiêu chuẩn riêng của mình, dù kín đáo hay trực diện, dù có
thừa nhận hay không thừa nhận, bao giờ cũng phải dựa vào một quan điểm triết học
nào đó.
Không giống như các khoa học chuyên biệt, trong triết học, tiến bộ xã hội là khái niệm
có chức năng định hướng về mặt thế giới quan. Thảo luận triết học về tiến bộ xã hội,
trong bản chất của nó, là thảo luận về những quan điểm, những tiêu chuẩn hướng tới
sự tiến bộ chung, có ý nghĩa quy định làm cơ sở cho việc chọn lựa những phương án

khác nhau trong sự vận động của mọi lĩnh vực thuộc đời sống xã hội.
Cần lưu ý rằng, điều vừa nói trên đây không phải là một đảm bảo chắc chắn và tuyệt
đối cho các quan niệm triết học về tiến bộ xã hội khỏi bị rơi vào sai lầm. Trái lại, tính
hợp lý hay không hợp lý, khả năng đạt tới sự đúng đắn hay là sẽ mắc phải sai lầm của
các quan niệm triết học khác nhau, về cơ bản không do chức năng triết học của các
quan niệm ấy quy định, mà chính là do trình độ khái quát và sức mạnh ứng dụng của
chúng chi phối. Chúng ta đều biết, trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã từng xuất hiện
không ít những quan điểm ở tầm triết học hoặc mang tính triết học song lại rơi vào ấu
trĩ, sai lầm hay cực đoan khi kiến giải về tiến bộ xã hội. Hậu quả của việc ứng dụng
những quan điểm ấy, tất nhiên, sẽ mang tính tiêu cực; chẳng những chúng không thúc
đẩy sự vận động xã hội theo chiều hướng tiến bộ, mà ngược lại, chúng còn cản trở, kìm
hãm hoặc làm đổ vỡ các quá trình xã hội tích cực. Trường hợp những quan niệm phi
triết học, ngoài triết học nhưng do vô tình hoặc cố ý được sử dụng như những quan
niệm triết học, tức là được mở rộng phạm vi ứng dụng và trình độ khái quát tới các lĩnh
vực ngoài khả năng bao quát của chúng cũng thuộc loại này.
Nếu xem xét tiến bộ xã hội trong mối tương quan với những phạm trù cấu thành nội
dung các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chẳng hạn, tồn tại xã hội và ý
5
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
thức xã hội, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng,v.v thì sẽ thấy tiến bộ xã hội là sự thể hiện nội dung của các nguyên lý đó trong
khía cạnh giá trị của vấn đề. Nói cách khác, nếu nội dung các nguyên lý của chủ nghĩa
duy vật lịch sử được xem xét từ góc độ giá trị học thì giá trị của các quan hệ xã hội
được phản ánh trong các nội dung đó chính là nội dung của khái niệm tiến bộ xã hội.
Tiến bộ xã hội dù xét dưới góc độ nào, cũng đều là sản phẩm của sự đánh giá của con
người đối với các hiện tượng và các quá trình mang tính xã hội diễn ra trong đời sống
con người.
Trong sự so sánh với những giá trị khác của các quan hệ đánh giá thì những giá trị của

tiến bộ phần lớn là các giá trị thứ sinh, phái sinh, tức là những giá trị được xác định
trên cơ sở đã tồn tại các giá trị vật chất hoặc các giá trị tinh thần khác. Điều này nói lên
tính khái quát của các giá trị của sự tiến bộ: sự đánh giá về trình độ tiến bộ của một
hiện tượng hoặc một quá trình nào đó, thông thường không đơn thuần chỉ là sự đánh
giá dựa vào các giá trị nội tại, giá trị ban đầu của các hiện tượng, các quá trình đã diễn
ra trong đời sống xã hội, mà là sự đánh giá ở mức độ cao hơn - những hiện tượng và
quá trình cụ thể đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển nói chung của cộng
đồng và của xã hội loài người. Chẳng hạn, giá trị tự thân của một thành tựu khoa học
bao giờ cũng mang ý nghĩa tích cực. Song việc sử dụng thành tựu ấy nhằm phục vụ
những mục đích nào đó, trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp không vì sự tiến bộ
của con người, thậm chí, phản bội lại hạnh phúc của con người.
Dưới đây chúng tôi sẽ khảo cứu sâu hơn quan niệm của một số nhà tư tưởng tiêu biểu
về tiến bộ xã hội.

II.
NHỮNG QUAN ĐIỂM TIÊU BIỂU
TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VỀ TIẾN BỘ XÃ HỘI


II.1. Những quan niệm tiêu biểu về tiến bộ xã hội trong lịch sử triết học
trước C. Mác
Trong lịch sử nhân loại, vấn đề
tiến bộ xã hội
thật sự được nêu ra từ thời Phục Hưng,
song từ rất sớm trước đó, các nhà tư tưởng đã suy tư rất nhiều về phương hướng vận
động của lịch sử xã hội, về tương lai của nhân loại và về ý nghĩa của đời sống xã hội
loài người.
Ngay từ thời cổ đại,
Hêxiôt
, nhà thông thái đa thần giáo Hy Lạp, người cùng với

Hômerơ được nhắc tới nhiều lần trong các tác phẩm của Arixtốt và Hêraclít, đã đưa ra
lý thuyết về sự vận động của xã hội theo xu hướng suy đồi về đạo đức. Trong một diễn
ca nổi tiếng đến ngày nay, Hêxiôt nói rằng lịch sử loài người đã trải qua "5 thế kỷ", bắt
đầu là "thế kỷ vàng". Đó là thời đại mà con người đối xử với nhau theo những chuẩn
6
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
mực đạo đức thật đẹp đẽ và cao cả. Tiếp theo là "thế kỷ bạc", thế kỷ mà con người đã
bắt đầu sống trong lo âu và những người xấu đã xuất hiện. Sau đó là các "thế kỷ" ngày
một thoái hoá đi về các chuẩn mực của lòng trung thực. Đáng sợ nhất là "thế kỷ sắt"
6
,
thế kỷ mà Hêxiôt coi là đương thời với ông. Đây là thế kỷ mà con người trở thành kẻ
thù của con người.
Quan niệm của Hêxiôt thực tế là quan niệm về
sự thoái bộ.
Tuy rằng Hêxiôt chỉ nhìn
thấy, hay cũng có thể là chỉ cố tình nhìn thấy, một mặt, mặt trái của
sự tiến bộ
, song
lịch sử tư tưởng đã ghi nhận ông là nhà tư tưởng đầu tiên của châu âu cố gắng phác
hoạ và đi tìm con đường vận động của xã hội loài người.
ở phương Đông cổ đại, trong triết học Nho giáo, cũng có quan niệm coi sự vận động
của xã hội diễn ra theo xu hướng thụt lùi về mặt đạo đức. Chẳng hạn, trong con mắt
của
Khổng Tử
, xã hội lý tưởng không phải là một mô hình cần phải được xây dựng
trong tương lai. Trái lại, đó là một xã hội có thực đã từng tồn tại trong quá khứ - xã hội
đại đồng của vua Thuấn, vua Nghiêu. Do vậy, trong quan niệm của Nho giáo, "tiên

vương", "tiên thánh" được xem là mẫu mực cho hành vi của thiên hạ. Cũng vì thế mà
việc noi gương đời xưa ("pháp cổ"), việc bắt chước đạo đức của các bậc tiên thánh, tiên
vương ("pháp thiên vương") được coi là xu hướng vận động tất nhiên của các xã hội.
Còn ở phương Tây, tiếp theo Hêxiôt, hầu hết các nhà tư tưởng trong mọi thời đại, dù ít
hay nhiều, cũng đều có nêu ra những quan điểm của mình về tiến bộ xã hội.
Trong thời đại của nền dân chủ chiếm hữu nô lệ,
Platôn
(427-347 trước CN), là một
trong những bậc tiền bối của học thuyết về tiến bộ xã hội. Người đời sau đã ghi lại
hàng chục cuộc đối thoại của Platôn bàn về các vấn đề có liên quan đến xu hướng vận
động của xã hội thông qua các quan niệm của ông về nhà nước, về chính trị, về đạo
đức, v.v Theo Platôn, xã hội loài người, trong bản tính của nó, sẽ vận động theo chiều
hướng đi lên. Trong sự vận động ấy, chính trị, pháp quyền, nhà nước sẽ lần lượt phải
thay đổi các hình thức biểu hiện của chúng. Hình thức sau thường có "ưu điểm" hơn so
với hình thức trước. Sự vận động của xã hội không phải là một quá trình vô tận, mà là
những đường vòng có giới hạn, ở đó chu kỳ lặp lại những giai đoạn đã trải qua.
Arixtốt
(384-322 trước CN) là người đã tập hợp, kế thừa và phát triển các quan niệm
của Platôn về vận động xã hội. Tuy cũng thừa nhận xã hội vận động theo chu kỳ, song
Arixtốt tự phân biệt mình với bậc thầy của mình trong sự lý giải về
tính hiện thực, độ
linh hoạt và tính có khuynh hướng
của sự thay thế các hình thức phức tạp của đời sống
xã hội, cũng như "sự tiến triển tự nhiên" của các kiểu nhà nước. Arixtốt đã so sánh tiến
trình xã hội với sự vận động của các cơ thể sống và hình dung rằng, sự phức tạp của
vận động xã hội cần phải được lý giải bằng bản chất "động vật chính trị" của con người
("bẩm sinh, con người là một động vật chính trị"
7
- Arixtốt).
7


6
"Thế kỷ" trong quan niệm của Hêxiốt không phải là 100 năm. Trong một số tài liệu
tiếng Việt, “thế kỷ vàng” và “thế kỷ sắt” đôi khi được dịch là “thời đại hoàng kim” và
“thời kỳ đồ sắt”.
7

Философский энциклопедический словарь.
2. Издание, Советская Энциклопедия,
Москва, 1989. tr. 40.
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
Vào thời phong kiến trung cổ, dưới sự thống trị của nhà thời Kitô giáo, con người và xã
hội loài người đã sa vào những nghịch lý của sự tiến bộ. Một mặt, con người được coi là
giống với Đấng sáng tạo, nghĩa là ở nó cũng tiềm ẩn khả năng sáng tạo. Nhưng mặt
khác, con người lại là nô lệ của Chúa. Điều này đã tạo nên mâu thuẫn khó vượt qua
cho sự phát triển. Mặc dù đa số các nhà tư tưởng của thời này cũng hiểu lịch sử như
một quá trình có khuynh hướng, song tính khuynh hướng của quá trình ấy lại được coi
là sản phẩm do Thượng đế an bài, còn các quy luật khách quan của lịch sử thì đã bị các
học thuyết thần học phủ định.
Những lý thuyết đầu tiên về tiến bộ xã hội (theo đúng nghĩa hiện đại của khái niệm
này) chỉ thực sự xuất hiện vào thời kỳ của sự tích luỹ nguyên thuỷ tư bản chủ nghĩa
cùng với sự trưởng thành của giai cấp tư sản, kẻ là đại biểu và tượng trưng cho sự tiến
bộ xã hội lúc bấy giờ.
Cột mốc đáng kể trong sự phát triển của những quan niệm về tiến bộ xã hội được đánh
dấu bởi tên tuổi của
J. Vicô
(1668-1744). J. Vicô đã đưa ra lý thuyết về "vòng tuần
hoàn của lịch sử". Theo đó, con đường tiến triển của tất cả các dân tộc đều đi theo một

chu kỳ gồm ba giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn "thần thánh", giai đoạn được phản ánh
trong các huyền thoại. Lúc đó trong xã hội chưa tồn tại nhà nước, nhân vật trung tâm
của xã hội là các vị
tư tế
. Tiếp đó là giai đoạn "anh hùng", giai đoạn được phản ánh
trong những anh hùng ca cổ đại. Lúc này nhà nước quý tộc xuất hiện và ngày càng có
vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn "người" hoặc giai
đoạn "nhân tính". Đây là giai đoạn đã được phản ánh trong sử biên niên, tương ứng với
sự tồn tại của nhà nước cộng hoà hay nhà nước quân chủ lập hiến. Theo J. Vicô, qua
mỗi chu kỳ như vậy, các dân tộc đều phải đón nhận một cuộc khủng hoảng và tan rã
xã hội. Sự tiến bộ xã hội, trong quan niệm của ông, là kết quả của những mâu thuẫn và
những cuộc đấu tranh gay gắt giữa các giai tầng xã hội, song cuối cùng xã hội không
phải là đi lên mà là trở lại điểm xuất phát ban đầu của chu kỳ.
Sau J. Vicô, những tư tưởng về tiến bộ xã hội nảy nở rực rỡ vào thời đại mở đường cho
cách mạng tư sản Pháp. Các nhà tư tưởng của thời kỳ này tin tưởng sâu sắc vào tiến bộ
xã hội và cố gắng lý giải nó với những chuẩn mực thời đại của họ.
C. Henvêtiuýt
(1715-1771), nhà triết học duy vật Pháp đã nghiên cứu các cơ thể sống
từ những hình thức thấp, sơ khai của chúng rồi từ đó tìm ra xu hướng vận động phức
tạp của lịch sử xã hội. Trong tác phẩm
"Bàn về tinh thần
", xuất bản năm 1758, ông cho
rằng con người là sản phẩm của hoàn cảnh, nhưng hoàn cảnh lại do pháp luật tạo ra,
do vậy cần phải thay đổ hoàn cảnh bằng một thái độ cách mạng. Tiến bộ xã hội trong
quan niệm của Henvêtiuýt bao gồm nhiều tư tưởng nhân đạo về pháp luật, về công
bằng xã hội, về phân phối của cải và về lý tưởng xã hội.
J. Rutxô
(1712-1778) và
Đ. Điđơrô
(1713-1784), hai nhà triết học khai sáng đồng thời

là hai nhà lý luận tiên phong của cách mạng tư sản Pháp là những người có ảnh hưởng
lớn đến các quan niệm về tiến bộ xã hội ở châu âu đương thời.
Trong nhiều tác phẩm nổi tiếng của mình, như "
Bàn về nguồn gốc và cơ sở của bất
bình đẳng giữa người với người
" xuất bản năm 1755; "
Khế ước xã hội hay là những
8
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
nguyên tắc của pháp quyền chính trị
" xuất bản năm 1762; "
Bàn về giáo dục
" xuất bản
năm 1762, v.v. J. Rutxô đã nêu ra nhiều quan điểm rất tiến bộ về tự do, bình đẳng và
bác ái.
Cũng như vậy, trong các tác phẩm như "
Tư tưởng triết học
" xuất bản năm 1746; "
Thư
về những người mù
" xuất bản năm 1749; "
Người cháu họ của Ramô
" xuất bản khoảng
năm 1762, v.v Điđơrô đã tỏ rõ quan điểm của mình trong việc xây dựng một xã hội
lấy lý tính làm cơ sở và tiêu chuẩn của tiến bộ.
Một nghị sĩ quốc hội (thời kỳ sau cách mạng 1789), người đã tham gia nhóm bách khoa
của Điđơrô, nhà toán học, xã hội học và triết học - khai sáng, viện sĩ hàn lâm Pháp
J.

Côngđoócxê
(1743-1794) cũng là một trong những nhà tư tưởng kiệt xuất về tiến bộ xã
hội. J.Côngđoócxê không những là người đã đề xuất nhiều tư tưởng đáng chú ý về tiến
bộ xã hội, bày tỏ niềm tin của mình vào lý tưởng tiến bộ xã hội mà còn bằng chính cuộc
đời của mình cổ vũ nhiệt thành cho lý tưởng tự do - bình đẳng - bác ái và đấu tranh
không mệt mỏi cho tiến bộ xã hội. Trong tác phẩm "
Phác hoạ bức tranh lịch sử về sự
tiến bộ của lý tính con người
" viết năm 1793 - 1794 (chưa hoàn thành) xuất bản năm
1795, J.Côngđoócxê chứng minh rằng, tiến bộ xã hội có những quy luật chung của nó.
Nếu con người nắm bắt được những quy luật này thì sự phát triển xã hội về đại thể là
có thể dự báo được, thậm chí, có thể rút ngắn được. Theo ông, lịch sử là sản phẩm của
lý tính. Sự vận động của lịch sử sẽ diễn ra cùng với khả năng vô tận của lý tính con
người. Các thời đại khác nhau của lịch sử, theo sự giải thích của ông, gắn liền với
những giai đoạn khác nhau của sự phát triển lý tính. Chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là
giai đoạn cao trong số mười giai đoạn của lịch sử loài người. Sự tiến bộ của xã hội loài
người trong tương lai, theo Côngđoócxê, cũng đi theo hướng phát triển pháp quyền tư
sản.
Đáng lưu ý là, C. Henvêtiuýt, J. Côngđoócxê cũng như tất cả những nhà tư tưởng thuộc
thời đại của các ông đã coi
lý tính
là tiêu chuẩn tối thượng của tiến bộ xã hội.
Một trong những nhà triết học trước Mác có công phân tích một cách đầy đủ nhất về
mặt triết học cho lý luận về tiến bộ xã hội là
G.Hêghen
(1770-1831). G. Hêghen cho
rằng, tiến bộ xã hội chính là sự vận động tiến về phía trước của
cái kém hoàn thiện đến
cái hoàn thiện hơn
. Theo ông, cái chưa hoàn thiện mang trong mình mặt đối lập của nó

- cái hoàn thiện. Cái hoàn thiện tồn tại ngay trong tiềm năng, trong tính xu hướng của
cái chưa hoàn thiện. Có thể thấy rằng, điều cốt lõi trong lý thuyết của G. Hêghen về
tiến bộ xã hội là ở chỗ ông đã nhận ra và lý giải được một cách sâu sắc tính biện chứng
của sự vận động xã hội, đã xem xét lịch sử xã hội như là một quá trình thống nhất và
hợp qui luật. Mặc dù đề cao tính đặc thù của mỗi thời đại, song Hêgen vẫn khẳng định
rằng, mỗi thời đại là một giai đoạn tất yếu trong tiến trình phát triển chung của nhân
loại. Tuy vậy, ông lại quá tư biện đến mức coi tiến bộ xã hội chính là quá trình vận
động của
ý niệm
. Đây là điểm mà G.Hêghen thường bị phê phán là không đi xa hơn các
lý thuyết thần học trung cổ về sự phát triển xã hội. Thêm vào đó, ngay trong triết học
xã hội, G. Hêghen cũng tự mâu thuẫn với chính mình. Trong khi cho rằng sự phát triển,
theo lôgíc nội tại của nó, luôn luôn là vô cùng, vô hạn thì ông lại biện minh rằng sự tồn
tại của nhà nước quân chủ lập hiến Phổ là đỉnh cao của sự phát triển lịch sử.
9
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
Một nhà triết học và xã hội học người Pháp nổi tiếng, ông tổ của chủ nghĩa thực chứng,
đã khái quát và nêu ra những quan niệm đáng chú ý về tiến bộ xã hội là
ô. Côngtơ
(1798 -1857). Bằng những nghiên cứu toán học và "vật lý học về xã hội" (xã hội học)
của mình, ô. Côngtơ cho rằng sự tiến hoá của con người về mặt trí tuệ (tương đương
với sự phát triển tri thức của các cá nhân riêng lẻ) là cái quy định toàn bộ sự phát triển
xã hội. Quá trình tiến hoá này, diễn ra theo ba giai đoạn. Đầu tiên là "giai đoạn thần
thoại": mọi hiện tượng được giải thích trên cơ sở các quan niệm tôn giáo. Tiếp theo là
giai đoạn "siêu hình học": các nhân tố siêu nhiên được thay thế bằng cái gọi là các bản
chất, các nguyên nhân. Nhiệm vụ của giai đoạn này là phê phán và công phá để chuẩn
bị cho giai đoạn cuối cùng, "giai đoạn thực chứng", hay "giai đoạn khoa học". ở giai
đoạn thứ ba này, khoa học về xã hội xuất hiện, các quy luật xã hội được phát hiện và

được thực chứng. Trên thực tế, ô. Côngtơ là người đã kế thừa và phát triển quan niệm
về tiến bộ xã hội của Xanh Ximông. Trong quan niệm của ô. Côngtơ, tiến bộ xã hội
được nhấn mạnh ở phẩm chất "bác ái".
Một nhà triết học, xã hội học, sử học và kinh tế học nổi tiếng người Đức, người đề
xướng vai trò nền tảng của văn hoá đối với sự tiến bộ xã hội là
M. Vâybơ
(M.Weber,
1864-1920). M. Vâybơ đánh giá rất cao ý nghĩa của các nhân tố truyền thống, tôn giáo
và đạo đức đối với sự tiến bộ xã hội.
Theo M. Vâybơ, lý tính với tính cách là nét đặc trưng của văn hoá châu âu được hình
thành qua nhiều thế kỷ là tính quy định bên trong, là cái có ý nghĩa nền tảng đối với sự
vận động của các xã hội châu âu. Sự vận động ấy có xu hướng hiển nhiên là đi theo mô
hình của xã hội thị trường. M. Vâybơ cho rằng, xã hội tiến bộ phải là xã hội biết xử lý
hợp lý (có lý tính) mối quan hệ giữa các nhân tố văn hoá, chính trị, kinh tế, tư tưởng,
v.v Trong việc xử lý các mối quan hệ ấy, nền văn minh tư bản chủ nghĩa phải được
hiện ra như là một tất yếu đối với các cộng đồng Kitô giáo và Tin lành.
Trong quan niệm về tiến bộ xã hội của M. Vâybơ có hai điều đáng chú ý.
Một là,
M.
Vâybơ đã coi lý tính như là nhân tố quy định đối với văn hoá châu âu hiện đại, cái làm
nên sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu âu.
Hai là,
M. Vâybơ đặc biệt nhấn mạnh
nhân tố đạo đức và nhân tố tôn giáo trong sự phát triển của lịch sử nhân loại. Theo
quan niệm của ông thì chính nhân tố đạo đức và nhân tố tôn giáo là nguồn gốc của
những đức tính tốt đẹp của con người; những đức tính tốt đẹp ấy đến lượt mình lại qui
định bộ mặt của xã hội, đặc biệt là bộ mặt của xã hội tư bản châu âu. Có lẽ vì đánh giá
thái quá vai trò của những nhân tố này mà M. Vâybơ đã rơi vào sai lầm khi bàn luận về
các xã hội ngoài phương Tây.
II.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác về tiến bộ xã hội

Kế thừa những quan niệm về tiến bộ xã hội đã có từ thời cổ đại, trên cơ sở đấu tranh
không khoan nhượng với các trào lưu tư tưởng tư sản đương thời, Mác và ăngghen đã
xây dựng được hệ thống quan niệm về tiến bộ xã hội mà đến tận hôm nay vẫn là một
đỉnh cao chưa vượt qua được, nếu chúng ta so sánh học thuyết của Mác và Ph.ăngghen
với các học thuyết khác về xã hội. Chẳng phải ngẫu nhiên mà theo thăm dò của kênh
truyền hình
News Online BBC
1999 thì C. Mác là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của nhân loại
10
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
trong vòng 1000 năm qua
8
. Cùng với ăngghen, Mác đã xây dựng nên học thuyết vĩ đại
của xã hội loài người, học thuyết khoa học về chủ nghĩa xã hội, đã chỉ ra cho nhân loại
con đường và biện pháp hiện thực để giải phóng giai cấp, giải phóng lao động khỏi
mọi áp bức, bóc lột, bất công trong xã hội. Chủ nghĩa cộng sản mà các ông chủ trương
xây dựng chính là xã hội mà trong đó, theo các ông, mọi người sẽ có cuộc sống tự do,
hạnh phúc, con người được giải phóng một cách triệt để và được phát triển một cách
tự do - “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất
cả mọi người”
9
. Có thể nói, không một tác phẩm nào, không một bài phát biểu nào mà
Mác, ăngghen và Lênin lại không bằng cách này hay bằng cách khác đề cập đến tiến bộ
xã hội. Học thuyết của các ông, theo đánh giá của Day Thoesen, “là kim chỉ nam để
hiểu về bản chất, quy luật tất yếu của thế giới mà loài người đã, đang và sẽ sống”
10
.
Cũng có nét tương đồng với cách thức đề cập đến tiến bộ xã hội của Mác và ăngghen,

ở Hồ Chí Minh, tư tưởng về tiến bộ xã hội cũng thường ẩn chứa ở tầng sâu nhất trong
các tác phẩm của người, mà đặc biệt là trong các “triết lý hành động” của Người. Thế
giới coi Hồ Chí Minh là nhà hiền triết lớn của thời đại, thấu hiểu sự phát triển đặc thù
của các dân tộc. Nhiều nhà hoạt động chính trị - xã hội, cả ở phương Đông lẫn phương
Tây thừa nhận ở Hồ Chí Minh có những tư tưởng uyên thâm, sâu sắc và độc đáo, đặc
biệt về sự phát triển của con người và xã hội á đông. Hồ Chí Minh không viết những
chuyên luận đồ sộ về tiến bộ xã hội, mà trong quá trình hoạt động cách mạng, Nguời
thể hiện quan điểm của mình thường là kín đáo thông qua các quan niệm của Người về
Đảng và nhân dân, về dân tộc và tổ quốc, về cách mạng và chủ nghĩa xã hội, về con
người và văn hoá, v.v Hơn thế nữa, tư tưởng về tiến bộ xã hội ở Hồ Chí Minh lại có
bản sắc riêng, thể hiện phong cách, cốt cách của Người trong việc vận dụng sáng tạo
và phát triển tất cả các trường phái tư tưởng mà Người đã từng tiếp thu, lĩnh hội.
Quan điểm chính của chủ nghĩa Mác - Lênin về tiến bộ xã hội thể hiện ở những nội
dung sau:
a). Tiến bộ xã hội là qúa trình mâu thuẫn.
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, tiến bộ xã hội mặc dù là xu thế khách quan,
song nó lại là một quá trình đầy mâu thuẫn, được thực hiện trong mâu thuẫn và thông
qua mâu thuẫn; và vì vậy, trong nhận thức của con người nó lại càng là qúa trình mâu
thuẫn. Mác viết: “ở trong thời đại chúng ta, mọi sự vật đều tựa hồ như bao hàm mặt
đối lập của nó. Chúng ta thấy rằng những máy móc có một sức mạnh kỳ diệu trong
việc giảm bớt lao động của con người và làm cho lao động của con người có kết quả
hơn, thì lại đem nạn đói và tình trạng kiệt quệ đến cho con người. Những nguồn của cải
mới từ xưa tới nay chưa ai biết, dường như có một sức mạnh thần kỳ nào đó, lại đang
biến thành nguồn gốc của sự nghèo khổ. Những thắng lợi của kỹ thuật dường như đã
được mua bằng cái giá của sự suy đồi về mặt tinh thần. Dường như loài người càng
11

8
Xem: C. Mác - nhà tư tưởng vĩ đại nhất của nhân loại trong 1000 năm qua.
Thông tin công tác

tư tưởng
, số 10.1999. tr. 40.
9
C.Mác, Ph.ăngghen.
Toàn tập,
tập 4, Nxb CTQG. Hà Nội, 1995. tr.628.
10
Xem: C. Mác - nhà tư tưởng vĩ đại nhất của nhân loại trong 1000 năm qua.
Thông tin công
tác tư tưởng
, số 10.1999. tr. 40.
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
chinh phục được thiên nhiên nhiều hơn, thì con người lại càng trở thành nô lệ của
những người khác hoặc nô lệ cho sự đê tiện của chính mình. Dường như ngay cả đến
ánh sáng thuần khiết của khoa học cũng không thể chiếu rọi bằng cách nào khác ngoài
cách chiếu rọi vào cái bối cảnh tối tăm của sự ngu dốt. Tất cả những phát minh của
chúng ta và tất cả sự tiến bộ của chúng ta tựa hồ như đang dẫn tới chỗ là những lực
lượng vật chất thì được ban cho một đời sống tinh thần, còn đời sống của con người
vốn đã bị tước mất cái mặt tinh thần rồi thì nay lại bị hạ thấp xuống trình độ những lực
lượng vật chất đơn thuần. Mâu thuẫn đối kháng đó giữa một bên là nền công nghiệp
hiện đại và khoa học với một bên cảnh bần cùng hiện nay và sự suy đồi, mâu thuẫn đối
kháng đó giữa lực lượng sản xuất và quan hệ xã hội trong thời đại chúng ta là một sự
thật rõ ràng, không tránh khỏi và không thể chối cãi được Về phía mình, chúng ta
không hiểu nhầm bản chất của cái tinh thần lắt léo luôn luôn thể hiện trong tất cả các
mâu thuẫn đó”
11
.
Tư tưởng trên là rất điển hình cho cách nhìn của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -

Lênin về mâu thuẫn nói chung và mâu thuẫn trong tiến bộ xã hội nói riêng. Từ khi Mác
nêu ra nhận định nói trên, sự phát triển của thế giới nói chung và chủ nghĩa tư bản nói
riêng đã làm cho những mâu thuẫn đó sâu sắc hơn rất nhiều, tuy vậy, trong các tài liệu
lý luận hiện đại, việc nêu ra những nghịch lý của sự phát triển cũng khó mà vượt qua
được nhận xét sâu sắc nói trên của Mác.
Theo Mác và ăngghen, cơ sở xã hội của tính chất đối kháng duới chế độ tư bản chủ
nghĩa mà trong đó, sự tiến bộ của xã hội được thực hiện là chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất dưới các hình thức khác nhau của nó, là việc chiếm đoạt lao động thặng dư và sản
phẩm thặng dư bởi một thiểu số bóc lột. Trong chủ nghĩa tư bản, lao động của con
người là phương tiện để tăng thêm lợi nhuận cho nhà tư bản, tiến bộ khoa học - kỹ
thuật như là một sự tiếp tay cho sức mạnh bóc lột làm sự tha hoá con người thêm sâu
sắc. Tiến bộ xã hội, theo C. Mác, chỉ được thực hiện một cách toàn diện và tự giác
trong một xã hội mà ở đó không còn đối kháng giai cấp, không có hiện tượng người
bóc lột người. Theo ông, chỉ có trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, tiến bộ xã hội mới
hướng về con người, mới thoả mãn nhu cầu phát triển tự do của con người.
Điều sâu sắc trong các lập luận của Mác về mâu thuẫn trong tiến bộ xã hội là ở chỗ,
mâu thuẫn bao giờ cũng là cái vốn có trong sự phát triển và trong sự tiến bộ. Sự phát
triển của xã hội không có cách nào khác là phải tiến lên thông qua mâu thuẫn. Mâu
thuẫn, mà đặc biệt là mâu thuẫn xã hội không phải luôn luôn là điều tốt, nhưng không
có mâu thuẫn thì xã hội không tiến bộ được. Mác viết: "Không có đối kháng thì không
có tiến bộ. Đó là quy luật mà nền văn minh đã tuân theo cho đến ngày nay"
12
.
Bằng việc nghiên cứu các mâu thuẫn của sự phát triển xã hội nói chung và của chủ
nghĩa tư bản nói riêng, Mác đi đến kết luận rằng, trong xã hội loài người sẽ xuất hiện
một hình thái kinh tế - xã hội mới là chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn thấp của nó là
chủ nghĩa xã hội. Quy luật khách quan của sự tiến bộ xã hội chỉ ra rằng, hình thái kinh
12

11

C.Mác, Ph. ăngghen.
Toàn tập,
t. 12 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993. tr. 10.
12
C.Mác, Ph.ăngghen.
Toàn tập
, t. 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. tr. 136.
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
tế - xã hội tư bản chủ nghĩa nhất định sẽ phải được thay thế bằng một hình thái kinh tế
- xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ, chính
chủ nghĩa tư bản cho đến cuối thế kỷ XIX đã tạo ra hai tiền đề vật chất quan trọng nhất
cho một cuộc cách mạng như vậy - đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự
lớn mạnh của giai cấp vô sản. Nguyên nhân sâu xa của sự thay thế các hình thái kinh
tế - xã hội đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự phát
triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn này về nguyên tắc là không thể
điều hòa được. Khi cơ sở kinh tế thay đổi thì sớm hay muộn toàn bộ kiến trúc thượng
tầng đồ sộ cũng phải thay đổi theo cho phù hợp với nó. Và, sự thay đổi này đã xảy ra
trong thế kỷ XX. Tiếc rằng do nhiều nguyên nhân khác nhau chủ nghĩa xã hội hiện thực
lại bị sụp đổ ở cuối thế kỷ XX. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng chủ nghĩa tư bản là
hình thái cuối cùng của lịch sử loài người. Quy luật của sự tiến bộ xã hội đã cho phép
rút ra kết luận như vậy.
b). Tiến bộ xã hội là sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội.
Như đã biết, học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của Mác là học thuyết đầu tiên
trong lịch sử loài người giải thích một cách duy vật về sự vận động của đời sống xã hội.
Trong chương
hình thái kinh tế - xã hội
, Sgk đã trình bày nội dung của lý luận Mác về

hình thái kinh tế - xã hội, do vậy ở đây chỉ trình bày những gì có liên quan đến việc
đánh giá học thuyết này như là một đỉnh cao của lý luận về tiến bộ xã hội.
Trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, chủ nghĩa duy tâm thống trị trong mọi nhận thức về
tiến bộ xã hội. Học thuyết của C. Mác về hình thái kinh tế - xã hội ra đời cho phép
khẳng định rằng "trước hết con người cần phải ăn, uống, ở và mặc, nghĩa là phải
lao
động
, trước khi có thể đấu tranh để giành quyền thống trị , trước khi có thể hoạt động
chính trị, tôn giáo, triết học v.v
13
. Đó là “sự thật hiển nhiên” quy định mọi sự vận
động và tiến bộ của đời sống xã hội. Theo Mác và ăngghen, tiến trình lịch sử xã hội loài
người không phải là sự vận động vô hướng theo dẫn dắt của cái “tất yếu mù quáng”,
mà là quá trình vận động có quy luật, theo hướng tiến bộ; là quá trình tất yếu chuyển
từ những hình thái kinh tế - xã hội này lên những hình thái kinh tế - xã hội khác, cao
hơn, tiến bộ hơn. Mác viết: “Về đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất châu á, cổ
đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của các hình thái
kinh tế - xã hội”
14
.
Rõ ràng, phạm trù hình thái kinh tế - xã hội của Mác đã đem lại tiêu chuẩn khách quan
để phân biệt xã hội ở giai đoạn phát triển này với giai đoạn phát triển khác, để vạch ra
cái chung, cái lặp lại trong lịch sử các dân tộc khác nhau trong tiến trình phát triển của
xã hội loài người.
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở phương pháp luận của các khoa học xã
hội, là một trong những nền tảng lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học, bởi nó đã vạch
ra sự thống nhất của lịch sử thông qua tính phong phú của các sự kiện ở các nước
13

13

C.Mác, Ph.ăngghen.
Toàn tập
, t. 19, Nxb CTQG, Hà Nội,1995. tr 166.
14
C.Mác, Ph.ăngghen.
Toàn tập
, t. 6, Nxb CTQG, Hà Nội, 1993. tr. 553, 16.
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
khác nhau trong các thời kỳ khác nhau. Tính chất tiến bộ của bất kỳ một hiện tượng xã
hội nào, đều chỉ có thể được đánh giá hợp lý khi đặt nó trong một hình thái kinh tế -
xã hội nhất định.
c). Tiến bộ xã hội là khuynh hướng vận động khách quan, có quy luật và “có
những bước quanh co hoặc thụt lùi tuơng đối

.
Mác và ăngghen, trên cơ sở hai phát minh vĩ đại của mình - quan niệm duy vật về lịch
sử và học thuyết giá trị thặng dư, đã đưa ra những quan niệm vừa duy vật vừa biện
chứng, tức là những quan niệm khoa học về tiến bộ xã hội. Các ông coi tiến bộ xã hội
là quá trình phát triển đi lên tất yếu, có quy luật của xã hội loài người, từ một hình thái
kinh tế - xã hội này sang một hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn. Đó không phải là
một quá trình phát triển tự phát, mà được thực hiện thông qua hoạt động tự giác của
con người. Đó chính là sự thống nhất biện chứng giữa cái khách quan với cái chủ quan,
nó khác với quá trình tự nhiên, nó là kết quả tổng hợp của những hoạt động, những nỗ
lực của con người mà trước hết là của quần chúng nhân dân.
Các quy luật quy định sự vận động của đời sống xã hội thể hiện phong phú trong các
hình thái kinh tế - xã hội là các quy luật của hoạt động người. Tuy nhiên, chúng không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người mà trái lại, mang tính khách quan, làm
cho sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội trở thành quá trình lịch sử - tự nhiên,

trong đó con người là chủ thể và là động lực của sự phát triển.
Theo Mác và ăngghen, quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định sự tiến bộ xã hội.
Bởi vì, trong quá trình lao động sản xuất vật chất, và, nhờ đó, tạo ra những điều kiện
tồn tại và phát triển cho bản thân mình, con người đã sáng tạo ra lịch sử. Nhưng con
người chinh phục tự nhiên, cải biến tự nhiên không phải với tư cách là những cá nhân
đơn lẻ, mà với tư cách là những thành viên trong một cộng đồng. Sống trong cộng
đồng xã hội, con người làm nên lịch sử bằng cách quan hệ với nhau. Đây là một trong
những tiền đề của lịch sử và cũng là tiền đề của tiến bộ xã hội.
Xã hội loài người đã và đang phát triển trải qua những giai đoạn khác biệt nhất định.
Trong mỗi giai đoạn đều có sự tác động của những quy luật chung đặc trưng cho chính
cái lặp lại, cái bền vững trong lịch sử, và đồng thời của những quy luật đặc thù chỉ biểu
hiện ra trong một không gian và thời gian lịch sử có giới hạn. Lịch sử phát triển của xã
hội loài người không bao giờ lặp lại nguyên vẹn cái cũ; lịch sử tiến lên không theo vòng
tròn chu kỳ giản đơn mà là theo vòng xoáy ốc. Sự lặp lại của lịch sử thường có vẻ như
lặp lại cái cũ nhưng thực ra bao giờ cũng là lặp lại ở một trình độ khác, bao hàm một
điều mới nào đó.
Trong quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, con người trong mọi thời
đại luôn luôn là kẻ sáng tạo ra lịch sử, nhưng sự sáng tạo đó chỉ có thể có được trong
những điều kiện khách quan của lịch sử. Điều kiện khách quan của lịch sử không chỉ
đơn thuần là những yếu tố thời đại, mà còn là những yếu tố kinh tế, văn hoá, khoa
học, kỹ thuật đã đạt được bởi các thế hệ trước. "Mỗi giai đoạn của lịch sử đều gặp
một kết quả vật chất nhất định, một tổng số nhất định những lực lượng sản xuất, một
quan hệ - được tạo ra trong quá trình lịch sử - của những cá nhân với tự nhiên và với
14
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
những người khác, quan hệ mà mỗi thế hệ nhận được từ những tiền bối của mình, một
khối lớn những lực lượng sản xuất, những tư bản và những điều kiện (tức là những thứ
một mặt bị thế hệ mới làm biến đổi đi, song mặt khác lại quy định đối với thế hệ mới)

những điều kiện sinh hoạt của chính thế hệ mới và làm cho chính thế hệ mới có một sự
phát triển nhất định, một tính chất riêng biệt. Như vậy, quan niệm đó chỉ ra rằng con
người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức
ấy"
15
.
Trong quan niệm của Mác và ăngghen, quá trình phát triển của xã hội loài người do
tuân theo những quy luật chung của sự phát triển nên bao giờ cũng diễn ra một cách
hết sức phong phú, phức tạp và đầy mâu thuẫn, thậm chí có cả những bước thụt lùi, có
trường hợp thoái bộ hoặc vận động một cách quanh co. Tiến bộ xã hội, do vậy, cần
phải được hiểu một cách lịch sử, cụ thể gắn với hoàn cảnh hiện thực của các xã hội.
Nếu như “định luật cơ bản" của sự phát triển của giới hữu cơ nói chung, theo ăngghen,
là “mỗi một bước tiến trong sự phát triển của giới hữu cơ đồng thời cũng là một sự
thoái hoá vì nó củng cố sự phát triển
một chiều
, và loại bỏ khả năng phát triển nhiều
chiều”
16
, thì trong lĩnh vực xã hội, Mác đã nói rất rõ: “Nói chung không nên hiểu khái
niệm tiến bộ dưới hình thức trừu tượng thông thường”
17
; không nên hình dung tiến bộ
xã hội một cách giản đơn như một quá trình bằng phẳng, đơn tuyến, thẳng tắp, không
có những bước quanh co hoặc thụt lùi tuơng đối. Trong lịch sử nhân loại, các qúa trình
xã hội thường diễn ra không phải với tư cách là sự tiến bộ hoặc thoái bộ đơn thuần.
Mác chỉ rõ, bên cạnh sự vận động theo hướng tiến bộ, còn có cả những vận động thụt
lùi, quanh co hoặc thoái hóa; trong sự phát triển "luôn luôn thấy có những trường hợp
thoái bộ

loanh quanh


18
. Lênin cũng cho rằng, nếu coi "lịch sử thế giới tiến lên một
cách đều đặn, bằng phẳng, không có - đôi khi - những bước nhảy lùi lớn, thì không là
biện chứng, không khoa học không đúng về mặt lý luận”
19
.
Như vậy, tiến bộ trong quan niệm của Mác, ăngghen và Lênin là xu hướng phát triển từ
thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện của các hệ thống và tiểu hệ thống
trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Còn thoái bộ, ngược lại, là một
khuynh hướng đối lập với tiến bộ, tức là sự vận động của sự vật theo chiều từ trình độ
cao xuống trình độ thấp - vận động thụt lùi, vận động theo hướng suy đồi, thoái hoá
Trong đời sống xã hội, hai khuynh hướng này luôn tồn tại dưới dạng khả năng. Trên
thực tế, mỗi cộng đồng vận động theo khả năng nào còn tuỳ thuộc ở trình độ của các
chủ thể hoạt động trong việc nắm bắt các xu hướng khách quan và trình độ khống chế
những xu hướng khách quan ấy.
Từ một số nét rất khái quát về các quan niệm tiêu biểu trong lịch sử triết học về tiến bộ
xã hội nêu trên, có thể thấy rằng, tiến bộ xã hội là vấn đề muôn thuở, là vấn đề của
mọi thời đại. Bởi lẽ, do được đặt ra cùng với sự tồn tại của con người, do phải đảm
15

15
C.Mác, Ph.ăngghen.
Toàn tập
, t. 3, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. tr. 54-55.
16
C.Mác, Ph.ăngghen.
Toàn tập
, t. 20, Nxb CTQG, Hà Nội, 1994. tr.819.
17

C.Mác, Ph.ăngghen.
Toàn tập
, t. 12, Nxb CTQG, Hà Nội, 1993. tr.889.
18
C.Mác, Ph.ăngghen.
Toàn tập
, t. 3, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. tr. 126.
19
V.I.Lênin.
Toàn tập
, t. 30 Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981. tr. 8.
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
nhận chức năng thể hiện nhu cầu vĩnh hằng của loài người - nhu cầu phải luôn luôn
tiến về phía trước, mà sự tiến bộ xã hội đã và sẽ mãi mãi là một vấn đề tồn tại song
hành với đời sống con người. Song ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, ở mỗi hoàn cảnh
riêng biệt của đời sống xã hội, tiến bộ xã hội có những nét đặc thù riêng của nó. Làm
rõ những nét đặc thù đó chính là nhiệm vụ của triết học.

III.
TIÊU CHUẨN CỦA TIẾN BỘ XÃ HỘI
III.1. Vấn đề tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội
Phân tích triết học về tiến bộ xã hội không thể không bàn đến vấn đề cần phải lấy
những thước đo nào để đanh giá một xã hội cụ thể xem có được gọi là tiến bộ hay
không; tức là vấn đề tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội. Do tiến bộ xã hội bao giờ cũng là
vấn đề giá trị học, nên bất kỳ tiêu chuẩn nào của tiến bộ xã hội bao giờ cũng chứa
trong nó yếu tố chủ quan. Nó gắn chặt với các quan điểm, lập trường, đường lối, chủ
trương của các nhà nước, các tổ chức xã hội khi đánh giá các hiện tượng và các quá
trình lịch sử. Mỗi một cộng đồng, đoàn thể, chính đảng, quốc gia đều có thể xác định

tiêu chuẩn riêng cho hoạt động của mình để đạt tới tiến bộ.
Như ta đã biết, các hiện tượng xã hội được coi là tiến bộ dù theo tiêu chuẩn nào chăng
nữa, cũng đều không hoàn toàn tuyệt đối: cái được coi là tiến bộ lúc này, ở nơi này thì
vào lúc khác, ở nơi khác có thể lại là không tiến bộ. Cái đóng vai trò là tiến bộ tuyệt đối
ở mặt này, thì ở mặt khác lại có thể không phải là tiến bộ Khó có thể tìm thấy tiêu
chuẩn nào đóng vai trò tích cực một cách tuyệt đối trong mọi hoàn cảnh và ở mọi đối
tượng. Nói cách khác, tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội luôn luôn mang tính lịch sử và cụ
thể; mỗi tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội thường thường đều có phạm vi ứng dụng xác
định, dành riêng cho những hiện tượng xã hội nhất định.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội không mang
tính khách quan. Dù có bị chi phối bởi ý muốn chủ quan của người đánh giá đến đâu
chăng nữa, những tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội, nếu muốn được thừa nhận, nếu muốn
đóng vai trò định hướng đối với sự tiến bộ vẫn phải đảm bảo tính khách quan ở mức độ
cần thiết. Điều này do bản thân đối tượng được đánh giá quy định.
Trong lịch sử tư tưởng nói chung, một khi các nhà tư tưởng thừa nhận tính chất tiến bộ
của sự vận động xã hội thì thông thường họ cũng nêu ra và khẳng định những quan
điểm riêng của mình về tiêu chuẩn của sự tiến bộ. Vì thế, tham vọng về một quan điểm
toàn diện và tổng quát đối với tiến bộ xã hội là cái rất khó đạt tới. Tiêu chuẩn phổ quát
của tiến bộ xã hội theo quan điểm triết học, bao giờ cũng là một thang đo có tính chất
định tính cho sự đánh giá các qúa trình xã hội. Những tiêu chuẩn cụ thể của tiến bộ xã
hội, những tiêu chuẩn định lượng rạch ròi thường đóng vai trò là căn cứ cho sự xác
định tiêu chuẩn phổ quát, song dẫu sao những căn cứ đó cũng không phải là những chỉ
báo có tính chất quyết định.
16
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
Có thể thấy, bên cạnh quan niệm cho rằng, tiêu chuẩn chung của tiến bộ xã hội, trước
hết, là tiêu chuẩn khách quan, nên cần phải tìm nó trong lĩnh vực sản xuất vật chất,
trong lĩnh vực kinh tế còn có quan niệm cho rằng tiến bộ xã hội không có tiêu chuẩn

khách quan, thống nhất và do vậy, cần phải tìm nó trong lĩnh vực tinh thần, ý thức,
trong lĩnh vực tư tưởng.
Những người theo quan điểm phủ nhận tiêu chuẩn khách quan, thống nhất của tiến bộ
xã hội cho rằng, tiến bộ xã hội là thước đo chủ quan đặc trưng riêng cho mỗi cộng
đồng của lịch sử xã hội loài người. Mỗi giai cấp, mỗi tập đoàn người, mỗi cá nhân luôn
đứng trên một lập trường nào đó, theo đuổi một mục đích nhất định nhằm mưu cầu lợi
ích cho riêng mình vì thế khi đánh giá về sự tiến bộ của xã hội, mỗi chủ thể thường
dựa vào nhận thức chủ quan của mình, theo ý muốn chủ quan của mình hoặc cho rằng
chỉ có tiêu chuẩn riêng cho từng lĩnh vực trong đời sống xã hội chứ không có tiêu chuẩn
chung để đánh giá tiến bộ xã hội. Hiện nay, khi nghe "tiếng chuông cảnh tỉnh" về sự
cạn kiệt tài nguyên, về nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố, về tình trạng phân hoá giàu
nghèo hoặc về tình trạng ô nhiễm môi trường trên khắp hành tinh thật dễ hiểu, tại
sao đã có nhiều tư tưởng đã đề nghị cộng đồng thế giới phải thông qua những thước
đo phổ quát, nhân đạo về tiến bộ xã hội.
Hơn thế nữa, vấn đề tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội lại càng phức tạp hơn khi mà cùng
xuất phát từ một lập trường, một quan điểm nào đó, kể cả khi xuất phát từ quan niệm
của chủ nghĩa Mác-Lênin về tiến bộ xã hội, người ta vẫn đưa ra những đánh giá, nhận
định khác nhau.
Sự thật thì ngay từ thời cổ đại, khi tư tưởng về tiến bộ xã hội mới hình thành, các nhà
tư tưởng của thời đại đó đã nói đến tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội. Song, do những hạn
chế có tính chất thời đại, có lúc, người ta đã lấy một xã hội cụ thể, một vương triều cụ
thể và coi là xã hội kiểu mẫu, là vương triều lý tưởng để đánh giá xã hội mà mình đang
sống là tiến bộ hay thoái bộ. Những mô hình kiểu như "thế kỷ vàng son" hay "xã hội
đại đồng" Nghiêu - Thuấn được xây dựng trên một cách nhìn như vậy.
Trong suốt thời kỳ của "những đêm dài Trung cổ", các nhà tư tưởng ở thời kỳ này do
chịu ảnh hưởng nặng nề của thế giới quan thần học và những tín điều của nhà thờ Kitô
giáo, cái được coi là điểm xuất phát của mọi tư duy, nên đối với họ sự tồn tại của một
xã hội nào đó là do ý Chúa và bởi vậy mà vấn đề có hay không có tiêu chuẩn để đánh
giá sự tiến bộ của xã hội - đó là cái do Chúa sắp đặt.
Vấn đề tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội chỉ thực sự trở thành vấn đề bàn cãi ở thời kỳ

Phục hưng, khi những quan niệm về tiến bộ lịch sử đã trở thành cơ sở lý luận, thành
ngọn cờ tư tưởng của giai cấp tư sản đang hình thành trong cuộc đấu tranh nhằm xóa
bỏ chế độ phong kiến suy tàn. Với sức mạnh của khoa học thực nghiệm lúc bấy giờ, các
nhà tư tưởng tư sản nhìn nhận chế độ phong kiến là một sản phẩm phi lý của lịch sử, vì
thế, theo họ, chế độ phong kiến phải được thay bằng một xã hội lấy sự phát triển của
trí tuệ con người, sự sáng suốt của lý tính làm nền tảng. Với quan niệm đó, họ thừa
nhận chỉ có sự phát triển theo hướng đi lên của lý tính con người mới được coi là tiêu
chuẩn để đánh giá sự tiến bộ của xã hội.
17
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
J.Vicô, khi coi sự phát triển của mỗi dân tộc đều diễn ra theo một vòng tròn khép kín
để rồi từ đó lại đi lên theo sự quay của một vòng tuần hoàn mới, đã lấy sự phát triển
theo hướng đi lên của lý tính con người làm thước đo trình độ phát triển của một dân
tộc
20
.
C.Henvetiuyt, J.Côngđoócxê, khi khẳng định tiến bộ xã hội tuân theo những quy luật
chung của nó, đã coi lý tính con người là tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn tối cao để đánh
giá sự tiến bộ của xã hội. J.Côngđoócxê khẳng định, sớm hay muộn nhân loại cũng sẽ
đạt tới một chế độ xã hội mà ở đó không còn "bạo chúa và nô lệ", ở đó chỉ toàn là
"những người tự do”, do vậy, ngoài "lý tính" không còn gì để có thể coi là tiêu chuẩn để
đánh giá tiến bộ xã hội
21
.
A.Tuyếcgô, khi đánh giá cao vai trò của sự tăng trưởng kinh tế, của sự tiến bộ về khoa
học, kỹ thuật đã cho rằng giữa sự phát triển xã hội và sự thay đổi những hình thức của
đời sống kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ. ông coi tăng trưởng kinh tế và tiến bộ khoa
học, kỹ thuật là thước đo trình độ phát triển của xã hội.

J.Hécđe, khi xuất phát từ quan niệm coi tính đặc thù trong văn hóa tinh thần của các
dân tộc là cái có ý nghĩa tuyệt đối, quyết định sự phát triển của xã hội, đã khẳng định
trình độ phát triển của nền văn hóa tinh thần chính là thước đo sự phát triển xã hội.
Hêgen đã lý giải sự tiến bộ xã hội một cách sâu sắc về phương diện triết học. Mặc dù bị
hạn chế bởi quan điểm duy tâm, song ông đã xem xét lịch sử nhân loại như một quá
trình thống nhất và hợp quy luật. Tuy đề cao tính đặc thù của mỗi thời đại, ông vẫn
khẳng định rằng mỗi thời đại là một giai đoạn tất yếu trong tiến trình phát triển chung
của nhân loại. Với niềm tin vững chắc vào sức mạnh và khả năng của lý tính con người,
ông coi tiến bộ xã hội như là quá trình tự vận động của "ý niệm tuyệt đối", theo ông,
“sự phát triển của ý thức về tự do” là tiêu chuẩn của tiến bộ lịch sử.
Xanh Ximông, ôoen và Phuriê, khi đưa ra những quan niệm của mình về tiến bộ xã hội
đều luận chứng cho tính tất yếu lịch sử của việc thiết lập một chế độ xã hội mới như
kết quả của sự phát triển hợp quy luật của lịch sử. Với tư tưởng về tính khách quan của
tiến bộ xã hội, các ông khẳng định sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là một bước tiến
trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, khi đề cập đến tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội thì ở
các ông lại có sự khác nhau. Xanh Ximông coi sự
phát triển của tri thức khoa học, của
đạo đức và tôn giáo
là động lực phát triển của xã hội, là tiêu chuẩn khách quan để
đánh giá sự phát triển của xã hội. ôoen coi
quá trình tiến bộ từng bước trong sự tự
nhận thức
của con người là tiêu chuẩn để đánh giá tiến bộ xã hội. Bởi thế ông rất đề
cao vai trò của
giáo dục
đối với sự phát triển toàn diện của cá nhân. Còn Phuriê thì coi
năng suất lao động
xã hội là thước đo trình độ phát triển của xã hội và,
trình độ giải
phóng phụ nữ

cũng được ông coi là thước đo trình độ phát triển của xã hội.
18

20

Философский энциклопедический словарь.
2. Издание, Советская Энциклопедия,
Москва, 1989. tr. 90.
21

Философский энциклопедический словарь.
2. Издание, Советская Энциклопедия,
Москва, 1989. tr. 273.
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
ô.Côngtơ với quan niệm coi sự tiến hóa của lịch sử nhân loại được kết thúc ở chủ nghĩa
tư bản, đã lấy
yếu tố thực chứng làm thước đo sự tiến hóa về mặt trí tuệ
và đó cũng là
thước đo trình độ tiến bộ của xã hội.
Vâybơ, với quan niệm văn hóa là một "cấu trúc xã hội có bề sâu", quy định sự biến
động của các cấu trúc trên bề mặt xã hội, đã coi văn hoá là cái quyết định tiến bộ xã
hội. Quan niệm này của M.Vâybơ đã có ảnh hưởng lớn đến các nhà triết học, xã hội học
tư sản phương Tây. Một vài người trong số đó, khi dựa vào quan niệm của M.Vâybơ đã
phủ nhận học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của Mác nhằm biện hộ cho chủ nghĩa
tư bản và coi nó là xã hội cuối cùng trong lịch sử nhân loại, là giới hạn của sự tiến bộ
xã hội.
O.Spengơle, P.Xôrôkin và A.Tôinbi với quan niệm về vòng tuần hoàn của quá trình lịch
sử đã ít nhiều phủ nhận tiến bộ xã hội. Các ông coi lịch sử xã hội loài người là sự cùng

tồn tại nhiều nền văn minh mà những nền văn minh đó chỉ khác nhau ở loại hình tôn
giáo. Từ đó các ông lấy trình độ hòa hợp của các tôn giáo để đánh giá sự tiến bộ trong
các nền văn minh khác nhau.
Đứng trước những vấn đề mang tính toàn cầu của thời đại như nguy cơ chiến tranh hạt
nhân, sự phá hủy môi trường sống, nạn cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên do sự “tác động
ngược” của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ, một số học giả phương
Tây lâu nay đang nói đến "sự tận cùng của lịch sử", "buổi hoàng hôn, ngày tàn của thế
giới", "sự cáo chung của nhân loại". Một trong những quan niệm đặc biệt bi quan về
tiến bộ xã hội là quan niệm của một số nhà lý luận trong "Câu lạc bộ Rôma". Họ cho
rằng mọi sự phát triển của sản xuất đều có giới hạn và điều đó dẫn đến khủng hoảng,
do đó cần phải đưa sự phát triển của lực lượng sản xuất xuống mức thấp nhất. Theo
họ, tái sản xuất giản đơn ra con người và của cải là phương sách giúp cho nhân loại
thoát khỏi thảm họa của ngày tận thế. Trong các báo cáo "Giới hạn của sự phát triển",
khi khẳng định tình trạng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, họ đã chứng minh rằng
tiến bộ của khoa học, kỹ thuật không trùng hợp với tiến bộ xã hội
, rằng chính điều đó
đã dẫn đến sự suy thoái về mặt xã hội
22
.
Ngược lại, một số học giả khác, như R.Arôn, G.Can, I.Ganbraitơ, đặc biệt là nhà xã hội
học Mỹ Rôxtâu lại đưa ra quan điểm về quyết định luận kỹ thuật (kỹ trị), coi
kỹ thuật là
yếu tố quyết định sự tiến bộ xã hội
và lấy tiến bộ kỹ thuật làm tiêu chuẩn hàng đầu của
tiến bộ xã hội. Quan niệm này được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước Tây âu vào những
năm 50 - 60 với học thuyết về xã hội hậu công nghiệp. Ngoài ra, trong đời sống tinh
thần phương Tây hiện đại còn tồn tại một dạng quan niệm khác - quan niệm đối lập
tiến bộ xã hội với tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Những người theo quan niệm này cho
rằng ngày nay khoa học, kỹ thuật đã trở thành một lực lượng khủng khiếp, đe dọa tiến
bộ xã hội. Nếu khoa học cứ phát triển như tốc độ hiện nay thì rồi đây con người sẽ

được thay thế bằng người máy và kỹ thuật do con người tạo ra sẽ quay lại thống trị con
người.
19

22

Xem: Triết học phương Tây hiện đại. Từ điển.
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996. tr. 77-79.
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
III.2. Tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội theo quan niệm của chủ nghĩa Mác -
Lênin
Khắc phục tính chất duy tâm và siêu hình trong những quan niệm về tiến bộ xã hội của
các bậc tiền bối, chỉ ra cách hiểu phiến diện, không đúng dựa trên cơ sở của sự nhận
thức chủ quan và xuất phát từ mong muốn cá nhân ở họ, Mác và ăngghen đã vạch ra
những tiêu chuẩn chung nhất, mang tính khách quan để xác định tiến bộ xã hội.
Trên cơ sở thừa nhận tiêu chuẩn phổ quát về sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội,
Mác và ăngghen đã xem xét sự phát triển con người trong đời sống xã hội, mà trước
hết là trong hoạt động sản xuất vật chất - lĩnh vực hoạt động cơ bản của xã hội loài
người, đánh giá tiến bộ xã hội. Mác và ăngghen viết: “Hoạt động sống của họ (những
cá nhân con người - Sgk) biểu hiện đời sống của họ như thế nào thì họ là như thế ấy.
Do đó họ là như thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với
cái
mà họ sản xuất
ra cũng như với
cách
họ sản xuất. Do đó những cá nhân là như thế nào, điều đó phụ
thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ”
23

. Con người - chủ thể
của sản xuất, và là sản phẩm của hoàn cảnh - phát triển theo sự phát triển của điều
kiện sống. Sự phát triển của
cái
mà con người sản xuất ra cũng như sự phát triển của
cách
mà con người sản xuất - chính là biểu hiện của sự phát triển của bản chất con
người. “Sự phát triển phong phú của bản chất con người, coi như là một mục đích tự
thân”
24
; sự phát triển ấy đi theo hướng nhằm tới trình độ lý tưởng “sự phát triển tự do
của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”
25
- trình độ
phát triển con người trong chủ nghĩa cộng sản.
Với quan niệm như vậy, có thể suy ra rằng, chủ nghĩa Mác coi con người, hạnh phúc
của con người, hay là
sự phát triển của con người về mọi phương diện
, chính là thước
đo trình độ phát triển của xã hội, là tiêu chuẩn tối cao của tiến bộ xã hội.
Xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam, từ mục tiêu chung của chủ nghĩa xã
hội, Hồ Chí Minh đã phác thảo những nét lớn, rất cơ bản về một xã hội tiến bộ ở nước
ta. Người viết: "Đầu tiên là công việc đối với con người"
26
"Xây dựng chủ nghĩa xã
hội là thay đổi cả xã hội, thay đổi cả thiên nhiên, làm cho xã hội không còn người bóc
lột người, không còn đói rét, mọi người đều được ấm no và hạnh phúc”
27
- "ai cũng có
cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành".

Có thể thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về một xã hội không còn người bóc lột người, ở đó,
mọi người đều được ấm no và hạnh phúc chính là tư tưởng thừa nhận tiêu chuẩn tối
cao của tiến bộ xã hội là
sự phát triển toàn diện của con người
.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, con người, nhân tố con người đã được Đảng và
Nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Trong “Cương lĩnh xây dựng CNXH trong thời kỳ quá
20

23
C.Mác, Ph.ăngghen.
Toàn tập
, t.3. Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. tr. 30.
24
C.Mác, Ph.ăngghen.
Toàn tập
, t.26. Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. tr.168.
25
C.Mác, Ph.ăngghen.
Toàn tập,
tập 4, Nxb CTQG. Hà Nội, 1995. tr.628.
26
Hồ Chí Minh.
Di chúc. Toàn tập
, t. , Nxb CTQG. Hà Nội, 2000.
27
Hồ Chí Minh.
Toàn tập
, t.8, Nxb sự thật, Hà Nội, 1987. tr. 429, 645, 673.
HOSIQUY9/2003

CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
độ” (1991), Đảng ta xác định rõ: “Vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy
mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân”
28
. Trong “Chiến lược ổn định và phát triển kinh
tế - xã hội 1991-2000”, tư tưởng coi con người là trung tâm của sự phát triển đã được
Đảng ta chính thức ghi nhận. Văn kiện viết: “Mục tiêu và động lực chính của sự phát
triển là
vì con người, do con người
. Chiến lược kinh tế - xã hội
đặt con người vào vị trí
trung tâm
Lợi ích của mỗi người, của từng tập thể và của toàn xã hội gắn bó hữu cơ
với nhau, trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp”
29
.
Những tư tưởng này có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy những chuyển biến kinh tế -
xã hội những năm gần đây và sẽ còn là quan điểm có ý nghĩa chiến lược đối với sự
phát triển đất nước mai sau. Bài học của các nước trong khu vực, đặc biệt các nước có
trình độ phát triển tương tự như Việt Nam, tài nguyên không giàu, song bứt phá lên
được do biết phát huy nhân tố con người, do biết chú trọng khai thác nguồn lực con
người đã làm cho việc đổi mới tư duy về nhân tố con người ở Việt Nam có thêm căn
cứ thực tiễn. Hơn thế nữa, tư tưởng của Đảng ta về việc coi
con người
là mục tiêu và là
động lực của sự phát triển kinh tế -xã hội là hoàn toàn phù hợp với tư tưởng tiến bộ
nhất của tư duy nhân loại.
Như đã biết, từ năm 1990 đến nay, để đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn mức độ phát
triển xã hội, Liên hợp quốc đưa ra chỉ số phát triển con người HDI (Human

Development Index). Chỉ số phát triển con người là công cụ đánh giá tương đối sâu sắc
và phong phú hơn so với bất kỳ chỉ số tổng hợp nào hoặc thậm chí còn hơn cả các chỉ
tiêu thống kê chi tiết. Để đánh giá đầy đủ mức độ tiến bộ về sự phát triển con người,
UNDP (Chương trình phát triển của Liên hợp quốc) đã xây dựng một công cụ đơn giản,
dùng để đo các khả năng cơ bản nhất của con người: sống lâu, có kiến thức, có mức
sống tốt. Do đó HDI là thước đo toàn diện hơn so với thước đo thu nhập tính theo đầu
người. Quan điểm chỉ đạo của UNDP khi sử dụng tiêu chuẩn HDI là: thu nhập (GDP
hoặc GNP) chỉ là phương tiện, chứ không phải là mục đích của sự phát triển; sự phát
triển con người phong phú hơn nhiều so với sự biểu hiện của chỉ số GDP. Do vậy, việc
sử dụng chỉ số HDI cho phép các quốc gia hình dung được một bức tranh toàn cảnh
hơn về đời sống con người, bởi HDI là chỉ số tổng hợp của ba chỉ số cơ bản dưới đây:
- Chỉ số thu nhập bình quân đầu người GDP (thu nhập thực tế bình quân đầu
người (PPP)/ năm).
- Chỉ số về giáo dục (gồm các chỉ số về tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ người
được hưởng nền giáo dục, v.v ).
- Chỉ số về y tế (gồm các chỉ số về tuổi thọ bình quân, số người thọ trên 40
tuổi, chỉ số sử dụng nước sạch, v.v ).
Chỉ số HDI đo đạc những
khía cạnh cơ bản của năng lực con người
. Việc tiêu chuẩn hoá
giá trị HDI từ 0 (thấp nhất) đến 1 (cao nhất) cho phép mỗi nước thấy được khoảng
21

28
Đảng cộng sản Việt Nam.
Cương lĩnh xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ
. Nxb. Sự thật. Hà
Nội, 1991. tr. 13.
29
Đảng cộng sản Việt Nam.

Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000.
Nxb.
Sự thật. Hà Nội, 1991. tr. 8.
HOSIQUY9/2003
CH. VIII. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC. TẬP II.
PHÂN VIỆN HÀ NỘI, HVCTQG HCM. NXB CTQG, 2003. TR. 227-270.
cách mà mình đã đạt được trên con đường tiến đến giá trị lý tưởng là 1. Độ chênh lệch
HDI giữa các nước và khoảng cách giữa chỉ số mà mỗi nước đã đạt được so với chỉ số
lý tưởng chính là căn cứ rất cụ thể cho phép mỗi nước hình dung được cái đích (tương
đối) của sự tiến bộ còn ở phía trước bao xa. Theo những chỉ số này, Việt Nam năm
2001 xếp thứ 101 với chỉ số HDI là 0,682; chỉ số tuổi thọ là 0,71; chỉ số giáo dục 0,84
và chỉ số GDP là 0,49. Điều đáng lưu ý là ở chỗ, nhiều nước có thu nhập quốc dân đầu
người cao hơn Việt Nam như Inđônesia (PPP, 1999:2857 USD / PPP Việt
Nam,1999:1860 USD), Ai Cập (PPP, 1999: 3420 USD), Goatêmala (PPP, 1999: 3674
USD), Namibia (PPP, 1999: 5468 USD), Gabông (PPP, 1999: 6024 USD) song do các
chỉ số về tuổi thọ và giáo dục đều thấp nên đã bị xếp ở thứ hạng thấp hơn Việt Nam về
phát triển con người.
Nói tóm lại, trên cơ sở xem xét sự phát triển con người xã hội trong hoạt động sản xuất
vật chất, trong sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin coi con
người là trung tâm của sự phát triển, là yếu tố chiếm vị trí hàng đầu, quy định lực
lượng sản xuất của nhân loại; sự phát triển của con người thể hiện đầy đủ nhất xã hội
tiến bộ đến mức nào.
Sự phát triển toàn diện của con người
chính là thước đo trình độ
phát triển của xã hội, là
tiêu chuẩn tối cao của tiến bộ xã hội
theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin.

22

HOSIQUY9/2003

×