Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

mối quan hệ của sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.42 KB, 2 trang )

Nguyễn Quý Linh
K30 - ĐTTH
Mối quan hệ giữa phát triển kin tế và tiến bộ xã hội
Tại sao ở nước ta hiện nay phải thực hiện tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội
ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển ?
Phát triển kinh tế là cơ sở vật chất cho tiến bộ xã hội. Tiến bộ xã hội biểu hiện ở sự
tăng mức sống của con người, tức là kinh tế phải tăng trưởng làm cho GDP/người tăng lên.
Tiến bộ xã hội còn biểu hiện ở sự giảm khoảng cách giàu nghèo, ở trình độ phát triển giữa các
vùng chênh lệch ít .. Muốn vậy, kinh tế phải phát triển mới có thể tạo điều kiện vật chất để
thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo, đầu tư cho sự phát triển ở các vùng lạc hậu.
Tiến bộ xã hội cũng thể hiện ở nâng cao dân trí, học vấn, phục vự y tế, việc mở rộng các loại
phúc lợi xã hội.. Những nhiệm vụ trên chỉ có thể thực hiện có kết quả nhờ phát triển kinh tế.
Ngược lại, tiến bộ xã hội lại thúc đẩy sự phát triển kinh tế hơn nữa. Một mặt, tiến bộ
xã hội xác định các nhu cầu mới của đời sống xã hội, đòi hỏi nền kinh tế phải đáp ứng. Mặt
khác, tiến bộ xã hội thể hiện ở mức sống của con người tăng lên, trình độ học vấn, dân trí
tăng lên, công bằng xã hội tốt hơn.. làm cho xã hội ổn định, khả năng lao động sáng tạo và
nhiệt tình lao động của con người tốt hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển hơn.
Quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội suy đến lúc đến cùng thực chất là
quan hệ biện chứng giữa sự phát triển lực lượng sản xuất với sự phát triển quan hệ sản xuất
và kiến trúc thượng tầng. Nói cách khác , đó là sự phát triển của hình thái kinh tế- xã hội.
Phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội là một trong
những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta.Trong tiến trình đổi mới, cùng với đổi mới tư duy kinh tế, Đảng ta có nhiều đổi mới trong
nhận thức về vấn đề xã hội, thực hiện chính sách xã hội. Nổi bật là quan điểm: phát triển kinh
tế gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính
sách phát triển; thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xem trình độ phát triển
kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội; thực hiện tốt chính sách xã hội là
động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế.
Từ khi chúng ta thực hiện kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, bên cạnh những
thành tựu quan trọng đã đạt được, những chủ trương chính sách mới trong kinh tế cũng đã để
lại một số vấn đề về công bằng xã hội mà nếu không giải quyết một cách thỏa đáng, chúng sẽ


biến thành mâu thuẫn giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Trước hết là xu hướng gia tăng sự phân hóa giàu nghèo giữa tầng lớp có thu nhập cao
và tầng lớp có thu nhập thấp trong nước… Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia
tăng do cơ hội và thành quả tăng trưởng kinh tế không được chia sẻ một cách đồng đều mà lại
theo hướng có lợi cho nhóm người vốn đã có cuộc sống dư dật, khá giả hơn…
Thứ hai là sự phân hóa thu nhập có xu hướng gia tăng giữa các vùng miền khác nhau,
đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng đồng bằng với vùng sâu, vùng xa, vùng núi,
vùng dân tộc thiểu số…
Thứ ba là trong xu hướng gia tăng khoảng cách giàu nghèo, trong 20% số hộ thu nhập
cao nhất xuất hiện ngày càng nhiều những biểu hiện làm giàu bất chính như tham nhũng,
buôn lậu, làm ăn phi pháp, gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng
xã hội, gây bất bình, phẫn nộ trong quần chúng…
Thứ tư là sự đầu tư và sự hưởng thụ về giáo dục, sức khỏe và các dịch vụ khác ngày
càng nghiêng về phía người có nhiều tiền sống ở thành thị… Để giải quyết gia tăng phân hóa
giàu nghèo trong các tầng lớp dân cư, cần nhiều biện pháp đồng bộ: Thực hiện chiến lược xóa
đói giảm nghèo, trong đó chú trọng việc tạo cơ hội và năng lực cho người nghèo; đẩy mạnh
đầu tư giáo dục, y tế và các công trình công cộng, đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tinh
giảm biên chế, cơ cấu lại tổ chức bộ máy quản lý hành chính nhà nước, thực hiện cải cách
tiền lương...
Ví dụ TP.HCM hiện có 29.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng chỉ có 500
doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Chỉ có
46% người lao động thuộc khu vực kinh tế quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội. Các chính
sách điều tiết thị trường sức lao động chưa phát huy tác dụng một cách triệt để, nhất là thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh, quyền lợi của người lao động còn bị vi phạm, có nơi ở mức
nghiêm trọng, mang tính hệ thống, thách thức dư luận xã hội nhưng chậm được xử lý thích
đáng, dẫn đến xung đột lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Những cuộc đình công tại các khu công nghiệp đặt ra cho chính quyền thành phố sớm
hoàn thiện bộ máy quản lý và quản lý có hiệu quả thị trường lao động, khắc phục tính chất tự
phát và phát huy khả năng tự điều tiết của thị trường này.

Hiện nay, mâu thuẫn giữa người lao động với người sử dụng lao động biểu hiện rất đa
dạng và phức tạp nhưng đều xuất phát từ lợi ích kinh tế. Để hạn chế mâu thuẫn này, cần thực
hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao vị thế của người lao động. Dung
hòa những mâu thuẫn lợi ích để cả hai bên đều tìm được tiếng nói chung là cơ sở để có được
sự phát triển bền vững, ổn định.
Mục tiêu phát triển bền vững phải được tiếp cận một cách toàn diện theo nguyên tắc
tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Người lao động là lực lượng chủ
yếu làm nên sự tăng trưởng kinh tế, song lại là người hưởng thụ một cách chưa xứng đáng với
những thành quả do lao động của họ làm nên. Thực trạng này rõ ràng mâu thuẫn với bản chất
của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN mà nước ta đang xây dựng.

×