Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

top 4 bai ta cay bang vao mua dong 2022 hay nhat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.5 KB, 5 trang )

TẢ CÂY BÀNG VÀO MÙA ĐÔNG
Tả cây bàng vào mùa đông - mẫu 1
Vậy là một mùa đông nữa lại về. Những ngày này, em lại thích đứng ở cửa
lớp ngắm cây bàng già trước ngõ.
Mới ngày nào, cây bàng cịn xum x lá như chiếc ơ xanh khổng lồ vậy mà
giờ đây lá đã rụng gần hết, để lại cây bàng trơ trọi và khẳng khiu. Giữa cái giá lạnh
đến cắt da cắt thịt của mùa đông Bắc Bộ. Khơng biết cây bàng có lạnh lắm khơng,
khi những làn gió thổi qua, những cành bàng rung rung như đang run lên vì lạnh.
Dưới sân là cả một thảm lá bàng mới rụng. Lá bàng nhiều màu, có màu đỏ nâu, có
màu lại phớt hồng, có màu cam rũ, lại có cả màu đỏ đất nung. Dù đó là màu của lá
rụng, nhưng lại không mang cảm giác úa tàn. Ngược lại, lá bàng mùa này mang nét
gì đó cổ xưa và đẹp đẽ. Em hay nhặt những chiếc lá bàng nhỏ kẹp vào quyển sổ tay,
trân trọng và giữ gìn như một kỷ niệm đáng quý. Chỉ mới đây thôi, khi thu chưa đi
qua, những chiếc lá bàng đã dệt cả một bầu trời đỏ đậm.
Tiến lại gần, chạm vào gốc bàng mà cảm nhận sự sần sùi và phần nào hơi
lạnh của mùa đông như thấm ngầm vào thân cây, mới thấy mùa đông quả đã hiện
hữu rõ rệt. Cây bàng mùa đông là của sự thay đổi, là cởi bỏ lớp áo dạ đỏ để chuẩn
bị khoác lên chiếc áo khoác xanh tươi mới. Cây bàng khẳng khiu vẫn như đang
vươn ra dưới bầu trời đông xám xịt, tựa một nghị lực phi thường của loài thực vật.
Chờ những ngày những chồi non mọc lên và bung ra, ta sẽ lại thống giật mình ngỡ
mùa đơng đã đi qua từ lúc nào, cây bàng cũng như thay da đổi thịt.
Em rất yêu cây bàng, mỗi mùa đều mang một vẻ đẹp riêng. Em thích ngắm
cây bàng mùa đơng, ngắm nhìn sự thay đổi và giao thoa giữa những chiếc lá bàng
cuối cùng và những chồi non tươi mới. Để thấy cây bàng đang lớn lên mà chiêm
nghiệm về sự thay đổi từng ngày của chính mình.
Dàn ý Tả cây bàng vào mùa đông
a) Mở bài
- Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả (cây bàng trồng ở gần cổng trường).
+ Ai trồng? (các bác phụ huynh trồng).



+ Trồng ở đâu? (trồng ở gần cổng trường).
+ Ấn tượng của em về cây bàng vào mùa đông.
b) Thân bài
- Rễ cây: sần sùi, ngoằn ngèo như những con rắn khổng lồ.
- Gốc cây: to màu nâu đậm
- Thân cây: màu nâu nhạt chỗ gần gốc hơi lạnh của mùa đông thấm vào gốc cây
- Cành cây: Trơ trọi, khẳng khiu
- Tả lá: Vào mùa đông lá bàng rụng gần gết
=> Thấy được sự nghị lực, phi thường của cây bàng khi chống trọi lại với mùa đông
lạnh giá
c) Kết bài
- Cảm nghĩ của em đối với cây bàng mùa đông
Tả cây bàng vào mùa đông - mẫu 2
Cứ mùa đông đến, em lại chăm chỉ nhặt từng cái lá bàng rụng, xếp thành
chồng ngay ngắn. Đối với em cây bàng này đã vơ cùng gắn bó.
Cây bàng mọc trước sân nhà em. Mùa hè đến, hết tầng lá nọ đến tầng lá kia
che kín khơng cho những tia nắng chói mắt rọi xuống đất. Sang cuối thu, lá của nó
ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống. Cái màu tía kì diệu khơng thể thấy ở bất
cứ một cây nào khác và càng nhìn càng đẹp.
Nhưng em lại cảm thấy ấn tượng nhất là vào mùa đông. Cây bàng trụi khơng
cịn một cái lá, cành như khơ lại in trên nền trời đục. Trong những ngày rét nhất,
đám cành trơ trụi đó như cố co mình vào để cho qua cái rét buốt của mùa đơng.
Nhìn những cành trơ trụi ấy, em và các bạn nhỏ gần nhà thấy thương xót trong lịng.
Bọn em nghĩ mình có áo mặc mà còn rét, những cành bàng trụi hết lá kia chắc là rét
lắm.


Cây bàng vào mùa đơng tưởng chừng như khơng cịn sức sống. Nhưng thực
chất là đang ấp ủ để chờ đợi mùa xuân về. Và chỉ một đêm thôi, chồi xanh li ti đã
điểm hết cành to, cành nhỏ.

Em yêu cây bàng bởi nó gắn liền với bao kỉ niệm theo năm tháng của tuổi
thơ em. Nó ln tỏa bóng mát che khi em vui chơi. Cây bàng cũng như người bạn
tri kỉ của em vậy, luôn động viên em học tập và chia sẻ với em những nỗi buồn vui
hằng ngày.
Tả cây bàng vào mùa đông - mẫu 3
Một buổi sáng tháng 12 mướt mưa, chợt nghe lại bài hát “Em ơi, Hà Nội phố”
mà lòng xúc động bồi hồi. Em lại nhớ đến những cây bàng ở sân trường vào mùa
đơng đang cơi cút vì lớp lá đỏ úa màu đã bng mình theo gió rụng xuống đường
theo lẽ tự nhiên.
Vào mùa thu, lá cây bàng sẽ đổi màu chuyển đỏ, nhưng thường không rõ rệt
lắm. Chỉ đến những ngày cuối đông, đầu xuân, lá bàng mới gọi nhau hóa thành
những “thảm” lá đỏ ửng, trở mình rụng tàn canh. Đặc biệt là ở nơi nào có nền nhiệt
độ càng thấp, số ngày lạnh càng nhiều trong thời kỳ lá chuyển mình. Thì lá bàng lại
càng có màu đỏ thắm và “chín” đồng loạt hơn.
Nhìn cây bàng quạnh quẽ buổi đầu đông trơ trọi trong tiết trời của những
ngày cuối năm. Em bất giác chợt thấy thời gian thật có sức mạnh ghê gớm. Cây
bàng đã gợi lên thật nhiều kỉ niệm thân thương.
Cây bàng sân trường hồi đó chứng kiến cả thời niên thiếu đầy non nớt của
đám học trị chúng tơi. Là những ngày hè nóng bức, có bàng tỏa bóng mát che thân.
Cả đám tranh nhau lấy những chiếc lá bàng to nhất để làm quạt. Lá bàng ép trong
trang vở như một món đồ kỉ niệm của tuổi học trò. Quả bàng trong những giờ ra
chơi là vũ khí đắc lực để những cậu học trò nghịch ngợm “chiến đấu” với nhau.
Trong khoảng trời tuổi thơ, cây bàng đã ghi lại cho em những tình cảm thật
tốt đẹp. Hy vọng rằng, dù cho thời gian có qua đi, nhưng cây bàng của bà ngoại vẫn
sẽ mãi cịn đó, để gợi nhắc nhớ về một người mà em luôn yêu mến. Không chỉ là
một loại cây, dường như cây bàng đã trở thành những người bạn thật gắn bó giống
như lời bài thơ dưới đây:


Cây bàng - một trong những lồi cây gắn bó với tuổi học trị. u biết bao

lồi cây thân thương đong đầy thật nhiều kỷ niệm.
Tả cây bàng vào mùa đơng - mẫu 4
“Cứ vào mùa đơng
Gió về rét buốt
Cây bàng trụi trơ
Lá cành rụng hết
Chắc là nó rét!”
(Cây bàng, Xuân Quỳnh)
Chắc hẳn, trong chúng ta không ai là không biết đến cây bàng. Bởi đó là một
trong những lồi cây gắn bó với mái trường và tuổi học trị.
Khơng giống như loài hoa phượng đỏ rực báo hiệu một mùa hè về, cũng
khơng giống như hoa bằng lăng tím thẫm khi chia tay đám học trò. Cây bàng mang
một dáng vẻ lặng lẽ hơn nhưng cũng thật nhiều tình cảm. Cây bàng giống như một
người bạn gắn bó với chúng em trong những tháng năm của tuổi học trò. Bốn mùa
xuân, hạ, thu và đông qua đi đem đến cho cây những vẻ đẹp khác nhau.
Thân cây bàng khá to, có lẽ phải đến vịng tay của hai người lớn mới ơm hết.
Những lớp vỏ xù xì có màu nâu bao bọc lấy thân cây như một lớp bảo vệ mà thiên
nhiên đã dành cho các loại thực vật. Mỗi mùa cây bàng đều có những nét đẹp riêng.
Nhưng không hiểu sao, với riêng em, cây bàng mùa đông lại đẹp nhất. Khi chiếc lá
cuối cùng rụng xuống cũng là lúc đông đã về từ lâu. Bầu trời như nặng xuống, xám
xịt và lạnh lẽo. Còn những cây bàng thì đứng đó im lặng trầm ngâm. Thân cây như
đen lại, lớp vỏ khô khốc. Những cành cây khẳng khiu, xơ xác lộ ra trông thật thiếu
sức sống. Những bộ rễ to nổi lên mặt đất cũng trở nên xấu xí hơn.
Đối với tụi học trị như chúng em, cây bàng đã trở thành một người bạn khơng
thể thiếu. Nó đã gắn bó với biết bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Những buổi
học thể dục dưới sân trường, cây bàng tỏa bóng mát khiến cái nắng oi bức trở nên
dịu nhẹ hơn. Ngày chia tay, cây bàng đứng lặng lẽ buồn bã giữa sân trường trong
không gian ồn ào tiếng ve kêu, tiếng chào tạm biệt của học sinh. Khi thu về, cây
bàng thay màu như muốn chào đón chúng em quay trở lại. Đơng đến, cây bàng cũng
cảm nhận được cái lạnh mà chúng em phải trải qua. Quả thật, mỗi loại cây ở sân



trường đều trở thành những người bạn gắn bó và đồng hành cùng chúng em trong
thật nhiều kỉ niệm.
Em luôn cảm thấy yêu mến và trân trọng cây bàng - một trong những lồi
cây của tuổi học trị: “Cây bàng ơi, toả bóng tháng năm dài dưới vịm lá, tuổi thơ
dễ thương bao mơ mộng đẹp, rồi một sớm lớn khơn nhặt chiếc lá mà lịng nghĩ
suy…” (Lời bài hát Cây bàng, Trần Lập).



×