Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

top 9 bai viet doan van khoang 5 7 cau the hien cam xuc cua em ve mot doan tho ma em yeu thich trong bai tho chuyen co tich ve loai nguoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.22 KB, 6 trang )

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ
mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về lồi người
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ
mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về lồi người – Mẫu 1
Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là
đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc
có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình
u thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra
cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị
nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ
đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem
đến cho trẻ con tình u thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc
có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu,
thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ
mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về lồi người – Mẫu 2
Chuyện cổ tích về lồi người khơng chỉ đơn giản là kể câu chuyện về lịch sử loài
người qua các giai đoạn khác nhau. Qua đó người ta cịn muốn nhắn nhủ một điều
rằng hãy chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một mơi trường phát
triển tốt.
Nhưng cịn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Đó là khi cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có
chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với


văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ
em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế..
Đó là những biể tượng của sự thay đổi kỳ diệu của cuộc sống này. Trong sự phát


triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn.
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhơ cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Từ đó ta có thể cảm nhận được một tấm lịng u trẻ được thể hiện trong bài thơ.
Từ câu chuyện cổ tích về lồi người ta thấy được trẻ em sinh ra trong tình yêu và
lời ru ầu ơ. Được chăm sóc, được bế bồng, được học tập. Phải với một trái tim
nhân hậu Xuân Quỳnh mới viết được những vần thơ như thế.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ
mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về lồi người – Mẫu 3
Trong bài thơ " Chuyện cổ tích về lồi người" em thích nhất là đoạn cuối cùng
của bài thơ.
Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo...
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất


Câu thơ này vừa nói được những cách để làm cho trẻ con hiểu biết hơn. Làm
cho trẻ con có kiến thức để sau này có thể trở thành một nhân tài cho tương lai
đất nước. Để làm những việc đó thì tác giả đã nói rằng đầu tiên phải có chữ sau
đó thì có bàn, có ghế rồi có cả một cái bảng lớn bằng cái chiếu. Những sự vật

này cũng được so sánh với những thứ thời xa xưa. Câu thơ mà em thích nhất
trong đoạn thơ này đó là " “Chuyện lồi người” trước nhất" vì câu thơ này nói
chung về lồi người và cách lồi người được sinh ra trên thế giới này. Em thấy
bài thơ này rất hay, có sử dụng những biện pháp nghệ thuật làm cho các bạn nhỏ
rất hứng thú.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ
mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về lồi người – Mẫu 4
Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về lồi người của nhà thơ Xn Quỳnh, em rất ấn
tượng với khổ thơ đầu tiên. Ở đó, tác giả vẽ nên một khung cảnh, khi mà cả trái
đất chỉ mới có trẻ con mà thơi. Trẻ con chính là sinh vật đầu tiên xuất hiện, như
một ngôi sao sáng, như một đốm lửa màu nhiệm. Thế giới xung quanh lúc này
xám xịt và lạnh lẽo, trụi trần, chẳng có gì cả. Tác giả đã khắc họa trái đất lúc ấy
không cây cỏ, không muông thú, chim chóc, khơng có màu sắc, khơng có ánh
sáng. Và trẻ con chính là nét bút tươi mới đầu tiên của nơi đây, là mầm non, là hi
vọng về một tương lai khác của trái đất. Những hình ảnh thơ ấy, đã gợi lên sự tò
mò về những điều mới lạ trên trái đất từ khi có trẻ con. Đó là cách mở đầu hay,
thú vị và hấp dẫn.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ
mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về lồi người – Mẫu 5
Em rất u thích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Chuyện cổ tích về lồi người của
nhà thơ Xn Quỳnh. Tác giả đã thật tinh tế mà miêu tả những sự vật đầu tiên
xuất hiện trên trái đất, sau khi có trẻ con. Điều đó thể hiện ở chỗ, bởi trẻ con rất


bé nhỏ và vừa mới xuất hiện, nên các sự vật ấy cũng thật nhỏ xinh. Cây chỉ cao
bằng gang tay, lá cỏ chỉ to như sợi tóc, bơng hoa chỉ bằng cái cúc áo. Nhưng cũng
thật là hợp lí, bởi mọi vật đều sinh ra để chăm sóc cho trẻ con, vậy nên nó phải có
kích thước phù hợp. Đặc biệt, cách mà nhà thơ dẫn dắt sự xuất hiện của mọi thứ
cũng thật là thú vị. Bởi cái gì cũng hiện diện bởi sự “cần” của em bé. Vì trẻ con
cần nhìn rõ, nên mới có mặt trời. Vì trẻ con cần được quan sát, vui vẻ nên có cây

cối, cỏ hoa và tiếng chim hót. Điều đó, khiến em cảm nhận được sự ưu ái, yêu
thương của vạn vật dành cho em nhỏ - mầm non, tương lai của thế giới. Từ đó, cả
khổ thơ đã giúp người đọc mường tượng ra những đốm sáng đầu tiên bắt đầu lan
tỏa ra, điểm tô cho thế giới từ chính trẻ con.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ
mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về lồi người – Mẫu 6
Trong bài thơ Chuyện cổ tích về lồi người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em thích
nhất là khổ thơ cuối. Ở đó, em thấy hình ảnh ngơi trường được hiện lên thật mộc
mạc và giản dị. Trật tự thông thường đã được xáo trộn lên, tạo cảm giác thú vị khi
đọc. Đầu tiên là những con chữ xuất hiện, rồi đến ghế, đến bàn, rồi mới có lớp có
trường. Sau cùng, là thầy cơ giáo tiến đến, giảng dạy cho em bao điều hay. Em rất
ấn tượng với các kể này của tác giả, bởi ở đây, tất cả đều xuất hiện vì trẻ con, vì
muốn được dạy cho trẻ con những điều hay lẽ phải, những điều thú vị bổ ích. Từ
đó, vai trị và khát vọng học tập của thiếu nhi chúng em được quan tâm và đề cao
hơn cả. Đặc biệt, là câu thơ cuối cùng "Chuyện lồi người trước nhất". Nó vừa là
lời kết cho cả một câu chuyện kể về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nhưng
cũng là câu thơ mở ra về những câu chuyện khác về lồi người do chính trẻ con
chúng em kể. Mỗi người sẽ có những câu chuyện của riêng mình. Điều đó đã
khiến cho bài thơ thêm ý nghĩa và truyền cảm hứng cho người đọc.


Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ
mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về lồi người – Mẫu 7
Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về lồi người, em đặc biệt thích thú với khổ thơ thứ
ba. Tuy khơng dài, nhưng khổ thơ đã giúp em cảm nhận được sự ấm áp của tình
mẹ - thứ tình cảm thiêng liêng, cao q. Người mẹ xuất hiện, chính bởi vì trẻ cần
được yêu thương, cần được vỗ về, cần được chở che. Mẹ đã cho chúng ta tình yêu
thương qua những cái bế bồng, những lời ru ầu ơ. Trong biển tình thương ấy, mẹ
đem về cho trẻ cả một thế giới rộng lớn diệu kì. Điệp từ “từ” được lặp lại nhiều
lần, với các hình ảnh tươi mới, rực rỡ: cái hoa, cánh cị, vị gừng, cơn mưa, bãi

sơng… Từ khổ thơ, em cảm nhận được sự quý giá, cao cả và quan trọng của người
mẹ đối với người con. Thật khó để những đứa trẻ có thể lớn lên, mà thiếu đi tình
thương ấm áp ấy.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ
mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về lồi người – Mẫu 8
Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về lồi người là đoạn
thơ. Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như một minh
chứng cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có chữ
viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn
minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi
này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế...Đó là
những biểu tượng của sự thay đổi kì diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển
ấy đã làm con người ta văn minh hơn.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ
mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về lồi người – Mẫu 9


“Chuyện cổ tích về lồi người” của Xn Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc
biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó,
trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng
hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là
sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ,
màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi
cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển
lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám
phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi
trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay
quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em
trong cuộc sống.




×