Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

xác định khả năng thay thế artermia bằng moina macrocopa trong sản xuất giống tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) theo qui trình nước xanh cải tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.64 KB, 38 trang )


1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304


XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG THAY THẾ ARTEMIA
BẰNG Moina macrocopa TRONG SẢN XUẤT
GIỐNG TÔM CÀNG XANH THEO QUI TRÌNH
NƯỚC XANH CẢI TIẾN




Sinh viên thực hiện
ĐỖ TRUNG KIÊN
MSSV: 06803016
Lớp: NTTS K1


Cần Thơ, 2010


2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ


KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304


XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG THAY THẾ ARTEMIA
BẰNG Moina macrocopa TRONG SẢN XUẤT
GIỐNG TÔM CÀNG XANH THEO QUI TRÌNH
NƯỚC XANH CẢI TIẾN



Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
ThS. NGUYỄN LÊ HOÀNG YẾN ĐỖ TRUNG KIÊN
ThS. TĂNG MINH KHOA MSSV: 06803016
Lớp: NTTS K1



Cần Thơ, 2010



3
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài: “Xác định khả năng thay thế Artermia bằng Moina macrocopa trong
sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium Rosenbergii) theo qui trình nước
xanh cải tiến”
Sinh viên thực hiện: Đỗ Trung Kiên
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K-1
Đề tài đã hoàn thành đúng theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng Khoa Sinh
Học Ứng Dụng, Đại Học Tây Đô.


Cần Thơ, ngày……tháng ……năm 2010

Cán Bộ Hướng Dẫn Sinh Viên Thực Hiện



ThS. Nguyễn Lê Hoàng Yến Đỗ Trung Kiên



ThS. Tăng Minh Khoa


Chủ Tịch hội đồng



ThS. Nguyễn Hữu Lộc

4

LỜI CẢM TẠ
Sau 2 tháng thực tập từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 5 năm 2010 tại trại giống Đăng
Khoa 179c/5 KV1, An Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ, áp dụng những kiến thức đã học
kết hợp với kinh nghiệm thực tế, nay luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Cô Nguyễn Lê Hoàng Yến và Thầy Tăng
Minh Khoa - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình chỉ dạy
cho em suốt thời gian làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại
Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong
những năm học vừa qua, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau này.
Xin cảm ơn tất cả các bạn trong trại thực tập đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp
ý kiến bổ ích để hoàn thành thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin chúc quý Thầy Cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học
Tây Đô vui, khỏe, công tác tốt .
Với sự hiểu biết còn hạn hẹp và thu thập tài liệu còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp
không tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy
Cô và các bạn.


Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!



Đỗ Trung Kiên




5
TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện về sản xuất giống nhân tạo tôm càng xanh theo qui trình
nước xanh cải tiến, gồm 2 thí nghiệm . Thí nghiệm thăm dò: Xác định khả năng chịu
đựng của Moina macrocopa ở các độ mặn khác nhau.Thử nghiệm được tiến hành với
thể tích 100 mL, 3 lần lặp lại ở các độ mặn khác nhau từ 2, 4, 6, 8, 10, 12
o
/
oo.
Kết quả
Moina chịu được độ mặn 12%o trong khoảng thời gian 30 phút. Thí nghiệm chính:
thay thế Artemia bằng Moina macrocopa ở các tỉ lệ khác nhau theo mỗi nghiệm thức:
nghiệm thức I cho ăn 100% Artemia (NT đối chứng), nghiệm thức II thay thay thế
25% Artemia, nghiệm thức III thay thế 50% Artemia, nghiệm thức IV thay thế 75%
Artemia, nghiệm thức V thay thế 100% Artemia, kết hợp sử dụng thức ăn chế biến
được cho ăn 3 – 4 lần/ngày. Kết quả thu được sai khác có ý nghĩa có ý nghĩa thống kê
giữa các nghiệm thức: Tỉ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức không thay thế Artermia
bằng Moina là 40,06 ± 7,23, thấp nhất ở nghiệm thức thay thế 100% Artermia bằng
100% Moina là 16,42 ± 2,07, chu kỳ lột xác ở nghiệm thức I (cho ăn 100% Artemia
và thức ăn chế biến) là nhanh nhất và xuất hiện Postlarvae đầu tiên sớm nhất so với
nghiệm thức khác. Hàm lượng TAN tăng cao (2- 5mg/L) vào cuối chu kỳ ương và
tăng nhanh ở các nghiệm thức thay thế Artemia bằng Moina.


















6
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG v
DANH SÁCH CÁC HÌNH vi
CHƯƠNG 1 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Sơ lược đặc điểm sinh học tôm càng xanh 3
2.1.1 Phân loại và hình thái 3
2.1.2 Phân bố 3
2.1.3 Vòng đời của tôm càng xanh 3
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng 4
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng 4
2.1.6 Sự phân đàn 4
2.1.7 Phát triển ấu trùng tôm càng xanh 4
2.2 Các công trình nghiên cứu sản xuất giống tôm càng xanh 5
2.2.1 Trên thế giới 5
2.2.2 Ở Việt Nam 5
2.3 Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng Moina macrocopa 6

2.3.1 Đặc điểm sinh học Moina 6
2.3.2 Giá trị dinh dưỡng Moina 7
2.4 Giá trị dinh dưỡng của Artemia 8
CHƯƠNG 3 10
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện 10
3.2 Phương tiện nghiên cứu 10
3.2.1 Dụng cụ và trang thiết bị 10
3.2.2 Tôm mẹ 11
3.2.3 Nguồn nước 11
3.2.4 Chuẩn bị hệ thống ương 11
3.2.5 Thức ăn 11

7
3.3 Phương pháp nghiên cứu 11
3.3.1 Phương pháp thu ấu trùng 11
3.3.2 Định lượng ấu trùng 12
3.3.3 Bố trí thí nghiệm 12
3.3.4 Chăm sóc và quản lý 12
3.4 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 13
CHƯƠNG 4 14
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14
4.1 Các yếu tố thủy lý hóa trong môi trường nước ương 14
4.1.1 Nhiệt độ 14
4.1.2 pH 16
4.1.3 Sự biến động của TAN trong quá trình ương 17
4.1.4 Sự biến động của N-NO
2
- trong quá trình ương 18
4.1.5 Sự biến động của N-NO

3
- trong quá trình ương 18
4.2 Quá trình phát triển của ấu trùng 19
4.2.1 Thời gian tồn tại của một giai đoạn ấu trùng 19
4.2.2 Ảnh hưởng của sự thay thế Artemia lên giai đoạn chuyển PL 22
4.2.3 Tăng trưởng của ấu trùng 23
4.2.4 Tỉ lệ sống ấu trùng 24
CHƯƠNG 5 25
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 25
5.1 Kết luận 25
5.2 Đề xuất 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
PHỤ LỤC A









8
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Phát triển ấu trùng tôm càng xanh qua 11 lần lột xác…….…………… …………5
Bảng 4.1: Tỉ lệ sống Moina ở các độ mặn khác nhau ……………………………………….14
Bảng 4.2: Biến động nhiệt độ trung bình
giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm
…… 15

Bảng 4.3: Biến động pH trung bình
giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm
………… 16
Bảng 4.4: Biến động TAN trung bình
giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm……
…….17
Bảng 4.5: Biến động ( N-NO
2
-
) trung bình
giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm
…….18
Bảng 4.6: Biến động ( N-NO
3
-
) trung bình
giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm
… 19
Bảng 4.7: Thời gian chuyển Postlarvae giữa các nghiệm thức………………………………22
Bảng 4.8: Kích thước ấu trùng theo từng giai đoạn phát triển……………………………….23
Bảng 4.9: Tỉ lệ sống của ấu trùng ………………………………………………………… 24

9
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Hệ thống bể ương ấu trùng……………………………………………………… 10
Hình 4.1: Sự biến động nhiệt độ sáng giữa các nghiệm thức trong quá trình ương…………15
Hình 4.2: Sự biến động nhiệt độ chiều giữa các nghiệm thức trong quá trình ương…… …15
Hình 4.3: Tỷ lệ phân đàn ấu trùng NT I…………………………………………………… 20
Hình 4.4: Tỷ lệ phân đàn ấu trùng NT II ………………………………………………….20

Hình 4.5: Tỷ lệ phân đàn ấu trùng NT III……………………………………………………21
Hình 4.6: Tỷ lệ phân đàn ấu trùng NT IV……………………………………………………21
Hình 4.7: Tỷ lệ phân đàn ấu trùng NT V…………………………………………………….22
Hình 4.8: Chiều dài ấu trùng giai đoạn 11……………………………….………………… 24
Hình 4.9: Tỷ lệ sống ấu trùng theo giai đoạn Postlarvae………………………… 25



10
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi có diện tích mặt nước ngọt gần 600.000 ha, nhiều
sông ngòi, kênh rạch, ao, vườn, ruộng được xem là vùng có tiềm năng rất lớn cho
nghề nuôi tôm càng xanh. Góp phần rất lớn vào sự phát triển của thủy sản nước nhà,
nghề nuôi tôm hiện nay phổ biến với nhiều hình thức như nuôi tôm kết hợp trên ruộng
lúa, nuôi tôm trong mương vườn, nuôi ao và nuôi đăng quầng. Tuy nhiên, trở ngại lớn
nhất đối với nghề nuôi tôm càng xanh là vấn đề con giống. Từ lâu, người nuôi vẫn
quen sử dụng giống tự nhiên được thu gom từ sông rạch, nguồn giống này ngày càng
khan hiếm, chất lượng không đảm bảo. Trong khi đó, việc sản xuất nhân tạo chưa đáp
ứng được nhu cầu của người nuôi, việc giải quyết vấn đề con giống càng trở nên bức
xúc hơn bao giờ hết.

Trên thế giới, việc sản xuất giống tôm càng xanh đã được phổ biến với 3 qui trình: qui
trình nước trong hở, nước trong kín, nước xanh. Ang (1986) đã có một số cải tiến từ
qui trình nước xanh trước đây và đã đạt được những thành công quan trọng, ông gọi
đây là mô hình “nước xanh cải tiến”. Đặc điểm chính của phương pháp ương này là có
sử dụng tảo Chlorella, không thay nước, không hút cặn đáy trong suốt quá trình ương.
Vì thế, qui trình ương ấu trùng trở nên đơn giản hơn, ít tốn kém hơn.


Tuy nhiên, trong quá trình ương ấu trùng, thức ăn là vấn đề được người ương quan
tâm nhiều nhất. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chế biến thành công các loại thức
ăn phù hợp với nhu cầu của ấu trùng tôm càng xanh, nhưng do giá thành cao, do đó
người nuôi cần kết hợp cho ăn thức ăn tự chế và Artemia.

Artemia là loại thức ăn tươi sống có giá trị dinh dưỡng cao, thuận tiện và ít tốn nhân
công trong sản xuất giống thuỷ sản. Tuy nhiên Artemia có giá thành khá cao chưa thể
giúp cho người sản xuất tiết kiệm ở mức thấp nhất. Để giảm chi phí về thức ăn các
nhà sản xuất giống đã tìm một loại thức ăn khác có thể thay thế Artemia nhưng vẫn
đảm bảo giá trị dinh dưỡng là Moina macrocopa, với những đặc tính như: kích thước
nhỏ (300-400 µm), lượng protein ở Moina macrocopa chiếm 50% khối lượng khô,
chất béo chiếm 20-27%, di chuyển chậm chạp, lơ lửng vì vậy thích hợp cho ấu trùng
tôm mới nở ( 3/2010)

Trên cơ sở đó Moina là thức ăn lý tưởng dành cho tôm cá nói chung và tôm càng xanh
nói riêng. Do đó đề tài: “Xác định khả năng thay thế Artemia bằng Moina macrocopa
trong sản xuất giống tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến” được thực hiện

11
nhằm nghiên cứu khả năng thay thế Artemia bằng Moina macrocopa trong ương ấu
trùng tôm càng xanh từ đó giúp giảm giá thành con giống tôm càng xanh nhân tạo.

Nội dung nghiên cứu
Xác định khả năng chịu đựng của Moina macrocopa ở các độ mặn khác nhau từ 2 đến
12‰.
Đánh giá sự phát triển của ấu trùng tôm càng xanh khi thay thế Artemia bằng Moina
macrocopa trong quá trình ương theo qui trình nước xanh cải tiến.






















12
CHƯƠNG 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược đặc điểm sinh học tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
2.1.1 Phân loại và hình thái
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những loài giáp xác quan
trọng trong nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Tôm càng xanh có vị trí phân loại
như sau
Ngành Arthropoda
Lớp Crustacea

Lớp phụ Malacostraca
Bộ Decapoda
Họ Palaemonidae
Giống Macrobrachium
Loài Macrobrachium rosenbergii De man, 1879.
Tôm càng xanh là loài có kích cỡ lớn nhất trong nhóm tôm nước ngọt. Có thể phân
biệt tôm càng xanh với các nhóm tôm khác ở hình dạng và màu sắc của chúng. Tôm
càng xanh có cơ thể thon dài, đối xứng hai bên. Con trưởng thành thường có màu
xanh dễ nhận biết bằng mắt thường, đôi khi có màu nâu nhạt (Nguyễn Thanh Phương
và csv, 2003).
2.1.2 Phân bố
Tôm càng xanh phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, tập trung ở khu vực
Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu ở khu vực từ Châu Úc đến
New Guinea, Trung Quốc và Ấn Độ. Tôm phân bố ở các thuỷ vực nước ngọt (đầm,
hồ, ao, sông) và các thuỷ vực nước lợ ở cửa sông (Nguyễn Thanh Phương và csv,
2003).
Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố tự nhiên chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ, đặc biệt là
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, ở các thuỷ vực 18‰ hay đôi khi cả 25‰ vẫn có thể
thấy tôm xuất hiện (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003).
2.1.3 Vòng đời của tôm càng xanh
Vòng đời của tôm càng xanh được chia thành 4 giai đoạn trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng
và tôm trưởng thành. Khi tôm đã trưởng thành, chúng thường sống chủ yếu ở nước
ngọt. Khi thành thục, tôm bắt cặp đẻ trứng dính vào các chân bụng của tôm mẹ. Tôm
mang trứng có xu thế bơi ra vùng cửa sông nước lợ (6-18‰) để nở. Ấu trùng nở ra và
sống phù du. Sau 11 lần biến thái thành hậu ấu trùng, lúc này tôm con di cư về vùng
nước ngọt, sống và lớn lên ở đây (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003).



13

2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Là một loài thuộc lớp giáp xác, tôm càng xanh phải trải qua 11 lần lột xác và biến thái
để phát triển thành hậu ấu trùng. Thời gian giữa hai lần lột xác của tôm phụ thuộc vào
nhiệt độ, kích cỡ, giới tính, thức ăn và điều kiện sinh lý của chúng (Nguyễn Việt
Thắng, 1995).
Sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng từng cá thể tôm không tăng liên tục mà
theo hình bậc thang. Tôm nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm lớn. Tôm đực lớn
nhanh hơn tôm cái, đặc biệt là về giai đoạn sau. Trong điều kiện nuôi, tôm có thể đạt
35- 40 g và 70- 100 g tương đương trong thời gian 6 và sau 8 tháng (Nguyễn Thanh
Phương và csv, 2003).
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Tùy từng giai đoạn phát triển, tôm ăn các loại thức ăn khác nhau. Ở giai đoạn ấu
trùng, tôm ăn chủ yếu là phiêu sinh thực vật và ấu trùng của các động vật không
xương sống khác (Trương Quan Trí, 1990).
Tôm càng xanh là loài ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn tự nhiên của tôm là các
loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá
vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ. Tôm càng xanh trưởng thành là loài ăn tầng đáy,
tôm ở giai đoạn nhỏ có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn tôm lớn (Trương Quan Trí,
1990).
Hình dạng và mùi vị thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hướng tôm đến bắt
mồi. Điều này rất quan trọng trong việc chế biến thức ăn cho tôm.
Đặc tính của tôm càng xanh nếu không đủ thức ăn, chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột
xác, đây là đặc tính của loài. Khi nuôi tôm thương phẩm phải lưu ý đến hiện tượng
này và dùng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau của tôm (Nguyễn
Thanh Phương và csv, 2003).
2.1.6 Sự phân đàn
Trong đàn tôm khai thác tự nhiên ở Đồng Bằng Nam Bộ, kích thước và trọng lượng
rất khác nhau, thường bắt gặp trong đàn tôm có trọng lượng từ 5- 10 g cho đến 160 g.
Tỉ lệ sống từ giai đoạn ấu trùng đến Postlarvae phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tôm bố
mẹ, trong quá trình phát triển đó thì không tránh được sự phân đàn. Sự phân đàn lớn

hay nhỏ thì tuỳ thuộc vào điều kiện như mật độ, nhiệt độ, dinh dưỡng (Nguyễn
Thanh Phương và csv, 2003).
2.1.7 Phát triển ấu trùng tôm càng xanh
Sự biến thái của tôm càng xanh trải qua 11 lần lột xác (Uno và Soo, 1969. Trích dẫn
bởi Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003).





14
Bảng 2.1: Phát triển ấu trùng tôm càng xanh qua 11 lần lột xác
Giai đoạn
Tuổi
(ngày)
Chiều dài
(mm)
Đặc điểm
I 1 1,92 Mắt chưa có cuống
II 2 1,99 Mắt có cuống
III 3- 4 2,14 Xuất hiện chân đuôi
IV 4- 6 2,5 Có 2 răng trên chủy, chân đuôi có 2 nhánh, có lông tơ

V 5- 8 2,8 Telson hẹp và kéo dài ra
VI 7- 10 3,75 Mầm chân bụng xuất hiện
VII 11- 17 4,06 Chân bụng có 2 nhánh, chưa có lông tơ
VIII 14- 19 4,68 Chân bụng có lông tơ
IX 15- 22 6,07 Nhánh trong của chân bụng có nhánh phụ trong
X 17- 4 7,05 Có 3-4 răng trên chủy
XI 19- 26 7,73 Răng xuất hiện hết nửa trên chủy

PL 23- 27 7,69
Răng xuất hiện cả trên và dưới chủy, có tập tính như
tôm lớn.

2.2 Các công trình nghiên cứu sản xuất giống tôm càng xanh
2.2.1 Trên thế giới
So với nghề nuôi tôm biển, nghề nuôi tôm càng xanh mới được thành công trong
những năm gần đây. Năm 1957, một nhóm khoa học thuộc bộ ngư nghiệp Thái Lan
đầu tiên sản xuất giống tôm càng xanh nhưng không thành công.
Thành công được kể đến đầu tiên trong lĩnh vực này là Shao-Went-Ling (1959). Ông
đã phát hiện ra đặc điểm sinh thái và sinh sản của tôm càng xanh. S.W.Ling nghiên
cứu sinh sản nhân tạo thành công của tôm càng xanh theo chu trình khép kín ở
Malaysia vào năm 1962. Sau đó đến năm 1966, ông dùng nước xanh với độ mặn 12‰
ương ấu trùng tôm càng xanh, từ đó làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.v
Năm 1974, Fujimura hoàn thiện qui trình nước xanh trong sản xuất giống tôm càng
xanh nhân tạo (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003).
Năm 1979, Poper và Davidson đã thuần Postlarvae đầu tiên dần đến nồng độ 6‰, và
tiến hành nuôi tôm ở nồng độ muối 16‰, tôm đạt 8 g sau 60 ngày nuôi. Cũng trong
năm này Sandifer và Jenkins đã thực nghiệm ảnh hưởng của độ mặn lên tốc độ tăng
trưởng của tôm, biến thiên nồng độ muối 0- 15‰, những thí nghiệm được thực hiện
chủ yếu theo 3 qui trình lớn của thế giới là qui trình nước xanh, nước trong hở, nước
trong kín (Trích bởi Lê Thị Cẩm Oanh, 2000).
Đến năm 1986, Ang và Cheah đã tiến hành ương ấu trùng tôm càng xanh theo qui
trình nước xanh cải tiến và được ứng dụng khá phổ biến ở Malaysia (Trích bởi
Nguyễn Lê Hoàng Yến, 1999).
2.2.2 Ở Việt Nam
Trước những năm 1980, Việt Nam rất ít công trình nghiên cứu về sản xuất giống tôm
càng xanh, nguồn giống chủ yếu được thu gom từ tự nhiên. Năm 1977, Khoa Thủy

15

Sản - Trường Đại học Cần Thơ đã bắt đầu nghiên cứu về sinh học và kĩ thuật ương
nuôi ấu trùng tôm càng xanh và tiến hành ương nuôi thu thập mẫu, nhận xét về sinh
học phát triển của tôm, đến năm 1983, đã sản xuất ra Postlarvae. Sau đó, năm 1987
tiến hành ương nuôi Postlarvae trong bể xi măng và ao đất (Lý Hoàng Phúc, 2006).
Để phát triển quá trình sản xuất giống nhân tạo, Nguyễn Thị Nga (1987) đã tiến hành
thực hiện thí nghiệm về sản xuất giống tôm càng xanh ở Vĩnh Châu với mật độ 50 ấu
trùng/lít đạt tỷ lệ sống 80%, Lâm Thành Hưng (1988) tiếp tục nghiên cứu sản xuất
giống tôm càng trong mô hình nước xanh và mô hình nước trong với mục đích tìm ra
một mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế. Kết quả là tỷ lệ sống 56.4- 61.6%
(Lê Thị Cẩm Oanh, 2000).
Nguyễn Việt Thắng (1993), đã nghiên cứu một vài đặc điểm sinh học và sản xuất
giống tôm càng xanh ở đồng bằng Nam bộ, ông đã thí nghiệm hết 3 qui trình (qui
trình nước xanh, nước trong hở, nước trong kín) đạt tỷ lệ sống khá cao và ông đề nghị
ương nuôi theo qui trình nước trong hệ hở vào sử dụng phổ biến trong nhân dân
(Nguyễn Lê Hoàng Yến, 1999).
Hiện nay, ở miền Nam Việt Nam, nhiều trại đã ứng dụng sản xuất như trại Nhà Bè Tp.
Hồ Chí Minh, trại thực nghiệm giống thủy sản Gò Công (Tiền Giang), trại Long Mỹ
(Cần Thơ), các trại đã và đang sử dụng qui trình nước trong hở, nước xanh cải tiến (ít
phổ biến).
Từ 1998 đến nay trường Đại Học Cần Thơ đã tiến hành nghiên cứu và sản
xuất giống tôm càng xanh với mô hình nước xanh cải tiến và đã thu được kết quả
thành công, tôm giống rất khỏe có khả năng chịu đựng tốt với điều kiện bất lợi của
môi trường (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003).
2.3 Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng Moina macrocopa
2.3.1 Đặc điểm sinh học
Là loài giáp xác nước ngọt, Moina có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo vùng như
trứng nước, bọ đỏ, hồng trần và rận nước. Chúng xuất hiện hầu như khắp nơi trên thế
giới, ấu trùng của các loài thuỷ sản có thể ăn Moina ngay từ khi mới nở. Tuy nhiên
cần biết rằng Moina rất khó phân tách theo kích thước. Thí nghiệm lọc Moina bằng
lưới nhuyễn kích thước 500µm tại UF/IFAS Tropical Aquaculture Laboratory cho kết

quả với số lượng không đáng kể. Trong quá trình nuôi, cần lưu ý đến khối lượng
Moina tiêu thụ vì chúng lớn rất nhanh, kích cỡ miệng ấu trùng của các loài cá nói
chung và động vật thủy sản nói riêng không phù hợp. Ở Singapore, loài Moina
micrura được sử dụng làm thức ăn chính cho cá bột của các loài thuỷ sản
( 3/2010).
Moina macrocopa (Bo bo) có kích thước tối đa chỉ bằng một nửa rận nước. Moina
trưởng thành có kích thước (700- 1000 µm) gần gấp đôi ấu trùng Artemia (500 µm) và
gần gấp 2- 3 lần kích thước của trùng bánh xe trưởng thành (Rotifera). Tuy nhiên
Moina mới nở (nhỏ hơn 400 µm) gần bằng hay hơi lớn hơn trùng bánh xe trưởng

16
thành và nhỏ hơn ấu trùng Artemia. Hơn nữa, Artemia chết khá nhanh trong nước
ngọt. Vì vậy, Moina là thức ăn lí tưởng cho Postlarvae tôm càng xanh.
Trong nuôi trồng thủy sản, cần lưu ý đến sức tăng trưởng của Moina vì chúng có sức
tăng trưởng nhanh, ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi của tôm càng xanh. Do đó khi sử
dụng Moina làm thức ăn cho đối tượng thủy sản, cần có một chế độ cho ăn phù hợp,
tránh dư thừa.
Môi trường sống
Moina xuất hiện với mật độ cao ở các ao, hồ, vũng nước, dòng chảy chậm và đầm lầy
nơi có nhiều chất hữu cơ. Chúng đặc biệt tập trung những vùng nước ấm nơi có đầy
đủ điều kiện để chúng phát triển. Chúng thích nghi với nguồn nước kém chất lượng,
có thể sống nơi nồng độ oxy hoà tan từ 0 cho đến bão hòa. Moina đặc biệt thích nghi
với sự biến đổi của nồng độ oxy và thường sinh sôi với số lượng lớn trong môi trường
ô nhiễm như ở cống rãnh, được cho là có vai trò quan trọng trong việc xử lý các hồ
chứa nước thải, có thể sống sót trong môi trường nghèo oxy nhờ khả năng tổng hợp
Hemoglobin (Lavens và Sorgeloos, 2003).
Moina chịu đựng được nhiệt độ rất cao và dễ dàng vượt qua biến đổi trong ngày từ 5-
31
0
C, nhiệt độ tối ưu đối với chúng là 24- 31

0
C. Khả năng chịu đựng tốt của Moina
là điểm thuận lợi để các trại giống sử dụng làm thức ăn cho tôm càng xanh.
Thức ăn của Moina là các loại vi khuẩn, men bia, vi tảo và mùn bã hữu cơ. Số lượng
Moina phát triển nhanh nhất khi lượng thức ăn dồi dào. Ngoài ra Moina là một trong
những sinh vật phù du có thể tiêu thụ tảo lam Microcystis aeruginosa. Cả mùn bã hữu
cơ động lẫn thực vật đều cung cấp năng lượng cho sự tăng trưởng của Moina (Lavens
và Sorgeloos, 2003).
Sinh sản
Moina có thể sinh sản vô tính và hữu tính. Thông thường, Moina gồm toàn con cái
sinh sản theo cách vô tính, ở điều kiện bất lợi, con đực xuất hiện và sinh sản hữu tính
bắt đầu, tạo ra trứng tiềm sinh (trứng Cyst) tương tự như trứng Artemia
( 3/2010).
2.3.2 Giá trị dinh dưỡng của Moina macrocopa
Giá trị dinh dưỡng của Moina phụ thuộc vào độ tuổi và loại thức ăn mà chúng được
nuôi. Dù vậy, lượng Protein ở Moina chiếm 50% khối lượng khô. Moina trưởng thành
chứa nhiều chất béo hơn Moina nhỏ. Lượng chất béo chiếm từ 20- 27% lượng khô ở
Moina cái trưởng thành và 4- 6% ở Moina nhỏ. Ngoài ra giá trị dinh dưỡng của Moina
phụ thuộc vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn mà chúng tiêu thụ, nhưng vì Moina
sống ở nước ngọt cho nên nó không phải là thức ăn thích hợp đối với sinh vật biển.
Nhưng Moina có chứa một phổ rộng các enzim tiêu hoá như proteinaza, peptidaza,
amylaza, pipaza và ngay cả xanlulaza, hàm lượng HUFA là những acid amin thiết yếu
mà cơ thể cá, tôm không thể tự tổng hợp được. Moina có thể làm enzym ngoại bào

17
trong ruột của ấu trùng tôm khi tiêu thụ chúng vào cơ thể
( 3/2010).
Moina có thể được giàu hóa bằng phương pháp trực tiếp là nuôi chúng bằng men bánh
mì và dầu gan cá hoặc dầu gan mực chuyển thành thể nhũ tương. Các thí nghiệm cho
thấy rằng Moina hấp thu HUFA (omega 3) tuy chậm nhưng cũng giống như trùng

bánh xe, ấu trùng Nauplius của Artemia và đạt đến nồng độ tối đa là khoảng 40% sau
thời gian 24 giờ (, Moina macrocopa, 3/2010).

Theo Alam (1992), việc thay thế một phần Artemia bằng Moina macrocopa có tác
dụng tích cực trong việc nuôi ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).
(Dịch bởi Nguyễn Lê Hoàng Yến, .)
2.4 Giá trị dinh dưỡng của Artemia
Các nghiên cứu ở Nhật và nghiên cứu quốc tế của nhiều ngành đã phát hiện ra rằng
nồng độ axit béo thiết yếu (EFA) axit eicosapentaenoic 20:5n-3 (EPA) ở Nauplius của
Artemia quyết định giá trị dinh dưỡng của nó đối với sự phát triển ấu trùng của nhiều
loài cá và giáp xác biển (Lavens và Sorgeloos , 2003). Hàm lượng EPA thay đổi rất
lớn giữa các dòng Artemia khác nhau và ở các thời điểm khác nhau, yếu tố gây ra vấn
đề này là sự thay đổi bất thường về thành phần sinh hoá của các sinh vật sản xuất ban
đầu có sẵn để làm thức ăn cho quần thể trưởng thành. Do đó, việc dùng những bào xác
có hàm lượng EPA cao chỉ hạn chế ở thời kỳ cho ăn khi đòi hỏi phải cho ăn bằng các
Nauplius mới nở có kích thước nhỏ.
Trái với các axit béo, thành phần axit amin của các Nauplius gần tương đương nhau
giữa các dòng, điều đó gợi ý rằng thành phần này không bị quyết định bởi môi trường.
Hàm lượng axit amin thiết yếu ở Artemia nói chung không phải là vấn đề chủ yếu về
mặt giá trị dinh dưỡng, nhưng các axit amin sunphur, như methionin là những axit
amin hạn chế đầu tiên (Lavens và Sorgeloos, 2003).
Sự có mặt một vài enzym phân giải protein trong việc phát triển các phôi và các
Nauplius của Artemia đã dẫn đến việc suy đoán rằng những enzym ngoại sinh này
đóng một vai trò quan trọng trong việc làm phân rã các Nauplius của Artemia trong
ống tiêu hoá của ấu trùng sinh vật ăn mồi sống.
Qua kết quả phân tích, thành phần sinh hoá của Artemia (Vịnh San Francisco) gồm
các vitamin và có chứa các hàm lượng thiamin (7- 3 µg/g), niacin (68- 108 µg/g),
riboflavin (15- 23 µg/g), axit pantothenic (56- 72 µg/g) và retinon (10- 48 µg/g). Bên
cạnh đó, một dạng vitamin C ổn định (axit ascorbic 2-sunphat) cũng tồn tại trong bào
xác Artemia. Chất dẫn xuất này được thủy phân để giải phóng axit ascorbic trong quá

trình nở, các hàm lượng axit ascoobic ở các Nauplius của Artemia biến đổi từ 300-
550 µg/g trọng lượng khô. Các dẫn liệu được công bố cho thấy rằng, các hàm lượng
vitamin ở Artemia là đủ để đáp ứng các yêu cầu về chế độ thức ăn được khuyến nghị
dùng nuôi thuỷ sản (Lavens và Sorgeloos, 2003). Hàm lượng các axit amin là yếu tố

18
quan trọng ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của Artemia khi sử dụng làm thức ăn
cho ấu trùng biển. Các axit amin quan trọng là hàm lượng các axit béo thiết yếu như
axit eicosapentaenoic (EPA: 20:5n-3) và quan trọng hơn là axit docosahexaenoic
(DHA: 22:6n-3). Trái với các loài nước ngọt, hầu hết sinh vật biển không có khả năng
tổng hợp những EPA này từ các axit béo không no có chuỗi thấp hơn như axit
linolenic (18:3n-3). Để cải thiện thành phần lipid, Artemia được giàu hoá bằng các
thức ăn giàu HUFA. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở các trại giống khắp
nơi trên thế giới nhằm làm tăng giá trị dinh dưỡng các axit béo thiết yếu của Artemia.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu Anh, Nhật, Pháp và Bỉ cũng đã phát triển các sản
phẩm làm giàu hóa khác nhau gồm có tảo đơn bào, men hoặc các chất nhũ tương hoá,
các thức ăn hợp chất, các thức ăn vi hạt hoặc các chất cô đặc tự nhũ tương hoá. Vì tầm
quan trọng của DHA ở các loài cá biển nên người ta đã có nhiều cố gắng để đưa các tỷ
lệ cao DHA/EPA vào thức ăn tươi sống, ngoài ra còn các chất dinh dưỡng khác như
sắc tố cũng được đưa vào Artemia (Lavens và Sorgeloos, 2003).



















19

20
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện
Thời gian: Từ tháng 04/2010 đến 05/2010.
Địa điểm: Trại giống Đăng Khoa 179c/5 KV1, An Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ.
3.2 Phương tiện nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ và trang thiết bị
Bể chứa tôm mẹ là bể composite màu xám, có thể tích 0,5 m
3
.
Hệ thống bể ương ấu trùng: bao gồm bể composite màu xám có thể tích 1 m
3
ương ấu
trùng từ giai đoạn I đến giai đoạn V và 15 xô nhựa có thể tích 60 lít/ bể.


Hình 3.1: Hệ thống bể ương ấu trùng


Bể nuôi cá rô phi tạo nước xanh là bể composite màu xám có thể tích 1 m
3
.



Xô nhựa có thể tích 10 lít để ấp Artermia.
Bể composite màu xanh có thể tích 1 m
3
/bể chứa nước mặn.
Máy đo nồng độ muối cầm tay.
Kính hiển vi.
Hệ thống sục khí, hệ thống dẫn nước và hệ thống điện dự phòng.
Ngoài ra còn có các dụng cụ như lưới, vợt, ống siphon, cốc, cân, tủ lạnh, thau, chậu
Trại giống được lợp bằng mái che tối xen với mái che nhựa trong suốt để đảm bảo ánh
sáng cho tảo và tôm phát triển.
3.2.2 Tôm mẹ
Tôm mẹ được mua tại các vựa thu mua có trọng lượng từ 50- 80 g/con, đồng cỡ.
Chọn tôm mẹ khoẻ mạnh, không thương tật, không có dấu hiệu bệnh tật (chấm đen,
đốm đỏ ) màu sắc sáng, khối trứng không rời rạc hay dễ rơi rớt.

21
Tôm mẹ mua về được nuôi trong môi trường nước ngọt, có sục oxy. Khi thấy khối
trứng có màu xám nhạt và xuất hiện điểm mắt, tôm mẹ được chuyển sang môi trường
nước lợ, nồng độ 8- 10‰, sục khí liên tục. Sau 12- 24 giờ trứng nở thành ấu trùng.
3.2.3 Nguồn nước

Nước ngọt sử dụng từ nước cung cấp cho sinh hoạt của nhà máy nước thành phố.
Nước lợ 12‰ nước ót lấy từ ruộng muối Vĩnh Châu độ mặn 80-120‰ sau đó được
pha với nước máy thành nước lợ 12‰.


Nước xanh là bể phiêu sinh thực vật hỗn hợp có độ mặn 12‰, trong đó tảo Chlorella
chiếm ưu thế. Cá rô phi Oreochomis mossambicus được giữ trong bể nhằm duy trì sự
phát triển của tảo.
3.2.4 Chuẩn bị hệ thống bể ương
Bể được rửa sạch bằng xà phòng, ngâm chlorine, phơi khô, chứa nước ngọt, sục khí
mạnh nhằm khử mùi Cholorine. Sau 24 giờ thì xả bỏ nước đó, cấp nước lợ vào bể
theo tỉ lệ 15 lít nước xanh 30 lít nước trong/ bể. Nồng độ muối 12‰.
3.2.5 Thức ăn
Artemia sử dụng Artemia Vĩnh Châu, Artemia Mỹ. Mật độ Artemia đảm bảo 3- 4
con/ml.
Moina macrocopa bắt đầu thay thế khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn VI ở các
nghiệm thức và sao cho mật độ Artemia + Moina đảm bảo là 3- 4 con/ml.
Moina mua về được rửa bằng nước sạch nhiều lần để lọc bỏ tạp chất, sau đó được lọc
qua lưới có kích thước mắt lưới 500µm nhằm loại bỏ những cá thể có kích thước lớn
và hạn chế được tạp chất.
Khi ấu trùng đạt giai đoạn IV, tiến hành chế biến thức ăn với công thức:
Lòng đỏ trứng gà: 01
Sữa Anlene: 10g
Dầu mực: 3%
Lecithin 1,5%
Trộn đều và xay nhuyễn tất cả những thành phần trên. Đem chưng cách thủy 10- 15
phút đến khi chín, để nguội. Thức ăn được cà qua lưới với kích thước mắt lưới lần
lượt: 300- 400 µm ở giai đoạn 4- 5, 500- 600 µm ở giai đoạn 6 và 700- 1000 µm ở giai
đoạn 9- 10 và được trữ trong tủ lạnh ăn dần.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu ấu trùng
Do ấu trùng tôm càng xanh có tính hướng quang nên tiến hành thu ấu trùng bằng
phương pháp chiếu sáng. Tiến hành che kín xung quanh bể, dành ra một khoảng trống
nhỏ để ánh sáng lọt vào. Ấu trùng khỏe sẽ tập trung về phía có ánh sáng. Dùng ống

nhựa hút ấu trùng vào thùng lớn, sục khí mạnh liên tục.

22
3.3.2 Định lượng ấu trùng
Ấu trùng được chứa trong thùng nhựa, định lượng bằng phương pháp: sục khí mạnh,
sao cho ấu trùng phân bố đều trong thùng, dùng cốc 200 ml thu ngẫu nhiên ở 3 điểm
khác nhau, đếm số lượng 3 mẫu thu đó tính trung bình một mẫu. Tổng lượng ấu trùng
chứa trong thùng được tính theo công thức:


∑ thể tích mẫu chứa trong thùng x SL ấu trùng TB 1 mẫu
∑ SL ấu trùng chứa trong thùng =
(ấu trùng/L) 200 ml

3.3.3 Bố trí thí nghiệm

* Thí nghiệm thăm dò: Xác định khả năng chịu đựng của Moina macrocopa ở các
độ mặn khác nhau
Thử nghiệm được tiến hành với thể tích 100 mL, 3 lần lặp lại ở các độ mặn khác nhau
từ 2, 4, 6, 8, 10, 12‰
.

Mật độ Moina được cho vào là 62 cá thể/mL
Tỷ lệ sống của Moina được xác định cứ 30 phút/lần bằng cách: dùng pipet hút lần lượt
1ml nước mẫu ở các cốc thử nghiệm cho vào đĩa petri và xác định tỉ lệ sống Moina
bằng kính hiển vi soi nổi.
* Thí nghiệm chính: Thay thế Artemia bằng Moina macrocopa trong ương ấu
trùng tôm càng xanh
Ấu trùng được bố trí chung trong cùng 1 bể và ương nuôi đến giai đoạn VI thì được
bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, gồm 5 nghiệm thức:

Nghiệm thức 1: cho ăn 100% Artemia + thức ăn chế biến (đối chứng).
Nghiệm thức 2: thay thế 25% Artemia bằng 25% Moina + thức ăn chế biến.
Nghiệm thức 3: thay thế 50% Artemia bằng 50% Moina + thức ăn chế biến.
Nghiệm thức 4: thay thế 75% Artemia bằng 75% Moina + thức ăn chế biến.
Nghiệm thức 5: thay thế 100% Artemia bằng 100% Moina + thức ăn chế biến.
Mật độ ấu trùng tôm càng xanh: 60 con/lít.
Thể tích nước thí nghiệm: 50 lít gồm 50% nước từ bể ương ban đầu + 50% nước 12‰
pha mới.
3.3.4 Chăm sóc và quản lý
Chế độ cho ăn
Ấu trùng ở giai đoạn 1, 2, 3 cho ăn Artemia bung dù mật độ là 3- 4 con/ml. Đến giai
đoạn 4 thì cho ăn kết hợp thức ăn chế biến 4 lần/ ngày ( 6h, 9h, 12h, 15h) và Artemia
1 lần vào lúc 18 giờ.
Khi ấu trùng đạt giai đoạn VI tiến hành thay thế Artemia bằng Moina sao cho đảm bảo
mật độ (Artemia + Moina) trong bể ương ấu trùng là 3- 4 con/ml.

23
Các chỉ tiêu theo dõi
- Nhiệt độ được kiểm tra 2 lần/ ngày (8 giờ sáng, 2 giờ chiều) bằng nhiệt kế.
- Các yếu tố pH, TAN, N-NO
2
-
, N-NO
3
-
, kiểm tra 3 ngày/ lần bằng Test kit nhãn hiệu
Sera của Đức.
- Theo dõi hoạt động của ấu trùng
+ Hằng ngày quan sát sự biến thái của ấu trùng dưới kính hiển vi với số lượng mẫu là
10 con/bể

LSI = ∑(A
i
)/i.

Trong đó LSI: % ấu trùng có cùng giai đoạn phát triển
A
i
: Số ấu trùng có cùng giai đoạn phát triển
i: Tổng số ấu trùng quan sát
+ Chiều dài của ấu trùng được xác định theo từng giai đoạn phát triển bằng thước kẻ ô
ly (mm)
- Thu hoạch Postlarvae
Khi ấu trùng trong bể chuyển sang Postlarvae khoảng 80% tiến hành hạ dần nồng độ
mặn từ 12- 8- 4 và 0‰ trong 3- 4 ngày.
Đếm số lượng Postlarvae/ bể, tính tỉ lệ chuyển Post và xác định tỉ lệ sống.

Số lượng Postlarvae
Tỷ lệ chuyển Postlarva (%)= x 100
Tổng số lượng ấu trùng ban đầu

Số lượng Postlarvae + Số lượng ấu trùng còn lại
Tỷ lệ sống ấu trùng (%) = x 100
Tổng số lượng ấu trùng ban đầu

3.4 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
Số liệu ghi nhận được tính toán bằng chương trình Excel và xử lý thống kê theo
chương trình Statictica 5.0.







24
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
A. Thí nghiệm thăm dò
Moina là đối tượng nước ngọt nên có tỉ lệ sống giảm theo độ mặn. Chúng có thể sống
được 100% trong thời gian 30 phút ở các độ mặn 2, 4, 6‰ và chết 50% sau 60 phút.
Khi độ mặn tăng dần từ 8, 10, 12‰
.
thì tỉ lệ sống của Moina giảm dần. Độ mặn càng
cao thì tỉ lệ chết càng tăng. Tỉ lệ chết của Moina sau 30 phút từ 30- 50% và chết hoàn
toàn sau 60 phút trong nước có độ mặn từ 8- 12‰
.
.
Như vậy Moina có thể sống được trong nước 12‰ khoảng 50% trong thời gian 30
phút, do đó khi sử dụng chúng thay thế cho Artemia trong ương ấu trùng tôm càng
xanh nên cẩn thận và lưu ý việc quản lý môi trường nước ương vì hiện tượng nhiễm
bẩn rất dễ xảy ra do xác bã Moina gây nên.

Bảng 4.1 : Tỉ lệ sống của Moina ở các độ mặn khác nhau
Độ mặ
n
Tỉ lệ sống (%) Moina sau 30 phút Tỉ lệ sống (%) Moina sau 60 phút
2‰
.

4‰
.


6‰
.

8‰
.

10‰
.

12‰
.

100
100
100
70
60
50
50
50
50
0
0
0

B. Thí nghiệm chính thức
4.1. Các yếu tố thủy lý hóa trong môi trường nước ương
4.1.1 Nhiệt độ
Khi ương ấu trùng tôm càng xanh Nguyễn Việt Thắng (1993), đã thí nghiệm và đưa ra

kết luận là ở ngưỡng nhiệt độ dưới của sự phát triển ấu trùng tôm càng xanh trong
khoảng 20- 21
o
C. Từ giới hạn nhiệt độ này, khi nhiệt độ tăng lên, thời gian để chúng
phát triển được rút ngắn lại. Ở ngưỡng nhiệt trên, các tác giả New (1982); Fujimura
(1966, 1977); Adisukressno (1977, 1980); Ling (1962, 1969) xác định là 33- 34
o
C
(được dẫn bởi Trương Quan Trí, 1990, Nguyễn Việt Thắng, 1993). Các tác giả cho
rằng nhiệt độ dưới 24- 26
o
C ấu trùng phát triển không tốt, thời gian đạt đến lúc biến
thái phải dài hơn. Nhiệt độ trên 33
o
C thường làm ấu trùng chết, do đó tránh thay đổi
đột ngột nhiệt độ mặc dù 1
o
C cũng làm tổn thương ấu trùng (Trương Quan Trí, 1990).

25
Nhi

t đ

(
o
C)

Nhi


t đ

(
o
C)

Mặc dù có những ý kiến khác nhau nhưng các tác giả đều có chung quan điểm cho
rằng phạm vi nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của ấu trùng tôm càng xanh là
26- 31
0
C và trong khoảng này nếu nhiệt độ càng tăng thì sự lột xác và tăng trưởng của
ấu trùng càng nhanh.
Bảng 4.2: Biến động nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm
Nhiệt độ
(
o
C)
NT I NT II NT III NT IV NT V
Sáng 28,10 ± 0,15 28,03 ± 0,13 28,09 ± 0,14 28,10 ± 0,21 28,14 ± 0,18
Chiều 30,18 ± 1,08 30,24 ± 1,07 30,24 ± 1,05 30,36 ± 1,10 30,28 ± 1,06
Sự biến động nhiệt độ trung bình ở 5 nghiệm thức dao động từ 28,03 ± 0,13
o
C đến
30,36 ± 1,1
o
C (Bảng 4.2) không chênh lệch nhau nhiều.










Hình 4.1. Sự biến động nhiệt độ sáng giữa các nghiệm thức trong quá trình ương









Hình 4.2. Sự biến động nhiệt độ chiều giữa các nghiệm thức trong quá trình ương

×