Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Xác định thời điểm thay thế trùn chỉ bằng thịt cá trong ương nuôi cá lăng nha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP





ĐỀ TÀI:
XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THAY THẾ
TRÙN CHỈ BẰNG THỊT CÁ TRONG
ƯƠNG NUÔI CÁ LĂNG NHA
(Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949)









NGÀNH: THỦY SẢN
KHÓA : 2001 – 2005
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN QUỐC NINH






THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2005
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THAY THẾ TRÙN CHỈ BẰNG
THỊT CÁ TRONG ƯƠNG NUÔI CÁ LĂNG NHA (Mystus
wyckioides Chaux và Fang, 1949).






Thực hiện bởi



Nguyễn Quốc Ninh










Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỷ Sư Thủy Sản







Giáo viên hướng dẫn : Ngô Văn Ngọc










Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


TÓM TẮT


Đề tài: xác đònh thời điểm thay thế trùn chỉ bằng thòt cá trong ương nuôi cá
lăng nha (Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949) được tiến hành để đánh giá sự ảnh
hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng, tỉ lệ sống và xác đònh ngày tuổi nào thì cá ăn

được thòt cá một cách tồt nhất.

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm gồm sáu nghiệm thức, mỗi nghiệm thức gồm
ba lô và lập lại sáu lần. Cá ba ngày tuổi được cho ăn Moina, khi cá bốn ngày tuổi thì
tiến hành thí nghiệm. Một nghiệm thức cá bốn ngày tuổi (NT I) cho ăn thòt cá hấp
chín, các nghiệm thức còn lại cho ăn trùn chỉ, sau mỗi ngày thì lần lược thay thế trùn
chỉ bằng thòt cá. Riêng nghiệm thức đối chứng vẫn cho ăn trùn chỉ.

Kết quả chúng tôi thu được như sau:

Theo kết quả chúng tôi thu được thì cá bảy ngày tuổi ăn thòt cá là tốt nhất.
Nghiệm thức đối chứng (Moina + Trùn chỉ) thì thấy có sự tăng trưởng cao nhất
cả về trọng lượng và chiều dài ( 2,53 cm; 0,156 g), kế đến là nghiệm thức V (ăn thòt
cá khi cá tám ngày tuổi), nghiệm thức IV.

Nghiệm thức I (ăn thòt cá khi cá bốn ngày tuổi) có sự tăng trưởng thấp nhất cả
về trọng lượng và chiều dài (1,1 cm; 0,015 g), kế đến là nghiệm thức II, nghiệm thức
III.

Chúng tôi nhận thấy nghiệm thức IV có tỉ lệ sống cao nhất (80,56%), kế đến
là nghiệm thức đối chứng (77,22%), nghiệm thức V (75,56%).

Nghiệm thức I có tỉ lệ sống thấp nhất (44,78%), kế đến là nghiệm thức II
(61,50%) và nghiệm thức III (72,72%).












Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.







ABSTRACT


A study “A Definite Period of Time to Replace Tubifex by Fresh Fish Meat in
Nursing Young Red Tail Catfish (Mystus wyckioides)” was carried out at
Experimental Farm for Aquaculture in order to evaluate effect of food on growth,
survival rate of young red tail catfish.

The study included six treatments. Each treatment consisted of three lots. The
study was replicated six times. Three - days old fry was fed on Moina. The first
treatment (four - days old fry) was fed on fresh fish meat. The day after day, the
young fish was fed on fresh fish meat instead of Tubifex. At the same time, the young
fish belonging to control treatment was fed on Moina and Tubifex completely.

The result of the study indicted that:


- Seven - days old fry eaten by fresh fish meat was development well.

- The young fish eaten by Moina and Tubifex (control treatment) is the highest
growth, then treatment V and IV. Meanwhile, the young fish eaten by fresh fish meat
at four – days old (treatment I) was the lowest growth.

- Survival rate of treatments IV was the highest (80.56%) and the lowest was
treatment I.











Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


CẢM TẠ


Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm


Ban chủ nhiệm và quý thầy cô trong Khoa Thủy Sản đã tận tình dạy bảo tôi
trong thời gian học tại trường.

Đặc biệt là thầy Ngô Văn Ngọc đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt
kiến thức quý báu để chúng tôi hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp này.

Các anh nhân viên Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại
Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.

Tôi xin cảm ơn cha, mẹ tôi và những người thân trong gia đình đã tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình tôi theo học tại trường.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người bạn đã cùng tôi học tập bốn năm trong
trường, đã động viện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, và làm luận văn tốt nghiệp.

Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn này không thề tránh khỏi những thiếu
sót, chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của q Thầy Cô và các bạn.




















Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


MỤC LỤC


ĐỀ MỤC TRANG


TÊN ĐỀ TÀI i
TÓM TẮC BẰNG TIẾNG VIỆT ii
TÓM TẮC BẰNG TIẾNG ANH iii
CẢM TẠ iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC BẢNG vii
DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH viii


I. GIỚI THIỆU

1.1

Đặt Vấn Đề

1.2 Mục Tiêu Đề Tài


II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2

2.1 Đặc Điểm Sinh Học 2
2.1.1
Vị trí phân loại 2

2.1.2 Phân bố 2
2.1.3 Đặc điểm hình thái 2
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 3
2.1.5 Đặc điểm sinh sản 3
2.2 Các Loại Thức Ăn Tự Nhiên 4
2.2.1 Moina 4
2.2.2 Trùn Chỉ 5
2.3 Thức Ăn và Tập Tính Ăn của Cá 6
2.3.1 Cơ sở thức ăn tự nhiên của cá 6
2.3.2 Sự lựa chọn thức ăn 7
2.3.3 Mối quan hệ giữa kích cỡ miệng và kích cỡ mồi 7
2.4 Thành Phần Thức Ăn của Cá 7
2.5 Nhu Cầu Dinh Dưỡng của Cá 8
2.5.1 Protid 8
2.5.2 Lipid 8
2.5.3 Glucid 9
2.5.4 Vitamin 9
2.5.5 Nhu cầu muối khoáng 10
2.6 Hệ Số Thức Ăn 10

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software

For evaluation only.



III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

3.1

Thời Gian và Địa Điểm 11
3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu 11
3.3 Dụng Cụ làm Thí Nghiệm 11
3.4 Bố Trí Thí Nghiệm 11
3.5 Cách Thức Chăm Sóc và Cho Ăn 12
3.5.1 Khảo sát một số yếu tố chất lượng nước 12
3.5.2 Cho ăn và chăm sóc 13
3.6 Các Chỉ Tiêu Theo Dõi 14
3.6.1 T
ỉ lệ sống 14
36.2 Chiều dài và trọng lượng trung bình 14

3.7 Phương Pháp Xử Lý Số Liệu 15

IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16

4.1 Các Yếu Tố Bên Ngoài Tác Đôïng lên Sự Tăng Trưởng của Cá 16
4.1.1 Nhiệt độ 17
4.1.2 Oxygen hoà tan trong nước (DO) 17
4.1.3 pH 17
4.1.4 Amonia 18
4.2 Các Yếu Tố Bên Trong Tác Đôïng lên Sự Tăng Trưởng của Cá 18

4.3 Thành Phần Dinh Dưỡng của Thức Ăn trong Thí Nghiệm 18
4.4 Đánh Giá về Sự Tăng Trưởng của Cá Lăng Nha 19
4.4.1 Sự tăng trưởng về chiều dài 19
4.4.2 Sự tăng trưởng về trọng lượng 24
4.5 Tỉ Lệ Sống 30

V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33

5.1
Kết Luận 33

5.2
Kiến Nghò 33


TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤC LỤC






Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ



BẢNG NỘI DUNG TRANG

Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá lăng 3

Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ 5

Bảng 3.1 Cách bố trí thí nghiệm và cho ăn 12

Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường nước trong quá trình thí nghiệm 16

Bảng 4.2 Thành phần dưởng chất (%) trong thòt cá 19

Bảng 4.3 Chiều dài trung bình (cm) cá lăng nha 12 ngày tuổi qua
sáu lần thí nghiệm 20

Bảng 4.4 Trọng lượng trung bình (g) cá lăng nha 12 ngày tuổi qua
sáu lần thí nghiệm 23

Bảng 4.5 Tỉ lệ sống cá lăng nha 12 ngày tuổi qua sáu lần thí nghiệm 26

ĐỒ THỊ NỘI DUNG TRANG

Đồ thò 4.1 Chiều dài trung bình của cá lăng nha trong thí nghiệm 21

Đồ thò 4.2 Trọng lượng trung bình của cá lăng nha trong thí nghiệm 23

Đồ thò 4.3 Tỉ lệ sống của cá lăng nha trong thí nghiệm 26












Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


DANH SÁCH HÌNH ẢNH

HÌNH NỘI DUNG TRANG

3.1 Bể kiến bố trí thí nghiệm 12
4.1 Cá lăng nha ba ngày tuổi 20
4.2 Cá lăng nha 12 ngày tuổi (nghiệm thức I) 22
4.3
Cá lăng nha 12 ngày tuổi (nghiệm thức II) 23
4.4
Cá lăng nha 12 ngày tuổi (nghiệm thức III) 23
4.5 Cá lăng nha 12 ngày tuổi (nghiệm thức IV) 24
4.6 Cá lăng nha 12 ngày tuổi (nghiệm thức V) 25
4.7 Cá lăng nha 12 ngày tuổi (nghiệm thức I) 27
4.8 Cá lăng nha 12 ngày tuổi (nghiệm thức II) 28
4.9 Cá lăng nha 12 ngày tuổi (nghiệm thức III) 28
4.10 Cá lăng nha 12 ngày tuổi (nghiệm thức IV) 29

4.11 Cá lăng nha 12 ngày tuổi (nghiệm thức V) 29
4.12 Cá lăng nha 12 ngày tuổi (nghiệm thức đối chứng) 30























TP. Hồ Chí Minh
Tháng 09/2005

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



I. GIỚI THIỆU


1.1 Đặt Vấn Đề

Trong những năm gần đây, việc ni thủy sản đã đạt được một bước tiến bộ rất
lớn.Từ lúc chúng ta khơng sản xuất được giống nhân tạo thì đến nay chúng ta đã sản
xuất thành cơng hầu hết các lồi cá, tơm có giá trị kinh tế cao. Việc cho sản xuất giống
thành cơng đã giải quyết phần nào việc ni cá của bà con nơng dân.

Nhu cầu về thực phẩm của con người ngày càng được quan tâm đúng mức. Do
đó sản phẩm phải chất lượng khơng có dư lượng của thuốc kháng sinh hay thuốc trừ
sâu, cá khơng chứa mỡ. Vì vậy đòi hỏi nghề cá cũng phải tăng theo để đáp ứng nhu cầu
của thị trường, các nhà kỷ thuật tìm ra những loại cá có hàm lượng mỡ ít, thịt thơm
ngon. Các lồi cà truyền thống của chúng ta từ trước đến nay như mè, chép, trơi, rơ phi,
khơng còn phù hợp với thị trường và khơng còn ưa chuộng nữa, chúng ta phải tìm ra
một loại cá mới.

Cá lăng nha (Mystus wyckioides) hiện đang được rất nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm bởi vì: cá lăng nha có kích thước lớn, thịt thơm ngon được nhiều người ưa chuộng
và có giá trị kinh tế cao. Đây là lồi cá bản địa, chúng hiện diện ở miền Đơng Nam Bộ
và đồng bằng sơng Cửu Long và con giống ngày càng khan hiếm do khai thác q mức.

Hiện nay tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Trường Đại Học Nơng Lâm TPHCM
đã cho sản xuất giống thành cơng và một thực tế khác lại nảy sinh đó là nhu cầu thức
ăn trong việc sản xuất giống để thay thế trùn chỉ là rất quan trọng .

Từ những nhu cầu thực tế trên và được sự phân cơng của Khoa Thủy Sản, chúng

tơi thực hiện đề tài: “XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THAY THẾ TRÙN CHỈ BẰNG
THỊT CÁ TRONG ƯƠNG NUÔI CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides Chaux và
Fang, 1949)”.

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

Đề tài thực hiện nhằm các mục đích sau:

- Tại những n
ơi khơng có trùn chỉ thì có thể sản xuất giống cá lăng nha bằng
cách cho ăn cá tạp, giải quyết con giống tại chỗ cho bà con nơng dân.

- Giảm chi phí trong sản xuất giống.




Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1 Đặc Điểm Sinh Học

2.1.1
Vò trí phân loại

Ngành: Chordata


Ngành phụ: Vertebrata

Lớp: Osteichthyes

Bộ: Siluriformes

Họ: Bagridae
Giống : Mystus


Loài: Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949

Tên tiếng Anh: Red tail catfish
Tên tiếng Việt: Lăng nha, Lăng đuôi đỏ

2.1.2 Phân bố


Cá lăng nha phân bố rộng rãi ở Ấn Độ và nhiều ở các nước Đông Nam Á.
Phân bố ở các con sông lớn dọc từ thượng nguồn sông Cửu Long đến tận các nhánh
sông.

Theo Mai Đình Yên và ctv.(1992), cá lăng nha phân bố hầu như rộng rãi ở các
sông rạch thuộc miền Nam Việt Nam.

Cá lăng nha là loài ưa tối, sống đáy, chui rúc vào những bụi rậm, hốc đá,
hang, ... Sinh sống trong các thủy vực nước chảy thuộc vùng nội đòa như sông, suối,
hồ chứa, … Từ vùng thượng nguồn cho đến cửa sông.


2.1.3 Đặc điểm hình thái

Đầu dẹp ngang, số lược mang 11 – 15, đuôi dẹp bên. Có bốn đôi râu: một đôi
râu mũi kéo dài đến mắt, hai đôi râu cằm, một đôi râu hàm trên rất dài đến giữa vây
hậu môn. Miệng ở dưới rộng hướng ra phía trước. Môi trên dày và nhô hơn môi dưới,
hàm trên và hàm dưới đều có răng nhỏ, nhọn. Khoảng cách hai ổ mắt rộng, khe mang
rộng, màng mang tách khỏi eo mang (Chaux và Fang, 1949; trích bởi Lê Đại Quan,
2004).

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


Thân thon dài, phần trước thân tròn, phần sau thân dẹp bên. Mặt lưng của
thân và đầu có màu nâu đậm và nhạt dần xuống bụng, bụng cá có màu trắng đục
(Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thò Thu Hương,1993)

Vây lưng và vây ngực có tia cứng, tia cứng vây ngực to, khỏe và có răng cưa
nhưng tia cứng ở vây lưng nhỏ và được bao phủ bởi lớp da không có răng cưa. Gai vi
lưng nhỏ hơn gai vi ngực và mặt sau của gai này có răng cưa hướng vào gốc.

Vi mỡ nằm đối diện với vi hậu môn và dài, gốc vi mỡ dài tương đương với gốc
vi hậu môn.

2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá lăng nha được xếp vào nhóm cá dữ (Sterba, 1962; trích bởi Mai Thò Kim
Dung, 1998).

Theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2001), khi còn nhỏ cá ăn côn trùng ở

nước, ấu trùng muỗi, giun ít tơ, rễ cây, … Cá lăng là loài cá hoạt động kiếm ăn mạnh
về đêm.

Ngoài ra, cá lăng vàng (Mystus nemurus) và lăng đòa (Mystus filamentus.)
hoàn toàn chấp nhận thức ăn công nghiệp trong điều kiện nhân tạo (Ngô Văn Ngọc,
2002).

Theo Phạm Báu và Nguyễn Đức Tuân (1998; trích bởi Đào Dương Thanh,
2004), cá lăng có cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá dữ điển hình: miệng rộng, răng hàm
sắc, nhọn, dạ dày lớn, tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài thân = 89,35%. Phân tích 25 mẫu
vật thức ăn trong ruột cá, thành phần thức ăn chính là động vật.

Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá lăng (Hemibagrus guttatus)
trên hệ thống sông Hồng (Phạm Báu và Nguyễn Đức Tuân, 1998).

Loại thức ăn Cá Tôm Côn
trùng
Cua Giun
đất
ĐV trên
cạn khác
Mùn bã
hữu cơ
Hạt
thực vật
Tần số gặp
(%)
28 36 60 4 4 4 20 12
Tỷ lệ KL
(%)

15,8 26,2 36 4 3,2 3,6 3,2 8




Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


2.1.5 Đặc điểm sinh sản

2.1.5.1 Mùa vụ sinh sản

Theo Rainboth (1996; trích bởi Lê Đại Quan, 2004), cá vào rừng ngập nước để
sinh sản, ở Tonlé Sap cá con được tìm thấy vào tháng tám và trở ra sông vào tháng 10
– 12.

Cá vào bờ sinh sản sau khi nước lên, mùa sinh sản từ tháng 6 đến tháng 7 và
chỉ sinh sản một lần trong năm (Mai Thò Kim Dung, 1998).

Theo Ngô Văn Ngọc (2002), cá lăng vàng (Mystus nemurus) và cá lăng đòa
hay còn gọi là cá lăng hầm (Mystus filamentus.) có khả năng sinh sản quanh năm
trong điều kiện nhân tạo.

2.1.5.2 Phân biệt đực, cái

a/ Cá cái

Cá cái có phần bụng to, mền đều khi ta chạm vào và bè ra hai bên nếu nhìn
thẳng từ trên xuống, có lỗ sinh dục hình tròn màu hồng và hơi lồi ra.


b/ Cá đực

Cá đực có gai sinh dục dài và nhọn ở đầu mút.

Khi cá thành thục thì trên đầu mút cá đực có màu hồng nhạt.

2.2
Các Loại Thức Ăn Tự Nhiên Dùng trong Thí Ngiệm

2.2.1 Moina

Moina macrocopa thuộc nhóm giáp xác bậc thấp entomostraca, kích thước cơ
thể từ 0,7 – 1 mm.

Moina macrocopa phân bố rộng rãi trong các thủy vực nước ngọt, còn trong
các thủy vực lớn, nước đứng thì Moina chỉ ở ven bờ hoặc trong các lùm cây cỏ, rác.
Đặc biệt thường tập trung thành đám dày đặc màu đỏ vào buổi sáng ở ao, hồ, vũng
nước của cống rãnh nhiều chất hữu cơ.

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


Thành phần dinh dưỡng của Moina macrocopa: theo Trần Văn Vỹ (1995)
thành phần hoá học của Moina macrocopa được biều diễn theo % khối lượng tươi như
sau: 90% nước, đạm 5%, mỡ 0,7%, đường 0,1%, tro 1,7%.

Moina là thức ăn có giá trò đối với một số cá trong giai đoạn ương vì nó phù
hợp với cỡ miệng và có khả năng di chuyển thụ động làm kích thích tập tính bắt mồi

của cá. Nếu so với Daphnia thì Moina nhỏ hơn nhưng có giá trò protein cao hơn
(Shirota, 1966).

So với Artemia thì Moina có ưu điểm là dễ tìm, sẵn có, giá thành rẻ hơn, đem
lại hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt là giá trò dinh dưỡng không sai khác bao nhiêu so
với Artemia.

2.2.2 Trùn chỉ (Tubifex)

Trùn chỉ là loại thức ăn thông dụng ở các trại sản xuất giống, chúng sống
trong môi trường nước thải sinh hoạt hay nước bẩn có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Trùn chỉ có kích thước nhỏ, đường kính khoảng 0,1 - 0,3 mm chiều dài khoảng
1- 40 mm, thích hợp cho miệng các loài cá con và các loài cá có kích thước nhỏ.
Chúng là loài sinh vật có giá trò ding dưỡng rất cao. Vì vậy, người ta khai thác trùn
chỉ làm thức ăn cho các loài cá con.

Theo Phạm Văn Trang (1983, trích bởi Lê Thò Thu, 1994), thì thành phần dinh
dưỡng của trùn chỉ được phân tích như sau

Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ được phân tích theo phần trăm khối
lượng tươi (trong 1 gam) trùn chỉ (Tubifex).

Thành phần Đạm Mỡ Vật chất khô Năng lượng
Tỷ lệ(%) 8,62 2,00
13,46 0,5-0,7 Kcal


Việc sử dụng trùn chỉ có một số ưu nhược điểm sau:


Ưu điểm:

- Hàm lượng dinh dưỡng cao.

- Là loại mồi sống thích hợp cho tập tính ăn của các loài cá con lúc còn nhỏ.

- Có thể giữ được 24 giờ nếu cá ăn không hết mà không làm bẩn nước ảnh
hưởng đến hoạt động sống của cá.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


Nhược điểm:

- Do sống trong môi trường nước bẩn nên trùn chỉ là loại thức ăn mang mầm
bệnh nguy hiểm cho các loài cá nuôi.

- Nguồn cung cấp trùn chỉ không ổn đònh nên ảnh hưởng đến nguồn thức ăn
cho cá con lúc còn nhỏ và ảnh hưởng đến sản xuất giống.

- Giá trùn chỉ thường rất cao vào các thời điểm khan hiếm, ảnh hưởng đến
việc ương nuôi cá bột.

- Trong tương lai vấn đề môi trường đang được quan tâm và cải thiện đúng
mức, cho nên việc khai thác trùn chỉ sẽ gặp khó khăn vì không còn môi trường cho
trùn chỉ sinh sống, vì thế lượng thức ăn này sẽ bò khan hiếm dần.

- Một số đòa phương không có trùn chỉ vì hàm lượng dinh dưỡng trong các ao,
hồ không cao từ đó sẽ gặp một số khó khăn trong sản xuất giống.


2.3 Thức Ăn và Tập Tính Ăn của Cá

2.3.1 Cơ sở thức ăn tự nhiên của cá

Ở các ao hồ nhiệt đới do mực nước thường xuyên cạn, cường độ chiếu sáng
mạnh, không bò đóng băng vào mùa đông nên sức sản xuất sơ cấp hàng năm có thể
đạt tới 1000 – 2000 gam/cm
2
(V.Sumitra, 1971; trích bởi Khánh Đoan, 1997), thường
gặp các loại tảo lục, tảo lam, tảo giáp, tảo khuê, các loại động vật không xương sống
như luân trùng, râu ngành, chân chèo, giun ít tơ, ấu trùng côn trùng, … Những động
vật không xương sống ở nước là thức ăn rất có giá trò, giàu chất dinh dưỡng và
vitamin cho cá.

Các loài giáp xác khá giàu vitamin. Đặt biệt ở Daphnia còn thấy cả vitamin
B
2
, một lượng lớn vitamin A. Nói chung nhiệt lượng của một đơn vò khối lượng (1
gam) cơ thể động vật phù du là khoảng 0,3 – 0,4 Kcal, còn một đơn vò khối lượng tươi
của động vật đáy (ấu trùng muỗi lắc Chironomus và giun) là 0,5-0,7 Kcal.

Phần lớn động vật phù du điều có khả năng di chển trong nước nhờ gai,
lông, tiêm mao hoặc phần kéo dài của cơ thể, bằng cách uốn lượn cơ thể hoặc nhiều
biện pháp khác nữa. Nhưng chúng ta không bao giờ thấy chúng bơi ngược dòng nước
được. Chính việc di chuyển thụ động này là lý do biến chúng dễ trở thành mồi ngon
cho cá và các sinh vật khác.

Mỗi loài cá nuôi chọn những mồi ăn thích hợp khác nhau có trong vực nước.
Cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix) hầu như chỉ ăn tảo phù du, ăn động vật
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software

For evaluation only.


phù du với số lượng không đáng kể. Cá mè hoa (Aristichthys nobilis) là loài cá điển
hình ăn động vật phù du. Ấu trùng côn trùng, giun, trai, ốc, … là thức ăn tự nhiên thích
hợp của cá chép (Cyprinus carpio). Nhưng tính riêng biệt của mỗi loài cá nuôi như đã
kể trên chỉ đặc trưng ở giai đoạn trưởng thành. Điều lý thú là ở tất cả các loại cá nuôi
kể trên. Trong một thời kỳ nhất đònh cá sau khi nở từ trứng ra đều ăn chung một loại
thức ăn đó là động vật phù du, những sinh vật nhỏ nhưng có giá trò dinh dưỡng cao.
Đây là khía cạnh độc đáo và hấp dẫn về mặt thức ăn (Trần Văn Vỹ, 1995).

2.3.2 Sự lựa chọn thức ăn

Hiện tượng lựa chọn thức ăn thấy ở tất cả các loài động vật từ thấp tới cao, ở
cả loài lấy thức ăn phân biệt và không phân biệt, trong đó loài thứ nhất có tính lựa
chọn cao hơn. Không những chỉ lựa chọn thức ăn mà cá còn lựa chọn loại thức ăn
thích hợp trong số những loại thức ăn có trong thủy vực. Ngoài khả năng lựa chọn
thức ăn, thủy sinh vật còn lựa chọn kích thước thức ăn.

2.3.3 Mối quan hệ giữa kích cỡ miệng và kích cỡ mồi

Theo Dabrowshki và Bardega (1984; trích bởi Khánh Đoan, 1997), nghiên cứu
trên cá trắm cỏ (ctenopharingodonidella), mè hoa (Aristichthys nobillis) và cá mè
trắng (Hypophthalmicchthys molitrix) cho thấy rằng có một sự liên hệ giữa kích cỡ
miệng và tổng chiều dài cá từ lúc mới ăn thức ăn ngoài đến lúc cá đạt chiều dài 20 -
30 mm.

Kích cỡ miệng dường như là yếu tố giới hạn trong sự ăn của cá bột kể cả thức
ăn tự nhiên và thức ăn viên. Đường kính lớn nhất của phần thức ăn chính của loài
tương ứng với độ rộng trung bình của miệng, xấp xỉ 1:1. Bởi vậy độ rộng miệng quyết

đònh đến giới hạn kích cỡ con mồi. Hơn thế nữa ông còn kết luận rằng những cá con
có miệng nhỏ phát triển chậm hơn những cá con có miệng lớn.

2.4
Thành Phần Thức Ăn của Cá

Thành phần hóa học của thức ăn gồm protein, glucid, lipid, vitamin và các
khoáng chất khác, thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, trong đó
glucid và lipid giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể,
protein chỉ cung cấp một phần trong nhu cầu năng lượng của cá.

Khi qui đổi ra năng lượng thì: 1g glucid = 4,1 kcal
1g lipid = 9,1 kcal


1g protein = 5,65 kcal

Cơ thể cá sử dụng nguồn năng lượng được cung cấp từ thức ăn vào các hoạt
động bơi lội trong môi trường nước, sự tiêu hóa thức ăn, hấp thụ thức ăn, duy trì sự
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


sống, sự phát triển bình thường của cơ thể, duy trì các chức phận sinh lý bình thường
của cơ thể như tuần hoàn, bài tiết, hô hấp, … và ổn đònh thân nhiệt giữ nhiệt độ của cơ
thể bằng với nhiệt độ của môi trường sống.
Việc cung cấp thức ăn không cân đối làm thiếu năng lượng kéo dài, làm cho
cá suy dinh dưỡng, cơ thể suy yếu, chậm lớn. Các thương tổn đó thường tồn tại lâu dài
trong cơ thể cá cho dù sau này cá có được cho ăn đầy đủ.


Dinh dưỡng thức ăn nếu không hợp lý, không theo phương pháp khoa học sẽ
làm cho cá chậm lớn, bệnh tật, làm ôi nhiễm môi trường. Dinh dưỡng phải đảm bảo
cho cá có đầy đủ năng lượng để duy trì sự sống, sự phát triển. Tùy theo mỗi loài, mỗi
giai đoạn phát triển của cá mà chúng ta cung cấp dinh dưỡng cho phù hợp và đầy đủ
vì ở mỗi loài, mỗi giai đoạn phát triển của cá đều có nhu cầu năng lượng khác nhau.

2.5
Nhu Cầu Dinh Dưỡng của Cá

Dinh dưỡng phải đảm bảo cho tôm cá có đầy đủ năng lượng duy trì sống, hoạt
động bơi lội, tăng trưởng và sinh sản. Các chất dinh dưỡng cho tôm, cá có thể phân
chia thành năm nhóm chính là protid, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất.

2.5.1 Protid

Theo Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thò Quỳnh Mai, 1996 cho rằng:

Protid là thành phần cơ bản trong cơ thể của tôm cá, là thành phần chính của
nguyên sinh chất tế bào, protid tham gia vào cân bằng năng lượng của cơ thể. Protid
còn là những chất kích thích ăn ngon cho nhiều loài tôm, cá.

Quá trình tiêu hóa đã phân giải protid trong thức ăn thành acid amin. Các
acid amin thấm qua thành ruột chuyển tới các tổ chức cơ thể, tại đây aicd amin được
sử dụng để tổng hợp protid đặc hiệu cho cơ thể đó.

Protid giá trò cao là khi thành phần của nó có đầy đủ các acid amin cần thiết ở
tỉ lệ thích hợp. Thiếu một trong các acid amin thiết yếu sẽ dẫn đến rối loạn cân bằng
đạm, làm cho vật nuôi chậm lớn, và xuống cân dù rằng các thành phần khác đầy đủ
và làm rối loạn sử dụng tất cả các acid amin còn lại.


Thiếu protid làm cho tôm cá dễ nhạy cảm với sự nhiễm trùng đường ruột và
đường hô hấp, chậm lớn và dễ bò bệnh. Khi thiếu protid sẽ kéo theo các triệu chứng
thiếu các dinh dưỡng khác. Vì vậy, hàm lượng protid luôn là yếu tố quan trọng hàng
đầu trong chất lượng của thức ăn tôm cá. Để sử dụng protid có hiệu quả cao thức ăn
phải cung cấp đủ năng lượng, sinh tố và muối khoáng.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


2.5.2 Lipid

Lipid là nguồn sinh năng lượng quan trọng, gấp 2,25 lần glucid hay protid, là
dung môi hòa tan các vitamin A, D và còn gây hương vò tốt cho thức ăn tôm cá.

Thành phần chính của lipid là acid béo do đó phần quyết đònh tính chất của
lipid thuộc về các acid béo. Các acid béo chứa nhiều nối đôi thường có nhiều chất
dinh dưỡng hơn các aicid béo no. Nhu cầu các acid béo thiết yếu đối với tôm cá còn
nhỏ cao hơn tôm cá đã trưởng thành cho nên việc bổ sung thêm mỡ cá hay dầu gan
mực vào thức ăn tôm cá khi còn nhỏ là rất cần thiết.

Lipid gồm các lipid đơn giản và lipid phức tạp trong đó colesterol là một lipid
phức tạp rất quan trọng đối với tôm, nó ảnh hưởng đến sự lột xác của tôm và kích
thích sự tăng trưởng.

Phospholipid rất cần thiết, không thể thiếu trong thức ăn tôm cá. Nó ảnh
hưởng trực tiếp trong cơ chế chuyển hóa chất béo, đẩy nhanh sự tăng trưởng tôm cá
từ khi còn nhỏ cho đến khi thành thục (Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thò Quỳnh Mai,
1996).


2.5.3 Glucid

Trong dinh dưỡng tôm cá, vai trò chính của glucid là sinh năng lượng. Tùy
theo giống loài mà tôm, cá có khi hơn một nữa năng lượng của khẩu phần là do
glucid cung cấp. Ngoài vai trò sinh năng lượng, ở mức độ nhất đònh, glucid có cả vai
trò tạo hình vì có mặt trong tế bào và tổ chức thòt tôm cá. Chuyển hóa glucid liên
quan chặt chẽ với chuyển hóa protid và lipid. Cung cấp đủ glucid trong thức ăn sẽ
làm giảm phân hủy protid đến mức tối thiểu.

Glucid theo nhu cầu dinh dưỡng tôm cá chủ yếu là tinh bột. Tinh bột là thành
phần dinh dưỡng chính của các loại hạt ngũ cốc và đậu. Nhưng có một thành phần
quan trọng khác là cenluloza. Cenluloza có khả năng điều hòa bài tiết và kích thích
các hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tạo điều kiện tốt nhất cho chức phận tổng hợp
của chúng (Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thò Quỳnh Mai, 1996).

2.5.4 Vitamin

Vai trò của vitamin là rất to lớn đối với cơ thể, nó cần thiết cho sự chuyển hóa
chủ yếu của cơ thể, trong đó có quá trình đồng hóa và sử dụng các chất dinh dưỡng
cũng như quá trình lớn, xây dựng tế bào và tổ chức cơ thể.

Vitamin phần lớn không được tổng hợp trong cơ thể mà được cung cấp từ
nguồn thức ăn động vật và thực vật. Thiếu vitamin sẽ là nguyên nhân của nhiều rối
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


loạn chuyển hóa quan trọng. Vì vậy trong thành phần thức ăn cần cung cấp đầy đủ
vitamin cho cơ thể (Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thò Quỳnh Mai, 1996).


2.5.5
Nhu cầu muối khoáng

Theo Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thò Quỳnh Mai (1996), thì vai trò của các
chất khoáng đối với tôm cá rất đa dạng, chủ yếu là quá trình tạo hình mà đặc biệt là
vỏ, vây, xương, tham gia quá trình tạo protid, các quá trình enzyme, điều hòa chuyển
hóa nước, duy trì tính ổn đònh môi trường bên ngoài và sức đề kháng của cơ thể đối
với nhiễm trùng. Các chất khoáng có trong nguyên liệu thức ăn với hàm lượng lớn từ
hàng chục đến hàng trăm mg% có khi hàng g% gọi là các yếu tố đa lượng trong đó là
canxi, photpho, kali, natri, clo, sunfua.

Lượng chất khoáng chiếm 2 – 4% trọng lượng cơ thể, một nửa chất khoáng đó
là yếu tố tạo hình. Cơ thể tôm cá không thể sản xuất được các chất khoáng, vì vậy mà
các chất khoáng phải được cung cấp từ bên ngoài mà nguồn cung cấp chính là từ thức
ăn và một phần chất khoáng có từ môi trường nước được cá hấp thu qua mang.

2.6 Hệ Số Thức Ăn

Hệ số thức ăn là số kg thức ăn phải tiêu tốn để thu được 1kg cá tăng trọng
trong một thời gian

Hệ số thức ăn được tính bởi công thức sau:


Lượng thức ăn sử dụng
FCR
=
Tăng trọng của cá


Hệ số thức ăn càng lớn thì thức ăn càng kém hiệu quả.

Ngày nay khi nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh thì đòi hỏi phải giảm hệ số
thức ăn xuống mức thấp nhất, rút ngắn thời gian nuôi, thu lại lợi nhuận cao nhất. Tuy
nhiên việc rút ngắn hệ số thức ăn còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như ao, hồ, kỷ thuật
nuôi v…v…








Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Thời Gian và Đia Điểm Nghiên Cứu

Chúng tôi thực hiện đề tài từ tháng 03/2005 – 07/2005 tại Trại Thực Nghiệm
Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM

3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu

Đối tượng nghiên cứu là cá lăng nha ba ngày tuổi, được cho sản xuất tại Trại
Thực Nghiệm Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM.


3.3 Dụng Cụ Thí Nghiệm

Bể kính có kích thước 40x40cm, số lượng 18 bể.

Nhiệt kế, DO test, pH test, NH
4
/NH
3
test.

Cân điện kế 2 số lẻ, giấy kẻ ôli.

Vợt vớt Moina và vợt lọc Moina.

Thau nhựa để đựng cá.

Thức ăn: Moina, trùn chỉ, cá hấp chín.

Nguồn nước được lấy từ hồ đất được chứa trong bể chứa để ổn đònh về các mặt
thủy, lý, hóa. Được quy đònh theo tiêu chuẩn giành cho nuôi trồng thủy sản.

3.4 Bố Trí Thí Nghiệm

Thí nghiệm được bố trí trong bể kính, bố trí ngẫu nhiên 100 con cá ba ngày
tuổi trong mỗi bể, cá khỏe mạnh, không bò bệnh, kích thước đồng đều.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:

NT II

(Lô 1)
NT ĐC
(Lô 1)
NT ĐC
(Lô 2)
NT IV
(Lô 1)
NT V
(Lô 1)
NT V
(Lô 2)
NT IV
(Lô 2)
NT III
(Lô 1)
NT III
(Lô 2)

NT I
(Lô 1)
NT II
(Lô 2)
NT IV
(Lô 3)
NT I
(Lô 2)
NT III
(Lô 3)
NT II
(Lô 3)

NT ĐC
(Lô 3)
NT V
(Lô 3)
NT I
(Lô 3)
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.




Hình 3.1 Bể kính bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm sáu nghiệm
thức, mỗi nghiệm thức gồm ba lô và được lặp lại sáu lần vào các thời điểm khác
nhau. Mỗi lần lặp lại đều bốc thăm ngẫu nhiên cho mỗi lô thí nghiệm để tránh sự
trùng lặp giữa các lần lặp lại trong mỗi nghiệm thức.

Bảng 3.1 Cách bố trí thí nghiệm và cho ăn

Loại thức ăn Thời điểm
đổi thức ăn
NT ĐC NT I NT II NT III NT IV NT V
4 ngày tuổi
Trùn chỉ Cá tạp Trùn chỉ Trùn chỉ Trùn chỉ Trùn chỉ
5 ngày tuổi
Trùn chỉ Cá tạp Cá tạp Trùn chỉ Trùn chỉ Trùn chỉ
6 ngày tuổi
Trùn chỉ Cá tạp Cá tạp Cá tạp Trùn chỉ Trùn chỉ

7 ngày tuổi
Trùn chỉ Cá tạp Cá tạp Cá tạp Cá tạp Trùn chỉ
8 ngày tuổi
Trùn chỉ Cá tạp Cá tạp Cá tạp Cá tạp Cá tạp
9 ngày tuổi
Trùn chỉ Cá tạp Cá tạp Cá tạp Cá tạp Cá tạp
10 ngày tuổi
Trùn chỉ Cá tạp Cá tạp Cá tạp Cá tạp Cá tạp
11 ngày tuổi
Trùn chỉ Cá tạp Cá tạp Cá tạp Cá tạp Cá tạp
12 ngày tuổi
Trùn chỉ Cá tạp Cá tạp Cá tạp Cá tạp Cá tạp


Ở mỗi nghiệm thức đều có sự khác nhau về thức ăn, cá sau khi tiêu hết noãn
hoàng (cá ba ngày tuổi) được cho ăn Moina, qua ngày thứ hai (tức cá bốn ngày tuổi)
thì chúng tôi tiến hành thí nghiệm. Một nghiệm thức cá bốn ngày tuổi (tức nghiệm
thức một) được cho ăn thòt cá đã được hấp chín, các nghiệm thức còn lại được cho ăn
trùn chỉ. Sau mỗi ngày thì lần lượt thay các nghiệm thức cho ăn trùn chỉ bằng thòt cá
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


đến khi nào thay hoàn toàn các nghiệm thức cho ăn trùn chỉ bằng thòt cá. Riêng
nghiệm thức đối chứng vẫn cho ăn trùn chỉ bình thường đến khi kết thúc thí nghiệm.

Trong quá trình làm thí nghiệm các điều kiện như nhiệt độ, DO, pH vẫn giữ
không đổi, kết thúc thí nghiệm khi cá 12 ngày tuổi.

Trong quá trình làm thí nghiệm thường xuyên theo dõi các hoạt động bắt mồi

của cá, quan sát hoạt động ăn nhau, quan sát thức ăn thừa và siphon ngày hai lần.

3.5 Cách Thức Chăm Sóc và Cho Ăn

3.5.1 Khảo sát một số yếu tố chất lượng nước

- Nhiệt độ nước: đo hằng ngày vào buổi sáng và buổi chiều bằng nhiệt kế

- DO (mg O
2
/L): đo hai lần trong một đợt thí nghiệm và đo bằng test DO vào
buổi sáng và buổi chiều.

- pH: đo hai lần một ngày bằng test pH, một tuần đo một lần.

- NH
4
/NH
3
+
: đo hai lần một ngày bằng test NH
4
/NH
3
+
, một tuần đo một lần.


3.5.2 Cho ăn và chăm sóc


3.5.2.1 Cho ăn

a/ Moina, trùn chỉ

Moina được vớt trong ao và được lọc sạch trước khi cho cá ăn. Cho cá ăn
Moina khi ba ngày tuổi lúc này cá đã tiêu hết noãn hoàng.

Trùn chỉ được mua về rửa sạch loại bỏ hết chất bẩn và được lưu giữ trong
nước chảy.

Khi cá được bốn ngày tuổi thì cho cá ăn bằng trùn chỉ các nghiệm thức II,
nghiệm thức III, nghiệm thức IV, nghiệm thức V và nghiệm thức đối chứng.

b/ Thòt cá

Thòt cá mà chúng tôi sử dụng là thòt cá rô phi từ Trại Thực Nghiệm Thủy Sản.
Cá sau khi được bắt lên, bỏ mang, rửa sạch để loại bỏ chất bẩn bám trên cơ thể cá.
Sau khi làm sạch được đem đi hấp chín để loại bỏ mầm bệnh.

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


Nghiệm thức I (tức cá bốn ngày tuổi) thì chúng tôi cho ăn thòt cá, sau mỗi
ngày thì lần lược thay thế trùn chỉ bằng thòt cá ở mỗi nghiệm thức, riêng nghiệm thức
đối chứng vẫn cho ăn trùn chỉ.

Sau khi cho ăn, thức ăn còn dư được bảo quản trong tủ đá để tránh sự phân
hủy của thòt cá làm thức ăn và bảo quản thức ăn được lâu hơn. Không nên hấp cá quá
lâu làm ảnh hưởng đến chất lượng của thức ăn. Trước khi cho cá ăn chúng tôi hấp lại

thức ăn đã bảo quản trong tủ lạnh.

3.5.2.2
Cách thức chăm sóc

Cá bắt đầu thí nghiệm là cá ba ngày tuổi, ương trong chín ngày thì cá đạt kích
thước trung bình khoảng (1,1 – 2,705) cm

Mỗi ngày cho cá ăn và quan sát lượng thức ăn trong bể để điều chỉnh lương thức
ăn cho phù hợp, đảm bảo cá khơng bị đói, khơng còn lượng thức ăn thừa làm ơi nhiễm
mơi trường nước ảnh hưởng đến cá.

Thay nước một ngày hai lần để cung cấp O
2
đầy đủ và cá khơng bị ngợp.

Mực nước thay khoảng 2/3 l
ượng nước cũ.

Thường xun quan sát hoạt động của cá để có
biện pháp xử lý kịp thời.

Siphon bể để loại bỏ những thức ăn cũ mà cá chưa ăn hết còn dư lại.

3.6 Các Chỉ Tiêu Theo Dõi

Chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sau đây

3.6.1 Tỉ lệ sống


Chúng tôi tiến hành xác đònh tỉ lệ sống khi kết thúc thí nghiệm (cá 12 ngày
tuổi) ở mỗi lô và được tính theo công thức sau:

Số cá còn lại
Tỷ lệ sống (%)
=
100


Số cá ban đầu

3.6.2 Tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng

Chúng tôi tiến hành đo chiều dài và cân trọng lượng sau khi cá đã đạt 12 ngày
tuổi, bắt ngẫu nhiên 30 con để đo chiều dài và cân trọng lượng.

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


Tổng chiều dài thu được
Chiều dài trung bình
=
(mm)
Tổng số cá đo chiều dài


Tổng trọng lượng thu được
Trọng lượng TB
=

(g)
Tổng số cá cân trọng lượng


3.7 Phương Pháp Xử Lý Số Liệu

Chúng tôi xử dụng phần mềm Statgraphics for Windows 7.0 để xử lý các số
liệu thu thập được trong quá trình làm thí nghiệm như : Tăng trọng của cá, chiều dài
của cá và tỉ lệ sống. Sự khác biệt giữa các nghiệm thức được so sánh theo trắc
nghiệm LSD (p<0,05).



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


Việc ương nuôi thành công các loài cá bột bằng cách sử dụng thức ăn nhân
tạo thay thế thức ăn tự nhiên mà cụ thể là động vật nổi đã được báo cáo ở nhiều loài
cá như trê phi, chép (Kerdchuen và Legendre, 1994; Dabrowski and Bardega, 1994;
trích bởi Nguyễn Thò Ngọc Lan, 2004) và điều này cũng phù hợp với khuynh hướng
hiện nay trong ương nuôi các loài thủy sản càng sớm càng tốt.

Trong số nhiều loài động vật nổi khác nhau, giống Moina (Cladocera) và trùn
chỉ được sử dụng phổ biến nhất vì chúng không làm mất dưỡng chất trong nước như
thức ăn chế biến và kích thước phù hợp với cở miệng của hầu hết các loài cá (Verreth
và ctv.,1993; trích bởi Nguyễn Thò Ngọc Lan, 2004).


Trong nghiên cứu cũng như trong thực tế, việc chuyển từ thức ăn tươi sống
sang thức ăn nhân tạo, nếu không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá
bột thì nên sử dụng thức ăn nhân tạo sẽ hạn chế được bệnh lây nhiễm từ thức ăn tươi
sống và chủ động được nguồn thức ăn trong ương nuôi.

4.1 Các Yếu Tố Bên Ngoài Tác Đôïng lên Sự Tăng Trưởng của Cá

Nước là một nhân tố không thể thiếu trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, là
môi trường sống của cá cũng như các loài sinh vât dưới nước khác. Các yếu tố thủy,
lý, hoá của nước phần nào cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cá, sự bắt mồi
và khả năng hấp thụ thức ăn của cá. Do đó, trong quá trình nuôi cần phải quan tâm
đến chất lượng của môi trường, hay nói cách khác chúng ta phải quan tâm đến chất
lượng nước, tạo môi trường sống thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá.

Nước mà chúng tôi sử dụng trong quá trình làm thí nghiệm là nước được lấy từ
hồ đất có chất lượng tương đối tốt và được chứa trong bể 1000L đã ổn đònh phần nào
các yếu tố thủy, lý, hoá cho nên không làm ảnh hưởng nhiều đến cá.

Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường nước trong quá trình thí nghiệm

Các yếu tố môi trường Dao động
Nhiệt độ (
0
C) 26 - 30
DO (mg 0
2
/L) 4 - 5
pH 7,2 – 7,5
NH

4
/NH
3
(mg/L) < 0,004



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

×