Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

lịch sử báo chí thế giới - phạm quang trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.92 KB, 26 trang )

Họ tên: Phạm Quang Trường
Khoa : Báo Chí Và Truyền Thông
Khóa : 54
Mã số sv: 09031429
Bài Tiểu Luận
Môn Lịch Sử Báo Chí Thế Giới
Lịch sử phát triển của truyền hình thế giới và xu
hướng phát triển trong tương lai, liên hệ sự phát
triển của truyền hình Việt Nam so với truyền hình
thế giới.
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
I, LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH THẾ GIỚI VÀ XU HƯỚNG
PHÁT TRIỂN
1, Lịch sử truyền hình thế giới 2
1.1, Quá trình nghiên cứu ra vô tuyến truyền hình và phát sóng
Truyền hình 2
1.2, Các giai đoạn phát triển của truyền hình thế giới 6
2, Xu hướng phát triển của truyền hình thế giới 9
2.1, Truyền hình chất lượng hình ảnh cao đang phát triển 9
2.2, Truyền hình kỹ thuật số 9
2.3, Chương trình TV theo yêu cầu 10
2.4, Máy tính và TV, 2 trong 1 10
2.5, Truyền hình điện thoại (TV Mobile) 11
2.6, Truyền hình tương tác 11
2.7, Truyền hình thực tế 12
2.8, Truyền hình trả tiền 12
II, LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
VÀ SỰ PHÁT BẮT KỊP CỦA TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
VỚI TRUYỀN HÌNH THẾ GIỚI


1, Lịch sử truyền hình Việt Nam 13
1.1, Sự ra đời của truyền hình Việt Nam 13
1.2, Thời kỳ phát sóng hàng ngày 14
2
1.3, Sự hình thành các đài truyền hình địa phương 16
2, Sự bắt kịp của truyền hình Việt Nam với truyền hình thế
giới 17
2.1, Truyền hình Việt Nam bắt kịp với truyền hình thế giới 17
2.2, Một số xu hướng phát triển của truyền hình thế giới tại
Việt Nam 19
TỔNG KẾT 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
3
Chủ đề:
Lịch sử phát triển của truyền hình thế giới và xu hướng phát triển trong
tương lai, liên hệ sự phát triển của truyền hình Việt Nam so với truyền hình
thế giới.
Bài Làm:
Truyền hình có thể nói là một thể loại báo chí mới, nó mới xuất hiện cách
đây hơn 100 năm, nhưng trong hơn một thế kỷ nó đã có sự phát triển vượt
bậc, nhờ ưu điểm của nó, đó là phát đi những hình ảnh động, mới đầu chỉ là
truyền hình đơn thuần chỉ là để phát đi thông tin, tin tức và hình ảnh rất xấu,
những qua những chặng đường phát triển và cùng với sự phát triển vượt bậc
của khoa học công nghệ trong thế kỷ qua, truyền hình đã tham gia vào nhiều
lĩnh vực và đạt được những tiến bộ đáng kể, chúng ta có thể thấy rằng truyền
hình đã được sủ dụng trong nhiều ngành như y tế, văn hóa, giáo dục, các hội
nghị, hội thảo…vv, từ truyền dẫn công nghệ Analog cho đến truyền dẫn
công nghệ Digital, từ hình ảnh muỗi mờ cho đến hình ảnh sắc nét, sống
động, độ phân giải cao…vv.
Vậy thì lý do nào đưa truyền hình đến sự phát triển một cách nhanh chóng

như thế? Bài viết này sẽ đưa ra sự phát triển của truyền hình từ sơ khai đến
hiện nay, xu hướng phát triển trong tương lai và cùng với đó là lien hệ sự
phát triển truyền hình Việt Nam cũng như xu hướng phát triển của Việt
Nam.
I, lịch sử truyền hình thế giới và xu hướng phát triển.
1, Lịch sử truyền hình thế giới.
4
1.1 Quá trình nghiên cứu ra vô tuyến truyền hình và phát sóng truyền
hình.
Có thể chia làm 2 giai đoạn: Truyền hình cơ học và truyền hình điện tử.
Trước khi tìm hiểu lịch sử truyền hình, ta phải biết truyền hình là gì?
Truyền hình là hệ thống phát và thu hình ảnh, âm thanh bằng các thiết bị
truyền dẫn tín hiệu như sóng điện từ, cáp, sợi quang trong đó quan trọng
nhất là sóng điện từ.
Truyền hình cơ học
Quá trình nghiên cứu và phát triển truyền hình bắt đầu diễn ra từ những thập
niên cuối thế kỷ 18, nhưng để truyền hình phủ sóng rộng rãi thì phải đến
giữa thế kỷ 20, được đánh dấu bằng sự xuất hiện của các TV thương mại
trong các cửa hàng của Mỹ trong những năm 50.
Và để đạt được những thành tựu ấy là một quá trình nghiên cứu lâu dài.
Năm 1873, nhà khoa học Scotland James cleck Maxwell, ông đã tiên đoán
sự tồn tại của sóng điện từ và các phương tiện truyền phát sóng trong tương
lai.
Cũng vào năm 1873, nhà khoa học Anh Willoughby Smith và trợ lý Joseph
May chứng minh rằng điện trở suất cầu nguyên tố Selen thay đổi khi được
chiếu sang, phát minh này đưa ra khái niện “Suất quang dẫn, nguyên lý hoạt
động của các ống Vidicon truyền hình, năm 1888 tìm ra nguyên lý “phóng
tia điện từ”,
Một số phát minh đã chuyển đổi ánh sáng thành dòng điện nhưng chừng đó
thôi chưa đủ để truyền hình ra đời, vấn đề là dòng điện còn yếu nên chưa đủ

khả năng để khuyếch đại hiệu quả. Mãi đến năm 1906 khi Lee De Forest,
đăng ký phát minh ống Triode, mọi việc mới được giải quyết.
Nói đến phát minh nổi bật trong khoang thời gian này thì phải kể đến đĩa
Nipkow.
5
Đĩa Nipkow được chế tạo bởi một sinh viên người Đức tên là Paul Gottlieb
Nipkow, ông đặt chiếc đĩa có đục lôc theo hình xoáy ốc phía trước một bức
tranh được chiếu sáng, khi quay đĩa lỗ thủng đấu tiên quét qua chỗ cao nhất
của bức tranh, lỗ thứ hai thấp hơn một chút, lỗ thứ ba thấp hơn một chút nữa,
cư như vậy các lỗ tiếp theo sẽ thấp dần cho tới tâm của bức tranh, để thu
được hình ảnh Nipkow quay chiếc đĩa, sau mỗi một vòng quay các điểm trên
bức tranh lần lượt hơn ra, những chiếc đĩa tương tự quay ở điểm nhận, khi
tốc độ quay đạt 15 vòng/giây, ánh sáng đi qua hệ thống tái tạo những hình
ảnh tĩnh của bức tranh., thiết kế này được coi là việc chuyển đổi hình ảnh
thành các chấm điểm, nhưng phải đến khi phát minh ra ống phóng đại thì
thiết kế này mới thiết thực.
Thiết kế đĩa của Nipkow được sử dụng đến những năm 20 của thế kỷ XX,
sau đó kỹ thuật truyền hình ảnh tĩnh của Nipkow tiếp tục được Jenkins và
Baird hoàn thiện, những hình ảnh từ đĩa Nipkow tuy còn nhỏ nhưng vẫn có
thể nhìn thấy được, thiết bị thu đĩa Nipkow được đặt trước một ngọn đèn để
điều khiển độ sáng bằng thiết bị cảm quang đặt phía sau đĩa ở thiết bị tháp,
năm 1926 Baird công bố một hệ thống truyền ảnh tĩnh bằng đĩa Nipkow 30
lỗ.
Truyền hình điện tử
Sau giai đoạn sử dụng đĩa Nipkow hay còn gọi là giai đoạn cơ học thì bước
sang một giai đoạn mới đó là truyền hình điện tử dựa trên những phát triển
của truyền hình cơ học.
Năm 1878, nhà vật lý và hóa học người Anh William Crookes phát minh ra
tia âm cực.
Tới năm 1908, Campbell Swinton đưa ra những phương pháp phân hình

điện tử, ông sử dụng một màn hình điện tử để thu được những điện tích thay
đổi tương ứng với hình ảnh và một súng điện từ trung hòa điện tích này, tạo
6
ra dòng biến từ biến thiên. Nguyên lý này được Zworykin áp dụng trong ống
ghi hình Iconoscope, bộ phận quan trọng của camera. Về sau chiếc đèn
Orthicon hiện đại hơn cũng sử dụng một thiết bị tương tự như vậy.
Trong khoảng thời gian này cùng với Swinton, một nhà khoa học khác người
Nga là Boris Rosing cũng nghiên cứu về vấn đề này và kết quả nghiên cứu
của hai ông là tương đồng, theo đó hình ảnh được tái tạo bằng cách dùng
phóng tia âm cực (cathore – Rays, Tube – CRT) bắn phá màn hình phủ
Phosphor, trong suốt những năm 30 của thế kỷ XX, công nghệ CRT được
một kỹ sư người Mỹ tên là Allent Dumont tập trung nghiên cứu và cho ra
phương pháp tái hiện hình ảnh mới và về cơ bản phương pháp tái hiện hình
ảnh này giống với chúng ta hiện nay.
Ngày 31/1/1928, nhà phát minh Emst Alexanderson cho ra đời chiếc máy
thu hình áp dụng phương pháp phân hình điện tử đầu tiên tại Schenectady,
New York, Mỹ, màn hình trên máy thu hình chỉ có 3 mm, hình ảnh xấu và
mờ nhưng vẫn có mặt trong nhiều gia đình, nhiều máy thu kiểu này được sản
xuất tại Schenectady, cũng tại đây ngày 10/5/1928 đài WGY bắt đàu phát
sóng đều đặn.
Để có thể nhìn hình ảnh một cách sống động và trung thực, trong thập kỷ
đàu của thế kỷ XX cũng bắt đầu nhen nhóm truyền hình màu, năm 1904
người ta có thể biết rằng có thể phát hình bằng màu qua việc sử dụng 3 màu
cơ bản đó là Đỏ, Lục, Xanh.
Năm 1928, Baird cho ra đời truyền hình màu dùng 3 bộ đĩa Nipkow quét
hình ảnh, 12 năm sau Peter goldmark chế tao truyền hình màu có khả năng
lọc tốt hơn, năm 1951, buổi phát hình màu đầu tiên sử dungh hệ thống của
Goldmark tuy nhiên hệ thống này không thích hợp với truyền hình đơn sắc
nên cuối năm bị hủy bỏ, cuối cùng vào năm 1953, hệ thống truyền hình màu
thích hợp với truyền hình đơn sắc ra đời.

7
Những bước phát triển tiếp theo của truyền hình thế giới chỉ là việc hoàn
thiện chất lượng truyền hình ảnh bằng những màn hình lớn hơn, công nghệ
dẫn và phát hình tốt hơn, những màn hình đầu tiên chỉ đạt 7 đến 10 inch kích
thước đường chéo, màn hình ngày nay có kích thước lớn hơn rất nhiều, có
màn hình kích thước hình chiếu lên đến 2m nhưng các nhà sản xuất cũng
không quên đến các máy thu hình nhỏ gọn có kích thước màn hình nhỏ để
khách hanhg có thể xem truyền hình ở bất cứ nơi đâu.
Độ sắc nét của truyền hình chỉ có bước đột phá trong giai đoạn 1977 – 1987
khi người Nhật đưa ra truyền hìng có độ phân giải cao hay còn gọi là hệ
HDTV ( High Difinition television) từ lúc này công nghệ Analog ( công
nghệ tương tự) bắt đầu trở nên lỗi thời thay vào đó là công nghệ Digital ( kỹ
thuật số), người Nhật đã sản xuất 1,3 tỷ chiếc tivi theo công nghệ này, bước
theo những bước phát triển của Nhật, các nước phương tây cũng bắt đầu sử
dụng công nghệ Digital, vào những năm 1980 đã xuất hiện cac kênh cáp và
vệ tinh ở các nước này làm cho có nhiều sự lựa chọn hơn cho người dùng, và
vào những năm đầu của thế kỷ 21 này công nghệ Analog đã bắt đầu bị loại
bỏ ở một số nước, ví dụ vào ngày 12/6/2009, tất cả các tivi công nghệ
Analog tại Mỹ sẽ được chấm dứt sử dụng nhường chỗ cho công nghệ
Digital, sẽ không còn một chương trình theo chuẩn Analog được phát sóng
tại Mỹ, Analog đã hoàn thành xong sứ mệnh của mình.
Không chỉ truyền hình có độ nét cao, mà còn phát triển truyền hình với hình
ảnh sống động như thật, chính tại thời điểm này năm 2010 công nghệ truyền
hình vẫn đang phát triển, mở màn cho công nghệ tivi 3 chiều là hãng
Toshiba của Nhật Bản khi vào tháng 10 năm 2010 họ đã đưa ra thế hệ tivi
3D đầu tiên trên thế giới có tên Regza GR1 và đã ra mắt thị trường Nhật Bản
và tháng 12 năm 2010, sự ra mắt tivi 3D của Toshiba đã mở màn cho một
cuộc chạy đua công nghệ truyền hình mới, truyền hình 3D.
8
1.2, Các giai đoạn phát triển của truyền hình thế giới.

Ngày nay truyền hình là một kênh cung cấp thông tin, một món ăn tinh thần
không thể thiếu của nhiều người trên thế giới, Xem truyền hình chúng ta có
thể biết thấy thông tin một cách chân thực nhất theo kiểu mắt thấy tai nghe,
biết thêm nhiều thông tin về văn hóa, giáo dục, kinh tế…vv, truyền hình
cũng mang đến sự giải trí tuyệt vời như các game show, các bộ phim,
chương trình ca nhạc…vv nhưng để đạt được những bước tiến như hiện tại
là cả một sự phát triển của truyền hình.
Chương trình truyền hình công cộng đầu tiên được cung cấp đầu tiên tại
Luân Đôn, Anh, những buổi phát hình này do hai công ty cạnh tranh với
nhau là Marconi – EMI và Baird.
Còn tai Mỹ cũng trong những năm 1930 cũng đã xuất hiện truyền hình và
nó chỉ thực sự phổ biến trong những năm 1950 khi hàng loạt các kênh truyền
hình ra đời như CBS, ABC…vv, và sau này đã phát triển thành các tập đoàn
phát thanh truyền hình lớn.
Trên thực tế thì truyền hình gắn với các mốc khoa học chính trị, như đã nói
ở trên ngay từ thế kỷ XIX truyền hình đã được nghiên cứu, chế tạo và chúng
ta có thể thấy các mốc phát triển truyền hình sau đây.
Năm 1887, Heinrich Hertz (Đức), đã chứng minh tính chất của sóng điện từ.
Từ 1890 – 1895, Edouart Branly (ngườu Pháp), Oliver Lorge (người Anh)
và Alexandre Popov (người Nga) hoàn chỉnh điện báo vô tuyến.
1895, Guglielmo Marconi (người Ý) ứng dụng những công trình nghiên cứu
vô tuyến điện.
Tháng 3 năm 1899, liên lạc vô tuyến điện quốc tế ra đời đầu tiên tại Anh và
Pháp, dài 46 Km.
1923, Vladimir Zworykin (người Nga), phát minh ra ống Iconoscop, cho
phép biến năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.
9
Trước 1927, nguyên tắc phát sóng: Do hình ảnh Camera ghi lại.
Các hình ảnh được phát 24 hình/giây (sử dụng đĩa Nipkow), máy thu sẽ biến
tín hiệu trở lại ban đầu. Phát thử nghiệm trên một sân khấu với màn hình

bằng bao diêm tương đương với 30 dòng quét và 1200 điểm.
1929, chương trình phát hình đầu tiên của đài BBC (Anh) được thực hiện từ
quá trình nghiên cứu của John Baird về quét cơ học.
4/1931, chương trình phát hình đầu tiên được thực hiện ở Pháp dựa trên
những nghiên cứu của René Barthélemy.
Năm 1930, người Mỹ lắp ráp 13 triệu máy thu hình .
Năm 1934, Vladimir Zworykin (Nga) hoàn chỉnh nghiên cứu về ống
Iconoscop và sóng âm cực, bắt đầu ứng dụng vào xây dựng và phát sóng
truyền hình.
1935, pháp đặt máy phát sóng trên tháp Eiffel.
1936, thế vận hội Berlin được truyền hình tại một số thành phố lớn.
Giai đoạn 1927 – 1937, nhiều đài truyền hình bắt đầu hoạt động (Anh, Pháp,
Mỹ, Liên Xô…).
1939, truyền hình Liên Xô phát đều đặn hàng ngày.
Cũng trong năm 1939, người Mỹ sản xuất 45 triệu máy thu hình.
1941, Mỹ chấp nhận 525 dòng quét với độ phân giải của mình.
Trong thế chiến thứ hai phần lớn các đài truyền hình đều ngừng hoạt động,
các đài truyền hình của các quốc gia còn hoạt động chủ yếu phát các chương
trình nhằm vận động người dân ủng hộ các chiến lược quân sự và kinh tế của
mình.
Năm 1948, Pháp chấp nhận chuẩn 819 dòng quét, theo kết quả nghiên cứu
của Henri de France.
Năm 1954, đài RTF, phát sóng những chương trình đầu tiên bằng điều biến
tần số.
10
Năm 1956, hãng Ampex giới thiệu máy ghi hình từ (thu hình ảnh trên băng
từ).
Giai đoạn 1947 -1957, đã có các chương trình phát sóng trực tiếp, ví dụ:
Trong sự kiện chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Liên Xô đã được truyền hình
trực tiếp khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến sân bay quốc tế.

Các nước phục hồi các đài phát sóng, Mỹ tăng nhà máy sản xuất tivi từ 2 lên
48 nhà máy.
Cũng trong giai đoạn này truyền hình màu được đẩy mạnh nghiên cứu nhằm
đưa vào sử dụng thực tiễn, chủ yếu được nghiên cứu ở các nước phát triển
(Mỹ, Liên Xô, Pháp…)
Năm 1960, tại Mỹ lần đầu tiên tường thuật trực tiếp cuộc tranh luận giữa hai
ứng cử viên tổng thống là Ních Xơn và Ken Nơ Đi.
1964, vệ tinh đĩa đầu tiên được phóng lên quỹ đạo mang tên Early Bird
1965, diên ra cuộc chiến về màn hình màu SECAM (Pháp) và PAL(Đức) tại
Châu Âu.
1957 – 1967. Giai đoạn cuối Mỹ và Liên Xô phát sóng truyền hình màu.
Liên Xô kỷ niệm nửa thế kỷ xây dựng xã hội chủ nghĩa, chiến lược xây dựng
chủ nghĩa xã hội phát triển, đưa cột sóng cao trên 500 m Oktankino vào hoạt
động.
10/ 1967. Khánh thành truyền hình màu ở Pháp và Liên Xô.
1969. Cuộc đổ bộ lên mặt trăng của tàu Apollo 11, được truyền hình trực
tiếp qua Mondovision.
1970. Hiệp hội viễn thông quốc tế phân chia sóng truyền hình centimet cho
các nước và giới thiệu video dành cho công chúng.
1967 – 1977, có nhiều nước trên thế giới xây dựng phát sóng truyền hình.
Cuối giai đoạn: có 80 đài truyền hình.
1992, truyền hình kỹ thuật số trở thành hiện thực.
11
Và kể từ đó đến nay là thời kỳ phát triển mạnh của truyền hình độ nét cao
HD. Một số quốc gia đã từ bỏ truyền hình kỹ thuật tương tự (Analog) sang
sử dụng hẳn truyền hình HD, như Mỹ vào năm 2009, tại Anh vào giữa năm
2008 và 2012 Analog cũng chấm dứt sứ mệnh của mình tại Anh.
*Qua những phân tích và các số liệu cụ thể ta thấy rằng truyền hình thế giới
từ khi hình thành đến nay đã có những bước phát triển, từ những công nghệ
đơn giản, chất lượng hình ảnh không cao, chỉ phát trong một phạm vi nhỏ

cho đến những công nghệ tiên tiến hiện đại, mạng lưới phủ sóng mở rộng,
thậm chí dùng công nghệ vệ tinh còn có thể phát sóng khắp thế giới, và hiện
tại và tương lai truyền hình vẫn đang phát triền không ngừng để bắt kịp với
công nghệ và nhu cầu của người xem trên thế giới.
2, Xu hướng phát triển của truyền hình thế giới.
2.1, Truyền hình chất lượng hình ảnh cao đang phát triển mạnh.
Như đã nói ở phần đầu vào những thập kỷ 70, ở Nhật Bản đã có những chiếc
TV và những chương trình chất lượng cao đầu tiên, và cũng từ thời điểm đó
đã mở đầu cho một loại hình truyền hình mới, truyền hình mới, truyền hình
có độ nét cao (HDTV), là một dạng truyền hình mới giúp cho người xem có
thể nhìn thấy hình ảnh rõ rang hơn, sắc nét hơn và “thật” với cuộc sống hơn
như màu sắc trung thực, độ tương phản cao, và âm thanh tốt hơn, có thêm
nhiều điểm ảnh hơn, để xem được ti vi HD cần có một đầu thu HD, một
chiếc TV HD, bộ chuyển đổi HD hoặc một bộ giải mã để xem truyền hình
kỹ thuật số.
2.2, Truyền hình kỹ thuật số.
Thời đại “độc quyền” của kỹ thuật tương tự (Analog) đã hết và nó bắt đầu đi
vào thoái trào, công nghệ kỹ thuật số (Digital) bắt đầu làm thay đổi truyền
hình trên thế giới, những chiếc TV to bản sử dụng công nghệ Analog bắt đầu
được thay thế bằng những chiếc TV sử dụng công nghệ Digital.
12
Tại các nước phát triển thì hầu như công nghệ Analog đã vắng bóng, như tại
Mỹ năm 2009 những chiếc TV Analog đã bị lại bỏ, đưa vào “kho”, vì tất cả
các đài truyền hình đã chuyển sang công nghệ Digital, không còn chương
trình nào phát qua Analog hay tại Anh giữa năm 2008 và 2012 công nghệ
Analog sẽ bị loại bỏ hoàn toàn.
Với hình ảnh tốt hơn được truyền qua vệ tinh, dây cáp, dây điện thoại, vệ
tinh, người sử dụng truyền hình không có lí do gì để từ chối công nghệ
Digital, chỉ cần có bộ chuyển đổi kỹ thuật số (đối với TV Analog) hoặc bộ
giải mã người dùng có thể xem được truyền hình kỹ thuật số.

Tại các nước đang phát triển công nghệ kỹ thuật số cũng được phát triển với
những bước đi đầu tiên, ví dụ như ở Việt Nam công nghệ kỹ thuật số đã xuất
hiện ngày càng nhiều trong vài năm trở lại đây.
2.3, Chương trình ti vi theo yêu cầu.
Hiện tại và trong tương lai chúng ta sẽ không phải chờ đợi hoặc bỏ lỡ các
chương trình truyền hình yêu thích, chúng ta có thể xem các chương trình đó
vào bất kể thời gian nào, có được những điều đó là nhờ sự phát triển của các
chương trình TV theo yêu cầu (On demand), người sử dụng có thể xem danh
sách các chương trình truyền hình và yêu cầu chương trình mình thích mà
không bị bó buộc về thời gian, điều duy nhất chúng ta cần là kết nối băng
thong rộng và bộ chuyển đổi TV.
2.4, Máy tính và TV, 2 trong 1.
Với sự xuất hiện của mạng Internet (mạng máy tính toàn cầu), đã mang thêm
một bước phát triển mới cho truyền hình, Internet với vô vàn thông tin và tài
nguyên trên nó, giường như đã làm cho truyền hình bị lép vế, những chiếc
máy tính bắt đầu chiếm một vị trí ngày quan trọng trong cuộc sống của con
người, vậy phải làm sao cho Internet và truyền hình có thể phát triển song
song? Và câu trả lời là biến chúng trở thành một, có nghĩa là những chiếc
13
máy tính trở thành TV và ngược lại, chúng ta vừa có thể sử dụng Internet
vừa có thể xem được chương trình truyền hình, việc này gần giống như sử
dụng bộ nhớ PC như một chiếc PVR. Đi tiên phong trong lĩnh vực này là
Microsoft với Media Centre, bên cạnh đó chiếc iTV của Apple cũng mang
đến tiện nghi tương tự, còn phải kể đến chiếc X – box 360 với những cho
phép tải các show xem trực tiếp như TV, chúng ta cũng thấy rằng truyền
hình giờ đây cũng là một lại tài nguyên trên Internet, chúng ta có thể xem
các chương trình trực tuyến thông qua các trang Web (cổng thông tin trên
Internet), chỉ cần cài một số phần mềm xem video chuyên dụng và mở trang
Web kết nối với truyền hình là chúng ta có thể xem các chương trình truyền
hình, tuy rằng chất lượng có thể chưa cao nhưng đó cũng là một bước tiến.

2.5, Truyền hình điện thoại (TV Mobile)
Với sự phát triển của công nghệ 3G trên các mạng điện thoại di động, thì
việc ứng dụng chức năng xem truyền hình đã không còn là một điểu quá xa
vời, nhờ có việc đường truyền tốc độ cao từ 3G chúng ta có thể tải trực
tuyến các kênh và các chương trình truyền hình một cách dễ dàng, để xem
chương trình truyền hình trên điện thoại di động chúng ta cần có một điện
thoại 3G và đăng ký sử dụng dịch vụ 3G, hiện nay vượt xa hơn nữa là công
nghệ 4G (ở các nước phát triển) cũng là một bước tiến mới cho truyền hình
trên điện thoại di động.
2.6, Truyền hình tương tác
Với sự phát triển của truyền hình và số lượng người xem ngày càng đông
đảo và nhu cầu của khán giả cũng muốn tham gia vào các chương trình
truyền, vậy nên truyền hình tương tác ra đời.
Truyền hình tương tác là chương trình truyền hình có thể tác động trực tiếp
đến khán giả hay người xem có thể tác động vào chương trình truyền hình,
14
trong đó người tham gia có thể là khách mời hay người xem bình thường.
Nó mở ra một xu hướng báo chí khách quan hơn.
2.7, Truyền hình thực tế (Reality show)
Cũng liên quan đến sự trao đổi hai chiều giữa đài truyền hình và khán giả,
một xu hướng truyền hình mới ra đời, đó là các chương trình truyền hình
thực tế.
Truyền hình thực tế là những chương trình truyền hình mà những người
tham gia là những người không chuyên được quay cảnh đời sống thật và ở
một mức độ nào đó có sự can thiệp của đạo diễn.
2.8, Truyền hình trả tiền.
Truyền hình ngày càng phát triển, ngoài cung cấp tin tức, thông tin cuộc
sống hàng ngày, truyền hình cũng là một phương tiện để giải trí, khi có các
chương trình về âm nhạc, phim truyện, các chương trình trò chơi trên truyền
hình…vv, ngoài ra còn có thêm rất nhiều kênh truyền hình đa rạng, và mỗi

kênh lại lien quan đến một lĩnh vực cụ thể cung cấp cho một dạng đối tượng
cụ thể.
Không phải bỗng dưng lại có những kênh truyền hình chuyên biệt như vậy,
mà đó là những kênh truyền hình có trả phí, để có thể đáp ứng và thỏa mãn
nhu cầu của mình người sử dụng phải trả một khoản phí nhất định.
Đây là một cách làm mới trong truyền hình, vừa để nâng nguồn tài chính cho
các đài truyền hình đồng thời người sử dụng cũng thêm sự lựa chọn cho
mình ngoài những kênh truyền hình bình thường.
*Còn rất nhiều xu hướng khác nhưng trong nội dung của phần này chỉ đề
cập các xu hướng đang phát triển mạnh mẽ nhất của truyền hình trên thế
giới, vấn đề này chắc chắn vẫn sẽ còn được đề cập nhiều trong tương lai vì
truyền hình chưa bao giờ ngừng phát triển và với sự tiến bộ và thành tựu
công nghệ trên thế giới sẽ giúp truyền hình “thay da đổi thịt”.
15
II, Lịch sử phát triển của truyền hình Việt Nam và sự bắt kịp với truyền
hình thế giới.
1, Lịch sử truyền hình ở Việt Nam
Truyền hình Việt Nam đến nay đã có 40 năm hình thành và phát triển, từ
những ngày tiên gặp bao khó khăn, cản trở đến nay đã phát triển mạnh mẽ
và bền vững, đó cũng là sự nỗ lực và đóng góp của những người làm truyền
hình, sau đây là những trạng đường mà truyền hình Việt Nam đã đi qua.
1.1, sự ra đời của truyền hình Việt Nam
Truyền hình xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam không phải là ở Miền Bắc xã hội
chủ nghĩa mà là ở Miền Nam trong thời kỳ hai miền bị chia cắt do chiến
tranh.
Giữa năm 1966, Mỹ đưa truyền hình vào Miền Nam, với mục đích tuyên
truyền cho chế độ Ngụy Quyền và Mỹ tại Miền Nam. Khi nhận được thông
tin này, bộ biên tập và cán bộ kỹ thuật Đài Tiếng Nói Việt Nam đã bắt tay
chuẩn bị cho được truyền hình để có thể phát truyền hình tại Miền Bắc đồng
thời thời có thể tiếp quản được truyền hình Miền Nam sau khi hai miền

thống nhất, nhiều đoàn cán bộ đã được cử đi học tập tại nước ngoài và sau
một thời gian được cử đi học tập cùng với những nỗ lực của Đài Tiếng Nói
Việt Nam, chương trình truyền hình đầu tiên được phát sóng ở Studio M của
Đài tại 58 Quán Sứ, Hà Nội vào ngày 7/9/1970, chương trình gồm 15 phút
tin tức và 45 phút ca nhạc.
Trước đó vào ngày 4/1/1968, thủ tướng Lê Thanh Nghị ký sắc lệnh số
01/TTG – VP cho phép tổng cục thông tin thành lập “Xưởng vô tuyến truyền
hình Việt Nam”, đây là xưởng phim nhựa 16 ly, có trách nhiệm làm thời sự,
phin tài liệu rồi gửi ra nước ngoài nhờ các nước xã hội chủ nghĩa anh em
phát sóng để đối ngoại.
16
7/9/1970, chương trình truyền hình thử nghiệm đầu tiên của nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa được phát sóng do Đài Tiếng Nói Việt Nam thực hiện.
Năm 1971, chính phủ quyết định chuyển Xưởng Phim Vô Tuyến Truyền
Hình sang cho Đài Tiếng Nói Việt Nam, tăng cường cho truyền hình một đội
ngũ làm phim tài liệu có kinh nghiệm thực tế và một số tư liệu quý.
Ngày 27/1/1971 (30 tết), nhân dân thủ đô Hà Nội được xem chương trình
truyền hình đầu tiên, chương trình khá phong phú với 30 phút thời sự trong
nước và quốc tế do các phát thanh viên nam và nữ thay nhau đọc vào micro,
thu vào camera điện từ truyền thẳng lên sóng, 30 phút ca nhạc dùng phương
pháp Playlack, chương trình phim truyện, phim tài liệu được chiếu lên
tường, dùng camera điện từ thu lại và phát lên sóng máy phát.
Chương trình truyền hình thử nghiệm đầu tiên đã phát sóng khá thành công,
vượt qua một số cản trở như chưa có máy ghi hình bằng băng từ hay máy
chiếu phim vv
Sau chương trình thử nghiệm, các chương trình bắt đầu được phát sóng đều
đặn 2 tối một tuần, rồi 3 tối, 4 tối một tuần. Đến tháng 4 năm 1972, tạm
ngừng phát sóng do Mỹ đánh bom leo thang tại miền bắc, trong thời gian
này truyền hình vẫn ghi lại các bộ phim tài liệu về công cuộc chống Mỹ của
quân dân ta.

Sau hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, truyền hình được phát sóng
trở lại và sau khoảng thời gian một loạt chương trình mới được phát sóng
như: Vì An Ninh Tổ Quốc ngày 27/1/1973 (trước đó đã từng phát sóng trong
năm 1972), Câu Lạc Bộ Nghệ Thuật(21/2/1976), Văn Hóa Xã Hội
(21/3/1976), Quân Đội Nhân Dân (24/4/1976), Thể Dục Thể Thao
(26/5.1976), Kinh Tế (9/5/1976) và khi chuyển tới trung tâm truyền hình
Giảng Võ, từ 16/6/1976 mới chính thức phát sóng hàng ngày.
1.2, Thời kỳ phát sóng hàng ngày.
17
Ngày 16/6/1976, việc khai thác sóng chuyển từ Đài Tiếng Nói Việt Nam, 58
Quán Sứ, Hà Nội chuyển về trung tâm Giảng Võ, từ giờ phút đó truyền hình
tách khỏi phát thanh, tại đây có một trung tâm hoàn chỉnh với 3 trường quay
(S1,S2,S3), tổng khống chế, máy phát 1 Kw kênh 6 và 6 cột ăng – ten cao 60
m .
1976, Đài Truyền Hình Thành Phố Hồ Chí Minh thử nghiệm phát sóng
truyền hình màu, một năm sau. 1977, Đài Truyền Hình Trung Ương cũng
thử nghiệm phát sóng truyền hình màu vào các sáng chủ nhật. Từ năm 1980,
khi Đài Hoa Sen đi vào hoạt động, chương trình của Đài Truyền hình Trung
Ương xen kẽ lúc có màu lúc không màu do sử dụng nhiều chương trình
truyền hình màu thu từ Đài Hoa Sen.
Từ ngày 1/8/1986, Đài Truyền hình Trung Ương chuyển hẳn sang phát hệ
màu SECAM 3b bằng các thiết bị chuyên dùng từ bỏ hẳn truyền hình đen
trắng, truyền hình màu SECAM 3b được Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa sử dụng.
Bắt đầu từ 1/1/1991, bắt đầu chuyển từ phát màu SECAM 3b sang phát bằng
hệ PAL/D/K. Sự thay đổi này là đúng đắn kịp thời, định hướng cho sự phát
triển của truyền hình những năm sau đó, thúc đẩy hợp tác truyền hình trong
và ngoài nước.
Ngày 30/1/1991, chính phủ ra quyết định số 26/CP, giao cho Tổng Cục bưu
điện thuê vệ tinh Intesputnik truyền dẫn tín hiệu phát thanh truyền hình năm

1991.
Tết âm lịch Tân Mùi, các đài địa phương chính thức bắt sóng được Đài
Truyền hình quốc gia thông qua sóng vệ tinh.
Ngày 31/3/1998, một sự kiện đánh dấu sự nhảy vọt của truyền hình Việt
Nam khi bắt đầu tách kênh VTV1, hình thành thêm kênh VTV2 và VTV3,
mỗi kênh lại chú trọng vào một mảng riêng, VTV1 chú trọng đến các thông
18
tin kinh tế - chính trị - xã hội phát 11,5 giờ một ngày trên kênh 9 và phủ
sóng qua vệ tinh. VTV2, chú trọng đến mảng khoa học – giáo dục, phát sóng
trên kênh 9 và phủ sóng qua vệ tinh, VTV3, kênh thể thao – giải trí và thông
tin kinh tế, thời lượng 12 giờ một ngày trên kênh 22 UHF và phủ sóng qua
vệ tinh, ngoài ra còn có kênh VTV4, kênh truyền hình đối ngoại dành cho
người Việt Nam ở nước ngoài, phát sóng qua vệ tinh khắp các châu lục trên
thế giới. Ngày 10/12/2002, chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số
VTV5 chính thức phát sóng, phát 3 lần 1 tuần với thời lượng 2 giờ để các
địa phương thu lại phát phục vụ đồng bào, Bắt đầu từ ngày 29 tháng 4 năm
2007, đã phát sóng thêm kênh VTV6 trên DTH (truyền hình qua vệ tinh) và
VCTV (truyền hình cáp Việt Nam), đây là kênh truyền hình dành cho những
người trẻ, có độ tuổi từ 16 đến 25, hiện nay kênh truyền hình này đã phát
qua Analog và phủ sóng toàn quốc và mới đây nhất vào ngày 8 tháng 10
năm 2007, đài truyền hình Việt Nam đã cho ra đời kênh VTV9, kênh truyền
hình dành cho chủ yếu cho Miền Nam và phủ sóng suốt 18 giờ một ngày.
Trong tương lai Đài Truyền Hình Việt Nam sẽ còn tiếp tục cho ra nhiều
kênh truyền hình khác để phục vụ khán giả toàn quốc.
1.3, Sự hình thành các đài truyền hình địa phương.
Sau khi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Đài Truyền hình Sài
Gòn đổi tên thành Đài Truyền hình Thành Phố Hồ Chí Minh, đã có các đài
phát lại các chương trình truyền hình ở Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn,
Huế.
Từ đầu những năm 1990, nhiều địa phương như Đà nẵng, Hải Phòng, Nghệ

An…vv, dùng ngân sách địa phương mua máy phát truyền hình công suất 1
Kw, 200 W, 100 W, đặc biệt từ khi đài truyền hình Việt Nam dùng vệ tinh
thì số lượng đài trung ương tăng đáng kể.
19
Đến nay hệ thống truyền hình Việt Nam đã có một Đài Truyền Hình Quốc
Gia, 5 đài truyền hình khu vực (Huế, Đã Nẵng, Phú Yên, Sơn La), 64 đài
phát thanh truyền hình điah phương, 4 kênh truyền hình cáp hữu tuyến
CATV, tổng thời lượng 200 giờ/ ngày, phủ sóng 80% toàn quốc.
2, Sự bắt kịp và hòa nhập của truyền hình Việt Nam với truyền hình thế
giới.
2.1, Truyền hình Việt Nam bắt kịp với truyền hình thế giới.
Truyền hình Việt Nam tuy bắt đầu phát triển sau truyền hình thế giới trong
một khoảng thời gian khá dài nhưng cũng đã có sự bắt kịp đáng kể, trải qua
nhiều khó khăn và thử thách thì cũng có bước tiến nhất định.
Truyền hình Việt Nam xuất hiện vào năm 1970, khoảng thời gian mà chiến
tranh đang diễn ra một cách ác liệt, nhưng để cho người dân có thể xem
truyền hình thì đã là nỗ lực đáng kể, qua sự kiện đó đã chứng minh rằng, tuy
bị cản trở bởi chiến tranh nhưng Việt Nam vẫn bắt nhịp với công nghệ
truyền hình trên thế giới.
Sau chiến tranh dù lúc đó trải qua nhiều mất mát, đau thương, kinh tế bị tàn
phá, công nghệ truyền hình thì không cao nhưng đội ngũ cán bộ truyền hình
đã ra sức phát triển truyền hình để phục vụ người dân, không chỉ là một, hai
chương trình đơn giản nữa mà phải làm sao đa rạng các chương trình để
phục vụ người dân, để người dân có một đời sống thong tin, văn hóa, giải trí
trên truyền hình không thua kém các nước khác.
Mười năm sau chiến tranh, truyền hình Việt Nam lúc đó vẫn đang là truyền
hình đen trắng, so với thế giới lúc đó thì chúng ta đã cách khoảng ba thập
kỷ, vì cuối những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ 20 thì nhiều nước
trên thế giới đã phát song truyền hình màu đến người xem, nhận thấy rằng
chúng ta cũng phải có truyền hình màu để bắt kịp với truyền hình thế giới

nên đội ngũ cán bộ truyền hình cũng đã đưa quyết tâm đưa truyền hình màu
20
đến khán giả Việt Nam và tháng 8/1986, truyền hình màu chính thức ra mắt
với hệ màu chuẩn SECAM/3b của Liên Xô và trải qua khoảng 4 năm sử
dụng hệ SECAM/3b, thì đầu năm 1991, truyền hình Việt Nam chuyển sang
hệ thống màu PAL/DK (chủ yếu sử dụng ở các nước tư bản), vì nhận thấy
rằng hệ màu này chuẩn hơn, tốt hơn so với hệ màu SECAM/3b của Liên Xô,
đây là một bước tiến đáng ghi nhận, thể hiện sự hòa nhập với truyền hình thế
giới.
Cũng trong năm 1991, nhận thấy rằng sử dụng vệ tinh để truyền dẫn chương
trình hình là một điểu cần thiết, nên thủ tướng chính phủ đã ký quyết định
cho truyền hình Việt Nam thuê vệ tinh Intersputnik của Liên Xô để phát
sóng chương trình từ Đài Truyền Hình Trung Ương về các đài địa phương,
bắt đầu từ đây đánh dấu việc sử dụng công nghệ vệ tinh để truyền sóng
truyền hình tại Việt Nam.
Truyền hình Việt Nam từ khi phát sóng cho đến năm 1997 chỉ phát sóng một
kênh duy nhất đó là kênh VTV1, trong khi đó trên thế giới lúc đó truyền
hình rất đa rạng, với nhiều kênh sóng khác, mỗi kênh thì có một định hướng
khác nhau, chuyên sâu về một hoặc một vài lĩnh vực, vấn đề ấy đòi hỏi
truyền hình phải đổi mới bằng cách gia tăng số lượng kênh truyền hình, và
đến tháng 3/1998 thì lần lượt các kênh VTV3 và VTV2 ra đời, mỗi kênh lại
về một mảng khác nhau, đáp ứng nhu cầu xem truyền hình của người dân,
tiêp sau đó là các kênh VTV4, VTV5, VTV6 và gần đây nhất là kênh VTV9,
trong tương lai có sẽ phát sóng thêm một số kênh sóng nữa.
Qua một số mốc thời gian và sự kiện cụ thể nêu trên ta thấy rằng từ khi hình
thành và phát triển, truyền hình Việt Nam luôn nỗ lực phát triển để sao cho
bắt kịp với truyền hình thế giới và qua những sự kiện đó ta cũng thấy rằng
truyền hình Việt Nam đã phát triển đúng hướng và đã rút ngắn hơn khoảng
cách giữa truyền hình Việt Nam so với truyền hình trên thế giới.
21

2.2, Một số xu hướng phát triển của truyền hình thế giới tại Việt Nam.
Nền truyền hình Việt Nam có thể nói rằng là một nền truyền hình rất hội
nhập, nhiều xu hướng đang phát triển trên thế giới cũng đang và đã có mặt
tại Việt Nam làm cho đời sống truyền hình trở nên sinh động, sau đây sẽ là
một số xu hướng truyền hình nổi bật trên thế giới có ở truyền hình Việt
Nam.
a, Truyền hình hình ảnh chât lượng cao (HDTV)
Đầu tiên là truyền hình hình ảnh chất lượng cao (HDTV), đây là một thể loại
truyền hình đã xuất tại Nhật Bản vào những năm 70 của thế kỷ XX, nhưng
tại Việt Nam thì nó là một thể loại rất mới, chỉ xuất hiện khoảng 3 năm trở
lại đây, và đài truyền hình đưa HDTV đầu tiên vào thử nghiệm không phải
là Đài Truyền Hình Quốc Gia mà là Đài Truyền Hình Thành Phố Hồ Chí
Minh, đài này đã đưa HDTV vào phát thử nghiệm vào năm 2008 và đã thu
được một số phản hồi tích cực từ phía khán giả, sau Đài Truyền Hình Thánh
Phố Hồ Chí Minh cũng có một số đài phát sóng HDTV như VTC, K+,
nhưng nhìn chung HDTV tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn thử
nghiệm.
b, Truyền hình kỹ thuật số và truyền hình vệ tinh.
Đây là hai thể loại truyền hình cũng khá mới tại Việt Nam nhưng cũng có
bước phát triển khá mạnh.
Với truyền hình kỹ thuật số thì chúng ta sẽ có bước đột phá về công nghệ,
khi hình ảnh được truyền tới một cách rõ nét hơn so với công nghệ bắt bằng
các cột sóng An – Ten thông thường, khoảng cách sẽ không còn là vấn
đề( với bắt sóng theo kiểu An – Ten truyền thống thì nếu khoảng cách xa tín
hiệu sẽ kém, độ nét không cao), truyền hình Việt Nam đang tiến vào kỷ
nguyên công nghệ kỹ thuật số (Digital), công nghệ sẽ thay thế cho kỹ thuật
22
tương tự (Analog) trong tương lai, chỉ cần có đầu thu và kết nối với hệ thống
truyền dẫn (cáp hoặc vệ tinh) chúng ta đã có truyền hình kỹ thuật số.
Truyền hình vệ tinh, là một dạng của truyền hình kỹ thuật số, cái đáng để nói

là việc tại Việt Nam truyền hình vệ tinh ngày càng trở nên phổ biến, không
chỉ ở các thành phố, thị xã mà truyền hình vệ tinh đã về cả các vùng nông
thôn, những chiếc An – Ten truyền thống đã dần thưa đi thay vào đó là các
An – Ten Parabol hiện đại thu trực tiếp sóng truyền hình từ vệ tinh, truyền
hình vệ tinh đã góp phần đáng kể cho việc mang sóng truyền hình đến vùng
sâu, vùng sa. Trong tương lai truyền hình vệ tinh sẽ vẫn phát triển mạnh vì
tiềm năng cho loại truyền hình này ở Việt Nam vẫn còn rất lớn.
Và kể từ tháng 4 năm 2008 khi Việt Nam phóng thành công Vinasat 1 thì
truyền hình vệ tinh đã có một sự phát triển mới, từ đây Việt Nam đã có một
vệ tinh viễn thông của riêng mình, truyền hình phát qua vệ tinh mạnh mẽ
hơn lúc nào hết.
c, Truyền hình qua điện thoại (TV Mobile)
Từ khi thế hệ sóng điện thoại di động thế hệ thứ ba (3G) được đưa vào hoạt
động tại Việt Nam vào cuối năm 2009, mở màn cho dịch vụ viễn thông 3G
là Vinaphone Việt Nam, 3G với ưu điểm của mình là có thể truyền được
hình ảnh âm thanh qua sóng viễn thông thì việc sử dụng điện thoại xem TV
không còn là xa vời.
Chỉ cần cài đặt mạng 3G và sở hữu một chiếc điện thoại 3G, chúng ta có thể
đăng ký sử dụng dịch vụ xem TV của các nhà mạng hoặc xem trực tuyến
trên các trang Website cung cấp dịch vụ này.
3G là bước đi đầu tiên cho việc sử dụng điện thoại xem truyền hình tại Việt
Nam, trong tương lai chúng ta có thể đượ sử dụng nhiều công nghệ tốt hơn
cả 3G, ví dụ như mạng 4G mà một số nước phát triển đang sử dụng.
d, truyền hình và máy tính 2 trong 1
23
Từ khi vào Việt Nam năm 1997, mạng máy tính toàn cầu (Internet) đã mang
lại nguồn tài nguyên vô hạn, trong đó có cả việc chúng ta có thể dùng máy
tính để xem TV, chỉ cần vào các trang Website cung cấp các dịch vụ xem
TV trả phí hoặc miễn phí thì chúng ta có thể thưởng thức các chương trình
truyền hình trong và ngoài nước, Đơn giản đó là 2 trong 1 khi máy tính cũng

có thể là TV.
e, Truyền hình trả tiền.
Khi mà cuộc sống của người Việt Nam được nâng lên, ngoài giá trị vật chất
thì giá trị tinh thần cũng phát triển theo, với truyền hình để đáp ứng được
nhu cầu của người xem thì một số nhà cung cấp dịch vụ truyền hình đã đưa
ra hệ thống truyền hình trả tiền, người xem có thể thưởng thức các chương
trình truyền hình ưa thích và đặc sắc khi bỏ ra một số tiền nhất định hàng
tháng, đây là một bước đi đúng đắn nhằm đem lại một hệ thống chương trình
truyền hình mới hội nhập với truyền hình thế giới.
Có thể kể đến một số hệ thống truyền hình trả tiền tại Việt Nam như :
Truyền hình cáp Việt Nam (VCTV), Saigontourist, truyền hình cáp Hà
Nội…vv.
f, Các chương trình truyền hình thịnh hành trên thế giới đã và đang có mặt
tại Việt Nam.
Bặt kịp xu hướng phát triển của các chương trình thế giới, Việt Nam đã cập
nhật các chương trình thịnh hành như: truyền hình thực tế, truyền hình tương
tác…vv
Có thể kể đến các chương trình truyền hình này tại Việt Nam như: Việt Nam
Idol trên VTV3, Đối Thoại Trẻ trên VTV6 vv
*Tóm lại truyền hình Việt Nam đang hội nhập nhanh chóng với truyền hình
thế giới, trong tương lai sẽ còn nhiều xu hướng truyền hình mới ào Việt
Nam.
24
III, Tổng Kết
Qua tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của lịch sử báo chí thế
giới ta thấy rằng, kể từ khi ra đời truyền hình thế giới đã có một bước phát
triển mạnh mẽ, chỉ trong khoảng hơn 1 thế kỷ, từ một hệ thống truyền hình
ảnh đơn giản với màn hình chỉ bằng chiếc bao diêm, hình ảnh mờ thì đến
nay truyền hình đã phát triển một cách không ngờ, với hệ thống truyền hình
hiện đại,TV lớn hơn rất nhiều, độ nét thì không ngừng gia tăng, cập nhật

những công nghệ mới từng ngày từng giờ.
Với việc nghiên cứu xu hướng của truyền hình thế giới đã cho ta cái nhìn
khái quát nhất về truyền hình nhữn năm sắp tới, tương lai truyền hình sẽ
phát triển ra sao và phát triển đến khoảng mức độ nào.
Truyền hình Việt Nam tuy phát triển sau truyền hình thế giới một thời gian
khá dài nhưng cũng đã từng bước bắt kịp và dần dần hội nhập vào truyền
hình thế giới, bằng chứng là trong 40 năm qua truyền hình Việt Nam đã
không ngừng phát triển và hoàn thiện mình, cập nhật các xu hướng truyền
hình mới của thế giới, hi vọng trong tương lai truyền hình Việt Nam sẽ phát
triển và hội nhập hơn nữa.
25

×