Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

giáo án bài nhân hai số nguyên khác dấu - toán 6 - gv.hoàng phi hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.8 KB, 3 trang )

Giáo án Toán 6 –Số học
Ngày dạy: ………………………………
…………………………………………
Tiết 60: §10. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- Học sinh nắm được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu thông qua các ví dụ.
- HS thấy được ý nghĩa của việc xác định GTTĐ của một số nguyên.
- HS hiểu và tính đúng tích của hai số nguyên khác dấu.
- HS có thể vận dụng được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu để giải các bài toán
thực tế.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Các bảng phụ, nam châm, bút dạ, phấn màu, …
Bảng phụ 1: (chuẩn bị 4 bản giống nhau cho 4 tổ): Ghi nội dung của ?2.
Bảng phụ 2: Bài tập76/89 SGK
- HS:
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1, Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Phát biểu quy tắc chuyển vế ? Áp dụng làm bài 64/87 SGK.
- HS2: Làm bài tập 66/ 87 SGK.
* Vào bài:
(Như sách giáo khoa)
2, Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng
Hoạt động 1: Nhận xét mở đầu 1, Nhận xét mở đầu:
x 5 -18 18 -25
y -7 10 -10 40
x . y
-35
-180 -180 -1000
- GV đưa yêu cầu của ?1.
- GV nêu: Phép nhân chính là phép cộng các số


hạng giống nhau.
? Hãy tính tổng trên để tìm kết quả của phép nhân ?
- GV đưa yêu cầu của ?2: Hoạt động nhóm.
+ GV phát 4 bảng phụ 1 cho 4 tổ.
+ Các nhóm thảo luận cách tính tích của hai số.
+ Nhóm trưởng mang kết quả lên bảng treo để so
sánh.
? Qua 3 phép tính trên, em có nhận xét gì về GTTĐ
của tích ? về dấu của tích ?
- HS nêu nhận xét.
- GV hướng dẫn HS phát biểu chính xác nhận xét.
- GV đưa thêm phép nhân và yêu cầu HS thực hiện
theo 2 cách. (2 HS lên bảng)
+ Cách 1: (-5) . 4 = (-5) + (-5) + (-5) + (-5) = -20.
+ Cách 2: (-5) . 4 = - (5 . 4) = - 20.
?1:
(-3) . 4 = (-3) + (-3) + (-3) + (-3)
= -12
?2:
(-5) . 3 = (-5) + (-5) + (-5) = -15
2 . (-6) = (-6) + (-6) = -12
?3: Nhận xét:
Khi nhân hai số nguyên khác dấu:
+ GTTĐ của tích bằng tích các
GTTĐ.
+ dấu của tích là dấu “ - ”
Hoạt động 2: Quy tắc.
? Muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta sẽ làm như
thế nào ?
- HS nêu quy tắc dựa vào SGK.

- Áp dụng làm bài 73/89 SGK:
+ Gọi 4 em lên bảng thực hiện.
- GV nhấn mạnh: Ta chỉ việc tính tích hai GTTĐ
rồi đặt dấu trừ trước kết quả.
- Làm tiếp bài 74/89 SGK:
+ Gọi 1 HS lên bảng trình bày.
- GV nêu chú ý như SGK.
- GV nêu: Áp dụng quy tắc để giải các bài toán
2, Quy tắc nhân hai số nguyên
khác dấu:
* Quy tắc: (SGK/88)
Bài 73/89 SGK:
Bài 74/89 SGK:
* Chú ý: (SGK/88)
a . 0 = 0.
thực tế.
- GV đưa ví dụ trong SGK: HS đọc.
? Bài toán cho biết điều gì ? GV tóm tắt.
? Để tính lương tháng cho công nhân A em sẽ làm
như thế nào ?
- HS nêu cách tính.
? Còn cách nào để tính lương cho công nhân A nữa
không ? (Tiền nhận được trừ tiền phạt)
( 40. 20 000 – 10 . 10 000 = 800 000 – 100 000 = )
* Ví dụ: (SGK/89)
Giải:
Lương của công nhân A tháng vừa
qua là:
40 . 20000 + 10 . (-10 000)
= 700 000 (đồng)

3, Củng cố:
- Nhắc lại quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu ?
- Áp dụng làm bài ?4: 2 HS lên bảng
- Làm bài 76 /89 SGK:
+ GV đưa bài tập bằng bảng phụ 2.
+ HS lên bảng điền.
+ GV nhận xét bài của HS.
4, Hướng dẫn học ở nhà:
- Học quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
- So sánh với quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
- Làm các bài tập: 75, 77/89 SGK; 113, 114, 115/68 SBT
- Gợi ý làm bài:
Bài 75: Tính tích sau đó so sánh.
Có thể so sánh ngay trong các trường hợp đặc biệt
Bài 77: Trong mỗi trường hợp sẽ tăng bao nhiêu? Có thể tính trước rồi thay số
hoặc thay số trước.
- Đọc trước bài : Nhân hai số nguyên cùng dấu.
- Chuẩn bị bút dạ.

×