Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

sử dụng chất chiết xuất từ cây hoàng kỳ (astragalus membranaceus) để phòng bệnh mủ gan do vi khuẩn edwardsiella ictaluri trên cá tra (pangasianodon hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.69 KB, 65 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN





NGUYỄN HỒNG LOAN




SỬ DỤNG CHẤT CHIẾT XUẤT TỪ CÂY HOÀNG KỲ
(Astragalus membranaceus) ĐỂ PHÒNG BỆNH MỦ GAN DO
VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri TRÊN CÁ TRA
(Pangasinodon hypophthalmus)





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH



2010
i

LỜI CẢM TẠ

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ts. Đặng Thị Hoàng Oanh đã giúp
đỡ, động viên và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.

Xin gửi lời cám ơn đến các thẩy cô của khoa Thủy sản, đặc biệt là các anh chị của
Bộ môn Sinh học và Bệnh thủy sản về những lời khuyên quý báu và sự chỉ dẫn tận
tình trong quá trình thực hiện đề tài.

Chân thành cám ơn các bạn lớp cao học K15A và các em Trần Việt Tiên, Lê
Thượng Khởi, Nguyễn Thị Thúy Liễu, Nguyễn Trúc Phương, Nguyễn Hà Giang,
Trần Nguyễn Diễm Tú, Lê Hữu Thôi đã giúp đỡ rất nhiệt tình trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã chia sẽ những khó
khăn, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi học tập và nghiên cứu.

Chân thành cảm ơn !

ii

TÓM TẮT


Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của cây Hoàng kỳ (Astragalus

radix) trong việc phòng bệnh mủ gan trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).
Cá tra giống có trọng lượng 25 gram được bố trí các nghiệm thức (nghiệm thức 2, 4
và 6) cho ăn thức ăn có bổ sung chiết xuất hoàng kỳ (0,5%) và các nghiệm thức (1,
3 và 5) cho ăn thức ăn bình thường trong 5 tuần. Nghiệm thức 3 và 4 được tiêm vắc-
xin ở tuần thứ 3. Sau 5 tuần, cá ở các nghiệm thức 2, 3, 4 và 5 được gây cảm nhiễm
vi khuẩn E. ictaluri bằng phương pháp tiêm. Mỗi tuần thu mẫu 1 lần để xác định các
chỉ tiêu huyết học, phân tích hàm lượng lysozyme và khả năng diệt khuẩn của huyết
thanh. Kết quả xác định các chỉ tiêu huyết học ở tất cả các nghiệm thức cho thấy số
lượng hồng cầu dao động từ 1,4x10
6
đến 2,02x10
6
và khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa nghiệm thức có bổ sung hoàng kỳ và nghiệm thức cho ăn thức ăn bình thường.
Tổng bạch cầu, tế bào lympho, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân tăng đều qua
5 tuần. Tuy nhiên sau khi gây cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri thì số lượng hồng
cầu, tổng bạch cầu, tế bào lympho, tiểu cầu đều giảm ở các nghiệm thức nhưng bạch
cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính lại tăng. Số lượng các chỉ tiêu huyết học của cá
cảm nhiễm có bổ sung hoàng kỳ đều cao hơn cá cho ăn thức ăn bình thường và khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả phân tích hàm lượng lysozyme trong
huyết thanh cá sau 5 tuần dao động từ 26,43 ±1,21 µg/ml đến 29,65 ±1,16 µg/ml và
khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) giữa nghiệm thức 3, 4 so với nghiệm thức 1, 2. Sau
khi gây cảm nhiễm thì hàm lượng lysozyme ở các nghiệm thức đều giảm tuy nhiên
chỉ có nghiệm thức 3 là cao nhất và khác biệt so với nghiệm thức 5. Khả năng diệt
khuẩn huyết thanh của cá ở nghiệm thức 2 và 3 cao hơn cá ở nghiệm thức 1 và 5,
phần trăm vi khuẩn sống sót sau khi tương tác với huyết thanh của cá có ăn hoàng
kỳ thấp hơn cá không ăn hoàng kỳ. Tỷ lệ sống của cá sau cảm nhiễm với vi khuẩn
E.ictaluri cao nhất ở nghiệm thức 4 và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm
thức 2 và nghiệm thức 3. Kết quả trên cho thấy khi bổ sung hoàng kỳ vào khẩu phần
thức ăn làm tăng cường khả năng đề kháng của cá với sự nhiễm vi khuẩn E. ictaluri.

iii

ABSTRACT

The aim of this study is to determine the influence of the extract of Hoang ky
(Astragalus membranaceus) in the prevention of white patches in the striped catfish
(Pangasianodon hypophthalmus). Catfish of weighing 25 grams were selected for
treatments, in which the treatments 2, 4, 6 applied feeding diets containing 0,5%
extract of Hoang ky and the treatments 1, 3, 5 feeding normal feed within 5 weeks.
The treatments 3 and 4 were vaccinated (i.p.) against E.ictaluri at the 3rd week.
After 5 weeks of feeding, the injection of bacteria E.ictaluri CAF 258 with density
of 5,4x10
4
cfu/ml was done in the treatments 2, 3, 4, 5. Samples were weekly
collected to determine haematological indicators and to analyze content of lysozyme
and bactericidal capacity of serum. The results of identifying hematological targets
in all treatments show that the number of red blood cells (RBC) ranged from
1,4x10
6
to 2,02x10
6
and were significantly different among the treatments with diets
containing Hoang ky’s extract and those with normal feed. The number of total
leukocytes, lymphocyte, neutrophil and monocyte increased over 5 weeks.
However, after infection with the bacteria E.ictaluri the number of the RBC, white
blood cells, lymphocyte, thrombocyte decreased in the treatments, but the number of
monocyte and neutrophil increased. The number of hematological targets in all fish
fed with diets containing Hoang ky are higher than that in fish fed normal feed, and
this difference is statistically significant (p <0,05). Results from lysozyme analysis
in serum of fish after 5 weeks ranged from 26,43 ± 1,21 µg / ml to 29,65 ± 1,16 µg /

ml and differed significantly different among the treatments 3,4 and the treatments
1, 2. After causing the susceptibility, content of lysozyme in all the treatments
decreased but that in the treatments 3 is highest and different from the treatment 5.
Bactericidal ability of serum of fish in the treatments 2 and 3 are higher than that of
fish in the treatments 1 and 5. The survival of bacteria after interaction with the
serum of fish fed Hoang ky is lower than those fed normal feed. The highest
survival of fish after bacterial susceptibility to E.ictaluri was in treatment 4 and
significantly higher than treatments of 2 and 3. The results of this study showed that
feeding of Hoang ky’s extract stimulated enhance immune response of catfish and
protection against E. ictaluri.

iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i

TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH BẢNG vi

DANH SÁCH HÌNH vii

CHƯƠNG 1 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 2 3


TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3

2.1.1Tổng quan về nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL 3

2.1.2 Tình hình dịch bệnh trên cá tra nuôi ở ĐBSCL 4

2.2 Hiện trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi cá tra 6

2.2.1 Hiện trạng sử dụng 6

2.2.2 Hiện trạng kháng thuốc 7

2.2.3 Tồn lưu trong môi trường và sản phầm 8

2.2.4 Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người 9

2.3 Sơ lược các nghiên cứu về thảo dược 10

2.4 Thành phần hóa học và tác dụng dược lý cây Hoàng kỳ 15

CHƯƠNG 3 17

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1 Thời gian và địa điểm 17

3.2 Vật liệu nghiên cứu 17


3.3 Phương pháp nghiên cứu 17

3.3.1 Phục hồi và nuôi tăng sinh vi khuẩn 17

3.3.2 Thí nghiệm xác định LD
50
18

3.3.3 Thí nghiệm cho ăn thảo dược. 18

3.3.4 Thí nghiệm gây cảm nhiễm sau khi cho ăn thảo dược 5 tuần 19

v

3.3.3 Xác định hiệu quả của chiết xuất thảo dược lên sự đề kháng bệnh mủ gan trên cá tra
qua các chỉ tiêu. 19

3.4 Quản lý hệ thống thí nghiệm 21

3.5 Phương pháp xử lý số liệu 22

CHƯƠNG 4 23

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23

4.1 Ảnh hưởng của chiết xuất từ cây Hoàng Kỳ lên các chỉ tiêu huyết học của cá tra 23

4.1.1 Hồng cầu 23

4.1.2 Bạch cầu 24


4.2 Ảnh hưởng của chiết xuất từ cây Hoàng Kỳ lên các chỉ tiêu huyết học của cá tra cảm
nhiễm vi khuẩn E. ictaluri. 30

4.2.1 Hồng cầu 30

4.2.1 Bạch cầu 31

4.3 Lysozyme 33

4.3.1 Hàm lượng lysozyme trước cảm nhiễm 34

4.3.2 Hàm lượng lysozyme sau cảm nhiễm 35

4.4 Khả năng diệt khuẩn của huyết thanh 37

4.5 Ảnh hưởng của chiết xuất hoàng kỳ lên sự nhiễm bệnh mủ gan do vi khuẩn E.
ictaluri… 39

CHƯƠNG 5 42

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 42

5.1 Kết luận 42

5.2 Đề xuất 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

PHỤ LỤC A 52


PHỤ LỤC B 54

PHỤ LỤC C 55

PHỤ LỤC D 56

vi

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.2: Khả năng ảnh hưởng của thuốc và hóa chất dùng trong NTTS đến sức khỏe con
người (Kimbrell et al., 2005) 10

Bảng 4.2 Số lượng hồng cầu trước và sau cảm nhiễm 30

Bảng 4.2 Số lượng các loại bạch cầu sau cảm nhiễm 33

Bảng 4.5 LD
50
của vi khuẩn E. ictaluri thí nghiệm 39

vii

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Diễn biến diện tích và sản lượng cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-2008 và
quy hoạch đến năm 2020 3

Hình 2.4: Rễ và thân cây Hoàng kỳ. 15

Hình 4.1 Biểu đồ so sánh số lượng hồng cầu của các nghiệm thức thí nghiệm sau 5 tuần. 23


Hình 4.2 Bạch cầu đơn nhân (A), tiểu cầu (B), bạch cầu trung tính (C), tế bào lympho (D)
và tế bào hồng cầu (E) (100X) 25

Hình 4.3 Biểu đồ số lượng tổng bạch cầu ở cá tra sau 5 tuần 27

Hình 4.4 Số lượng tế bào lympho sau 5 tuần 27

Hình 4.5 Số lượng tế bào bạch cầu đơn nhân sau 5 tuần cho ăn Hoàng Kỳ 28

Hình 4.6 Số lượng tế bào bạch cầu trung tính sau 5 tuần cho ăn Hoàng Kỳ 28

Hình 4.7 Số lượng tế bào Tiểu cầu sau 5 tuần cho ăn Hoàng Kỳ 29

Hình 4.8 Đồ thị nồng độ lysozyme chuẩn 34

Hình 4.9 Hàm lượng lysozyme trung bình của các nghiệm thức sau 5 tuần cho ăn Hoàng
kỳ. 35

Hình 4.10 Hàm lượng lysozyme trung bình của các nghiệm thức sau cảm nhiễm với vi
khuẩn E.ictaluri 36

Hình 4.11 Phần trăm trung bình vi khuẩn sống sót sau khi tương tác với huyết thanh cá
trước cảm nhiễm. 37

Hình 4.12 Phần trăm trung bình vi khuẩn sống sót sau khi tương tác với huyết thanh cá sau
cảm nhiễm 38

Hình 4.13 Cá tra thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri. (mũi tên chỉ đốm trắng trên
gan, thận, tỳ tạng) 40


Hình 4.14 Tỷ lệ chết cá chết tích lũy sau khi gây cảm nhiễm vi khuẩn E.ictaluri 41







1

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Trong những năm gần đây phong trào nuôi cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gia tăng đáng kể.
Thế nhưng, do phát triển quá nhanh không theo quy hoạch nên dịch bệnh trên cá tra
nuôi hiện nay xảy ra ngày càng nhiều. Theo Phạm Đình Khôi (2009) trong vòng 5
năm qua, môi trường ô nhiễm và dịch bệnh đã làm tỷ lệ sống trung bình của cá nuôi
giảm từ 90% xuống còn 80%. Theo thống kê của Lý Thị Thanh Loan và ctv. (2006)
thì tần suất xuất hiện bệnh ở các tỉnh ĐBSCL là đốm trắng trên gan, thận: 52,80%;
xuất huyết: 42,50%; phù đầu, phù mắt: 20,70% và vàng da: 21,60%. Trong đó bệnh
đốm trắng xuất hiện trên nội tạng đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi.
Theo nghiên cứu của Từ Thanh Dung và ctv. (2004) thì bệnh đốm trắng trên
gan cá tra là do vi khuẩn Edwardsilla ictaluri gây ra, thường xuất hiện vào mùa lũ,
cao điểm là tháng 7 và tháng 8. Ngoài ra qua kết quả khảo sát của (Nguyễn Chính,
2005) cho rằng bệnh đốm trắng trên gan thân gây tỉ lệ hao hụt cao ở cá hương giống
(10-90%) tổng số cá nuôi, mức độ thiệt hại có thể lên đến 60-80%. Khi dich bệnh
xảy ra, để hạn chế thiệt hại người nuôi đã sử dụng thuốc kháng sinh để trị bệnh từ
đó dẫn đến hiện tượng kháng thuốc. Vi khuẩn E. ictaluri trên cá tra đã kháng với

một số loại thuốc kháng sinh như oxytetracyline, oxolinic acid, sulfonamide (Từ
Thanh Dung và ctv, 2004), hầu hết tất cả các chủng E. ictaluri biểu hiện tính đề
kháng và đa kháng với các loại kháng sinh thường sử dụng trong điều trị bệnh
(Nguyễn Hữu Thịnh và ctv, 2007). Kết quả nghiên cứu gần đây nhất của Nguyễn
Thiện Nam (2010) cho thấy đa số các chủng vi khuẩn E. ictaluri đã kháng với nhiều
loại kháng sinh như: streptomycin, chloramphenicol (95%), florfenicol, enrofloxacin
(77,5%), doxycyline (67,5%). Bên cạnh đó nghiên cứu cũng xác định 97,5% chủng
vi khuẩn E. ictaluri biểu hiện sự đa kháng thuốc (kháng ít nhất 3 loại kháng sinh) và
khả năng chuyển gen kháng tetracyline của vi khuẩn E. ictaluri cho vi khuẩn E.coli
RC 85 với tần số tiếp hợp trung bình là 2,54x10
6
.
Hiện nay, việc phòng trị bệnh cá tra chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các loại thuốc
kháng sinh và hóa chất. Điều này khiến cho việc nuôi và xuất khẩu cá tra của Việt
Nam gặp nhiều khó khăn do danh mục các loại thuốc và hóa chất cấm sử dụng trong
2

nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng. Vì vậy việc nghiên cứu, phát triển các phương
pháp phòng trị bệnh có hiệu quả như sử dụng các loại thảo dược, chất tách chiết từ
thảo dược và Vắc-xin là rất cần thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
nghề (Phạm Văn Thư, 2006).
Sử dụng thảo dược và các chất chiết từ thảo dược để phòng trị bệnh trên cá đã
được nghiên cứu ở nhiều loài cá có vẩy và cá trơn như cá rô phi (Yin et al., 2006,
Ardó et al., 2008), cá chép (Yin et al., 2008), cá nheo mỹ (Zheng et al., 2009) tuy
nhiên trên cá tra thì chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến. Chính vì sử dụng thảo
dược và các chất chiết từ thảo dược trong phòng bệnh cá là một xu hướng mới có
nhiều triển vọng phát triển trong thời gian tới nên đề tài “ Sử dụng chất chiết xuất
từ cây Hoàng Kỳ (Astragalus membranaceus) để phòng bệnh mủ gan do vi
khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được
thực hiện.

Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài nhằm tìm hiểu khả năng sử dụng chiết xuất từ cây Hoàng
Kỳ (Astragalus radix) để phòng bệnh mủ gan do vi khuẩn E. ictaluri gây ra ở cho cá
tra nuôi thâm canh nhằm từng bước thay thế kháng sinh trong việc phòng bệnh này.
Nội dung của đề tài
1. Xác định ảnh hưởng của chiết xuất Hoàng kỳ lên các chỉ tiêu huyết học và miễn
dịch của cá tra.
2. Xác định ảnh hưởng của chiết xuất Hoàng kỳ lên sự nhiễm mầm bệnh vi khuẩn
E. ictaluri ở cá tra.

3

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1.1Tổng quan về nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL
ĐBSCL có một mạng lưới kênh rạch chằng chịt bao gồm các hệ thống sông rạch tự
nhiên và các kênh mương nhân tạo với tổng chiều dài trên 5.000 km với nhiều kích
thước khác biệt nhau (Lê Anh Tuấn, 2009). ĐBSCL có hai mặt giáp biển Đông và
vịnh Thái Lan dài hơn 600 km, mỗi năm vùng đất này nhận hơn 450 tỷ m
3
tổng
lượng nước từ sông Mêkông. Cùng với hệ thống sông Tiền và sông Hậu là điều kiện
thuận lợi để phát triển nuôi trong thủy sản nước ngọt (Lê Anh Tuấn, 2008), trong đó
cá tra là đối tượng nuôi phổ biến mang tính truyền thống từ các hình thức nuôi như
tận dụng ao hầm, mương vườn và nguồn thức ăn sẵn có, đến cuối thập niên 90, khi
nghề nuôi cá tra đã có những bước tiến vượt bậc sau sự thành công trong việc sản
xuất nhân tạo loài cá này (Từ Thanh Dung và ctv, 2004). Kết hợp với điều kiện tự
nhiên thuận lợi, áp dụng những kỹ thuật nuôi thích hợp và sự phát triển của thị
trường quốc tế đã thúc đẩy cho việc mở rộng diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL. Năm

2003 diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL là 2.792 ha đến 2007 lên tới 5.429 ha; tốc độ
tăng trưởng bình quân là 18,1%/năm. Năm 2008 Cần Thơ là địa phương có diện tích
nuôi cá tra cao nhất trong vùng (1.569 ha, chiếm 29%); kế đến là An Giang (1.393
ha, chiếm 25,7%); Đồng Tháp (1.272 ha, chiếm 23,4%) (Hình 2.1) (Dương Công
Chinh và Đồng An Thụy. 2009)

Hình 2.1 Diễn biến diện tích và sản lượng cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-2008 và
quy hoạch đến năm 2020 (Nguồn: Dương Công Chinh và Đồng An Thụy. 2009)
4

Hiện nay, khi nghề nuôi cá tra và ba sa phát triển đã kéo theo sự gia tăng về diện
tích và sản lượng, do đó mật độ nuôi cũng được nâng lên với thời gian nuôi là 6
tháng thì năng suất trung bình đạt 300-400 tấn/ha/vụ, có hộ đạt đến 700 tấn/ha/vụ.
Theo báo cáo của Bộ NN & PTNT (2010) thì diện tích nuôi trồng thủy sản 10 tháng
đầu năm 2010 đạt 1,1 triệu ha bằng 103% cùng kỳ năm 2009; sản lượng nuôi ước
đạt 2,15 triệu tấn, tăng 8% so cùng kỳ năm 2009.
2.1.2 Tình hình dịch bệnh trên cá tra nuôi ở ĐBSCL
Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá tra phát triển rất mạnh ở ĐBSCL, phổ biến
ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ từ hình thức nuôi bè nay đã chuyển
sang nuôi thâm canh trong ao đất (Trần Thị Minh Tâm và ctv. 2003), đồng thời qui
mô nuôi cũng thay đổi theo hướng tập trung hơn (Nguyễn Phú Son, 2007). Việc
thâm canh hóa nghề nuôi cá tra nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đã dẫn đến tình
trạng phát triển một cách tự phát không theo qui hoạch làm môi trường nước ngày
càng ô nhiễm, là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, không những gây ảnh
hưởng đến nghề nuôi mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội.
2.1.2.1 Bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng
Tình hình dịch bệnh trên cá tra nuôi diễn biến khá phức tạp và có chiều hướng gia
tăng, trong đó bệnh do vi khuẩn gây thiệt hại rất lớn cho nghề nuôi. Qua khảo sát
của Châu Hồng Thúy (2008) các bệnh thường gặp do vi khuẩn trên cá tra nuôi ở Trà
Vinh là: mủ gan, xuất huyết, trắng gan trắng mang, phù đầu lồi mắt, khảo sát này

phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Chính (2005) và Trần Anh Dũng (2005)
trên cá tra nuôi thâm canh ở An Giang.
Dịch bệnh trên cá tra nuôi xảy ra quanh năm, thời điểm bệnh bùng phát nhiều
nhất là lúc giao mùa do sự thay đổi đột ngột của thời tiết, nhiệt độ, đặc biệt là giai
đoạn nước rút, ngoài ra bệnh còn xuất hiện theo loại hình nuôi với tác nhân là ký
sinh trùng (trùng bánh xe, sán lá mang, Myxobolus) và nấm (Bùi Quang Tề, 2001;
Trần Thị Minh Tâm và ctv, 2003; Trần Anh Dũng, 2005). Vào mùa khô (từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau) thì 68,3% hộ nuôi ghi nhận là do sán lá gan, trong khi mùa
mưa (từ tháng 4 đến tháng 11) 73% hộ nuôi ghi nhận là do trùng bánh xe và sán lá
mang, nhưng khi lũ rút thì đa số là do trùng bánh xe có 85,4% hộ nuôi ghi nhận.
Ngoài ra bệnh trên cá tra nuôi còn tùy thuộc vào giai đoạn nuôi. Qua khảo sát
các tác nhân gây bệnh trên cá tra nuôi thâm canh ở An Giang cho thấy cá tra giống
rất mẫn cảm với ký sinh trùng, đặc biệt là trùng bánh xe và chủ yếu gây hại ở giai
5

đoạn này. Tuy nhiên đến giai đoạn cá thịt thì tỉ lệ tác nhân gây bệnh do sán lá mang
là 68,3% hộ nuôi ghi nhận được đối với loại hình nuôi ao, loại hình nuôi bè là
73,9% và cao nhất là 88% đối với loại hình nuôi đăng quầng. Từ đó cho thấy cá tra
nuôi thâm canh rất mẫn cảm với bệnh do sán lá mang và thuộc nhóm khó trị (Trần
Anh Dũng, 2005).
2.1.2.2 Tinh hình bệnh mủ gan ở ĐBSCL.
Có thể nói nghiên cứu công bố sớm nhất về bệnh mủ gan (đốm trắng) trên cá tra ở
Việt Nam thuộc về Trần Thị Minh Tâm và ctv. (2003) nhưng xác định tác nhân là
do 2 loài vi khuẩn Hafnia avlei và Plesiomonas shigelloides gây ra, ngoài ra từ các
nghiên cứu của Từ Thanh Dung và ctv. (2004) và Nguyễn Quốc Thịnh và ctv.
(2004) đã xác định bệnh mủ gan trên cá tra là do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.
Tuy nhiên trong giới khoa học về bệnh thủy sản vẫn còn nhiều tranh cải về tác nhân
gây bệnh mủ gan trên cá. Theo kết quả nghiên cứu của Lý Thị Thanh Loan và ctv.
(2006) thì vi khuẩn gây bệnh mủ gan là do vi khuẩn Clostridium sp. Đến năm 2008,
tại Hội thảo cá da trơn Châu Á tổ chức tại Cần Thơ, các tác giả (Truong Thi Ho et

al., 2008; Crumlish et al., 2008; Khoi et al., 2008, Tu Thanh Dung et al. 2008) đều
khẳng định tác nhân gây bệnh mủ gan ở ĐBSCL, Việt Nam là do E. ictaluri. Nồng
độ gây chết (LD
50
) của vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh mủ gan trên các trang trại nuôi
cá tra thâm canh được xác định là 10
5,17
CFU/ml (Đang Thi Hoang Oanh and
Nguyen Thanh Phuong, 2008) và có thể sử dụng kỹ thuật PCR để phát hiện vi
khuẩn E. ictaluri trên cá tra (Đang Thi Hoang Oanh and Nguyen Truc Phuong,
2008).
Theo Từ Thanh Dung (2004) thì bệnh mủ gan trên cá tra xuất hiện từ cuối năm
1998 và trở nên trầm trọng vào năm 1999 ở ĐBSCL, bệnh thường xuất hiện vào
mùa mưa lũ và bộc phát cao nhất vào tháng 7 và 8. Bệnh mủ gan xuất hiện và gây
thiệt hại chủ yếu ở giai đoạn cá con (cá giống và cá thịt), tỉ lệ hao hụt lên đến 90%
(Trần Thị Minh Tâm và ctv., 2003). Ngoài ra qua kết quả điều tra của Trần Anh
Dũng (2005) tại các hộ nuôi cá tra ao ở An Giang thì bệnh mủ gan xuất hiện nhiều
vào thời gian lũ về với tỉ lệ 87,8%, còn thời điểm lũ rút thì bệnh xuất huyết lại xuất
hiện cao nhất với tỉ lệ 85,4% và bệnh vàng da là 78,1%. Đối với loại hình nuôi bè
thì bệnh mủ gan xuất hiện cao nhất vào mùa mưa với tỉ lệ hộ nuôi ghi nhận là
86,9%.
6

Tình hình bệnh trên cá tra khá phức tạp, qua khảo sát ở các hộ nuôi cá tra bè
tại Đồng Tháp, có 16 loại bệnh xuất hiện, trong đó bệnh phù đầu có tần suất xuất
hiện nhiều nhất chiếm (60%), kế đến là bệnh gan thận có mủ chiếm tỷ lệ (40,7%)
vào thời điểm 2004. Đến năm 2006 tình hình bệnh có một số thay đổi so với 2004,
cụ thể bệnh ký sinh trùng và bệnh vàng da xuất hiện ở hầu hết các hộ nuôi nhưng
bệnh phù đầu, mủ gan lại xuất hiện với tỉ lệ rất thấp (21,4% và 3,6%) (Nguyễn Quốc
Thịnh, 2006).

2.2 Hiện trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi cá tra
2.2.1 Hiện trạng sử dụng
Nuôi trồng thủy sản hiện nay đang phát triển mạnh trên nhiều khía cạnh cả về diện
tích, mức độ thâm canh, loại hình nuôi đến đầu tư cơ sở hạ tầng và chế biến sau thu
hoạch. Vì thế việc sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản có một đóng
góp không nhỏ trong sự phát triển của ngành. Từ đó việc sản xuất, kinh doanh thuốc
kháng sinh ngày càng thu hút nhiều công ty ra đời và thường xuyên tung ra các sản
phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của người nuôi về giá thành, tính đa dạng của sản
phẩm (Nguyễn Hữu Đức, 2007). Qua kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc, hóa
chất và chế phẩm sinh học (CPSH) trong NTTS của Mai Văn Tài và ctv (2004) cho
thấy có ít nhất 373 loại hóa chất và CPSH được sử dụng trong NTTS, trong đó có 14
loại hóa chất xử lý đất và nước, 6 chất gây màu nước, 86 hóa chất khử trùng và diệt
tạp, 138 kháng sinh, 47 loại CPSH, 13 loại vitamin, 57 loại thức ăn bổ sung, 10 loại
hoocmon, 5 loại không xác định. Đối với nuôi cá ao nước ngọt có 67 loại (trong đó
31 loại là kháng sinh), sản xuất cá giống nước ngọt có 85 loại (trong đó 37 loại là
kháng sinh).
Kháng sinh là nhóm có số lượng sản phẩm kinh doanh đứng thứ nhì với mục
đích chủ yếu là trị bệnh, ngoài ra còn sử dụng để phòng bệnh bằng cách trộn vào
thức ăn (Trần Thị Minh Tâm và ctv., 2003) đồng thời kích thích tăng trưởng
(Nguyễn Chính 2005). Chi phí cho sử dụng thuốc trong nuôi cá tra công nghiệp
tương đối cao và đứng hàng thứ ba sau chi phí thức ăn và con giống. Thị trường các
loại thuốc trị bệnh cho cá hiện nay rất phong phú và đa dạng về số lượng và chủng
loại (Nguyễn Quốc Thịnh, 2006).
Tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi cá tra ở An Giang và Cần Thơ
cho thấy nhóm quinolone và sulfonamide có nhiều hoạt chất được sử dụng, cao nhất
7

là 6 chất, kế đến là nhóm aminoside 4 chất, tetra 3 chất. Về tần suất xuất hiện trong
113 sản phẩm khảo sát thì nhóm quinolone chiếm nhiều nhất là 43 sản phẩm, kế đến
là nhóm colistin 32 sản phẩm (thường dùng kết hợp với các nhóm khác),

oxytetracylin 17 sản phẩm, ampiciline 15 sản phẩm, flumequine và trimethoprim 12
sản phẩm (Nguyễn Chính, 2005).
Tại Sóc Trăng và Bạc Liêu cho thấy có 74 loại thuốc và hóa chất trong đó có
19 loại kháng sinh, có 20 loại thuốc và hóa chất dùng diệt tạp và tẩy trùng, 10 loại
hóa chất dùng xử lý đất và nước; 10 loại men vi sinh; và một số loại thuốc và hóa
chất khác như phân bón, sản phẩm dùng tăng cường hệ miễn dịch bổ sung vào thức
ăn. Kháng sinh trên thị trường thường ở dạng kháng sinh đơn lẻ chủ yếu là nhóm
fluoroquinolones. Trong đó 42,9% số hộ điều tra sử dụng enrofloxacin và 25% số
hộ điều tra sử dụng norfloxacin. Ngoài ra, sulfamethoxazol, cortrimoxazol,
aminosid, colistin và trimethoprim cũng được sử dụng nhưng chiếm tỉ lệ thấp
(Huỳnh Thị Tú và ctv, 2006).
2.2.2 Hiện trạng kháng thuốc
Mặc dù thuốc kháng sinh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chống lại
nhiều bệnh tật cho con người và các loài động vật thuỷ sinh, nhưng do việc sử dụng
không đúng cách và sử dụng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh nên đã gây ra hiện
tượng vi khuẩn kháng thuốc và tích tụ dư lượng thuốc kháng sinh trong thịt thủy
sản. Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh là khả năng mà một sinh vật có thể chịu
được tác động của các loại kháng sinh. Các gen kháng thuốc thường có sẵn trong
các loài vi sinh vật tạo ra kháng sinh nhằm bảo vệ chúng khỏi tác động của thuốc
kháng sinh này. Những gen này có thể được hình thành trong các loài vi khuẩn khác
thông qua sự trao đổi gen với một vi khuẩn tạo ra kháng sinh, do vậy chúng có khả
năng tạo ra cơ chế làm trung hoà hoặc phá huỷ các loại thuốc kháng sinh (Bùi
Quang Tề và ctv., 2006).
Qua nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nam Kha và ctv (2005) cho thấy
oxytetracyline, chloramphenicol, trimethorime/sulfamethoxazole, sulfamidea,
ampiciline và streptomycine là những kháng sinh thường dùng trong cá nuôi ở trang
trại của Việt Nam với tỷ lệ vi khuẩn kháng lên đến 90% và thể hiện tính đa kháng là
34% (Đặng Thị Hoàng Oanh, 2005). Đặc biệt với kháng sinh cấm chloramphenicol
(Bộ thủy sản, 2002) tỷ lệ kháng rất cao (Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv, 2004), bên
8


cạnh đó còn thể hiện tính đa kháng. Trong 101 vi khuẩn phân lập đều thể hiện tính
đa kháng với ít nhất 4 loại kháng sinh, đa số (80%) là kháng với 6 loại kháng sinh.
Qua phân lập và khảo sát đặc điểm kháng kháng sinh của vi khuẩn E. ictaluri
gây bệnh mủ gan trên cá tra nuôi thâm canh ở một số tỉnh ĐBSCL cho thấy tỷ lệ
chủng kháng florfenicol tại Vĩnh Long cao nhất là 45%, kế đến là An Giang 30%,
thấp nhất là Cần Thơ 5% trong tổng số 20 chủng kháng florfenicol được khảo sát tại
4 tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre.
Theo Crumlish et al. (2008) vi khuẩn E. ictaluri phân lập từ cá tra bị bệnh từ
các trại nuôi từ 2002 đến 2008, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về loài vi
khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên sự kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng phát hiện nhiều.
Theo Stock and Bernd (2001) cho rằng tất cả các chủng E.ictaluri thì nhạy cảm với
các kháng sinh: tetracyclines, aminoglycosides, ß-lactam, quinolones, antifolates,
chloramphenicol, nitrofurantoin and fosfomycin, ngoài ra chúng còn thể hiện tính đề
kháng với macrolides, lincosamides, streptogramins, glycopeptides, rifampin and
fusidic acid.
2.2.3 Tồn lưu trong môi trường và sản phầm
Xu hướng hiện nay trong việc phát triển nghề nuôi cá tra là thâm canh hóa để gia
tăng năng suất và sản lượng. Tuy nhiên, thâm canh đã gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường nước và làm giảm chất lượng sản phẩm mà tác nhân chính là do hậu quả của
việc sử dụng hóa chất, kháng sinh không đúng cách, đồng thời tạo hệ vi sinh vật
gây bệnh cho người và vật nuôi. Ngoài ra dư lượng hóa chất kháng sinh không đáp
ứng được yêu cầu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước cũng như qui định
của các nước nhập khẩu. Do đó nhiều lô thủy sản xuất khẩu đã bị từ chối hoặc tiêu
hủy do phát hiện nhiễm dư lượng hóa chất kháng sinh cấm như: chloramphenicol,
nitrofuran, malachite green, thiệt hại ước tính hàng triệu USD (Lê Thị Huệ, 2006).
Vấn đề tồn lưu kháng sinh, hóa chất trong cá thương phẩm trong các trại nuôi cá tra
thâm canh ở An Giang và Cần Thơ năm 2005 cho thấy các chỉ tiêu như:
chloramphenicol, nitrofuran và nhóm tetracycline đều không phát hiện, nhưng nhóm
sulfonamid thì có 8 mẫu (12,5%), nhóm quinolone có 3 mẫu (4,67%) dưới mức giới

hạn cho phép theo quyết định 07/2005 của Bộ Thủy sản. Tuy nhiên, malachite green
là chất bị cấm sử dụng nhưng lại hiện diện với tỉ lệ 10/64 mẫu (chiếm 15,6%).
Qua đánh giá ảnh hưởng của malachite green (MG) lên sinh lý, sinh hóa và tồn
lưu trên cá tra cho thấy sau 6 giờ cá bị gây nhiễm MG ở các nồng độ (0,1 ppm; 0,15
9

ppm và 0,2 ppm) thì hàm lượng MG và Leucomalachite green (LMG) tồn tại trong
cơ và da cá rất cao (trung bình từ 39,8 đến 73,5 ppb) chiếm 40% so với nồng độ gây
nhiễm ban đầu, nhưng sau 72 giờ gây nhiễm thì hàm lượng MG và (LMG) trong cơ
và da cá giảm nhanh đạt giá trị khoảng 10-25% hàm lượng tồn lưu ở lần thu mẫu 6
giờ. Tuy nhiên, khả năng chuyển hóa và đào thải của MG thì khác nhau tùy theo
từng loài cá và môi trường sống. Ở cá, hơn 80% MG bị hấp thu và chuyển hóa
thành LMG, ngoài ra MG có thể tồn tại trong môi trường nước khoảng 80 ngày, nó
còn ảnh hưởng đến các sinh vật trong nước như: tảo, nguyên sinh động vật (Lương
Thị Diễm Trang, 2009).
2.2.4 Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
Việc sử dụng thuốc và hóa chất trong NTTS công nghiệp như là thuốc kháng sinh,
thuốc diệt nấm, chất gây màu nước và hormone với tỉ lệ ngày càng tăng trong các
trại đã ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tính an toàn của thực phẩm (Lương Đức
Phẩm, 2001) và lưu tồn với số lượng lớn. Kết quả điều tra nghiên cứu của Kimbrell
and Letterman (2005) cho thấy khả năng ảnh hưởng của thuốc và hóa chất dùng
trong NTTS đến sức khỏe con người được trình bày ở bảng (2.2).
Theo Bùi Quang Tề và ctv. (2006a) cho thấy một vài hậu quả cụ thể gây ra từ
kháng sinh như: Chloramphenicol gây chứng máu chậm đông, thiếu máu do làm
giảm sự hấp thu và vận chuyển sắt (Lương Đức Phẩm, 2001). Neomyxin kìm hãm
sự hoạt hóa disaccharidaza của ruột, tao nên tác động phụ làm rối loạn hô hấp,
Streptomyxin và các aminoglycosid đã làm liệt hô hấp và làm liệt các cơ khác do nó
làm giảm sự dẫn truyền kích thích thần kinh, các aminoglycosid lại làm kéo dài thời
gian tái hóa vôi, do đó gây độc cho gan, ngoài ra một số kháng sinh còn gây dị ứng
cho cơ thể. Chính vì những hạn chế trên mà các nhà khoa học đã đưa ra một bản dự

thảo về một số kháng sinh, hóa dược, chế phẩm sinh học dự định được thay thế
kháng sinh cấm sử dụng trong NTTS nhằm làm giảm những tác hại không mong
muốn gây ra cho con người.
Đối với các kháng sinh như erythromycin, rifampin được dùng để thay thế
cho kháng sinh chloramphenicol, nitrofuran, furazon. Kháng sinh bactrim và
doxycycline thì thay cho chloramphenicol, nitrofuran, furazon và metrodidazole.
Kháng sinh chlortetracyclin dùng thay cho kháng sinh cấm hiện nay là
chloramphenicol và nitrofuran. Bên cạnh đó còn có một số hóa dược như MS-222
thay thế cho kháng sinh chloroform và chlorpromazine trong điều trị. Ngoài ra còn
10

có nhóm thuốc sát khuẩn như tricloisocyanuric acid (TCCA), BKC, chlorine, dung
dịch anolyte, iodine, formalin và KMnO4 thì dùng để thay thế các chất khử trùng có
độc lực cao. Quan trọng hơn là việc dùng chế phẩm sinh học như các vi sinh vật hữu
ích, men vi sinh, chiết xuất của thực vật (trừ Aristolochia spp), β Glucan, Vắc-xin
vô hoạt, Bacterin giải độc tố, kháng thể và vitamin các loại để thay thế các loại
kháng sinh cấm.

Bảng 2.2: Khả năng ảnh hưởng của thuốc và hóa chất dùng trong NTTS đến sức khỏe con
người (Kimbrell and Letterman, 2005).
STT Thuốc và
hóa chất
Ví dụ Loài bị nhiễm Khả năng nguy hiểm
1 Kháng sinh Oxytetracycline,
Chloramphenicol,
Sulfadimethoxine-
ormethoprim,
Amoxicillin
trihydrate,
Nitrofurans

Tôm, Cá da
trơn, Cá Hồi
Phát triển vi khuẩn kháng
thuốc và tồn lưu trong
máu
2 Thuốc gây
màu
Astaxanthin,
Canthaxanthin
Cá Hồi
Có vấn đề đến tính hiếu
động của trẻ em và mắt.
3 Chất gây ô
nhiễm môi
trường
PCBs, PBDEs
Dioxins
Cá Hồi Chất gây ung thư
4 Thuốc diệt
nấm
Malachite green
Cá Hồi và cá da
trơn
Chất gây ung thư
5 Biến đổi gen
ở cá
Growth hormones,
antifreeze protein
Cá Hồi, Hàu, 2
mảnh vỏ

Gây dị ứng, gây độc, gây
ảnh hưởng ngoài dự kiến.
6 Hormone Bovine growth
hormone (rBGH)
Hai mảnh vỏ
(sò, nghêu)
Có liên quan đến ung thư
2.3 Sơ lược các nghiên cứu về thảo dược
Trong lịch sử y học cổ truyền Việt Nam vấn đề nghiên cứu về cây thuốc để trị bệnh
cho người và động vật đã có từ thế kỷ 17 do Đại y thiền sư Tuệ Tĩnh với hai tác
phẩm “ Nam dược thần hiệu” mô tả 580 vị thuốc trong 3.873 bài thuốc dân gian và
11

“Hồng nghĩa gia thủ thư” tóm tắt về 680 vị thuốc. Sau đó lương y Lê Hữu Trác tức
Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791) là tác giả của 30 tập sách về y học cổ truyền Việt
Nam. Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đỗ Tất Lợi, đã nghiên cứu và biên
soạn cuốn sách “Medicinal Plants and Drugs from Vietnam” dày hơn 1.200 trang về
cây thuốc, động vật và khoáng vật làm thuốc ở Việt Nam (Đỗ Tất Lợi Và Nguyễn
Xuân Dũng, 1991). Từ đó cho thấy tầm quan trọng của thảo dược trong phòng trị
bệnh ở người và động vật và đã được nghiên cứu từ rất lâu.
Đối với NTTS việc sử dụng các hoạt chất có nguồn gốc thực vật trong việc
phòng bệnh đã được người dân áp dụng từ rất lâu theo kinh nghiệm. Một số thảo
mộc có hoạt chất sinh học có thể sử dụng trong NTTS như: Hành (Allium
fistulosum), tỏi (Allium sativum L.) có chất alixin có tác dụng kháng khuẩn mạnh
(Đỗ Tất Lợi, 2004; Bùi Quang Tề và ctv. 2006a), hẹ (Allium odorum L.) có chất
odorin có tác dụng ức chế vi trùng Staphyllo coccus aureus và Bacillus coli và một
số cây dùng trong diệt tạp như dây thuốc cá (Derris elliptica) có chất rotenone, có
nhiều trong rễ cây, cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia Burm) trong toàn bộ cây có
chứa cosmosilin, taraxerol, tirucallol và myrixylacohol có tác dụng ức chế sinh sản
của nhiều loài vi trùng (Đỗ Tất Lợi, 2004; Phan Xuân Thanh và ctv, 2003).

Ngày nay trong NTTS đã có những nghiên cứu bàn về tiềm năng sử dụng
kháng sinh thảo mộc trong việc phòng và chữa trị bệnh nhiễm khuẩn mà tác giả
Nguyễn Thị Vân Thái và ctv. (2006) đã đề cập. Trong đó các chất như: alixin trong
tỏi (Bùi Quang Tề, 2006a), odorin trong hẹ, brazilin và sappanin trong tô mộc đã
được sử dụng để trị các bệnh về viêm nhiễm. Bên cạnh đó các chất chiết từ nấm linh
chi, hoàng kỳ, sài đất, nhọ nồi, tỏi, kim ngân, lá ổi, gừng và cỏ mực đã được
nghiên cứu sử dụng trong phòng trị bệnh trên động vật thủy sản (Bùi Quang Tề và
ctv. 2006a; Ardó et al., 2008; Yin et al., 2006). Ngoài ra còn nêu những nguyên tắc
và phương pháp sưu tầm chất kháng khuẩn dùng trong NTTS như: Chọn những thực
vật có tính đối kháng với vi khuẩn dựa vào kinh nghiệm dân gian. Thử hoạt tính
kháng khuẩn một cách hệ thống theo từng họ thực vật, thông qua đó mà chọn ra
những cây có tác dụng tốt nhất. Dügenci et al. (2003) cho rằng một vài cây thuốc
như: gừng (Zingiber officinale), cây tầm ma (Viscum album), cây tầm gửi (Urtica
dioica) khi bổ sung vào trong thức ăn tạo chất kích thích miễn dịch cho cá giúp ngăn
ngừa một số bệnh như virus, vi khuẩn và nấm.
12

Theo Yin et al. 2008 khi nuôi cá chép kết hợp tiêm vắc-xin và cho ăn 2 loại
thảo dược là Hoàng kỳ (Astragalus radix) và Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum)
làm kích thích hoạt động hô hấp, sự thực bào của bạch cầu trong máu. Cá chép được
gây cảm nhiễm với vi khuẩn A. hydrophila có tỷ lệ sống cao. Tỷ lệ sống cao nhất
(60%) là nhóm cá có tiêm vắc-xin và được nuôi bằng cả 2 loại thảo dược, trong khi
đó hầu như 90% cá đối chứng (kiểm soát âm tính) và 60% cá chỉ được tiêm vắc-xin
(kiểm soát dương tính) đã chết.
Trên tôm sú (8 g) bị nhiễm đốm trắng, Citarasu et al. (2006) cho rằng chiết
chất Methanolic từ Cỏ gà (Cyanodon dactylon), Aegle marmelos, Dây ký ninh
(Tinospora cordifolia), Picrorhiza kurooa và Cỏ mực (Eclipta alba) có tác dụng
nâng cao tỷ lệ sống. Methanolic được trộn vào thức ăn với hàm lượng 100, 200, 400
và 800 mg/kg thức ăn và được theo dõi trong 25 ngày. Kết quả đến ngày thứ 7
nghiệm thức không cho ăn Methanolic có tỷ lệ sống thấp hơn so với các nghiệm

thức có cho ăn Methanolic. Nghiệm thức cho ăn 800 mg Methanolic/kg thức ăn có
tỷ lệ sống 74% khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức cho ăn Methanolic còn
lại (p<0,0001). Với tôm sú bị bệnh mềm vỏ do Vibrio spp, theo Bùi Quang Tề và
ctv. (2006a) phối hợp chất chiết từ tỏi (Alltium sativum) và sài đất (Weledia
calendualacea) có thể phòng trị được bệnh này. Immanuel et al. (2004) báo cáo
rằng giàu hóa Artemia bằng butanolic chiết từ thực vật (cây Thầu dầu (Ricinus
communis), Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri), Húng cay đất (Leucus aspera),
Khoai mì (Manihot esculenta)) và rong biển (Rong mơ (Ulva lactuca và Rong nâu
(Sargassum wightii)) làm tăng tỷ lệ sống của tôm he Ấn Độ (Penaeus indicus) giai
đoạn giống từ 24,4 lên 43,3-58,9%, tốc độ tăng trưởng từ 1,1%/ngày lên 1,46-2,15
%/ngày và giảm nồng độ vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong cơ và gan tụy từ
3,71 x10
5
và 3,86 x10
5
CFU/g xuống 1,36-2,03 x10
5
và 1,47-2,16x10
5
CFU/g.
Tại Trung Quốc, Zheng et al. (2009) chứng minh tinh dầu cây lá thơm
orengano (Origanum heracleoticum) thêm vào khẩu phần thức ăn cá Nheo bị nhiễm
Aeromonas hydrophila thì cá vẫn tăng trưởng khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng
(P<0,005) và c
hức năng gan và các cơ quan nội
tạng được cải thiện (P<0,005). Hoạt
động chống oxy hóa của cá cũng tăng lên. Kết quả của Jeney et al. (2008) cho thấy
trộn thảo dược Hoàng kỳ (Astragalus radix) và Kim ngân (Lonicera japonica) vào
thức ăn có thể tăng cường hệ miễn dịch cá chép và rô phi chống lại vi khuẩn
A.hydrophila. Theo Yin et al. (2006) bổ sung Hoàng kỳ (Astragalus radix) 0,1-0,5%

13

vào thức ăn cho cá Rô phi làm tăng lysozyme sau 1 tuần và sau 3 tuần hoạt động
thực bào của tế bào thực bào tăng nhưng không tăng hoạt động hô hấp của tế bào
thực bào. Còn Hoàng cầm (Scutellaria radix) thì không có tác dụng. Kết quả tương
tự trên cá Đỏ dạ (Pseudosciaena crocea), hệ miễn dịch cá được tăng cường và tỷ lệ
sống được cải thiện khi cho cá ăn 1-1,5% hỗn hợp Hoàng kỳ (Radix astragali seu
Hedysari) và Đương quy (Radix angelicae sinensis) với tỷ lệ 5:1 (Jian and Wu,
2003). Kết quả tương tự khi Jian và Wu (2004) sử dụng 1% hỗn hợp Hoàng kỳ và
Đương quy tỷ lệ 5:1 trên cá chép.
Tại Bangladesh, Muniruzzaman và Chowdhury (2004) nghiên cứu tác dụng
của chất chiết từ 26 loài thảo dược với 3 vi khuẩn Aeromonas hydrophila,
Edwardsiella tarda và Pseudomonas fluoescens gây bệnh trên cá. Kết quả có 21 loài
thảo dược (80,76%) có tác dụng với A.hydrophila, 24 loài thảo dược (92,3%) có tác
dụng với P.fluoescens và 12 loài thảo dược (46,15%) có tác dụng với E.tarda.
Trong các loài thảo dược thì tỏi (Allium satium) có tác dụng chống A.hydrophila và
P.fluoescens tốt nhất và lá cây Bồng bồng (Calotropis gigantea) diệt vi khuẩn
E.tarda tốt nhất.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Dügenci et al. (2003) sử dụng chất chiết từ cây Tầm gửi
(Viscum album), cây Tầm ma (Urtica dioica), và cây Gừng (Zingiber officinale) cho
cá Hồi (Oncorhynchus mykiss) ăn với khẩu phần 0,1%, 1% và 5% trọng lượng
thân/ngày liên tục trong 3 tuần. Kết quả cá ăn thảo dược thì hoạt động hô hấp tăng
đáng kể (P<0,0001) so với đối chứng. Đặc biệt khẩu phần cá ăn 1% chất chiết từ cây
gừng cho kết quả tăng cường miễn dịch về hoạt động thực bào, tăng cường hô hấp
của tế bào bạch cầu và tăng mức protein trong huyết tương. Trong tất cả các nồng
độ thảo dược, nồng độ 0,1% của cây gừng là không có tác dụng tăng mức protein
trong huyết tương.
Tại miền Nam Ấn Độ, Crasta et al. (1997) đã chiết Acetone và Ethanol từ 5
loài rong biển Rong nho (Caulerpa taxifolia), Rong sợi (Chaetomorpha antennina),
Cladophora fascicularis, Rong mơ (Ulva lactuca) và Rong câu (Gracilaria

corticata). Kết quả C.taxifolia, C.antennina và G. corticata có khả năng chống lại vi
khuẩn Bacillus subtilis. Gracilaria corticata còn có tác dụng chống lại nấm
Candida albicans. Nhưng không có chất chiết nào có thể ức chế vi khuẩn
Pseudomonas aeurginosa, nấm Aspergillus flavus và Fusarium oxysporum.
14

Thí nghiệm cho cá Rô phi (Oreochromis niloticus) ăn 2 loại thảo dược Hoàng
kỳ (Astragalus membranaceus) và Kim ngân (Lonicera japonica) 0,1% trong 4
tuần. Kết quả cho thấy hệ miễn dịch của cá được tăng cường. Hoạt động đại thực
bào, hô hấp của tế bào máu được tăng cường, tỷ lệ sống tăng lên (Ardó et al., 2008).
Cũng trên cá Rô phi, Pachanawan et al. (2008) chứng minh có thể sử dụng lá ổi
(Psidium guajava) để kiểm soát bệnh do Aeromonas hydrophila gây ra. Vi khuẩn
Aeromonas hydrophila gây bệnh trên cá Trê trắng (Clarias batrachus) cũng sẽ được
kiểm soát chất chiết từ Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) (Balasundaram
and Harikrishnan, 2009). Theo Bùi Quang Tề và ctv. (2006a) phối hợp chất chiết từ
tỏi và sài đất cũng có tác dụng tốt để tăng cường hệ miễn dịch cá Tra với mầm bệnh
xuất huyết (do A.hydrophila) và mủ gan (do Edwardsiella tarda và Hafnia alvei)
gây ra. Theo Harikrishnan et al. (2003) ngâm cá chép đã gây cảm nhiễm A.
hydrophila nồng độ 10
8
cfu/ml bằng lá Sầu đâu (Azadirachta indica) 1g/l trong 10
phút suốt 30 ngày để kiểm tra sự thay đổi thành phần sinh hóa. Kết quả tế bào bạch
cầu, tế bào hồng cầu, mức protein huyết thanh tăng có ý nghĩa thống kê so với cá
đối chứng. Tuy nhiên mức glucose, cholesterol và calcium trong huyết thanh giảm
dần theo các lần thu mẫu. Trên cá vàng (Carassius auratus) và cá chép gây cảm
nhiễm nhân tạo bằng A.hydrophila được ăn kết hợp Probiotics (Lactobacillus sp. và
Sporolac sp.) và 3 loại thảo. Kết quả cho thấy cả probiotics và thảo dược điều có tác
dụng giúp cá hồi phục tốt sau 24 ngày (Harikrishnan. R and C. Balasundaram,
2009).
Tại Việt Nam, Phan Xuân Thanh và ctv. (2003) đã đánh giá 25 loài cây (tỏi,

sài đất, nghệ, bạc hà…) có hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm có thể
sử dụng trong phòng trị bệnh thủy sản. Kết quả nghiên cứu còn chiết được chất
kháng khuẩn 2-hydroxy 6-pentadeca-trienylbenzoat từ các loài thảo dược trên và thí
nghiệm trên tôm sú nuôi, ở nồng độ chất chiết 1-3 ppm có hiệu lực trị bệnh phát
sáng, đen mang, vàng mang, đóng rong, hoại tử phụ bộ… và nồng độ 0,5-1 ppm thì
có tác dụng phòng bệnh do vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật gây ra. Bùi
Quang Tề (2003) đã nghiên cứu thực nghiệm khả năng chống khuẩn của các thảo
dược như tỏi, sài đất, nhọ nồi. Chất tách chiết trên với hoạt chất 10% trộn vào thức
ăn phòng được bệnh xuất huyết, đốm trắng cho cá Tra (Bùi Quang Tề, 2006a). Tỏi
có tác dụng phòng trị bệnh đường ruột cho tôm sú (Bùi Quang Tề, 2006b). Theo
15

Nguyễn Mạnh Hùng (2008) dịch chiết từ cây Nemm (Azdirachta indica) có thể thay
thế 50% kháng sinh trong sản xuất giống cua biển (Scylla paramamosain).
Gần đây nhất là nghiên cứu của Huỳnh Kim Diệu (2010). Đã sử dụng 30 loại
thảo dược thường dùng trong dân gian như: Bán tự mốc (Hemigraphis glaucescens),
Bàng (Terminalia catappa), Ổi (Psidium guajava), Từ bi (Pluchea indica)…để thử
hoạt tính kháng khuẩn trên 3 loại vi khuẩn E.ictaluri, E.tarda và Aeromonas
hydrophila cho thấy các cây thuốc này đều có khả năng kháng khuẩn (MIC=16-
2048 µg/ml). Hoạt phổ mạnh trên cả 3 loại vi khuẩn là Bàng, Ổi, Trầu không, Tràm
(MIC=64-512 µg/ml). Tác động mạnh nhất trên E.ictaluri là Sâm đại hành (MIC=16
µg/ml), E.tarda là Rau mương (MIC=32 µg/ml), Aeromonas hydrophila là Bàng
(MIC=128 µg/ml).
2.4 Thành phần hóa học và tác dụng dược lý cây Hoàng kỳ


Hình 2.4: Rễ và thân cây Hoàng kỳ. (Nguồn

Thành phần hóa học của cây hoàng kỳ
Theo Y học cổ truyền Việt Nam trong Hoàng kỳ có Cholin, Betain, nhiều loại Acid

Amin và Sacarosa, Glucosa, tinh bột, chất nhầy, gôm, hơi có phản ứng Alcaloid.
Ngoài ra còn có nhiều loại Acid Amin, Protid (6,16- 9,9%), Cholin, Betain, Acid
Folic, Vitamin P, Amylase, Palmatic acid, Linoleic acid, Linolenic acid, Coriolic
acid.
16

Theo Đỗ Tất Lợi (2004) cho rằng Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus (Fish)
Bunge) là một cây sống lâu năm, cao 50-80 cm, rễ cái dài và mọc sâu, rất khó bẻ,
đường kính 1-3 cm, vỏ ngoài màu vàng đỏ hay nâu và là bộ phận chính dùng làm
thuốc. Trong hoàng kỳ có cholin betain, nhiều axit amin và sacaroza. Cho đến nay
chúng ta vẫn phải nhập hoàng kỳ của Trung Quốc, mặc dù đã được trồng thử
nghiệm trong nước cho kết quả tốt nhưng chưa đưa vào trồng phổ biến.

Tác dụng dược lý của cây Hoàng kỳ
Theo Y học cổ truyền Việt Nam cho rằng Hoàng kỳ có tác dụng làm tăng cường hệ
miễn dịch của cơ thể bằng cách làm tăng chức năng thực bào của hệ thống tế bào
lưới, ngoài ra còn có khả năng làm cho tế bào tương của lách súc vật tăng sinh, thức
đẩy sự hình thành kháng thể và nâng cao tính miễn dịch thể dịch. Bên cạnh đó còn
thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể như chuyển hóa sinh lý tế bào bằng cách
điều chỉnh cAMP và cGMP trong tế bào, thúc đẩy sự chuyển hóa protid của huyết
thanh và gan.
Theo Đỗ Tất Lợi (2004). Một số tác dụng dược lý của hoàng kỳ đã được ghi
nhận: kéo dài chu kỳ động kinh của chuột bạch, tăng sự co bóp của tim, lợi tiểu, có
tác dụng như kháng sinh (đối với vi trùng lị Shiga) trong ống nghiệm.



17

CHƯƠNG 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
− Thời gian: 10/2009 – 12/2010
− Địa điểm: Khoa Thủy Sản – Đại học Cần Thơ
3.2 Vật liệu nghiên cứu
− Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm: Kính hiển vi, cân điện tử, lame, lamelle, ống
đong, ống nhỏ giọt nhựa, pipet, ống chích, khẩu trang, găng tay, bình tam giác,
chai chịu nhiệt, que cấy, đèn cồn, viết lông dầu, bình xịt cồn, bộ tiểu phẩu, đĩa
petri, ống nghiệm, khay nhôm.
− Bếp khuấy gia nhiệt, tủ cấy vô trùng, máy ly tâm lạnh, tủ lạnh, tủ cấy, tủ ấm, nồi
thanh trùng, máy chuẩn độ pH. Các chỉ tiêu pH, Nhiệt độ, Oxy được đo bằng
nhiệt kế và test kit.
− Bể thí nghiệm: nhựa 250 lít, bể composit 2 m
3

− Hóa chất: NaCl, Na
2
SO
4
, Na
2
HPO
4
.2H
2
O, NaH
2
PO
4
.2H

2
O, KH
2
PO
4
, Formaline
(37%), Methyl violet, nước cất, Methanol, Glycerol, dung dịch Wright&Giemsa,
Acid nitric, môi trường TSA, NB, cồn đốt, cồn 70
0
C.
− Nguồn cá tra thí nghiệm được mua từ trại cá giống ở Thành phố Cần Thơ.
− Chiết xuất hoàng kỳ (40% polysaccharide) do hãng Xuancheng Baicao, Trung
Quốc sản xuất.
− Nguồn vi khuẩn E. ictaluri CAF 258 từ bộ sưu tập vi khuẩn của Bộ môn Sinh
học và Bệnh Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phục hồi và nuôi tăng sinh vi khuẩn
Chủng vi khuẩn thí nghiệm được phục hồi trên môi trường TSA. Sau 48 giờ quan
sát hình dạng, màu sắc khuẩn lạc và nhuộm gram kiểm tra tính thuần của chủng vi
khuẩn được phân lập. Sau đó nuôi tăng sinh trong môi trường BHI để chuẩn bị cho
thí nghiệm xác định LD
50
và thí nghiệm cảm nhiễm.

×