Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

PHỤ LỤC SKKN - Mầm - Nguyễn Thành Trinh - Thư viện Đề thi & Kiểm tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.83 KB, 2 trang )

PHỤ LỤC

BỐ CỤC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A. Phần thể thức:
+ In và đóng tập ( 2 bản/ SKKN); font chữ Time New Roman, cỡ chữ 13;
+ Chép đĩa chung cả trường hoặc gửi qua mail File nội dung font chữ Time
New Roman, cỡ chữ 13;
B. Phần nội dung:
CẤU TRÚC VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013 - 2014
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
- Nêu rõ yêu cầu cấp thiết của các vấn đề cần cải tiến.
- Nêu được hướng giải quyết hợp lý để cải tiến nội dung, phương pháp giáo
dục hoặc biện pháp quản lý đang vướng mắc, đình trệ của cá nhân hoặc đơn vị.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ:
1. Thực trạng ban đầu của vấn đề :
- Nêu thực trạng chung của vấn đề, có phân tích ngun nhân chủ quan,
khách quan; có thể đưa ra số liệu khi chưa áp dụng SKKN vào thực tế.
2. Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành .
- Nêu đầy đủ, chính xác các nội dung, tính mới của vấn đề.
- Nêu đầy đủ quá trình tổ chức thực hiện khoa học, hợp lý của thầy trò để
đạt được kết quả (đối với quản lý:trong khâu quản lý của lãnh đạo).
3. Nêu các tồn tại nẩy sinh trong q trình tổ chức, từ đó rút ra cơ sở lý luận
và cơ sở thực tiễn của vấn đề .
4. Kết quả đạt được .
- Nêu cụ thể kết quả đạt được đối với bản thân tác giả, học sinh, tổ chuyên
môn (về chuyên môn); đối với đơn vị, ngành (về quản lý). Bao gồm kết quả định
tính, định lượng trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu khoa học, có so sánh, đối chiếu
kết quả giữa sau với trước khi áp dụng SKKN.
5. Nêu cụ thể tác dụng của SKKN qua thực tiễn áp dụng, có hồ sơ minh


chứng, không lý luận chung chung và không lặp lại phần II/3 .
6. Phạm vi tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm.
7. Những bài học kinh nghiệm.
III/ PHẦN III: KẾT LUẬN:
Khái quát lại vấn đề đã giải quyết ở trên, đồng thời cần nêu được cơ sở lý
luận về chuyên môn, về sư phạm, về quản lý chỉ đạo.


IV/ ĐỀ XUẤT, KIỆN NGHỊ: ( Nếu có)
C. Trình tự đóng tập SKKN:
- Bìa (Cần ghi rõ tên đề tài, lãnh vực, họ tên người thực hiện, chức vụ, tên
đơn vị, năm học…);
- Trang phụ bìa.
- Mục lục .
- Danh mục chữ cái viết tắt (nếu có)
- Nội dung SKKN
- Phụ lục (nếu có)
- Tài liệu tham khảo

Tham khảo:
Xếp loại:
*Loại A: Từ 18-20 điểm
*Loại B: Từ 14 đến <18 điểm
*Loại C: Từ 12 đến <14 điểm
(Dựa vào số điểm đạt được sau khi đã thống nhất, xếp loại A,B và C, khơng có
loại Khuyến khích)
______________________________________________________




×