1
1. Mở đầu
Trong đời sống xã hội, pháp luật có một vai trị, vị trí vơ cùng quan
trọng và mang ý nghĩa rất to lớn. Pháp luật là một trong những phương tiện có
hiệu quả nhất để Nhà nước quản lý xã hội. Tuy nhiên pháp luật chỉ thực sự
phát huy vai trị to lớn của nó khi nó được hiện thực hóa vào đời sống, được
cụ thể hóa bằng những hành động của con người, đó chính là thực hiện pháp
luật. Trong hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vấn
đề đặt ra với Nhà nước không phải là cứ ban hành nhiều văn bản luật mà điều
quan trọng hơn là phải đảm bảo để pháp luật đã ban hành ra được thực hiện
trên thực tế. Chính từ ý nghĩa quan trọng của vấn đề này em đã chọn đề tài
“Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay” làm tiểu
luận kết thúc môn học Nhà nước và pháp luật, chương trình hồn thiện Cao
cấp lý luận chính trị. Dù đã có nhiều cố gắng song tiểu luận vẫn cịn nhiều
thiếu sót, mong thầy cơ góp ý để tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện
pháp luật
2.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật.
Thực hiện pháp luật là quá trình các thành viên trong xã hội thực hiện
các hành vi xử sự theo yêu cầu của pháp luật dưới những hình thức và tính
chất thực hiện khác nhau, nhưng cùng nhằm mục đích bảo đảm cho pháp luật
được thực hiện, tăng cường pháp chế trong đời sống, trong nhà nước và xã hội.
Thực hiện pháp luật là một q trình hoạt động có ý thức và có mục
đích của các chủ thể pháp luật, làm cho các quy định của pháp luật đi vào
thực tiễn đời sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể
2
pháp luật. Thực hiện pháp luật vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ
quan của đời sống pháp lý.
2.1.2. Các hình thức thực hiện pháp luật
2.1.2.1. Tuân thủ pháp luật
Là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật tự
kiềm chế để không thực hiện những hành vi, hoạt động mà pháp luật ngăn
cấm. Đây là hình thức thực hiện những quy phạm pháp luật cấm trong lĩnh
vực Luật Hình sự, Luật Hành chính… Tuân theo pháp luật biểu hiện cách xử
sử sự thụ động của các chủ thể, song nó cũng thể hiện sự tự giác, nghiêm
chỉnh thực hiện pháp luật. Tuân theo pháp luật chưa làm phát sinh quan hệ
pháp luật.
Tuân thủ pháp luật có các đặc điểm:
- Là hành vi thụ động và bắt buộc.
- Mọi đối tượng đều có thể thực hiện.
- Chủ thể bắt buộc không vi phạm những quy phạm pháp luật cấm đoán.
2.1.2.2. Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật)
Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật
thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực nhất định.
Những quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc, như quy định phải thực hiện
những hành vi tích cực nhất định, thường được thực hiện theo hình thức này
Thi hành pháp luật có các đặc điểm:
- Hành vi của chủ thể là hành vi xử sự chủ động và bắt buộc.
- Mọi đối tượng đều có thể thực hiện.
3
- Chủ thể chấp hành pháp luật phải thực hiện theo những quy phạm
pháp luật bắt buộc.
2.1.2.3. Sử dụng pháp luật
Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật
thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho
phép). Những quy phạm pháp luật về quyền tự do dân chủ của cơng dân được
thực hiện ở hình thức này.
Sử dụng pháp luật có các đặc điểm:
- Hành vi xử sự chủ động và không bắt buộc.
- Mọi đối tượng đều có thể thực hiện.
- Việc thực hiện hoặc khơng thực hiện hình thức này do chủ thể thực
hiện pháp luật tự do lựa chọn.
2.1.2.4. Áp dụng pháp luật
Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước thơng qua các cơ
quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật
thực hiện các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh,
thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Trong
trường hợp này, các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật có
sự can thiệp của Nhà nước.
Áp dụng pháp luật có các đặc điểm:
- Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước.
- Áp dụng pháp luật được quy định chặt chẽ về thủ tục, quy trình, hình
thức áp dụng.
4
- Áp dụng PL là hoạt động cá biệt hóa các QPPL chung AD cho cá
nhân, tổ chức cụ thể.
- Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo.
Áp dụng pháp luật sẽ được chủ thể có thẩm quyền thực hiện trong
những trường hợp sau:
- Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc áp dụng các
chế tài PL đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.
- Khi cần thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền - nghĩa vụ pháp lý
của các chủ thể.
- Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các
bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên tranh chấp đó khơng thể tự giải
quyết được.
- Khi nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt
động của các bên tham gia quan hệ đó, hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại hay
không tồn tại một số sự việc, sự kiện thực tế.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật ở Việt Nam
hiện nay
Thực hiện pháp luật diễn ra một cách phổ biến trong đời sống hàng
ngày và đối với hầu hết mọi người, trong những điều kiện, hoàn cảnh khác
nhau và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến từ nhiều hướng khác nhau với
những mức độ khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật
ở nước ta rất đa dạng và phức tạp, có thể nhìn nhận chúng dưới góc độ tác
động bên trong và tác động bên ngoài như dưới đây.
2.2.1. Các yếu tố bên trong
2.2.1.1. Trình độ văn hóa của chủ thể
5
Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật. Trình độ
dân trí cao là điều kiện đầu tiên, cơ bản để có những hành vi xử sự hợp pháp,
với người có trình độ văn hóa cao họ sẽ dễ dàng hiểu biết pháp luật, nhận thức
đúng pháp luật và dẫn đến việc thực hiện pháp luật tốt. Cịn với những người
trình độ văn hóa thấp, điều đó sẽ ngược lại, thật khó khăn cho họ trong việc
hiểu biết cũng như thực hiện pháp luật vậy. Theo thống kê, hiện nay ở nước ta
có khoảng 1,6 triệu người mù chữ chủ yếu là các dân tộc ít người. Trình độ
văn hóa thấp, họ ít tiếp thu được các chuẩn mực xã hội mới, trong đó có pháp
luật. Không biết chữ, họ không thể đọc được văn bản luật, có được tiếp thu thì
cũng chỉ qua hình thức truyền miệng. Từ đó họ sẽ khơng hiểu được sâu sắc
bản chất, thậm chí cịn có thể hiểu sai bởi những dị bản qua hình thức truyền
miệng này, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện pháp luật của họ,
đơi khi dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật. Nhận thức đúng đắn vấn đề này,
hiện nay Đảng ta vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa nạn mù chữ, nâng cao
dân trí ở những vùng sâu, vùng xa.
2.2.1.2. Yếu tố tâm lý
Trong điều kiện xã hội hiện nay, nhất là ở nông thôn, yếu tố tâm lý
cũng đang bộc lộ những tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với cơng tác
thực hiện pháp luật. Hẳn ai cũng biết truyền thống trọng tình, duy tình trong
quan hệ dịng họ thân tộc của người Việt Nam đã được tạo nên từ lối sống, từ
tập quán sản xuất và sinh hoạt lâu đời, đã tạo nên sự đồn kết, nhất trí, tương
trợ, giúp đỡ lẫn nhau, động viên nhau những lúc khó khăn… là cơ sở hình
thành nên giá trị đời sống tinh thần của người dân. Đây là nhân tố tích cực
thúc đẩy các chủ thể thực hiện pháp luật tích cực hơn, nhiệt tình hơn vì họ
khơng muốn mang tiếng xấu với người thân, làng xóm. Tuy nhiên cũng từ tâm
lý trọng tình nghĩa này mà người dân nhiều khi mới “chín bỏ làm mười”, có
trường hợp biết người thân phạm tội mà khơng nỡ tố giác… điều đó gây khó
6
khăn cho công tác quản lý xã hội, và hoạt động thực thi, bảo vệ pháp luật. Yếu
tố tâm lý đã được hình thành từ lâu đời và trở nên q bền vững, thật khơng
dễ gì thay đổi để người Việt tiếp nhận pháp luật một cách tự nguyện và tích
cực hơn…
2.2.1.3. Phong tục tập quán và lối sống
Cũng như các yếu tố khác, phong tục tập quán cũng có tác động hai mặt
đến thực hiện pháp luật, bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Những phong tục
tập quán tích cực phù hợp với ý chí Nhà nước thì sẽ được Nhà nước đảm bảo
và thừa nhận trở thành quy phạm pháp luật, còn những phong tục tập quán
nào trái với ý chí Nhà nước sẽ bị hạn chế hoặc bài trừ. Như chúng ta đã biết,
giỗ tổ Hùng Vương là một phong tục tốt đẹp của người dân ta, để mỗi người
dân luôn biết đến cội nguồn, luôn nhớ đến cội nguồn. Vì vậy mà Đảng và Nhà
nước ta đã công nhận ngày 10-3 âm lịch hàng năm là ngày Quốc giỗ, là ngày
nghỉ lễ cho người lao động được hưởng nguyên lương, khuyến khích xây
dựng đền Hùng trở thành di sản văn hóa thế giới… Tuy nhiên bên cạnh đó,
cũng có những phong tục tập quán lạc hậu đã ăn sâu, bén rễ vào trong tiềm
thức, suy nghĩ, trong lối sống cách hành xử của người dân ta từ bao đời nay,
gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện pháp luật mà cần phải bài trừ, thanh
toán. Một ví dụ tiêu biểu đó chính là vấn đề “trọng nam khinh nữ”, với suy
nghĩ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vơ” và phong tục chỉ có con trai mới
được nối dõi tông đường, mới được thờ cúng tổ tiên… đã khiến khơng ít gia
đình cố tình sinh con thứ 3 bất chấp vi phạm pháp luật, chính điều này đang
dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới tính đáng lo ngại ở Việt Nam hiện nay.
Thiết nghĩ rằng, gìn giữ những phong tục tập quán là tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu
đó là những phong tục tập quán tốt đẹp và tiến bộ.
7
2.2.2. Các yếu tố bên ngoài
2.2.2.1. Sự phát triển kinh tế xã hội
Quá trình thực hiện pháp luật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát
triển kinh tế xã hội. Nước ta là một nước đang phát triển, trình độ kinh tế xã
hội ở mỗi vùng miền là khác nhau, do đó nó cũng ảnh hưởng nhất định đến
việc thực hiện pháp luật ở nước ta. Kinh tế có phát triển, đời sống vật chất
được nâng cao thì pháp luật mới có điều kiện và khả năng được thực hiện.
Điều kiện văn hóa xã hội, giáo dục khơng ngừng phát triển, mở rộng làm
chuyển biến đáng kể trình độ dân trí, cách nghĩ và tầm nhìn của người dân
Việt Nam không ngừng được cải thiện, đặc biệt là tư duy pháp lý. Người dân
có nhiều điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng như loa
đài, ti vi, sách báo… để hiểu pháp luật hơn, họ sẽ dễ dàng thi hành pháp luật,
tuân theo pháp luật. Nhưng khi kinh tế kém phát triển, cuộc sống của người
dân nghèo đói thì hiện tượng vi phạm pháp luật tràn lan là khơng có gì đáng
ngạc nhiên, bởi mối quan tâm hàng đầu của người dân lúc đó là miếng cơm
manh áo, họ sẽ thờ ơ với pháp luật, thậm chí cịn vi phạm pháp luật để kiếm
sống. Vì vậy, cần phải chú ý phát triển kinh tế xã hội ở tất cả các vùng miền,
đặc biệt là vùng sâu, vùng xa…
2.2.2.2. Hệ thống pháp luật
Bản thân pháp luật sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội, là cơ sở
để các chủ thể thực hiện pháp luật. Song chính các mặt, các khía cạnh khác
nhau của chuẩn mực pháp luật cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động
thực hiện pháp luật. Người dân thực hiện pháp luật tốt hơn với một hệ thống
pháp luật toàn diện (hệ thống pháp luật phải có khả năng đáp ứng được đầy đủ
nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên các lĩnh vực quan trọng), đồng bộ (không
được chồng chéo, không được mâu thuẫn với nhau) và phù hợp (nội dung của
8
thực hiện pháp luật ln có sự tương quan với trình độ phát triển kinh tế xã
hội của đất nước). Có thể nói pháp luật là đời sống xã hội được khái qt hóa
và nâng lên thành luật thơng qua hoạt động lý trí và ý chí của con người. Do
vậy sự thống nhất, toàn diện, đồng bộ, phù hợp của các văn bản pháp luật, đặc
biệt là các đạo luật là vô cùng quan trọng, đảm bảo cho hiệu quả của việc thực
hiện pháp luật. Trong thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta, nhiều văn bản
pháp luật được ban hành (thậm chí ngay cả Hiến pháp) chưa phù hợp với quy
luật phát triển khách quan của xã hội, chưa đồng bộ và thống nhất. Có khi
nhiều văn bản pháp luật vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung, thậm chí phải
được thay thế bằng văn bản khác, vì nếu để ngun khơng những khơng thực
hiện được trong thực tế mà còn gây thiệt hại cho đất nước.
2.2.2.3. Yếu tố chính trị
Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả của hoạt động
thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Một đất nước có mơi trường
chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật,
bởi nó củng cố niềm tin của người dân, để họ tin và đi theo Đảng. Một đất
nước bất ổn về chính trị sẽ ln khiến người dân hoang mang, lo lắng, dao
động… và dẫn đến thực hiện pháp luật không tốt. Nhận thấy đây là một trong
những yếu tố quan trọng cho việc thực hiện pháp luật hiệu quả, chính xác,
hiện nay Đảng ta luôn quan tâm và chỉ đạo sâu sát đối với việc tuyên truyền
và phổ biến kiến thức nhằm nâng cao ý thức chính trị cũng như hiểu biết pháp
luật cho các Đảng viên và đã đạt được những kết quả tốt đẹp, để các Đảng
viên luôn là những người đi trước, gương mẫu thực hiện pháp luật, từ đó tăng
được lòng tin của quần chúng nhân dân.
9
Ngồi ra tính chất, mức độ của nền dân chủ xã hội cũng ảnh hưởng
quan trọng đến hoạt động thực hiện pháp luật. Trong điều kiện xã hội có nền
dân chủ rộng rãi, các tầng lớp xã hội có thể thẳng thắn, công khai bày tỏ ý
kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình đối với các vấn đề pháp luật và các
cơ quan pháp luật, sẵn sàng lên tiếng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình. Ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn,
bầu khơng khí chính trị ngột ngạt, gị bó thì các cơng dân khơng dám bày tỏ
những suy nghĩ thật của mình, khơng dám địi hỏi cơng lý vì tâm lý lo lắng, e ngại.
2.2.2.4. Bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước có ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp
luật. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong tổ chức thực hiện pháp
luật phải được tổ chức một cách khoa học có sự phân cơng rõ ràng về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn… để xử lý cơng việc nhanh chóng khơng chồng
chéo lên nhau. Sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ và thiếu sự phối hợp với
nhau ở các cơ quan trong bộ máy nhà nước sẽ dẫn đến sự chồng chéo trong
cách giải quyết và sự đùn đẩy lẫn nhau. Có sự việc thì nhiều cơ quan cùng
giải quyết, nhưng cũng có sự việc thì khơng cơ quan nào chịu trách nhiệm
cả. Hiện nay, bộ máy nhà nước ta đã có nhiều chuyển biến khá tích cực, để
việc thực hiện pháp luật đạt kết quả tốt hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật là vô cùng phong
phú đa dạng, mong rằng pháp luật sẽ ngày càng phát huy vai trò của nó trên
cơ sở phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của các
yếu tố trên.
3. Kết luận
Việc ban hành nhiều đạo luật là rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là
phải làm cho pháp luật phát huy tác dụng tích cực trong cuộc sống. Thực hiện
10
pháp luật là khâu quan trọng để các đạo luật, các văn bản quy phạm pháp luật
đi vào thực tế cuộc sống. Nó phải được thể hiện dưới các hình thức, thông qua
các quy định chặt chẽ của pháp luật. Thực hiện pháp luật đạt hiệu quả là góp
phần thúc đẩy xã hội phát triển, ổn định tình hình chính trị của đất nước trong
giai đoạn cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thực hiện pháp luật là q
trình phức tạp, phải được nhận thức đúng, tiến hành đồng bộ là một trong
những vấn đề cấp thiết hiện nay./.