Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.48 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRỊNH MINH THÁI

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC
HIỆN
BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY



LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn:PGS.TS: Phan Thanh Khôi










Hà Nội – 2008




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
NỘI DUNG
8
CHƯƠNG 1: BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC VÀ NHỮNG YẾU TỐ CƠ
BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
8
1.1. Quan niệm chung về bình đẳng dân tộc
8
1.2. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng dân tộc
19
CHƯƠNG 2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY
48
2.1. Nhóm giải pháp về lãnh đạo, quản lý

50
2.2.
Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội

57
2.3. Nhóm giải pháp về văn hóa - tư tưởng
62
KẾT LUẬN
76
PHỤ LỤC
78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
84





MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề dân tộc đang trở thành vấn đề quốc tế, mang tính thời sự
nóng bỏng, là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến ổn định, an
ninh chính trị ở nhiều nước và khu vực trên thế giới. Đây cũng là vấn đề
mà các thế lực thù địch thường lợi dụng triệt để nhằm kích động sự trỗi
dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan hiếu chiến, chủ nghĩa tộc người là
trung tâm; kích động sự ly khai, chia rẽ giữa các dân tộc, các tộc người
trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề dân tộc
nói chung, bình đẳng dân tộc nói riêng là một yêu cầu cấp thiết đang
được đặt ra.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em sống
trên khắp các vùng miền của đất nước. Trong quá trình xây dựng và bảo
vệ tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta luôn kiên định lập trường của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, coi thực hiện bình đẳng dân tộc là
mục tiêu cơ bản và là nội dung chủ yếu trong giải quyết vấn đề dân tộc.
Đây là quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp, là động lực và nhân tố quan
trọng đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển như nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết
dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta.
Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng
và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[14;121].



Những năm qua, mặc dù việc thực hiện bình đẳng dân tộc ở nước
ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, toàn diện trên các lĩnh vực
song trên thực tế còn nhiều vấn đề tồn tại, cần đặc biệt quan tâm, giải
quyết như sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, xã hội, về các điều
kiện giáo dục, y tế, văn hóa… giữa các dân tộc còn khá xa. Thêm vào đó,
các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng các vấn đề dân tộc, đặc biệt là
vấn đề thực hiện bình đẳng dân tộc để kích động đồng bào dân tộc thiểu
số, gây chia rẽ dân tộc nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng, ảnh hưởng
đến sự tồn vong của chế độ ta. Vì vậy, thực hiện đại đoàn kết toàn dân
tộc để bảo vệ và phát triển đất nước, giải quyết tốt vấn đề dân tộc trong
đó có thực hiện bình đẳng dân tộc là đòi hỏi hết sức cấp bách hiện nay.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu một
cách sâu sắc các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện bình đẳng dân
tộc, để từ đó có những giải pháp hiệu quả nhằm phát huy những ảnh
hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực góp phần thực hiện
tốt hơn bình đẳng dân tộc là nhiệm vụ về lý luận cũng như thực tiễn đối
với các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và các cán bộ làm
công tác dân tộc.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi chọn vấn đề: “
Những yếu tố ảnh
hưởng đến thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam hiện nay”
làm đề
tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, nhất là những năm gần đây, vấn đề dân tộc nói chung và
bình đẳng dân tộc nói riêng đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu và

đã có nhiều công trình được công bố. Trong đó có thể kể ra đây một số
công trình tiêu biểu sau đây:



B
ình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp

của
Trịnh Quốc Tuấn (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996). Trong cuốn
sách này, tác giả đã phân tích những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác
– Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc; từ đó tìm hiểu
thực trạng tình hình dân tộc ở nước ta, sự phát triển không đồng đều giữa
các dân tộc; tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch và nêu ra những giải pháp
nhằm góp phần từng bước khắc phục sự phát triển không đồng đều giữa
các dân tộc ở nước ta.
Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi

của Bế Viết Đẳng (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996). Cuốn sách đề
cập đến quan điểm, đường lối, chính sách dân tộc; những vấn đề phong
phú, sinh động, nóng hổi và cấp bách về thực trạng phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi. Đồng thời
đưa ra những đề xuất cho việc hoạch định chính sách đối với các dân tộc
thiểu số miền núi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước
ta hiện nay.
Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở
Việt Nam
của Nguyễn Quốc Phẩm – Trịnh Quốc Tuấn (Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1999). Các tác giả của cuốn sách đã tập trung trình
bày những vấn đề lý luận, nhận thức về dân tộc và chính sách dân tộc của

Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, các tác giả còn đề cập đến một số nội
dung như: quản lý xã hội, nội dung công tác cán bộ, đào tạo cán bộ trong
chính sách dân tộc hiện nay ở nước ta.
Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta
của Ủy ban Dân tộc
và Miền núi (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001). Các tác giả đã đề cập
đến nhiều vấn đề cơ bản trong vấn đề dân tộc, chính sách và công tác dân



tộc làm cơ sở định hướng và tài liệu bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ các
cán bộ làm công tác dân tộc, góp phần quán triệt chính sách và công tác dân
tộc của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực hiện thắng lợi Nghị quyết
Đại hội IX của Đảng.
Miền núi Việt Nam – Thành tựu và phát triển những năm đổi mới
của Uỷ ban Dân tộc Trung ương, xuất bản năm 2002. Cuốn sách đã đưa
ra những thông tin chung về miền núi và thực trạng phát triển miền núi
hiện nay, đặc biệt đi sâu phân tích các vấn đề: Xoá đói giảm nghèo, bảo
tồn các giá trị văn hoá và bảo vệ môi trường, giúp cho việc tăng cường
nhận thức sâu sắc của xã hội về thành tựu cũng như cơ hội, thách thức,
trở ngại trong việc phát triển miền núi trước những biến đổi kinh tế – xã
hội – môi trường.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tôn giáo, đại đoàn kết trong
cách mạng Việt Nam

của Bộ Quốc phòng (Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 2003). Cuốn sách được chia làm hai nội dung lớn: vấn đề dân tộc và
vấn đề tôn giáo. Trong đó, các tác giả tập hợp những bài viết, những bài
nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, về vấn đề tôn
giáo; đồng thời, các tác giả cũng đưa ra những suy nghĩ, phân tích về tình

hình dân tộc, tôn giáo nói chung ở nước ta hiện nay, cũng như những vấn
đề liên quan đến bình đẳng dân tộc nói riêng.

Thực hiện chính sách dân tộc, vấn đề và giải pháp.
(Kỷ yếu hội
thảo của Tạp chí Cộng sản – Uỷ ban Dân tộc, Hà Nội, 2004). Các bài
viết đều tập trung vào việc làm rõ những vấn đề như: quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và thực
hiện chính sách dân tộc; thực trạng vấn đề dân tộc và thực hiện chính
sách dân tộc ở nước ta trong những năm gần đây; đề xuất những giải



pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc ở nước ta trong thời gian
tới.
Một số vấn đề về dân tộc và phát triển
của PGS.TS. Lê Ngọc
Thắng - Viện Dân tộc, Ủy ban Dân tộc (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2005). Trên cơ sở phân tích một số nội dung về vấn đề lý luận, chính
sách dân tộc, các vấn đề kinh tế, mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa
trong phát triển; vai trò của cơ quan công tác dân tộc và cơ quan hành
chính các cấp trong việc thực hiện chính sách dân tộc; đổi mới nội dung
công tác dân tộc , tác giả đưa ra một vài ý kiến, gợi ý về hệ thống các
vấn đề thuộc nội dung công tác dân tộc nhằm góp phần nâng cao nhận
thức về công tác dân tộc, góp phần hoạch định tốt việc thực hiện chính
sách dân tộc trong tình hình mới.
Công bằng và bình đẳng xã hội trong quan hệ tộc người của các
quốc gia đa tộc người
của PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm (Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội, 2006). Trên cơ sở phân tích quan điểm Mác – Lênin và

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng, bình đẳng xã hội từ góc độ dân tộc
và quan hệ dân tộc, tác giả đã đánh giá về những vấn đề dân tộc và sự
phát triển của các quốc gia dân tộc trong bối cảnh và xu thế hiện nay của
thế giới nói chung; về công bằng, bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa
các tộc người ở các vùng dân tộc, miền núi Việt Nam nói riêng. Trong đó
tác giả cũng phân tích một số yếu tố tác động đến việc thực hiện công
bằng, bình đẳng xã hội trong quan hệ tộc người ở nước ta hiện nay.

Ngoài các tác phẩm tiêu biểu kể trên, còn có rất nhiều bài trong các
tạp chí lý luận nghiên cứu về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc, thực
hiện bình đẳng dân tộc ở nước ta.



Trong các tác phẩm và bài viết đó, tuy ở chỗ này, chỗ kia có đề cập
đến các yếu tố tác động đến việc thực hiện bình đẳng dân tộc ở nước ta
hiện nay, song chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt,
có hệ thống về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
*
Mục đích
: Phân tích một cách có hệ thống ảnh hưởng của một số
yếu tố cơ bản đến vấn đề bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay, từ đó đề
xuất cácgiải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực để thực hiện tốt hơn vấn đề bình đẳng dân tộc
ở nước ta.
*
Nhiệm vụ
:
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:

- Làm rõ khái niệm dân tộc, bình đẳng, bình đẳng dân tộc.
- Xác định những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới việc thực hiện bình
đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những yếu tố ảnh
hưởng tích cực, hạn chế những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực góp phần thực
hiện tốt hơn vấn đề bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hiện nay có nhiều vấn đề đặt ra trong việc thực hiện bình đẳng dân
tộc ở nước ta, nhưng luận văn này chủ yếu tập trung nghiên cứu những yếu
tố cơ bản ảnh hưởng đến việc thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong
quốc gia dân tộc Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu



-
Cơ sở lý luận
: Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về
vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc, bình đẳng dân tộc.
- Cơ sở thực tiễn
: tình hình dân tộc, bình đẳng dân tộc ở nước ta
trong những năm đổi mới vừa qua.


Luận văn có kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trong
và ngoài nước có liên quan đến đề tài những năm gần đây.

-
Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử và chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp,
lôgíc và lịch sử; ngoài ra còn kết hợp một số phương pháp cụ thể của xã
hội học như điều tra, thống kê, so sánh.

6. Đóng góp mới của luận văn

- Nêu ra và phân tích những yếu tố cơ bản ảnh hưởng (cả tích cực
và tiêu cực)đến thực hiện bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay.
- Đề xuất được một số giải pháp thiết thực nhằm phát huy những
yếu tố ảnh hưởng tích cực, hạn chế những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến
việc thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
-
Ý nghĩa lý luận
: Góp phần vào nghiên cứu vấn đề bình đẳng dân tộc
nói chung mà trước hết là vấn đề bình đẳng dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
-
Ý nghĩa thực tiễn
: Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham
khảo cho giảng dạy và nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến dân tộc
và bình đẳng dân tộc.



8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
một số phụ lục, luận văn còn gồm 2 chương, 5 tiết.





Chương I
BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC VÀ NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN
ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. Quan niệm chung về bình đẳng dân tộc
1.1.1. Khái niệm “dân tộc”, “bình đẳng”
- Về khái niệm “dân tộc”
Khái niệm “dân tộc” đã được các nhà nghiên cứu thuộc nhiều
ngành khoa học khác nhau quan tâm, tuy nhiên, do đứng trên các quan
điểm và góc độ nghiên cứu khác nhau nên có khá nhiều định nghĩa về khái
niệm này.
“Dân tộc” theo từ gốc Latinh là “natio” có nguồn gốc từ chữ
“nasei” nghĩa là sinh ra. Mặt dù không được sử dụng đầy đủ ý nghĩa như
ngày nay nhưng từ cuối thời trung cổ khái niệm “dân tộc” đã được dùng
rộng rãi ở châu Âu. Nhiều nhà tư tưởng cách mạng tư sản châu Âu đã
dùng khái niệm “dân tộc” để chỉ cộng đồng nhân dân trong một quốc gia;
không có vua và quý tộc trong cộng đồng này; những thị dân và đẳng cấp
thứ ba được xem như thành phần chủ yếu của dân tộc. Như vậy, trong giai
đoạn đó, khái niệm “dân tộc” chủ yếu mang nội dung giai cấp, chưa trở
thành một khái niệm có tính học thuật.
Đến thời kỳ Khai sáng (thế kỷ XVII - XVIII), các nhà tư tưởng tư
sản là những người đầu tiên đưa ra các định nghĩa học thuật về dân tộc.
Theo Điđơrô (nhà tư tưởng người Pháp) thì dân tộc là một số lượng đáng
kể dân chúng sống trên phạm vi đất nước nhất định và tuân theo sự cai trị
của một chính phủ. Nghĩa là, dân tộc gắn với quốc gia và bao hàm quan
hệ chính trị (quan hệ với nhà nước) chứ chưa đề cập đến quan hệ cộng

đồng về kinh tế.



Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nhà lý luận tư sản lại phủ
nhận quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhấn mạnh yếu tố tinh thần và
yếu tố chủng tộc khi đề cập đến vấn đề “dân tộc”. So với các nhà tư tưởng
tư sản trước đây, các nhà tư tưởng tư sản thời kỳ này xem xét “dân tộc” ở
mức độ khái quát hơn. Tuy nhiên, trong những quan niệm của họ, “dân
tộc” chưa được quan niệm là hình thức cộng đồng người có tính lịch sử,
họ chưa thấy rõ cơ sở kinh tế - xã hội của sự hình thành và tồn tại của các
dân tộc.
Mác và Ăngghen không đưa ra định nghĩa cụ thể nào về dân tộc,
mặc dù các ông nghiên cứu khá sâu và có những quan điểm rất khoa học
về những nội dung cơ bản và có liên quan đến vấn đề dân tộc.
Năm 1913, trong tác phẩm “Chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tộc”,
Xtalin đưa ra định nghĩa:

Dân tộc là một hình thức cộng đồng người ổn
định, bền vững, hình thành trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử
trên một lãnh thổ nhất định, có chung các mối quan hệ về kinh tế, có
chung một ngôn ngữ, một nền văn hóa

[65;357]
.

Định nghĩa này đã chri ra được những đặc trưng chủ yếu của dân
tộc, nhưng lại quá nhấn mạnh yếu tố kinh tế (cộng đồng kinh tế), chưa coi
trọng nhân tố tộc người và yếu tố văn hóa, bản sắc văn hóa của dân tộc…
Mặc dù vậy, đây được coi là định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về “dân

tộc”.
Ở nước ta, “dân tộc” cũng chưa được quan niệm một cách thống
nhất. Ví dụ, theo Đại từ điển tiếng Việt, khái niệm “dân tộc” được hiểu
theo ba nghĩa:
1. Cộng đồng người ổn định hình thành trong quá trình lịch sử của
xã hội, có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời sống kinh tế và tâm lý;
2. Dân tộc thiểu số;



3. Cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, một
quốc gia gắn bó với nhau trong truyền thống, nghĩa vụ và quyền lợi [66,
520].
Trong Từ điển Bách Khoa Việt Nam, thì khái niệm “dân tộc” được
hiểu theo hai nghĩa là:
1. Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị – xã
hội được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định,
ban đầu do sự tập hợp của nhiều bộ lạc và liên minh bộ lạc, sau này của
nhiều cộng đồng mang tính tộc người (ethnic) của bộ phận tộc người. Một
cộng đồng dân tộc thường bao gồm nhiều cộng đồng người, với nhiều
ngôn ngữ, yếu tố văn hoá thậm chí nhiều chủng tộc khác nhau. Ngày nay,
do không gian xã hội được mở rộng mang tính toàn cầu, do phương tiện
đi lại, mỗi cộng đồng dân tộc lại có thêm nhiều bộ phận của các cộng
đồng tộc người tham gia, nên tình trạng dân tộc đa tộc người là phổ biến.
2. Dân tộc (ethnie) còn đồng nghĩa với cộng đồng mang tính tộc
người, thí dụ dân tộc Tày, dân tộc Bana, v.v Cộng đồng có thể là chủ
thể hay thiểu số của một dân tộc (nation) sinh sống ở nhiều quốc gia dân
tộc khác nhau được liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn ngữ, văn
hoá và nhất là ý thức tự giác tộc người [56, 655].
Còn nhiều quan niệm khác nữa, nhưng tựu trung lại, dân tộc thường

được hiểu theo hai bình diện: dân tộc là cộng đồng tộc người và dân tộc
hiểu theo nghĩa rộng là cư dân của một quốc gia.
Theo nghĩa thứ nhất, dân tộc là khái niệm được dùng để chỉ một
cộng đồng tộc người (ethnic, ethnie) có chung ngôn ngữ, lịch sử – nguồn
gốc, đời sống văn hoá và ý thức tự giác dân tộc. Ví dụ: dân tộc Kinh, dân
tộc Mông, dân tộc Dao, dân tộc Tày, v.v
Theo nghĩa thứ hai, dân tộc được hiểu là quốc gia dân tộc (nation),
là cư dân của một quốc gia nhất định bao gồm nhiều dân tộc, nhiều tộc



người. Ví dụ: dân tộc Việt Nam, dân tộc Anh, dân tộc Pháp, dân tộc Đức,
v.v
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, “dân tộc” được sử dụng theo
nghĩa dân tộc - tộc người.
- Về khái niệm “bình đẳng”
Trong Từ điển chủ nghĩa cộng sản khoa học, “bình đẳng

có nghĩa
là: “những điều kiện và những khả năng như nhau đối với việc tự do phát
triển các năng lực và thoả mãn các nhu cầu của tất cả các thành viên trong
xã hội, v.v.” [60, 10].
Còn ở Từ điển luật học, “bình đẳng” có nghĩa là “quyền cơ bản của
con người không bị phân biệt theo chủng tộc, nòi giống, giai cấp, tôn
giáo, giới tính, tài sản được pháp luật của quốc gia đảm bảo, v.v.” [55,
50].
Theo chúng tôi,

“bình đẳng” là khái niệm ghi nhận những điều kiện
và những khả năng như nhau đối với việc tự do phát triển các năng lực và

thoả mãn các nhu cầu của tất cả thanh viên xã hội, của các nhóm người
(trong đó có các dân tộc), địa vị như nhau của mọi người và của mọi
nhóm người trong xã hội. Song bình đẳng được hiểu theo nhiều cách khác
nhau qua các thời đại lịch sử cụ thể. Các nhà tư tưởng tư sản hiểu bình
đẳng là thủ tiêu các đặc quyền đẳng cấp và là sự bình đẳng của tất cả mọi
người trước pháp luật. Tư tưởng bình đẳng về pháp luật là tư tưởng tiến
bộ, song lại bị lạm dụng để che đậy tình trạng bất bình đẳng về kinh tế và
chính trị. Bản thân sự bình đẳng về pháp luật không thể mang tính chất
triệt để nếu nó không dựa trên sự bình đẳng thực sự giữa mọi người về
kinh tế.
Các nhà tư tưởng mác xít đòi hỏi phải có quan điểm lịch sử - cụ thể
về bình đẳng, vì từ trước tới nay chưa bao giờ có bình đẳng "nói chung",
ở bên ngoài cơ cấu kinh tế - xã hội và chính trị nhất định của xã hội. Vì
địa vị xã hội của cá nhân trong xã hội có giai cấp, trước hết do thành phần



giai cấp xác định của cá nhân ấy quy định, nên các nhà tư tưởng mác xít
hiểu bình đẳng không đơn giản là việc xoá bỏ những đặc quyền pháp lý
nào đó của một số giai cấp riêng biệt mà là việc xóa bỏ chính ngay các
giai cấp, xây dựng xã hội không có giai cấp. Theo các nhà tư tưởng mác
xít, sự bình đẳng thật sự có nghĩa là mọi người đều có một địa vị như
nhau trong xã hội, đối với tư liệu sản xuất, những điều kiện lao động và
phân phối đều được tham gia tích cực vào việc quản lý các công việc xã
hội.

1.1.2. Khái niệm “bình đẳng dân tộc”
Theo Từ điển luật học, “bình đẳng dân tộc” có nghĩa là:
1. Quyền của các dân tộc trong một quốc gia không bị phân biệt
theo trình độ phát triển, màu da, đa số, thiểu số… họ đều có quyền và

nghĩa vụ như nhau.
2. Quyền của các dân tộc đã hợp thành quốc gia (quyền của quốc
gia) không phân biệt lớn nhỏ, trình độ phát triển, chế độ chính trị, kinh tế,
v.v. có địa vị quốc tế bình đẳng với các quốc gia khác, tôn trọng độc lập,
lãnh thổ toàn vẹn, chủ quyền, v.v.” [55, 51-52].
Trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã đề cập
nhiều đến bình đẳng dân tộc. Đặc biệt, do hoàn cảnh lịch sử đương thời
và do được coi là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân nên lý luận của
các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đã chú ý nhiều đến mối quan hệ giữa
dân tộc và giai cấp, vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Các ông đã luận
chứng một cách khoa học rằng vấn đề dân tộc luôn gắn liền với vấn đề
giai cấp, mục tiêu đấu tranh cho bình đẳng dân tộc luôn gắn liền với mục
tiêu đấu tranh cho bình đẳng xã hội, trong đó bình đẳng dân tộc là một bộ
phận không thể tách rời bình dẳng xã hội. Việc thực hiện bình đẳng xã
hội nói chung là mục tiêu bao trùm, do đó, có ý nghĩa quyết định đến việc
thực hiện bình đẳng dân tộc; ngược lại việc thực hiện bình đẳng dân tộc



sẽ góp phần thực hiện bình đẳng xã hội, là một trong những nhân tố thúc
đẩy thực hiện bình đẳng xã hội.
Bình đẳng dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin gồm
những nội dung cơ bản sau:

Bình đẳng dân tộc là một quyền cơ bản, thiêng liêng của các dân
tộc. Quan điểm này được thể hiện rất rõ ở Cương lĩnh dân tộc của Lênin.
Trong đó, vấn đề bình đẳng dân tộc được đặt lên hàng đầu và nó có ý
nghĩa quyết định đến việc thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc và
liên hiệp giai cấp công nhân ở các dân tộc.
Bình đẳng dân tộc có nghĩa là thực hiện sự ngang nhau về nghĩa vụ

và quyền lợi giữa các dân tộc không phân biệt dân tộc lớn hay nhỏ, trình
độ phát triển cao hay thấp,
Theo quan điểm của Lênin, bình đẳng dân tộc là xoá bỏ tình trạng
người bóc lột người để từ đó xoá bỏ tình trạng dân tộc này có đặc quyền,
đặc lợi so với dân tộc khác, dân tộc này đi áp bức dân tộc khác; các dân
tộc dù lớn hay nhỏ (kể cả bộ tộc và chủng tộc), không phân biệt trình độ
phát triển cao hay thấp, đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau, không
một dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn
hoá,… Trong quan hệ xã hội, cũng như trong quan hệ quốc tế, không một
dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác. Quyền bình đẳng là
quyền thiêng liêng, đồng thời là mục tiêu phấn đấu của các dân tộc. Có
thực hiện được quyền này mới có cơ sở thực hiện quyền dân tộc tự quyết
và mới xây dựng được quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc. Đối
với một quốc gia đa dân tộc như nước ta quyền bình đẳng dân tộc có
nghĩa là các dân tộc không phân biệt thiểu số hay đa số, trình độ phát
triển cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau, đều được tạo
điều kiện để phát triển và xây dựng Tổ quốc.




Bình đẳng dân tộc phải mang tính toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, Bình đẳng dân
tộc về chính trị là trước hết, để mở đường có được các mặt bình đẳng
khác cho dân tộc. Bình đẳng dân tộc về kinh tế là nền tảng và điều kiện
vật chất để thực hiện được các mặt bình đẳng dân tộc khác một cách
vững chắc và đầy đủ.

Bình đẳng dân tộc về chính trị là quyền thiêng liêng của mỗi dân
tộc, tộc người. Đối với các dân tộc bị áp bức, bị lệ thuộc, đấu tranh giành

quyền bình đẳng về chính trị, chính là điều kiện để có bình đẳng trên các
phương diện khác của đời sống xã hội. Mọi biểu hiện của tư tưởng dân
tộc cực đoan, tư tưởng sôvanh nước lớn, sự kỳ thị, phân biệt đối xử giữa
các dân tộc – tộc người, những mưu đồ chính trị của các thế lực phản
động nhằm đồng hoá các dân tộc nhỏ, yếu, việc can thiệp vào công việc
nội bộ của các quốc gia, dân tộc,… đều vi phạm quyền bình đẳng chính
trị của các dân tộc. Lênin chỉ rõ: “Chủ nghĩa Mác không thể điều hoà với
chủ nghĩa dân tộc, dù là chủ nghĩa dân tộc “công bằng”, “thuần khiết”,
tinh vi và văn minh đến đâu đi nữa” [33, 167]. Nếu đặt trong mối quan hệ
với nội dung cương lĩnh dân tộc thì đó chính là quyền tự quyết dân tộc.
Các dân tộc có quyền tự quyết là một dung trước hết của bình đẳng về
chính trị.
Bình đẳng về chính trị được thể hiện rõ nhất chính là sự bình
đẳng về quyền làm chủ đất nước. Mọi người dân, thuộc các dân tộc
khác nhau, không phân biệt đa số hay thiểu số, hay giữa các dân tộc
thiểu số với nhau cũng như miền xuôi và miền ngược, nếu không vi
phạm pháp luật của Nhà nước đều có quyền tham gia vào chính quyền
Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội để quản lý xã hội. Sự bình
đẳng về chính trị giữa các dân tộc không chỉ được thừa nhận trong Hiến
pháp, pháp luật mà quan trọng hơn là đang được thực thi trên thực tế.



Bình đẳng về chính trị luôn được thực hiện nhất quán để đảm bảo sự
công bằng và bình đẳng cho tất cả mọi người, đối với các dân tộc tiến
tới bình đẳng toàn diện.
Bình đẳng dân tộc về kinh tế có nghĩa là các dân tộc đều là các chủ
thể xây dựng nền kinh tế mới xã hội chủ nghĩa và được làm chủ các tư
liệu sản xuất chủ yếu; các dân tộc đều được phát huy thế mạnh, các tiềm
năng của mình để phát triển kinh tế, làm giàu cho dân tộc mình. Đồng

thời, các dân tộc được giúp đỡ, liên kết, hợp tác giữa các dân tộc nhằm
phát triển kinh tế đồng đều, nâng cao trình độ lực lượng sản xuất. Trong
“Hệ tư tưởng Đức”, Mác và Ăngghen cho rằng những quan hệ qua lại
giữa các dân tộc khác nhau và cả toàn bộ kết cấu bên trong của bản thân
mỗi dân tộc đều phụ thuộc vào trình độ phát triển khác nhau của lực
lượng sản xuất và của sự giao tiếp bên trong và bên ngoài của dân tộc ấy.
Mà trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của một dân tộc biểu lộ ra
rõ nhất ở trình độ phát triển của sự phân công lao động. Mặt khác, nghiên
cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, chúng ta có thể hiểu rằng lợi
ích kinh tế luôn gắn liền với lợi ích giai cấp, dân tộc, quốc gia, bởi vậy
giải quyết các mối quan hệ liên quan đến dân tộc – quốc gia, dân tộc – tộc
người đều phải tính đến quan hệ kinh tế, lợi ích kinh tế. Bất cứ sự áp đặt
nào trong hợp tác, giao lưu, liên kết, bất kỳ đặc quyền kinh tế nào dành
riêng cho các dân tộc, tộc người đều dẫn đến việc vi phạm lợi ích của các
dân tộc, dẫn đến sự bất bình đẳng dân tộc.
Bên cạnh đó, người lao động của các dân tộc có cơ hội như nhau
trong tìm kiếm việc làm, trong nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động và
đều được hưởng lợi ích kinh tế trên cơ sở đóng góp công sức lao động và
vốn liếng của mình. Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế kém hơn, sẽ
được ưu tiên, giúp đỡ để phát triển kinh tế.




Bình đẳng dân tộc về văn hóa chính là thể hiện sự tôn trọng
những giá trị, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của các dân tộc, tạo
điều kiện để văn hóa các dân tộc phát triển hài hòa trong sự phát triển
chung của một nền văn hóa đa dân tộc.

Cương lĩnh về vấn đề dân tộc do

Lênin soạn thảo đã vạch trần mưu đồ chính trị của những kẻ cơ hội khi
nêu khẩu hiệu “tự trị dân tộc về văn hoá”. Lênin chỉ rõ: “Đối với những
người mácxít, vấn đề khẩu hiệu “văn hoá dân tộc” có một ý nghĩa to lớn,
chẳng những vì nó xác định nội dung tư tưởng của toàn bộ công tác tuyên
truyền và cổ động của chúng ta về vấn đề dân tộc, là khác với công tác
tuyên truyền tư sản, mà còn vì toàn bộ cái cương lĩnh về tự trị dân tộc về
văn hoá trứ danh đều dựa trên khẩu hiệu đó” [32, 166]. Liên quan trực
tiếp đến bình đẳng về văn hoá là quyền bình đẳng về ngôn ngữ - quyền tự
nhiên của con người. Vấn đề ngôn ngữ là nhu cầu máu thịt, thiêng liêng
của nhân dân các dân tộc. Bởi vậy, quyền bình đẳng về ngôn ngữ sẽ góp
phần tích cực trong việc xích lại gần nhau giữa các dân tộc tạo ra sự đoàn
kết nhân dân giữa các dân tộc.
Nói cách khác, bình đẳng dân tộc về văn hóa có nghĩa là các dân
tộc đều có trách nhiệm tham gia xây dựng nền văn hóa mới của đất nước,
xây dựng đời sống tinh thần xã hội chủ nghĩa.
Các dân tộc, một mặt phải giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc
mình, mặt khác phải tôn trọng bản sắc văn hóa và tiếp thu sáng tạo văn
hóa của các dân tộc khác. Các dân tộc đều được động viên một mặt
hưởng thụ những giá trị văn hóa dân tộc, mặt khác phải tích cực tham gia
sáng tạo giá trị văn hóa mới.
Xây dựng dân tộc mình trở thành môi trường văn hóa qua đó xây
dựng nền văn hóa chung của đất nước, đồng thời có quyền có tiếng nói và
chữ viết riêng, nhưng lại tôn trọng ngôn ngữ chung, phổ thông. Các dân
tộc cùng tích cực, có trách nhiệm đấu tranh chống những biểu hiện phản



văn hóa, văn hóa phản động để xây dựng xã hội văn minh. Các dân tộc
mà dân trí thấp hơn, văn hóa chậm phát triển được giúp đỡ, tạo điều kiện
mọi mặt để phát triển hướng tới sự đồng đều chung.

Bình đẳng dân tộc về xã hội có thể hiểu là các dân tộc đều được học
tập không hạn chế về tuổi tác, cấp học, thời gian (hơn nữa hiện nay là học
tập suốt đời). Đồng thời, các dân tộc đều có cơ hội lựa chọn được học
tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình và tiếng nói, chữ viết của dân tộc
khác cũng như ngôn ngữ phổ thông.
Các dân tộc đều được chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh, tiếp cận với
các điều kiện (thể dục thể thao, y tế) để phát triển thân thể, cải thiện nòi
giống, được hưởng nước sạch, kế hoạch hóa gia đình. Các dân tộc đều
được khuyến khích giúp đỡ xây dựng môi sinh lành mạnh. Các dân tộc có
dân trí thấp, sức khỏe môi sinh kém hơn được các dân tộc khác giúp đỡ
để cùng phát triển.
Mác và Ăngghen cho rằng để thực hiện triệt để bình đẳng dân tộc
trên tất cả các lĩnh vực phải xóa bỏ chế độ người bóc lột người. Quan
điểm này đã được Mác, Ăngghen trình bày tập trung trong tác phẩm
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Trong đó, hai ông cho rằng muốn xoá
bỏ được sự áp bức của dân tộc này đối với dân tộc khác, sự thù địch giữa
các dân tộc, thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc thì phải xoá bỏ nạn
người bóc lột người. Hai ông viết: “Hãy xoá bỏ nạn người bóc lột người
thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ. Khi sự đối
kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù
địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo” [35, 624].
Việc hiện thực hoá quyền bình đẳng dân tộc không chỉ phụ thuộc
vào điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị, mà một phần phụ thuộc vào
cuộc đấu tranh khắc phục chủ nghĩa dân tộc mà biểu hiện của nó là thói
kỳ thị, lòng thù hận lẫn nhau giữa các dân tộc. Lênin viết: “…Tôi đã nói
rằng đặt vấn đề về chủ nghĩa dân tộc nói chung một cách trừu tượng



chẳng có lợi gì. Cần phải phân biệt chủ nghĩa dân tộc của dân tộc đi áp

bức với chủ nghĩa dân tộc của dân tộc bị áp bức, chủ nghĩa dân tộc của
một dân tộc lớn và chủ nghĩa dân tộc của một dân tộc nhỏ” [33, 410].
Trong từng hoàn cảnh cụ thể, trong từng mối quan hệ xác định , chủ nghĩa
dân tộc có thể thay đổi – dân tộc nhỏ, yếu, lạc hậu hơn dân tộc mình thì tỏ
thái độ sôvanh dân tộc lớn; đối với các dân tộc lớn, tiên tiến hơn dân tộc
mình thì biểu hiện thái độ dân tộc hẹp hòi. Như vậy, việc giải quyết đúng
đắn vấn đề bình đẳng dân tộc trong đó việc giúp đỡ các dân tộc tự vươn
lên tiến kịp trình độ phát triển với các dân tộc tiên tiến là một vấn đề quan
trọng.

Vấn đề thực hiện bình đẳng dân tộc trước hết là đối với các dân tộc
thiểu số, dân tộc lạc hậu, kém phát triển. Theo Lênin: “nguyên tắc bình
đẳng hoàn toàn gắn liền chặt chẽ với việc bảo đảm quyền lợi của các dân
tộc thiểu số… bất cứ một thứ đặc quyền nào dành riêng cho một dân tộc,
và bất cứ một sự vi phạm nào đến quyền lợi của một dân tộc thiểu số, đều
bị bác bỏ” [32, 179]. Chỉ khi nào các dân tộc thiểu số, kém phát triển
được tạo điều kiện, hỗ trợ để vươn lên trình độ tiến bộ với các dân tộc
khác thì khi đó mới có bình đẳng thực sự giữa các dân tộc, sự hoà hợp giữa
các dân tộc.

Việc thực hiện bình đẳng dân tộc không chỉ bó hẹp trong phạm vi
quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, giữa các quốc gia dân tộc
với nhau.

Sự kết hợp “nội lực” và “ngoại lực” tạo cho mỗi dân tộc có điều
kiện phát huy tối đa tiềm lực của dân tộc mình, cộng với sự tương trợ của
các dân tộc khác để phát triển. Chỉ bằng con đường ấy mới có thể thực
hiện có hiệu quả việc xoá bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển, một
trong những nguyên nhân sâu xa duy trì tình trạng bất bình đẳng dân tộc.
Ngày nay, mỗi dân tộc chỉ có thể vươn lên ngang tầm thời đại để thực sự

bình đẳng với các dân tộc khác, nếu biết hoà nhập vào xu thế vận động



chung, tiếp thu các giá trị tiến bộ của mọi dân tộc để làm giàu thêm những
giá trị vốn có của dân tộc mình. Chính vì vậy, việc giao lưu, hội nhập
quốc tế sẽ mở ra thời cơ và điều kiện phát triển cho mỗi dân tộc.
Các dân tộc đều có quyền làm chủ hay bình quyền trong việc phát
huy những khả năng của mình để xây dựng quê hương, xây dựng cuộc
sống mới, phát huy những truyền thống dân tộc và đoàn kết nội bộ dân
tộc trong sự nghiệp chung của đất nước. Nhà nước khi thực hiện chế độ
tập trung dân chủ trước hết tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát huy cao
nhất những khả năng của mình, tính đến đặc thù của từng vùng, từng địa
phương trong các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – văn hoá.
Bình đẳng dân tộc không phải là sự chia nhau về quyền lợi, mà nó là biểu
hiện của quyền làm chủ thực sự và mức độ phát triển về mọi mặt đời sống
xã hội của mỗi dân tộc. Vì thế, chừng nào mà các dân tộc còn nghèo nàn
về mọi mặt, chậm phát triển, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các
dân tộc thì bình đẳng dân tộc chưa thể được thực hiện.
Tóm lại, có thể định nghĩa bình đẳng dân tộc như sau:
Bình đẳng
dân tộc là một mặt của bình đẳng xã hội nói chung (bên cạnh “bình đẳng
giới”, “bình đẳng giữa các thế hệ”, “bình đẳng tầng lớp”, ), là sự
ngang nhau về nghĩa vụ và quyền lợi, về cơ hội và điều kiện phát triển
giữa các dân tộc trong một quốc gia dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc
với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội không phân biệt đa
số hay thiểu số, sắc tộc hay chủng tộc, lớn hay nhỏ, trình độ phát triển
cao hay thấp, chế độ chính trị, kinh tế như thế nào.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ
đề cập tới vấn đề bình đẳng dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc. Vì

vậy, khi nói đến bình đẳng dân tộc ở Việt Nam là nói đến bình đẳng giữa
các dân tộc - tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.



1.2. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng
dân tộc
Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng dân tộc là tổng hòa các
yếu tố tự nhiên và xã hội có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, khách quan
hay chủ quan, cũng như bên trong và bên ngoài tới thực hiện bình đẳng
dân tộc. Bình đẳng dân tộc luôn chịu sự quy định và chi phối bới các yêu
tố nói trên trong quá trình vận động của nó. Trong phạm vi của luận văn,
chúng tôi chỉ đề cập đến những yếu tố khách quan và chủ quan có ảnh
hưởng tới thực hiện bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay.
1.2.1. Các yếu tố khách quan
a. Điều kiện tự nhiên
Nhìn lại lịch sử của dân tộc ta, qua hàng ngàn năm dựng nước và
giữ nước đã có được một điều kiện tự nhiên với nhiều thuận lợi nhưng
cũng không ít khó khăn cho sự phát triển. Đó là do vị trí địa lý của Việt
Nam thuận lợi nằm trên đường giao lưu từ bắc đến nam, từ đông sang tây
của miền Viễn đông châu Á. Việt Nam nhìn ra biển Đông, nằm giữa hai
nền văn minh lớn cổ xưa của phương Đông, thuận lợi cả đường bộ và
đường biển. Đó cũng là vùng đất sau này đón nhận văn hoá phương Tây.
Việt Nam lại có một tài nguyên thiên nhiên giàu có, thuận lợi cho việc
phát triển đất nước.
Trong 64 tỉnh, thành phố cả nước ta hiện nay có tới 54 tỉnh thuộc
địa bàn vùng dân tộc và miền núi, và 10 tỉnh vùng cao, 9 tỉnh miền núi,
23 tỉnh có huyện, xã miền núi, và 10 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông
Cửu Long nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Các dân tộc
thiểu số nước ta cư trú tập trung chủ yếu ở miền núi, biên giới, với những

đặc điểm về tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường sinh thái rất đa dạng.
Trong khi diện tích chiếm 3/4 diện tích cả nước nhưng dân số miền núi
chỉ chiếm 1/4 dân số cả nước. Vì vậy, vùng đồng bào dân tộc sinh sống



thường có mật độ dân số rất thấp (như Kon Tum 33 người/km
2
, Bắc Kạn
57 người/km
2
, Gia Lai 64 người/km
2
, Cao Bằng 74 người/km
2
, Hà Giang
77 người/km
2
… so với bình quân cả nước là 232 người/km
2
).
Các vùng rừng núi ở nước ta là nơi tập trung tài nguyên, khoáng
sản và tiềm năng lớn về thủy điện, là nơi đầu nguồn của hàng ngàn sông,
suối, cung cấp nước ngọt, duy trì cân bằng sinh thái. Hầu hết các địa bàn
miền núi đều có đường biên giới chung với các nước bạn (Trung Quốc,
Lào, Campuchia) nên có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, tạo điều
kiện cho việc mở rộng giao lưu văn hóa và có tiềm năng trong phát triển
kinh tế dịch vụ. Với đặc điểm là “phên dậu”, là “cửa ngõ” của đất nước
như vậy, có thể thấy quan tâm đến miền núi, hay nói cách khác là quan
tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số, không chỉ là vì lợi ích của đồng bào

dân tộc mà còn vì lợi ích quốc gia.
Vùng miền núi nước ta cũng là nơi tập trung nhiều tài nguyên,
khoáng sản, rừng và có nhiều sông, suối tạo điều kiện cho phát triển thủy
điện và cung cấp nước ngọt, duy trì cân bằng sinh thái. Với nguồn tài
nguyên rừng rất đa dạng, phong phú, với nhiều loại quý hiếm đã tạo điều
kiện cho việc phát triển kinh tế ở nhiều vùng. Điều kiện khí hậu ở nhiều
vùng cũng giúp cho việc phát triển nông, lâm nghiệp và chăn nuôi.
Tuy nhiên, miền núi nước ta phần lớn là địa hình trung du (dưới
500m so với mặt biển) và vùng núi thấp (500 – 1500m). Khoảng 70%
diện tích đất nước có độ cao từ 500m trở xuống là 85% là dưới 1000m.
Trong 15% diện tích lãnh thổ cao trên 1000m thì chỉ có 1% là trên
2000m. Trong đó phần lớn là độ dốc núi, với 29% diện tích dốc dưới 15
o
,
14% là từ 15-25
o
, trên 57% là độ dốc trên 25
o
. Độ dốc lớn làm khả năng
sản xuất nông nghiệp của miền núi bị hạn chế. Thêm vào đó địa hình
miền núi thường chia cắt, hiểm trở; đất đai dễ bị trượt lở, xói mòn, bạc
màu; thường xuyên xảy ra sự cố môi trường rất nghiêm trọng ảnh hưởng



đến đời sống, sản xuất, chăn nuôi của đồng bào và gây nhiều khó khăn,
phức tạp trong phát triển kinh tế.
Mặt khác, miền núi nước ta có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên
giữa các vùng (Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ) dẫn đến sự khác biệt về điều kiện kinh tế, văn

hóa, xã hội của đồng bào dân tộc tại các vùng miền. Đây cũng là đặc điểm
cần chú ý trong quá trình thực hiện các chính sách dân tộc và bình đẳng
dân tộc ở nước ta.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội

Hiện nay, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu
số ở nước ta rất thấp so với dân tộc Kinh. Các dân tộc sinh sống chủ yếu
bằng nghề khai thác rừng, đốt rừng (trừ dân tộc Khmer và dân tộc Chăm
sinh sống ở vùng đồng bằng, ven biển, canh tác lúa nước), còn không ít
các dân tộc sống du canh du cư, đốt nương làm rẫy (Mông, Môn -
Khmer…). Do vậy, môi trường sinh thái bị hủy hoại, rừng già, rừng đầu
nguồn bị triệt phá; tài nguyên khoáng sản, rừng và động vật hoang dã
ngày một cạn kiệt; kinh tế hàng hóa còn chưa phát triển, canh tác lạc hậu,
công cụ thô sơ, năng suất cây trồng, vật nuôi vừa thấp, vừa bấp bênh., sản
xuất tự cấp tự túc… Đồng bào dân tộc thường sống tập trung trong các
bản, làng mang nặng tính huyết thống (nhất là đồng bào các dân tộc ở Tây
Nguyên). Mặc dù những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố
gắng đầu tư phát triển vào vùng dân tộc, vùng núi, nhưng miền núi vẫn
còn gặp nhiều khó khăn, yếu kém. Các dân tộc thiểu số ở nước ta nhìn
chung rất nghèo. Chỉ riêng số các xã nghèo, đặc biệt khó khăn theo Quyết
định 135/1998/QĐ-TTg ngày 30/7/1998, cả nước có 1.715 xã rất nghèo
và đặc biệt khó khăn cần được tập trung giúp đỡ của Chính phủ trong
tổng số 10.500 xã, phường của cả nước (không kể con số bổ sung 447 xã
theo quyết định số 22/2001/QĐ-TTg ngày 26/3/2001) thì trong đó có
1658 xã ở miền núi vùng đồng bào dân tộc, chiến hơn 96,6% trong tổng

×