Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Giáo trình Ngoại khoa gia súc (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 66 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: NGOẠI KHOA GIA SÚC
NGÀNH, NGHỀ: DỊCH VỤ THÚ Y
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2017
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

i


LỜI GIỚI THIỆU
NGOẠI KHOA GIA SÚC là môn học chuyên ngành thú y, giới thiệu những
kiến thức cơ bản về phẫu thuật NGOẠI KHOA GIA SÚC. Phương pháp phẫu thuật
từng vùng trên cơ thể gia súc. nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán,
điều trị các bệnh NGOẠI KHOA GIA SÚC thường gặp.
Mơn học địi hỏi học sinh sinh viên phải có kiến thức tổng hợp của các mơn
học/mơn học cơ sở và các môn chuyên môn khác trước khi nhập mơn, mặt khác
mơn học mang tính thực hành nhiều nên cần có thời gian, trang thiết bị và gia súc
bệnh .....


Giáo trình NGOẠI KHOA GIA SÚC được biên soạn nhằm mục đích cung
cấp kiến thức cơ bản. Giáo trình có thể dùng làm tài liệu giảng dạy và tham khảo
cho giáo viên, sinh viên ngành chăn nuôi, thú y trường Cao Đẳng. mặt khác, giáo
trình cịn là nguồn tài liệu tham khảo cho những người hành nghề thú y muốn đi
sâu vào lĩnh vực phẫu thuật.
Đồng Tháp, ngày…..tháng... năm 2017
Chủ biên: Trần Thị Kiều Oanh

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. ii
BÀI 1 ..................................................................................................................... 1
SỰ LÀNH SẸO VẾT THƯƠNG .......................................................................... 1
1. Cơ bản sinh học của sự lành sẹo vết thương ..................................................... 1
1.1. Giai đoạn viêm nhiễm ................................................................................ 2
1.2. Giai đoạn biêu mơ hóa ............................................................................... 3
1.3. Giai đoạn tăng sinh sợi ............................................................................... 3
1.4. Giai đoạn trưởng thành............................................................................... 3
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lành sẹo ......................................................... 3
2.1. Do vô trùng, sát trùng................................................................................. 3
2.2. Do kỹ thuật mổ và may. ............................................................................. 3
2.3. Do tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng ....................................................... 4
2.4. Do các yếu tố khác ..................................................................................... 4
3. Kỹ thuật cắt mô giúp cho sự lành sẹo tốt .......................................................... 5
BÀI 2 ..................................................................................................................... 6
DỤNG CỤ GIẢI PHẪU – PHƯƠNG PHÁP VÔ TRÙNG VÀ SÁT TRÙNG ... 6
1. Dụng cụ giải phẫu ............................................................................................. 6

1.1. Dao ............................................................................................................. 6
1.2. Kéo ............................................................................................................. 6
1.3 Kẹp cầm kim ............................................................................................... 7
1.4. Kẹp cầm máu .............................................................................................. 7
1.5. Kẹp vai trùm ............................................................................................... 7
1.6. Kẹp banh vết mồ ........................................................................................ 7
1.7. Nhíp ............................................................................................................ 7
1.8. Kẹp ruột ...................................................................................................... 7
1.9. Cây hướng dẫn ........................................................................................... 7
2. Phương pháp vô trùng và sát trùng ................................................................... 7
2.1. Chuân bị y phục và dụng cụ ....................................................................... 7
2.2. Sửa soạn tay trước phẫu thuật .................................................................... 8
2.3. Các phương pháp khử trùng dụng cụ và vật liệu ....................................... 9
2.4. Chuẩn bị vùng giải phẫu .......................................................................... 11
2.5. Mặc y phục ............................................................................................... 11
2.6. Cách đặt vải trùm ..................................................................................... 11
iii


2.7. Chuẩn bị bàn dụng cụ ............................................................................... 12
2.8. Chuẩn bị địa điêm .................................................................................... 12
3. Thực hành ........................................................................................................ 12
3.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật ................................................................... 12
3.2. Phương pháp tiến hành ............................................................................. 12
3.3. Nội dung thực hành .................................................................................. 12
3.4. Tổng kết nhận xét và đánh giá ................................................................. 13
BÀI 3 ................................................................................................................... 14
KIM VÀ CHỈ PHẪU THUẬT ............................................................................ 14
1. Kim may .......................................................................................................... 14
1.1. Tính chất kim may ................................................................................... 14

1.2. Các loại kim may...................................................................................... 14
2. Chỉ phẫu thuật ................................................................................................. 15
2.1. Đại cương ................................................................................................. 15
2.2. Chỉ tan ...................................................................................................... 16
2.3. Chỉ không tan ........................................................................................... 17
2.3.1. Chỉ không tan thiên nhiên: ................................................................ 17
2.3.2. Chỉ không tan tổng hợp: .................................................................... 18
3.3. Lựa chọn chỉ may ..................................................................................... 18
3. Thực hành ........................................................................................................ 19
3.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật ................................................................... 19
3.2. Phương pháp tiến hành ............................................................................. 19
3.3. Nội dung thực hành .................................................................................. 19
3.4. Tổng kết nhận xét và đánh giá ................................................................. 19
BÀI 4 ................................................................................................................... 20
CÁC ĐƯỜNG MAY CĂN BẢN THƯỜNG DÙNG ......................................... 20
1. Cách cột nút và cột mạch máu ........................................................................ 20
1. 1. Mục đích .................................................................................................. 20
1.2. Yêu cầu ..................................................................................................... 20
1.2.1. Nguyên tắc cột nút ................................................................................ 20
1.2.2. Cách cột nút bằng tay ........................................................................ 21
1.2.3. Cách cột nút bằng dụng cụ ................................................................ 22
1.2.4. Cách kết thúc đường may.................................................................. 22
1.2.5. Cột mạch máu.................................................................................... 23
iv


2. Các đường may căn bản thường dùng............................................................. 23
2. 1. Mục đích .................................................................................................. 23
2.2. Yêu cầu ..................................................................................................... 23
2.2.1. Nguyên tắc may các mô .................................................................... 23

2.2.2. Các đường may ................................................................................. 24
3. Thực hành ........................................................................................................ 32
3.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật ................................................................... 32
3.2. Phương pháp tiến hành ............................................................................. 32
3.3. Nội dung thực hành .................................................................................. 32
3.4. Tổng kết nhận xét và đánh giá ................................................................. 33
BÀI 5 ................................................................................................................... 34
SỰ GÂY MÊ VÀ GÂY TÊ ................................................................................ 34
1. Ý nghĩa của việc sử dụng thuốc mê ................................................................ 34
2. Các đường dẫn nhập thuốc .............................................................................. 35
3. Khám thể chất cho thú..................................................................................... 36
4. Các phương pháp gây tê, mê ........................................................................... 36
4.1. Gây tê ....................................................................................................... 36
4.1.1. Các vấn đề liên quan đến thuốc tê..................................................... 36
4.1.2. Các tính chất mong muốn của thuốc tê ............................................. 37
4.1.3. Một số loại thuốc tê thường dùng ..................................................... 37
4.1.4. Các phương pháp gây tê .................................................................... 37
4.2. Gây mê ..................................................................................................... 38
4.2.1. Chuẩn bị thú trước khi gây mê .......................................................... 38
4.2.2. Các giai đoạn của sự mê .................................................................... 39
4.2.3. Thuốc tiền mê .................................................................................... 40
4.2.4. Gây mê bằng đường tiêm .................................................................. 40
4.2.5. Gây mê bằng đường thở .................................................................... 41
5. Thực hành ........................................................................................................ 41
5.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật ................................................................... 41
5.2. Phương pháp tiến hành ............................................................................. 41
5.3. Nội dung thực hành .................................................................................. 41
5.4. Tổng kết nhận xét và đánh giá ................................................................. 41
BÀI 6 ................................................................................................................... 42
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CẦM CỘT GIA SÚC ............................................. 42

v


1. Đại cương. ....................................................................................................... 43
2. Phương pháp cầm cột bò. ................................................................................ 43
2.1. Phương pháp quật ngã bò lớn................................................................... 43
2.2. Phương pháp cột để nhấc chân trước lên ................................................. 44
2.3. Cách buộc để nhấc chân sau lên ............................................................... 44
2.4. Cách cố định để thiến bê đực ................................................................... 44
3. Phương pháp cầm cột heo. .............................................................................. 45
3.1. Cầm giữ heo để chích ngừa hoặc thiến .................................................... 45
3.2. Cách cầm giữ để cho heo uống thuốc ...................................................... 45
3.3. Cột heo ở tư thế nằm ngữa ....................................................................... 45
3.4. Phương pháp quật ngã heo ....................................................................... 45
4. Phương pháp cầm cột chó. .............................................................................. 46
4.1. Buộc mõm ................................................................................................ 46
4.2. Banh miệng .............................................................................................. 46
4.3. Vòng đeo cổ ............................................................................................. 46
4.4. Buộc để cân chó ....................................................................................... 46
4.5. Buộc chó trên bàn mổ .............................................................................. 47
5. Phương pháp cầm cột mèo. ............................................................................. 47
5.1. Cách buộc miệng ...................................................................................... 47
5.2. Cách cố định để thiến mèo đực ................................................................ 47
BÀI 7 ................................................................................................................... 48
CÁC TRƯỜNG HỢP ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT......................................... 48
1. Sa trực tràng- âm đạo ...................................................................................... 49
1.1. Nguyên nhân ............................................................................................ 49
1.2. Khắc phục ................................................................................................. 49
2. Heo con khơng có hậu mơn ............................................................................. 50
2.1. Ngun nhân ............................................................................................ 50

2.2. Khắc phục ................................................................................................. 50
3. Các đường mổ trên vùng bụng chó ................................................................. 51
3.1.Xác định vị trí ............................................................................................ 51
3.2. Khắc phục ................................................................................................. 51
4. Heo thoát vị ruột qua rốn và qua bẹn (hernia) ................................................ 51
4.1. Xác định vị trí ........................................................................................... 52
4.2. Khắc phục ................................................................................................. 52
vi


5. Thực hành ........................................................................................................ 53
5.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật ................................................................... 53
5.2. Phương pháp tiến hành ............................................................................. 53
5.3. Nội dung thực hành .................................................................................. 54
5.4. Tổng kết nhận xét và đánh giá ................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 56

vii


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: NGOẠI KHOA GIA SÚC
Mã mơn học: TNN434
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí của mơn học: Là mơn học chun ngành trong chương trình đào tạo trình
độ cao đẳng dịch vụ thú y, được bố trí giảng dạy sau mơn cơ sở trong chương
trình đào tạo: Cơ thể, Dược lý, Giống gia súc…
- Tính chất của mơn học: Là môn học chuyên ngành quan trọng cung cấp kiến
thức một cách đầy đủ và là môn khoa học ứng dụng. Vì vậy yêu cầu sinh viên
phải nắm vững những nguyên tắc căn bản của kỹ thuật mổ xẽ và am hiểu tường

tận về cấu tạo cơ thể của từng loại gia súc khác nhau.
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học: Giáo trình này rất có ý nghĩa trong giảng dạy
và học tập, góp phần quan trọng trong chương trình mơn học của ngành. Giúp
sinh viên thao tác tốt trong các cuộc phẫu thuật.
Mục tiêu của môn học:
- Về kiến thức:
+ Phân tích về bệnh NGOẠI KHOA GIA SÚC, kỹ thuật giải phẫu gia súc,
gia cầm.
+ Giải thích về các khái niệm của sự lành sẹo, phương pháp vô trùng, sát
trùng ảnh hưởng trực tiếp đến NGOẠI KHOA GIA SÚC.
+ Trình bày được các phương pháp cầm cột gia súc.
- Về kỹ năng:
+ Ứng dụng vào thực tế các trường hợp tiểu phẫu, đại phẫu trên gia súc.
+ Thao tác được các kỹ thuật để giúp cho vết mổ có sự lành sẹo tốt.
+ Sử dụng dụng cụ giải phẫu đạt yêu cầu. Biểu diễn phương pháp vơ trùng,
sát trùng đúng mục đích.
+ Thao tác và lựa chọn kim may, chỉ may phù hợp cho từng đối tượng cũng
như vị trí phẫu thuật.
+ Lựa chon đúng đường may và đúng vị trí để đạt hiệu quả nhất định. Thao
tác sạch, đẹp để có sự lành sẹo đạt yêu cầu.
+ Biểu diễn thao tác gây mê, gây tê và tính tốn liều lượng phù hợp với thể
trạng và đường dẫn hiệu quả nhất.

viii


+ Biểu diễn việc cầm cột gia súc nhỏ và lớn và lựa chọn cách cầm cột để
tránh trường hợp bị kích thích, tổn thương, kiệt sức trong phẫu thuật
+ Biểu diễn các trường hợp liên quan đến NGOẠI KHOA GIA SÚC.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong cơng tác chẩn đoán và quyết định thực hiện
việc phẫu thuật.
Nội dung của mơn học:

SốTT

Thời gian (giờ)
Thực Kiểm tra
hành, thí (định kỳ)/
Tổng số Lýthuyết nghiệm, Ơn thi, Thi
thảo luận, kết thúc
bài tập mơn học
2
2

Tên các bài trong môn học

1 Bài 1: Sự lành sẹo vết thương
2 Bài 2: Dụng cụ giải phẫu –
Phương pháp vô trùng và sát
trùng

6

2

4

3 Bài 3: Kim và chỉ phẫu thuật


6

2

4

4 Bài 4: Các đường may căn bản
thường dùng

10

2

8

5 Bài 5: Sự gây mê và gây tê

6

2

4

6 Bài 6: Những phương pháp cầm
cột gia súc

2

2


7 Bài 7: Các trường hợp ứng dụng
phẫu thuật

10

2

 Ơn thi
 Thi kết thúc mơn học
Cộng

1
1
45

ix

14

8

28

1
1
3


BÀI 1
SỰ LÀNH SẸO VẾT THƯƠNG

MĐ24-01
Giới thiệu:
Da là một trong những cơ quan chiếm trọng lượng lớn nhất của cơ thể hay
còn gọi là lớp bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi sự xâm hại và tác động trực tiếp
từ bên ngồi. Khi da bị tổn thương, q trình tự nhiên của da là tạo hàng loạt phản
ứng sinh học phức tạp diễn ra hay còn gọi là quá trình tương tác giữa các tế bào
nhằm tái tạo biểu bì và mơ da từ đó vết thương sẽ dần đần được phục hồi. Quá
trình này được gọi là sự lành sẹo của vết thương.
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Trình bày được những khái niệm của sự lành sẹo.
+ Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành sẹo.
- Kỹ năng:
Thao tác được các kỹ thuật để giúp cho vết mổ có sự lành sẹo tốt.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công
việc.
1. Cơ bản sinh học của sự lành sẹo vết thương
Vết thương
Cầm máu
Viêm nhiễm

Đáp ứng mạch máu
Đáp ứng tế bào

Hình thành cục máu đơng
Biểu mơ hóa

Phân chia tế bào đáy
Sự thâm nhập biểu mô
1



Tăng sinh tế bào sợi
Tăng sinh sợi

Sản xuất collagen
Sản xuất mơ nền căn bản

Kết dính chéo collagen
Trưởng thành

Tái tạo theo kiểu có thứ tự
Co thắt
SƠ ĐỒ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA SỰ LÀNH SẸO CỦA VẾT THƯƠNG

Sự lành sẹo của vết thương chia làm 4 giai đoạn:
1.1. Giai đoạn viêm nhiễm
Quá trình đáp ứng mạch máu: ngay sau khi có vết thương 5 – 10 phút mạch
máu sẽ co lại cầm máu, tích tụ những phần tử tế bào trong phạm vi mạch máu.
Tiểu cầu sẽ phản ứng với thrombine hình thánh cục máu đơng.
Histamin được phóng thích kích thích sự giãn mạch và tăng tính thấm thành
mạch dẫn tới sự rò rỉ huyết tương và các thành phần tế bào tại vết thương.
Quá trình này thể hiện sự phù nề và sưng của vết thương.
Quá trình đáp ứng tế bào: Bạch cầu đa nhân trung tính sẽ thực bào và nuốt
vi trùng, vật thể lạ, các mảnh hoại tử bằng enzyme ly giải (lysomal enzyme). Hiện
tượng thực bào xảy ra cao nhất vào 2- 3 ngày đầu của vết thương. Hoạt động này
sẽ kết thúc vào ngày thứ 3, trừ khi có sự nhiễm trùng vết thương.
Bạch cầu đơn nhân chuyển tàhnh đại thực bào và di chuyển vào vùng vết thương
để tiếp tục thực bào vi trùng, mảnh vụn, các vật thể lạ.
2



1.2. Giai đoạn biêu mơ hóa
Giai đoạn này dẫn đến sự hình thành một lớp tế bào bề mặt băng ngang qua
vết thương. Lớp này được xem như hành rào bảo vệ tránh sự xâm nhập của vi
trùng và vật lạ.
1.3. Giai đoạn tăng sinh sợi
Sự tăng sinh sợi: là sự biệt hố Fibrroblast từ tế bào chủ mơ. Sinh sợi thực
hiện 24 giờ sau khi có vết thương.
Sự xuất mơ nền căn bản Fibrroblast dính sợi Fibrine sẽ tăng sinh và sau 3 –
4 ngày sau sẽ hình thành lớp nền của tế bào.
Sự sản xuất collagen: Collagen là một protein phức tạp chịu trách nhiệm trực
tiếp cho sự bền chắc của vết thương. Collagen tạo thành khung cho sự hình thành
mao quản mới cung cấp chất dinh dưỡng và Oxy. Cuối tuần thứ 4 của vết thương
sự tổng hợp collagen và Fiboblast giảm.
1.4. Giai đoạn trưởng thành
Collagen kết dình chéo tái tạo lại biểu mơ.
Hiện tượng tái tạo có thứ tự: Sẹo collagen ban đầu là một tổ chức hỗn độn.
Sau đó một số sợi này sẽ thối hóa và được thay thế bằng những sợi collagen
mới có thứ tự hơn. Các sợi collagen này dính vào nhau làm tăng độ bền của vết
thương.
Sự co thắt vết thương.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lành sẹo
2.1. Do vô trùng, sát trùng
Sát trùng dụng cụ và vật liệu không đúng kỹ thuật.
Chuẩn bị vùng giải phẫu không đúng cách.
Địa điểm thực hiện cuộc giải phẫu không phù hợp.
Vệ sinh sát trùng vùng vết thương không đúng cách.
Che đậy da vùng mổ, thủng bao tay, vi khuẩn theo hơi thở vào vết thương.
Cách mang mặc trang phục không đúng, trang thiết bị hỗ trợ phẩu thuật

không vệ sinh.
2.2. Do kỹ thuật mổ và may
Số lượng mô bị hoại tử, chết và sự hiện diện của các vật thể lạ cũng như vị
trí vết thương cũng ảnh hưởng đến sự lành sẹo.
3


Mơ bị tổn thương nhiều do:
- Sờ mó mạnh tay khi mổ.
- Dùng kềm kẹp không đúng.
- Cắt mô không đúng cách.
- Cầm máu khơng kỹ.
Ngồi ra cịn do kỹ thuật may để đóng kín vết thương.
Do chọn kim và chỉ không phú hợp.
May và cột quá nhiều mô.
- Làm nút cột không đúng.
- Cắt đầu nút cột quá dài hoặc quá ngắn.
- Do đường may lỏng, hai mép vết thương khơng khít lại với nhau.
- Hoặc may q chật, mạch máu không đến được vết thương dễ gây hoại tử
do thiếu máu.
2.3. Do tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng
Thú lớn tuổi, thú béo phì lành sẹo chậm hơn thú nhỏ tuổi, gầy. Do thú lớn
da, gân mất dần thương lực và sức đàn hồi. Mỡ nhiều sẽ dễ hở, chừ khoảng chết.
Ngồi ra mơ mỡ là loại mơ rất dễ bị nhiễm trùng, chấn thương do yếu tố dinh
dưỡng mạch máu kém.
Thú khoẻ mạnh và đưỡc cho ăn đầy đủ vết thương sẽ mau lành. Ngược lại
giảm dinh dưỡng sự ,lành sẹo sẽ diễn ra chậm. Nếu thiếu Carbonhydrate, Zn,
vitamin A, B, C sẽ làm chậm sự lành sẹo.
2.4. Do các yếu tố khác
Sử dụng Corticoide, Progesterone, Kháng viêm Nonsteroide liều cao kéo

dài trước phẫu thuật sẽ ngăn cản sự thành lập sợi và collagen.
Quá trình đáp ứng miễn dịch bất thường như dị ứng sẽ ảnh hưởng đến lành
sẹo.
Chiều hướng của vết thương, đường mổ không theo thớ sợi cơ, khi co thắt
sẽ làm vết thương hở ra.
Để sót lại bơng băng, lơng,…
Khơng giữ cho vết thương ở trong tình trạng bất động.
4


3. Kỹ thuật cắt mô giúp cho sự lành sẹo tốt
Vết thương mổ thẳng đứng để việc tiết dịch dễ dàng.
Đường mổ phải sạch, chiểu dài vết cắt hợp lý. Hạn chế tối đa sự tổn
thương mạch máu, thần kinh và cơ.
Vết cắt được cắt bằng bầu của lưỡi dao không cắt bằng mũi dao. Mũi dao
dùng để cắt các chi tiết khó, nhỏ.
Thao tác mổ nhẹ nhàng tránh banh kéo vết thương.
Dùng ngón cái và ngón trỏ để căng da trước khi cắt. Khi cắt bên trong
xoang bụng nên sử dụng cây hướng dẫn có rãnh.
Trong q trình mổ phải triệt để cầm máu.
Phải giữ ẩm bề mắt các mô trong khi mổ bằng khăn tẩm ướt muối sinh lý.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Các giai đoạn cơ bản sinh học của sự lành sẹo vết thương?
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lành sẹo?
3. Kỹ thuật cắt mô giúp cho sự lành sẹo tốt?

5


BÀI 2

DỤNG CỤ GIẢI PHẪU – PHƯƠNG PHÁP VÔ TRÙNG VÀ SÁT TRÙNG
MĐ24-02
Giới thiệu:
Trong các ca phẫu thuật một trong những yếu tố quyết định sự thành công là
vấn đề về dụng cụ và công việc vô trùng, sát trùng. Những dụng cụ cần dùng sẽ
tùy thuộc vào mục đích và qui mô của cuộc phẫu thuật. Vô trùng, sát trùng là
những phương pháp bảo vệ sự xâm nhập của vi khuẩn vào các vết thương do phẫu
thuật hoặc thương tích gây ra.
Mục tiêu:
- Kiến thức:
Vận dụng được các dụng cụ giải phẫu cần thiết trong ca phẫu thuật.Phân tích
được tầm quan trọng của công tác chuẩn bị việc vô trùng, sát trùng trước khi mổ.
- Kỹ năng:
Sử dụng dụng cụ giải phẫu đạt yêu cầu.Biểu diễn phương pháp vô trùng, sát
trùng đúng mục đích.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công
việc.
1. Dụng cụ giải phẫu
Những dụng cụ cần dùng sẽ tùy thuộc vào mục đích và qui mơ của cuộc phẫu
thuật. Các dụng cụ liệt kê dưới đây thường dùng trong các cuộc giải phẫu thông
thường.
1.1. Dao
Nên sử dụng loại cán rời, có 2 cỡ: Cán nhỏ số 3, cán lớn số 4.
Các lưỡi dao thường dùng là 20, 21, 22, 23 cho cán số 4 và lưỡi 10, 11, 15
cho cán số 3.
1.2. Kéo
Kéo giải phẫu có nhiều kiểu; có loại đầu nhọn, loại đầu tù, kéo cong, kéo
thẳng… Tùy vào mục đích của cuộc giải phẫu để chọn dụng cụ cho phù hợp.
Trong một cuộc giải phẫu cần nhiều loại kéo cho nhiều mục đích khác nhau. Ví
dụ: kéo cắt lông, kéo cắt chỉ, kéo cắt mô… Chúng ta phải làm dấu để tránh lẫn

lộn giữa các loại.

6


1.3. Kẹp cầm kim
Dùng để cầm kim trong may vết thương.
Cần một cái.
1.4. Kẹp cầm máu
Dùng kẹp các mạch máu đứt để cầm máu; có loại thẳng, có loại cong.
Cần tối thiểu 6 cái cho một cuộc giải phẫu.
1.5. Kẹp vải trùm
Để giữ khăn trùm trên thú, cần 4 cái để giữ ở 4 góc khăn.
1.6. Kẹp banh vết mồ
Dùng để banh rộng vết mổ; có loại kéo bằng tay, có loại điều chỉnh bằng ốc
vặn.
1.7. Nhíp
Có 2 loại: có mấu và khơng mấu.
+ Loại có mấu để giữ bờ vết thương khi may.
+ Loại không mấu dùng để gắp và quan sát các mơ bên trong. Nên có cả 2
loại trong một cuộc giải phẫu.
1.8. Kẹp ruột
Có nhiều kiểu; thường sử dụng kẹp Doyen, cần 2 cái.
1.9. Cây hướng dẫn
Sử dụng cây hướng dẫn cho vào dưới phúc mạc và dùng kéo để mở rộng
phúc mạc về 2 phía của đường mổ. Giúp ngăn ngừa không cho mũi kéo chạm tới
những cơ quan ở bên trong xoang bụng.
Ngoài ra cịn có một số những dụng cụ và vật liệu khác như kim – chỉ giải
phẫu sẽ được mô tả ở chương sau (phần nói về kim và chỉ phẫu thuật).
2. Phương pháp vô trùng và sát trùng

Vô trùng là những phương pháp bảo vệ sự xâm nhập của vi khuẩn vào các
vết thương do phẫu thuật hoặc thương tích. Để đạt được điều này, các công việc
sau đây cần phải thực hiện đầy đủ:
2.1. Chuân bị y phục và dụng cụ
Y phục: Bao gồm áo mổ, nón, khẩu trang, găng tay. Trước hết phải giặt sạch
sẽ, phơi khô.
+ Áo được xếp làm đôi dọc theo chiều dài, bề trái ra ngoài ( tay áo
7


không lộn trái ), rồi gấp làm tư.
+ Găng tay: Phải chọn găng tay vừa với tay của người giải phẫu, tẩm
bột phấn cho khỏi dính và lộn phần lai bao tay ra ngoài. Để găng tay trong hai túi
được may bằng vải dày theo kiểu ví đựng tiền rồi gói lại với một khăn vải sạch.
Dụng cụ: Các dụng cụ cần dùng tùy thuộc vào mục đích của cuộc phẫu
thuật, đồng thời cũng tùy thuộc vào sở thích và thói quen của người giải phẫu.
Các dụng cụ phải được rửa sạch, phơi thật khô, xâu lại thành từng xâu theo chủng
loại rồi gói vào một gói chung với khăn thấm máu và vải trùm giải phẫu để đem
hấp khử trùng.
2.2. Sửa soạn tay trước phẫu thuật
Nhà phẫu thuật và phụ tá là những người trước tiên có khả năng đem nguy
cơ nhiễm trùng vào vết mổ. Vì vậy mỗi người phải chuẩn bàn tay của mình thật
cẩn thận.
Trên da tay của chúng ta thường xuyên có một hệ vi khuẩn hiện diện, khu
trú ở khe da, các nếp nhăn, ở lỗ chân lông… nên việc tẩy rửa tương đối khó.
Khi sửa soạn tay, các móng tay phải được cắt ngắn, tháo bỏ các đồ trang sức
trên tay ra, tay phải được chà rửa bằng bàn chải mềm với xà phòng. Sự chà xát
được tiếp tục ở mọi phần của tay kể cả cánh tay cho đến cùi chỏ sao cho tất cả các
phần đều được chải ít nhất là 30 lần với bàn chải. Năm ngón tay chụm lại khi chà
trên các đầu ngón tay. Bọt xà phịng phải ln ln được duy trì trong suốt thời

gian chải như vậy. Nếu cách làm vừa kể tiếp tục kéo dài ít nhất 7 phút thì tất cả
các chất bẩn đại thể và một nửa số vi khuẩn sẽ bị rửa trơi. Cuối cùng bọt xà phịng
sẽ được rửa vịi nước chảy mạnh.
Một chất sát trùng được dùng để diệt số vi khuẩn cịn lại, có thể dùng cồn
Ethyl 70% để ngâm 2 bàn tay. Cách pha cồn 70% như sau:
+ Ethanol 95%

: 815ml

+ Nước cất vừa đủ

: 1000ml

Để giữ được hiệu lực của cồn, tay phải được lau khô để cồn khơng bị pha
lỗng: Dùng khăn khơ nhúng cồn chà một phút trước khi ngâm tay vào cồn. Hoặc
người ta có thể dùng dung dịch sau đây, tác dụng mạnh hơn dung dịch vừa kể:
+ Ethyl alcohol

: 675ml

+ N – propyl alcohol

: 250ml

+ Nước cất

: 250ml

8



Ngồi ra cịn một phương pháp sát trùng tay khác: Có thể dùng dung dịch
KMnO4 nóng và bảo hịa. Dùng Acid Oxalic để tẩy màu tím, sau đó ngâm tay
trong 2,5 – 5 phút (tùy nhiệt độ của dung dịch).
Tóm lại, dù có dùng các dung dịch tuốc sát trùng tốt nhất để sát trùng da cũng
chưa làm cho 2 bàn tay hồn tồn vơ trùng. Vì vậy người ta phải mang thêm găng
tay để đảm bảo vô trùng khi phẫu thuật.
2.3. Các phương pháp khử trùng dụng cụ và vật liệu
Khử trùng bằng hóa chất: Là biện pháp dùng hóa chất để khử trùng
dụng cụ và vật liệu thường khơng đạt hiệu quả cao vì các lý do sau:
+ Nếu dùng hóa chất theo nồng độ khuyến cáo, dung dịch hóa chất
chỉ làm cho vi khuẩn khơng phát triển chứ không diệt được vi khuẩn, nhất là đối
với các bào tử.
+ Hóa chất có tính lựa chọn trong tác động của nó: Diệt khuẩn đối
với nhóm này, nhưng có thể tĩnh khuẩn đối với nhóm khác.
+ Máu, mũ, dầu. mỡ, mơ hay các chất bẩn khác dính trên dụng cụ
sẽ làm suy giảm hiệu lực của hóa chất.
 Vì vậy người ta chỉ dùng hóa chất để diệt trùng đối với các vật liệu kỵ
nhiệt. Sau đây là một số cơng thức hóa chất được dùng làm chất khử trùng:
Công thức 1
+ Sodium tetraborate

: 50g

+ Formalin 10% vừa đủ

: 1000ml

+ Formalin 38%


: 130ml

+ Potassium nitrite

: 0,15g

+ Sodium hydroxide

: 0,012g

+ Ethyl alcohol 95% vừa đủ

: 1000ml

+ Formalin 38%

: 135ml

+ Sodium hydroxide

: 10g

+ Nước cất vừa đủ

: 1000ml

Công thức 2

Công thức 3


9


 Các dụng cụ được ngâm trong những dung dịch này khoảng 24 giờ trước khi
sử dụng. Những vật dụng bằng cao su thường dùng công thức 3 để ngâm trong 2
giờ.
Khử trùng bằng nhiệt độ
Trước khi đem khử trùng, dụng cụ phải được tẩy rửa sạch sẽ và lau khô.
Người ta dùng nhiệt độ để tiệt trùng và phải bảo đảm không làm hư hỏng dụng
cụ. Ba phương pháp sau đây thường được sử dụng:
* Đun sôi
Nước nấu sôi khoảng 20 phút ở 100C, sau đó thêm vào 2% Na2CO3 hoặc
0.1% NaOH và 2% Benzalkonium chloride để tăng khả năng tiệt trùng và giảm
ăn mòn đối với dụng cụ.
Sự tiện lợi của chất kiềm ở trong nước sẽ làm giảm thời gian đun sơi xuống
cịn 15 phút. Tiệt trùng bằng phương pháp đun sôi chỉ nên sử dụng trong trường
hợp khẩn cấp và khi khơng có đầy đủ phương tiện; vì phương pháp này khơng thể
giết chết được hầu hết các vi khuẩn [ ví dụ: vi khuẩn gây bệnh than ( nhiệt thán ),
uốn ván và một số virus khác cũng kháng lại được ].
Lưu ý: Lưỡi dao bén, kéo mổ, kim may và chỉ catgut không được tiệt trùng
bằng phương pháp này.
* Khử trùng bằng hơi nước sôi dưới áp suất
Sử dụng Autoclave để hấp khử trùng ở 2 mức nhiệt độ như sau:
- Ở 120C với 1.1 Atmospheres cần từ 1 – 2 giờ. Với những Autoclave
hiện đại đạt tới 90% chân khơng thì chỉ cần 10 phút ở 120C và 1.1 Atmospheres.
Cả 2 phương pháp này có thể dùng để tiệt trùng những dụng cụ như cây thông
tiểu, găng tay bằng cao su và ống chích.
- Ở 134C và 2.1 Atmospheres chỉ địi hỏi 3 phút. Những vật dụng
sau đây có thể áp dụng phương pháp này: Những dụng cụ bằng kim loại, chỉ may,
ống chích và kim, bơng, băng, y phục giải phẫu…

Tiệt trùng bằng Autoclave không được sử dụng đối với những dung dịch dầu
và bột phấn với số lượng lớn. Những hộp đựng dụng cụ khơng được đậy kín mà
phải mở nấp ra để hơi nóng dễ dàng vào tiếp xúc với dụng cụ.
Khử trùng bằng hơi nóng khơ
Sử dụng lị hấp Pasteur với mức nhiệt độ có thể lên đến 200C. Phương pháp
này có thể dùng để tiệt trùng các dụng cụ làm bằng thủy tinh, đất nung, sứ, các
chất dầu và bột phấn.
10


Tiệt trùng ở mức nhiệt độ 180 - 200C với thời gian 30 – 60 phút. Dao mổ
không được tiệt trùng vượt quá mức nhiệt độ 180 - 200C, vải và cao su cũng
không được sử dụng phương pháp này.
2.4. Chuẩn bị vùng giải phẫu
Trong tất cả các cuộc giải phẫu thường phải cạo sạch lông ở vùng giải phẫu.
Sao đó rửa sạch bằng nước xà phịng để tẩy hết mọi chất dơ trên da rồi lau khô
bằng khăn sạch.
Phương pháp sát trùng da hiệu quả nhất trước cuộc giải phẫu là dùng một
miếng gạc tẩm cồn 70 chà lên da. Đầu tiên chà một đường ở chính giữa nơi sẽ
mổ, sau đó chà lan ra 2 bên trái và phải của vùng da đã cắt lông, thay bằng miếng
gạc khác và cũng làm tương tự như trên. Hoặc có thể dùng dung dịch cồn Iode để
chà lên da trước, sau đó dùng cồn 70 để tẩy sạch Iode; phương pháp này tương
đối có hiệu quả.
2.5. Mặc y phục
Dùng tay nắm một góc nhỏ của nón để đội lên đầu.
Nắm dây khẩu trang để mang vào che mũi, miệng.
Nắm vào bề trái của cổ áo giải phẫu để xổ áo ra và mặc vào. Không được
để áo chạm vào bất kỳ món gì hoặc đừng dùng tay trần chạm vào bề mặt của áo,
người phụ tá giúp cột áo ở sau lưng.
Mở gói đựng găng tay, trước hết dùng tay trái đưa vào mặt trong của bao

tay để kéo bao tay ra và mang vào cho tay phải. Tuyệt đối khơng để tay trần chạm
vào mặt ngồi bao tay. Dùng tay phải đã được mang bao tay lòn vào dưới mặt
ngoài lai bao tay để mang vào cho tay trái, sau đó kéo lai bao tay trùm lên tay áo
giải phẫu.
Bắt đầu từ lúc này người giải phẫu có thể cầm vào những dụng cụ và vật
dụng đã được tiệt trùng và ngược lại ( không được chạm vào các đồ vật gì chưa
được khử trùng ). Nếu đã lỡ cầm vào vật gì chưa hấp khử trùng thì phải đổi găng
tay khác.
2.6. Cách đặt vải trùm
Thú bệnh sau khi đã chuẩn bị vùng mổ, đã được gây tê hay gây mê, cố định
trên bàn mổ, trong chuồng ép hoặc dưới nền. Người giải phẫu lúc này đã mặc y
phục xong, sau đó lấy vải trùm đặt lên vùng giải phẫu, chỉ chừa một khoảng rộng
chừng 1cm dọc theo đường mổ. Nếu thú nhỏ, nên trùm vải trùm lên toàn diện và
chỉ chừa lại phần đầu cho thú.
11


Có thể sử dụng 4 tấm vải, mỗi tấm được xếp đôi lại và đặt dọc theo 2 bên
đường mổ và ở 2 đầu, sau đó dùng kẹp khăn để cố định.
2.7. Chuẩn bị bàn dụng cụ
Trước tiên đặt gói y phục giải phẫu lên một đầu bàn, mở ra thế nào để cho
tấm khăn trùm kín một đầu bàn. Tiếp theo đặt gói dụng cụ ở đầu cịn lại của bàn
và mở ra thế nào để khăn trùm kín phần bàn cịn lại; lúc này tồn bộ cái bàn đã
được phủ kín hồn tồn.
Lưu ý: Khơng được dùng tay trần chưa mang găng tay để sờ vào bất cứ thứ
gì đã hấp khử trùng.
2.8. Chuẩn bị địa điểm
Nếu điều kiện cho phép thì nên thực hiện cuộc giải phẫu tại phòng mổ. Phòng
mổ phải đủ rộng để dễ thao tác và đầy đủ ánh sáng. Đối với những gia súc lớn
việc phẫu thuật thường được thực hiện ở trên nền chuồng hoặc ngồi đồng. Lúc

đó chúng ta phải quan tâm đến điều kiện vệ sinh chung quanh để tránh làm vấy
bẩn vào vết mổ. Nếu cần thiết thì phải che chắn tạm thời để tránh gió bụi và mưa
nắng…
3. Thực hành
3.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật
Bộ dụng cụ giải phẫu, cồn, cồn iod, bơng gịn, vật mẫu (chó).
3.2. Phương pháp tiến hành
Giáo viên hướng dẫn cho sinh viên cách sử dụng bộ dụng cụ giải phẫu của
gia súc gia cầm - các thao tác vô trùng trên dụng cụ và sát trùng trên vật mẫu.
3.3. Nội dung thực hành
Cách sử dụng bộ dụng cụ giải phẫu của gia súc gia cầm.
Dao, kéo, kẹp cầm kim, kẹp cầm máu, kẹp vải trùm,....
Thao tác vô trùng trên dụng cụ
Vô trùng bộ dụng cụ giải phẫu bằng cồn 700: rửa sạch tất cả các dụng cụ,
sấy khô, để vào hộp cho cồn vào vô trùng khoảng 15 phút.
Thao tác sát trùng trên vật mẫu
Cạo lông vùng giải phẫu.
Sát trùng bằng cồn 700C: dùng bơng gịn hoặc vải gạc thấm cồn chà lên da,
chà ở giữa nơi sẽ mổ, sau đó chà vòng quanh sang hai bên trái và phải. Thay

12


bằng miếng bông khác hoặc gạc khác tiếp tục lần thú hai, thứ ba. Sau cùng là sát
trùng lại theo nguyên tắc như trên một lần bằng cồn iod.
Nguyên tắc sát trùng từ trong ra ngoài.
3.4. Tổng kết nhận xét và đánh giá
Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên
ghi nhận trong buổi thực hành.
Ghi chép đầy đủ, chính xác những thơng tin cần thiết.

Sinh viên tham gia đầy đủ.
Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc.
Viết bài phúc trình.
CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Liệt kê các dụng cụ giải phẫu?
2. Trình bày các phương pháp vô trùng và sát trùng?

13


BÀI 3
KIM VÀ CHỈ PHẪU THUẬT
MĐ24-03
Giới thiệu:
Bất cứ bộ phận nào của cơ thể cũng có khả năng lành sẹo, đó là một hiện tượng
thiên nhiên của cơ thể. Nhưng muốn cho vết thương dễ lành thì người ta phải tạo
điều kiện cho các mô sát lại với nhau, muốn vậy ta phải dùng kim và chỉ may lại.
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+Trình bày được tính chất của kim may và chỉ may.
+Phân tích sự cần thiết của kim và chỉ may.
- Kỹ năng:
+Thao tác và lựa chọn kim may.
+Chỉ may phù hợp cho từng đối tượng cũng như vị trí phẫu thuật.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn trọng, tỉ mỉ trong cơng
việc.
1. Kim may
1.1. Tính chất kim may
Phải được chế tạo từ loại thép tốt.
Phải cứng để không bị cong và dẻo để không bị gãy.

Hình dáng kim may phải thích hợp để kim không bị xoay hay bị lật khi dùng
kẹp cầm kim để may.
Luôn luôn bén nhọn để xuyên thủng mô dễ dàng.
Mặt ngoài của kim phải láng.
1.2. Các loại kim may
Để may vết thương phẫu thuật viên phải sử dụng kim. Trước đây người ta sử
dụng kim có lổ để xỏ chỉ, loại kim này cho phép sử dụng được nhiều lần. Song nó
có điểm bất lợi là ở gốc kim chổ chỉ gấp đôi làm cho vết may to ra và mất thời
gian chuẩn bị kim và xỏ chỉ.
Để khắc phục tình trạng này, ngày nay người ta dùng kim được nối liền với
chỉ nên không cần xỏ chỉ, song loại kim may này giá thành khá đắt.

14


Hình dạng của kim may có rất nhiều kiểu; kim cong và kim thẳng, kiểu
thường dùng nhất là kim cong; có loại cong ½ vịng trịn, 3/8 vịng trịn hoặc nửa
cong.
Mũi kim có thể hình trịn; ít gây tổn thương mơ nhưng khơng bén, khó xun
qua mơ nhất là những mô dai. Cho nên người ta thường dùng kim này để may
những mơ mềm. Ngồi ra cịn có mũi kim kiểu tam giác; rất bén để xuyên qua
mô, nhưng gây tổn thương cho mô nhiều.
Việc sử dụng kim phải phù hợp với lồi thú và loại mơ định may ( Ví dụ:
May nối ruột thường dùng loại kim trịn nhỏ, may da thì phải dùng kim mũi tam
giác và tùy theo loài thú để chọn cỡ kim lớn hoặc nhỏ.
Nếu sử dụng kim có lổ xỏ chỉ thì phải chọn cỡ chỉ cho phù hợp với lổ kim
để chỉ khỏi bị trầy, sướt dễ đứt. Chiều dài của sợi chỉ sẽ phụ thuộc vào vết thương
cần may, nhưng thông thường đoạn chỉ dài từ 50 – 60 cm và chừa đầu ngắn của
sợi chỉ độ 7 cm.
Những năm gần đây người ta thay thế chỉ may bằng agraphe, có loại dùng

ngồi da nhưng cũng có loại dùng để đóng kín các cơ quan bên trong nhưng phải
có máy bấm. Điều này rất tiện lợi nhất là đối với những gia súc lớn, da rất dày
khó may bằng tay.
2. Chỉ phẫu thuật
2.1. Đại cương
Chỉ phẫu thuật là những loại dây dùng để may các mơ dính lại với nhau hay
để cột các mạch máu. Ngày nay có rất nhiều loại chỉ để may, mỗi loại chỉ được
ứng dụng ở một trường hợp riêng biệt. Chỉ phẫu thuật hiện đại đòi hỏi những
phẩm chất sau đây:
Đề kháng đối với nhiễm trùng.
Giảm phản ứng mô tối thiểu.
Mềm mại dễ cột, nút buộc an tồn.
Mịn nhưng chắc chắn, khơng cứa rách mơ, khơng to quá làm cộm chổ may,
không gây ra vết sẹo lớn.
Duy trì độ bền lâu.
- Dễ sử dụng.
Tất cả các loại chỉ đều là vật lạ của cơ thể, do đó việc lựa chỉ nên chọn loại
chỉ có đường kính nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo độ bền chắc. Hiện nay chỉ được chia

15


×