Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

7 DAU TU GIA TRI Các Bước Đầu Tư Thành Công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 12 trang )

Trang 1


Xin chào bạn! Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về phương pháp đầu tư giá trị của
ngài Benjamin Graham.
Benjamin Graham là một nhà đầu tư huyền thoại – một doanh nhân – một nhà quản
lý quỹ đầu tư và là một giảng viên rất tâm huyết.
Ông rất nổi tiếng với phương pháp đầu tư giá trị - Value Investing.
Ông sinh vào tháng 05 năm 1894 và mất vào tháng 09 năm 1976. Trong hoạt động
đầu tư của mình, ơng có riêng cho mình một quỹ đầu tư hoạt động rất hiệu quả và
ông cũng đã đào tạo được rất nhiều nhà đầu tư chứng khốn có được thành tích rất
tốt và rất nhiều trong số họ sau này cũng đã trở thành huyền thoại.
Nói về đầu tư giá trị, chúng ta phải kể đến một khái niệm, đó là Giá trị thực của một
doanh nghiệp, hay Giá trị thực của một cổ phiếu.
Nguyên lý cốt lõi của đầu tư giá trị đó là chúng ta cần phải mua được một doanh
nghiệp hoặc cổ phiếu với mức giá thấp hơn giá trị thực của doanh nghiệp hoặc cổ
phiếu đó.
Ví dụ: Doanh nghiệp A đang có cổ phiếu bán trên thị trường với mức giá là 100,000
đồng/cổ phiếu. Vậy thì, chúng ta phải có một cách nào đó để xác định được giá trị
thực của doanh nghiệp này. Giả sử, chúng ta xác định được giá trị thực của doanh
nghiệp này là 150,000 đồng/cổ phiếu. Trong trường hợp này, thị trường đang bán cổ
phiếu ở mức giá 100,000 đồng/cổ phiếu, trong khi giá trị thực của nó là 150,000
đồng/cổ phiếu. Vậy, chúng ta nên xem xét mua cổ phiếu và tham gia cơ hội đầu tư
này bởi vì nó đang được bán với mức giá rẻ hơn giá trị thực của nó.
Một ví dụ khác: Một doanh nghiệp đang bán cổ phiếu trên thị trường với mức giá là
100,000 đồng/cổ phiếu, nhưng khi chúng ta định giá cổ phiếu, thì nó chỉ có giá trị
thực là 60,000 đồng/cổ phiếu. Trong trường hợp này, giá cổ phiếu trên thị trường
đang được giao dịch với mức giá tương đối mắc hơn giá trị thực của nó. Và trường
hợp này chúng ta khơng nên mua. Và nếu chúng ta đang sở hữu cổ phiếu này, thì
chúng ta nên xem xét bán chúng đi.
Vậy thì để biết được đâu là giá trị thực của một doanh nghiệp thì kiến thức mà


chúng ta bắt buộc phải nắm nếu muốn áp dụng trường phái đầu tư giá trị này, đó là:


BIẾT cách định giá cổ phiếu.



BIẾT các phương pháp dùng để định giá cổ phiếu.



BIẾT cách xác định đâu là giá trị thực của một cổ phiếu.
Trang 2


Một thơng tin thêm về Benjamin Graham, đó là ơng có những tư duy đầu tư rất hay
mà chúng ta nên tham khảo. Một trong những tư duy đó là “Nhà đầu tư cá nhân nên
đầu tư như một nhà đầu tư chứ không phải như một nhà đầu cơ”.
Chúng ta cần phải phân biệt sự khác nhau giữa nhà đầu tư và nhà đầu cơ.
Nhà đầu tư thường nhắm đến giá trị nội tại của một doanh nghiệp. Họ yêu cầu mua
được một doanh nghiệp tốt với giá rẻ.
Trong khi đó, nhà đầu cơ thường nhắm đến sự dịch chuyển về giá cả của cổ phiếu
và không quan tâm lắm đến giá trị thực của một doanh nghiệp.
Và lời khuyên ở đây đó là, nhà đầu tư cá nhân như chúng ta nên trở thành một nhà
đầu tư hơn là trở thành một nhà đầu cơ.
Có rất nhiều người đã thẩm thấu được những quan điểm đầu tư này của Benjamin
Graham. Phía sau ơng có rất nhiều những học trị xuất sắc, và có thể kể đến xuất
sắc nhất đó chính là ngài Warren Bufett – nhà đầu tư vĩ đại nhất trong thời hiện đại.
Một trong những câu nói nổi tiếng của Warren Bufett đó là: “Giá cả là cái mà chúng
ta chi ra. Giá trị là cái mà chúng ta nhận được”.

Là một nhà đầu tư thông minh, chúng ta nên quan sát hai khái niệm: Giá trị và Giá
cả.
Cũng giống như ở đoạn đầu mà Khang đã chia sẻ, chúng ta nên mua những tài sản
tốt với giá cả thấp hơn giá trị thực của nó.
Để tìm hiểu sâu hơn về triết lý đầu tư giá trị này của ngài Benjamin Graham, Khang
cố vấn rằng, bạn nên mua quyển sách “Nhà đầu tư thông minh” do chính ngài
Benjamin Graham viết.
Nếu bạn nhận được trọn bộ ebook này, Khang cũng có tặng bạn cuốn phiên bản
Online. Nhưng tốt nhất vẫn là mua sách giấy, vừa ủng hộ tác giả vừa mang đi xem
lại nhiều lần.
Đây là một tác phẩm kinh điển về đầu tư. Tất cả chúng ta nếu muốn đầu tư thành
cơng, thì nên đọc qua cuốn sách này.
Trên thực tế, các nội dung của cuốn sách mang tính lý thuyết và hàn lâm tương đối
nhiều và có thể gọi là “tương đối khó xơi” đối với các nhà đầu tư bình thường.

Trang 3


Nhưng không sao, khi đọc cuốn sách này, nhiều hay ít chúng ta cũng sẽ thẩm thấu
được những tư tưởng rất tuyệt vời của một nhà đầu tư vĩ đại trong giới đầu tư – ngài
Benjamin Graham.
Sau đây là các tiêu chí, để lựa chọn được cổ phiểu TỐT và định giá cổ phiếu:
03 CHÌA KHĨA CỦA LỊCH SỬ
Case study: HPG - Cơng ty cổ phần Tập đồn Hịa Phát (HOSE)
Trang web thơng tin dữ liệu: />Doanh thu

Mơ hình 01: Doanh thu có xu hướng tăng đều đặn qua các năm. (Ưu tiên 1)
Mơ hình 02: Về xu hướng vẫn tăng trưởng, nhưng không ổn định (Ưu tiên 2). VD:
Năm 2017 46 ngàn tỷ; Năm 2018 35 ngàn tỷ; Năm 2019 30 ngàn tỷ; Năm 2020 60
ngàn tỷ

Mơ hình 03: Xu hướng tăng trưởng giảm/giảm đều qua các năm. (Loại)
Lợi nhuận

Theo dõi về lợi nhuận tương tự như Doanh thu ở trên, chỉ chọn những doanh nghiệp
có Mơ hình 01 hoặc Mơ hình 02
Trường hợp này, HPG rơi vào Mơ hình 02 (Vẫn thõa điều kiện)
Dịng tiền
Trang dữ liệu về dòng tiền (Bảng lưu chuyển tiền tệ): Bấm vào đây

Trang 4


Bạn xem mục Lợi nhuận (lỗ) từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu
động
Đối với 1 số doanh nghiệp, kinh doanh có thể Doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng cao
liên tục. Tuy nhiên cứ mỗi khi doanh nghiệp đấy thu về 1 đồng, sau đó cơng ty lại chi
ra 2 đồng để làm việc khác, tức là dịng tiền trong cơng ty sẽ bị âm mất 1 đồng.
Hoặc nếu ta thu vào 1 đồng, mà chi ra chỉ có 0.7 đồng, thì dịng tiền sẽ dương được
0.3 đồng.
Theo quan điểm của đầu tư giá trị, chúng ta nên ưu tiên chọn các doanh nghiệp có
dịng tiền dương.
Trong bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của HPG ở trên, dịng tiền của cơng ty ln
dương trong nhiều năm liền và nếu có xu hướng tăng cao thì càng tốt.
04 CHÌA KHĨA DOANH NGHIỆP MẠNH
Lãi gộp
Trang dữ liệu Hoạt động kinh doanh HPG: Bấm vào đây

Trang 5



Công thức:
Lãi gộp 4QGN (%) = Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV (4QGN) / Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ (4QGN) = (3,763 + 3,706 + 5,169 + 6,267) / (19,451 +
20,694 + 24,969 + 26,165) = 20,7%
Điều kiện: Lãi gộp > 15%
Kết luận: HPG có lãi gộp 20,7% > 15% (TỐT)
Lãi ròng
Trang dữ liệu Hoạt động kinh doanh HPG: Bấm vào đây

Cơng thức:
Lãi rịng 4QGN (%) = Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (4QGN) / Doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (4QGN) = (2,305 + 2,756 + 3,785 + 4,661) /
(19,451 + 20,694 + 24,969 + 26,165) = 14,8%
Điều kiện: Lãi gộp > 5%
Kết luận: HPG có lãi gộp 14,8% > 5% (TỐT)
ROE
Trang dữ liệu Hoạt động kinh doanh HPG: Bấm vào đây

Trang dữ liệu bảng Cân đối kế toán HPG: Bấm vào đây

Công thức:
ROE (%) = Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (4QGN) / Vốn chủ sở hữu
(Quý gần nhất) = (2,305 + 2,756 + 3,785 + 4,661) / 59,219 = 22,8%
Điều kiện: Tối thiểu ROE (%) > 7%; Tốt nhất ROE (%) > 20%

Trang 6


Kết luận: HPG có ROE = 22,8% > 20% (Tốt nhất)
ROA

Trang dữ liệu Hoạt động kinh doanh HPG: Bấm vào đây

Trang dữ liệu bảng Cân đối kế toán HPG: Bấm vào đây

Công thức:
ROA (%) = Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (4QGN) / Tổng cộng tài sản
(Quý gần nhất) = (2,305 + 2,756 + 3,785 + 4,661) / 131,511 = 10,3%
Điều kiện: ROA (%) > 5%
Kết luận: HPG có ROA = 10,3% > 5%
02 CHÌA KHĨA CỦA SỰ AN TOÀN
Nợ và vốn chủ sở hữu
Trang dữ liệu bảng Cân đối kế tốn HPG: Bấm vào đây

Cơng thức:
Tỷ lệ nợ/VCSH = NỢ PHẢI TRẢ (Quý gần nhất) / VỐN CHỦ SỞ HỮU (Quý gần
nhất) = 72,292 / 59,220 = 1,2 lần
Điều kiện: Tỷ lệ nợ/VCSH < 1 lần
Kết luận: HPG có Tỷ lệ nợ/VCSH = 1,2 > 1 (Khơng thõa mãn)
Nợ dài hạn và lợi nhuận sau thuế
Trang dữ liệu Hoạt động kinh doanh HPG: Bấm vào đây

Trang 7


Trang dữ liệu bảng Cân đối kế toán HPG: Bấm vào đây

Công thức:
Tỷ lệ nợ dài hạn/Lợi nhuận sau thuế = Nợ dài hạn (Quý gần nhất) / Lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp (4 quý gần nhất) = 20,316 / (2,305 + 2,756 + 3,785 +
4,661) = 1,5 lần

Điều kiện: Tỷ lệ nợ dài hạn/LNST < 5 lần
Kết luận: HPG có Tỷ lệ nợ dài hạn/LNST = 1,5 < 5 (TỐT)
ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CHUYÊN NGHIỆP: ĐỊNH GIÁ DCF
Mời bạn xem hết video này.

Trang 8


Kết quả định giá HPG, tại thời điểm có kết quả kinh doanh năm 2020.

MUA KHI NÀO?
Bây giờ chúng ta hãy bàn đến việc đâu là điểm mua tốt đối với trường phái đầu tư
giá trị này. Khang đề suất với bạn có 2 điểm mua tốt:
Thứ 1, mua vào khi thị trường đang sợ hãi, tức là mua khi thị trường sập.
Có thể bạn cũng nhớ rằng mà có rất nhiều người nhắc đi nhắc lại rằng:

Câu này xuất phát từ 1 nhân vật rất nổi tiếng là ngài Warren Bufett, và chúng ta cần
hiểu rằng tư duy của ngài Buffett là dài hạn (thậm chí là 5, 10 năm) không phải đa
phần của hầu hết là hiểu theo ngắn hạn.
Khi thực tế đầu tư, rất nhiều người dựa vào câu này và cứ đâu đó thị trường giảm 1
tuần, 2 tuần và mọi người lại hô lên “Hãy tham lam khi thị trường sợ hãi,…”
Sau đó lao vào mua sau khi giảm 2 tuần.
Chuyện gì xảy ra nếu thị trường giảm thêm 3 tuần nữa.
Và sau 3 tuần kế tiếp, nhóm người đã mua ở lúc 2 tuần đầu kia, nhóm người đấy
chuyển sang trạng thái thực sự sợ hãi.
Nên sai lầm của rất nhiều người chỉ học được hình thức của văn bản, mà chưa thực
sự hiểu bản chất của vấn đề.
Trang 9



Ở đây ta phải lưu ý rằng ngài Warren Bufett là người có tư duy rất dài hạn, và ơng ta
bảo “Hãy tham lam khi thị trường sợ hãi,…”. Thời gian từ lúc thị trường giảm cho
đến lúc thị trường sợ hãi đôi khi không phải là 1 tuần, 2 tuần hoặc 1 tháng, 2 tháng
mà có thể phải đến 1 năm, 2 năm.
Tóm lại, điểm mua thứ 1 chúng ta cần có tầm nhìn xa ra (5 năm, 10 năm) và sẵn
sàng chờ thị trường giảm ít nhất 6 tháng – 1 năm rồi mới xem xét mua vào cổ phiếu.
Thứ 2, điểm mua theo phân tích kỹ thuật.
1 quan điểm sai lầm của nhiều người bào rằng, “nếu tơi là người theo trường phái
đầu tư giá trị thì khơng cần biết về các mơn phân tích kỹ thuật”, đó là 1 điều khá tại
hại.
Vì đơi khi chúng ta không cần phải chờ hẳn thị trường giảm đến 6 tháng – 1 năm,
mà thị trường chỉ giảm chỉ 2 tháng, 3 tháng sau đấy tiếp tục tăng lên và lúc đấy thị
trường chưa thực sự sợ hãi thì chúng ta vẫn có thể áp dụng phương pháp phân tích
kỹ thuật để nhận diện được đâu và vùng đỉnh, đâu là vùng đáy.
Nếu đạt được vùng đáy ngắn hạn hoặc trung hạn thì chúng ta tham gia vào cổ phiếu
của những doanh nghiệp tốt mà không cần chờ quá lâu cho đến điểm mua của thị
trường khủng hoảng.
Đấy là 1 số sự chia sẻ của Khang. Tóm lại có 2 điểm mua cho trường phái đầu tư
giá trị này. Thứ nhất là mua khi thị trường thực sự hoảng loạn trong 1 chu kỳ kinh tế
lớn và thứ 2 là nên biết vận dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật để mua được
ở mức giá vùng đáy trong thời gian trung hạn và ngắn hạn.
1 số công cụ thực hành xem đồ thị bạn có thể tham khảo tại đây (Hồn tồn miễn
phí): />Hoặc />Hy vọng điều này sẽ giúp ích cho bạn trong hoạt động chọn mua cổ phiếu
BÁN KHI NÀO?
Ở chuyên mục này, Khang sẽ chia sẻ với bạn về 2 nguyên tắc bán trong đầu tư giá
trị hiện đại.
Thứ nhất, chúng ta bán khi cảm thấy đạt đủ lợi nhuận trong thương vụ này rồi.
Ví dụ, bạn mua 1 cổ phiếu trên thị trường và đang giao dịch ở mức giá là 100
ngàn/cổ phiếu và giá trị thực là 150 ngàn/cổ phiếu. Khi bạn đặt mục tiêu trong 12
Trang 10



tháng sắp tới, cổ phiếu này có thể giao động giá lên xuống tiến về giá trị thực là 150
ngàn/cổ phiếu, tức bạn đang đặt mức kỳ vọng lợi nhuận là 50% trong 1 năm.
Nhưng điều may mắn xảy ra, sau khi nắm giữ 3 tháng thôi giá cổ phiếu tăng từ 100
lên 140 ngàn/cổ phiếu (tức bạn đã đạt được lợi nhuận 40% trong 3 tháng) và đây là
1 điều rất là tốt, biên lợi nhuận còn lại của bạn chỉ còn 10%. Thực tế nếu Khang rơi
vào trường hợp này, Khang cảm thấy lời đủ rồi, thõa mãn nhu cầu lợi nhuận của
mình rồi. Ngồi ra, Khang có thể dễ dàng tìm thấy cổ phiếu khác cũng có lợi nhuận
tiềm năng hứa hẹn 40%, 50% giống như vậy, Khang cảm thấy trong thương vụ này
Khang lời đủ rồi thì sẽ bán cổ phiếu này ra ở mức 140 ngàn/cổ phiếu và dịch chuyển
tiền của Khang sang 1 cổ phiếu khác mà đang định giá rẻ hơn.
Đó là cách đầu tiên. Bán khi chúng ta cảm thấy lời đủ rồi và dịch chuyển tiền của
mình sang 1 cơ hội khác có tiềm năng sinh lời tốt hơn.
Nguyên tắc bán thứ 2, chúng ta bán khi giá cổ phiếu khi Overvalue, tức là giá
đang giao dịch hiện tại vượt hơn giá trị thực của cổ phiếu đó.
Nghĩa là cổ phiếu này ta mua ở mức giá 100 ngàn/cổ phiếu, giá trị thực là 150
ngàn/cổ phiếu. Sau thời gian nắm giữ có thể là 6 tháng, 12 tháng, chúng ta xem lại
thấy giá cổ phiếu tăng lên mức 170 ngàn/cổ phiếu rồi, trong khi giá trị thực chỉ 150
ngàn/cổ phiếu (trường hợp này giá cả vượt quá giá trị thực, gọi là Over Value).
Khi trường hợp Over Value này xảy ra, chúng ta không nên mua vào cổ phiếu này
hoặc nên bán cổ phiếu này đi bởi xét trong dài hạn giá cổ phiếu trong ngắn hạn có
thể bị “điên”, có thể lên xuống rất khó lường, cịn trong dài hạn giá cổ phiếu sẽ tiến
về quanh mức giá trị thực của cổ phiếu đấy.
Tương tự, sau khi bán cổ phiếu đấy, dễ dàng tìm thấy cổ phiếu có tiềm năng sinh lời
tốt hơn và mức giá bán đang thấp hơn mức giá trị thực.
Vậy chúng ta cũng có 2 điểm bán, thứ nhất là điểm bán khi cảm thấy rằng mức sinh
lời đủ thõa mãn rồi. Và điểm bán thứ 2 khi giá cổ phiếu khi đã vượt Over Value
(vượt qua giá trị thực).
--------------Thông tin thêm đến bạn, nhằm múc đích cung cấp thêm cho bạn nhiều giá trị, nhiều

chiến lược đầu tư mới. Lớp học ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN đặc biệt mà bạn đã đăng
ký sẽ chia sẻ cách chúng ta làm việc bài bản, khoa học, nghiêm túc và tạo được lợi
nhuận hợp lý và "BỀN VỮNG TRONG DÀI HẠN".
Trang 11


TỪNG BƯỚC để có những tư duy, chiến lược và công thức tạo thu nhập thụ động
trong đầu tư CỔ PHIẾU tại Việt Nam (Dựa trên nguyên lý đầu tư Chứng Khoán
Nhân Quả™ - Best Of The Best).
Bạn hãy chú ý email để nhận link vào lớp học sắp tới nhé.
Hoặc bấm vào đây để Ban tổ chức nhắc lịch học cho bạn khơng bỏ lỡ.

Chúc bạn tìm kiếm và lựa chọn nhiều thương vụ đầu tư thành công!

KẾT NỐI VỚI ĐẶNG TRỌNG KHANG
• Website:
• Email:
• Đăng ký kênh Youtube: Đặng Trọng Khang
• Fanpage: Đặng Trọng Khang
• Hỏi – đáp qua Fanpage: CHÁT VỚI TÔI

Trang 12



×