ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH - KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Họ và tên
MSSV
Lớp HP
Môn
Giảng viên
: Tạ Thị Thanh Hương
: 31211023268
: 22C151000420
: Tư tưởng Hồ Chí Minh
: Cơ Nguyễn Thị Thảo Nguyên
ĐỀ BÀI GIỮA KỲ
" Hãy nêu và phân tích một vật dụng hoặc một sự kiện lịch sử liên quan đến cuộc
đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch mà bạn cảm thấy tâm đắc và rút bài học
cho bản thân"
BÀI LÀM
Chúng ta đang sống ở thời đại hòa bình, nhưng chúng ta khơng được qn q
hương ta đã từng sống trong xiềng xích, dân tộc ta khơng có được tự do, hạnh
phúc. Theo suốt quá trình hình thành và phát triển, nước ta nhiều lần bị các nước
phong kiến phương Bắc, các nước tư bản phương Tây đô hộ. Giữa cảnh khốn đốn
của nhân dân, Hồ Chí Minh như một ngôi sao sáng, dẫn đường cho dân tộc Việt
Nam đi đến độc lập. Người là vị lãnh tụ vĩ đại, xem tự do dân tộc, hạnh phúc ấm
no của nhân dân cịn q trọng hơn mạng sống mình. Từ lúc còn là một người
thiếu niên yêu nước cho đến khi trở thành người khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ, Bác có nhiều hoạt động cách mạng gây được tiếng vang lớn. Đối với bản thân,
sự kiện Bác Hồ quyết tâm sang phương Tây để tìm được con đường cứu dân, cứu
nước đúng đắn mang đến nhiều ý nghĩa cho bản thân. Qua sự kiện này, cũng cho
thấy Bác là người yêu nước như thế nào.
Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại được nhân dân Việt
Nam và cả thế giới ln nhắc đến với một niềm kính trọng
sâu xa. Bác là nhà lãnh đạo được nhiều người ngưỡng mộ
và tôn sùng, lăng của Bác được xây ở Hà Nội, nhiều tượng
đài của Bác được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh
của Bác được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn
thờ. Bác là một nhà cách mạng, một trong những người đặt
nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh
toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Bác là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập
khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng
trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước trong thời gian 1945 — 1969… Bác còn
là một nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt,
tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Anh.
Hồ Chí Minh được sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho yêu nước, thân
phụ Bác là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc, từng đỗ Phó Bảng; Thân mẫu là
bà Hồng Thị Loan. Sống trong thời kỳ đất nước bị đô hộ, Bác sớm hiểu được nỗi
khổ của dân tộc và nung nấu lòng yêu nước tha thiết. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ
XX, phong trào yêu nước nổ ra mạnh mẽ tại Việt Nam, tuy nhiên các phong trào
đều thất bại. Qua cái nhìn của mình, Hồ Chí Minh – lúc này còn lấy tên là Nguyễn
Tất Thành, nhận thấy rằng hướng đi của những người đi trước như Phan Châu
Trinh, Phan Bội Châu,… không thể đưa cách mạng đến chiến thắng. Việc tìm ra
đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, phù hợp với tình hình đất nước lúc
bấy giờ là điều vô cùng cấp thiết. Sớm nhận thức được tội ác của thực dân, với một
trái tim cháy rực tình u đất nước, một tấm lịng thương dân sâu sắc, Hồ Chí Minh
quyết chí tìm ra con đường cứu nước dù đây là điều khó khăn.
Cuối tháng 8 năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết. Nhờ gặp được một
người có mối quan hệ từ trước với phụ thân, anh được giới thiệu vào trợ giáo môn
thể dục tại Trường Dục Thanh, đúng vào dịp nhà trường mới khai giảng. Đầu tháng
2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gịn. Anh đi vào xóm thợ,
làm quen với những thanh niên cùng lứa tuổi đang làm thợ hay học nghề; anh
cũng làm quen với những hiệu giặt là ở gần cảng Nhà Rồng, chuyên nhận giặt quần
áo cho các thủy thủ trên tàu của Pháp để xin làm việc trên tàu. Anh đang tìm cách
thực hiện những chuyến đi xa. Ngày 3-6-1911, một thủy thủ của tàu dẫn Nguyễn
Tất Thành, với tên mới là Văn Ba, lên tàu gặp thuyền trưởng Maixen và được nhận
vào làm phụ bếp trên tàu.
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, trên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin rời bến cảng
Sài Gòn đi Mácxây, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời xa Tổ quốc với hai
bàn tay trắng. Mang theo hoài bão cứu dân, cứu nước, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm
đường giải phóng dân tộc mình. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong
cuộc đời cách mạng của Bác, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính sang chủ nghĩa
cộng sản. Đồng thời, con đường cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam cũng
bước sang một trang mới, trang sử huy hoàng gắn với một con người phi thường,
kiệt xuất.
Khác với những người yêu nước đi trước, Bác chọn con đường sang phương
Tây, sang chính đất nước đang đơ hộ Việt Nam, nơi có nền văn hóa, khoa học – kĩ
thuật phát triển vượt bậc. Đặc biệt là Pháp, kẻ đã rêu rao sẽ mang đến ―tự do – bình
đẳng – bác ái‖ cho Việt Nam. Ra đi với hai bàn tay trắng nhưng với tinh thần ham
học học, Hồ Chí Minh làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Người dừng chân khá
lâu ở 3 nước được coi là nước dân chủ bậc nhất lúc bấy giờ là Anh, Mỹ và Pháp.
Người nhận thấy rằng tuy cách mạng tư sản thành cơng, phá bỏ xiềng xích của giai
cấp phong kiến nhưng cách mạng xong nhân dân vẫn khổ, vẫn muốn làm cách
mạng lần hai. Trong suốt 30 năm, Bác đã đặt chân đến gần 30 quốc gia bao gồm cả
nước đế quốc và các nước thuộc địa; Bác làm mọi công việc để kiếm sống từ lao
công đến viết báo; Bác tiếp xúc nhiều đối tượng cả kẻ giàu, người nghèo. Ở đâu
cũng có người khổ cực, người lao động bị áp bức bóc lột dã man. Từ những trải
nghiệm thực tế của mình, Người đi đến tổng kết: ―Vàng đen trắng đỏ đều là anh
em‖, tuy khác nhau ở màu da nhưng đều chung cảnh ngộ bị áp bức. Trên đời này
chỉ có hai giống người: kẻ bóc lột và người bị bóc lột. Hồ Chí Minh xác định đúng
đắn kẻ thù của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc, thực dân.
Con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin
Thơng qua sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, em
nhận thấy ở Bác nhiều phẩm chất, tư tưởng tiến bộ mà chúng ta cần học tập và noi
theo để góp một phần nhở xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thứ nhất, mỗi con người
sống trên mảnh đất này phải có lịng u nước, khát vọng độc lập, tự do, hạnh
phúc. Học tập và làm theo Bác, chúng ta sẵn sàng có mặt khi Tổ quốc cần, nguyện
hy sinh tất cả vì Tổ quốc. Việt Nam hiện tại như một miếng mồi ngon béo bở, ln
có những con hổ đói trực chờ vồ lấy. Điển hình là động thái của Trung Quốc ở
biển Đông, chúng muốn chiếm lấy một phần đất nước Việt Nam. Trong tình hình
đất nước như thế, lòng yêu nước giúp ta tỉnh táo trước những luận điểm xuyên tạc
của thế lực thù địch. Người Việt Nam quyết bảo vệ non sông đất nước này tới
cùng. Thứ hai, thế hệ trẻ chúng ta phải biết rèn luyện tinh thần tự lực, tự cường;
học, học nữa, học mãi. Bác ra đi với hai bàn tay trắng, chỉ mang theo mình lịng
u nước và khát vọng giải phóng dân tộc. Trên chặng đường này Hồ Chí Minh
gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Để vượt qua tình cảnh đó, Bác khơng chỉ có sự
kiên cường mà cịn có tri thức. Bác tự học để trau dồi trí thức cho bản thân. Tri
thức tạo nên thành công cá nhân. Con người có thể làm mọi thứ chỉ cần có quyết
tâm và cố gắng. Thứ ba, điều mà ta cần học tập nơi Bác là lịng nhân ái. Trong
hành trình tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc, Bác đã đến nhiều quốc gia, gặp
gỡ được nhiều hoàn cảnh khác nhau. Người cảm thông sâu sắc với những phận
người khổ đau, Bác thấy nơi họ hình ảnh dân tộc mình. Tấm lịng u thương nhân
ái ở Hồ Chí Minh là bài học mà giới trẻ không thể bỏ qua. Noi gương Bác, chúng
ta phải phát huy tốt truyền thống tương thân tương ái, ―lá lành đùm lá rách‖,…
bằng những việc làm thiết thực, những nghĩa cử cao đẹp. Trong xã hội hiện tại
khơng thể trách khỏi những toan tính, vị kỷ nhưng hãy giữ cho mình một tâm hồn
đẹp, yêu thương mọi người.
Nhìn lại hành trình bơn ba nước ngồi của Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí
Minh, có khó khăn gian khổ nhưng ―lửa thử vàng, gian nan thử sức‖. Từ những trải
nghiệm chân thực của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện được hồi bão của
bản thân, ước mơ của dân tộc là giành độc lập tự do. Những bài học rút ra từ hành
trình tìm đường cứu nước của Bác vơ cùng có ý nghĩa, đây là hành trang quý báu
của mỗi cá nhân chúng ta. Một con người cần có lịng u nước thương người, lý
tưởng sống và hơn hết là tinh thần học hỏi không ngừng nghỉ, không ngừng phát
triển để bảo vệ và xây dựng một đất nước ngày càng vững mạnh và giàu đẹp.