Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trẻ hút thuốc thụ động dễ bị tăng động, rối loạn hành vi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.74 KB, 5 trang )




Trẻ hút thuốc thụ động
dễ bị tăng động, rối loạn
hành vi
Theo một nghiên cứu mới đây, hít khói thuốc lá thụ động có thể làm
tăng nguy cơ rối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ.

Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy rằng: những đứa trẻ có
mẹ hút thuốc khi mang thai sẽ có nhiều nguy cơ gặp phải các vấn đề về hành
vi hơn. Không chỉ vậy, hít khói thuốc lá thụ động cũng liên quan đến các vấn
đề tim mạch và hô hấp ở trẻ em.

Chúng ta chưa có đủ động thái cần thiết dù rằng đã có đủ bằng chứng yêu
cầu phải ngăn chặn rất nhiều bệnh trong số này. Vậy nên theo Tiến sĩ Bruce
Lanphear, người đứng đầu Trung tâm sức khoẻ môi trường trẻ em
Cincinnati, “Đã đến lúc bắt tay vào việc tránh cho trẻ em phải hít khói thuốc
thụ động nếu chúng ta muốn ngăn ngừa các căn bệnh này một cách nghiêm
túc.”

Các tác giả đề tài, dưới sự chủ nhiệm của ông Frank Bandiera – Giảng viên
trường Y Miller thuộc Đại học Miami, đã nghiên cứu mối liên hệ giữa khói
thuốc và sức khỏe tâm thần dựa trên đại diện của gần 3.000 trẻ em tuổi từ 8-
15 trên toàn nước Mỹ.

Họ đo nồng độ cotinine (chất được tạo ra khi nicotine trong thuốc lá phân
huỷ) trong máu của mỗi đứa trẻ để tìm xem trẻ nào đã hít khói thuốc lá thụ
động. Những đứa trẻ có nồng độ cotinin cao nhất được xem như người hút
thuốc chủ động, không nằm trong các đối tượng nghiên cứu. Các nhà nghiên
cứu cũng phỏng vấn tất cả số trẻ trên để xem biểu hiện các triệu chứng của


rối loạn tâm thần hoặc hành vi.


Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy tác động xấu của việc hút thuốc thụ
động đối với trẻ nhỏ

Sau khi đã tính đến các yếu tố như tuổi tác và chủng tộc, các bé trai hít khói
thuốc thụ động có xác suất biểu hiện triệu chứng ADHD, trầm cảm, lo âu và
rối loạn hành vi cao hơn so với những trẻ không tiếp xúc với khói thuốc. Các
bé gái hít khói thuốc thụ động thì bộc lộ nhiều biểu hiện bồn chồn và nhiều
triệu chứng ADHD hơn bình thường.

Số trẻ em thực sự được chẩn đoán có bệnh đối với hầu hết các triệu chứng
trên vẫn còn thấp – chỉ khoảng 201 em, chiếm khoảng 7%, có đủ các triệu
chứng để chẩn đoán bị ADHD, 15 em bị chẩn đoán trầm cảm và 9 em bị
chẩn đoán mắc một dạng rối loạn bồn chồn nào đó.

Các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng rất khó để phân biệt nguyên nhân
bắt nguồn từ việc hít khói thuốc thụ động hay từ việc người mẹ hút thuốc
trong lúc mang thai những đứa trẻ nói trên, và thừa nhận cần nghiên cứu
thêm mới xác định chính xác được việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động có
ảnh hưởng đến não bộ của trẻ như thế nào.

Tuy vậy, trên tờ Archives of Pediatrics & Adolescent Medicine gần đây đã
đăng tải thêm một nghiên cứu của Frank Bandiera cùng với một nghiên cứu
khác của nhóm tác giả Anh Quốc. Nghiên cứu này cho thấy mối liên quan
giữa tiếp xúc thụ động với khói thuốc và sức khỏe tâm thần yếu kém ở
khoảng 900 trẻ em.

Có thể không đủ bằng chứng vững chắc để kết luận hít khói thuốc thụ động

có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần, nhưng sẽ là một “bất ngờ”
nếu không có mối liên hệ nào giữa hai thứ với nhau. Vậy nên tạm thời trong
lúc này, chúng ta phải giữ cho con cái mình tránh xa khói thuốc. Cần nỗ lực
nhiều hơn nữa trong việc cấm hút thuốc ở tất cả các nơi công cộng có mặt
trẻ em, và tránh không cho trẻ tiếp xúc thụ động với khói thuốc khi ở nhà.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn hãy chú ý để con có thể phát triển thật tốt
nhé!

×