Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cẩm nang thi vào Ngân hàng phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.58 KB, 6 trang )

Tài liệu thảo luận nội bộ - ub.com.vn
2010

1
Tài liệu tư vấn thi tuyển vào ngành Ngân hàng | by ub.com.vn

PHẦN I: TIẾP CẬN
Tái bản lần 1 ngày 25.01.2010
1. TỔNG QUÁT CHUNG
1.1. Mục tiêu:
Nhằm trang bị những kỹ năng cơ bản cho sinh viên mới ra trường trong quá trình tiếp cận với hệ
thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam.
1.2. Đối tương:
- Sinh viên năm cuối hoặc đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
khối Kinh tế trên toàn quốc.
- Thực tập sinh, nhân viên thực tập, nhân viên mới tại các Ngân hàng TMCP trên toàn quốc.
- Đối tượng muốn thay đổi công việc, chuyển đổi từ doanh nghiệp sang Ngân hàng …
1.3. Thời gian:
Thời gian thảo luận dự kiến là 02 h kể từ 20h ngày 22/04/2010 (thứ 5) đến 22h cùng ngày.
1.4. Thành phần tham gia thảo luận:
- Hungviet.hn: Administrator of WKT Vietnam
- Buitrangnam: Quảng trị cao cấp.
- chungemerald : Thành viên Web Kinh tế.
- Toàn thể các thành viên đã đăng ký tham gia theo danh sách đính kèm.
2. NỘI DUNG:
Nội dung buổi thảo luận được chia làm 02 phần:
- Phần 1: Kiến thức cơ bản.
- Phần 2: Thảo luận – giải đáp thắc mắc.
2.1 Kiến thức cơ bản:
Trong phần này, nhóm hướng dẫn sẽ hướng dẫn các thành viên những kiến thức cơ bản nhất từ
những bước đầu tiên đến những kiến thức cần chú ý cho từng vị trí dự tuyển. Các kiến thức này


được liệt kê dưới đây theo trình tự thời gian.
2.1.1 Tìm hiểu thông tin:
Tài liệu thảo luận nội bộ - ub.com.vn
2010

2
Tài liệu tư vấn thi tuyển vào ngành Ngân hàng | by ub.com.vn

Để dự tuyển vào một ngân hàng hay cơ quan nào đó, điều đầu tiên các bạn cần làm là Tìm hiểu
thông tin về nó. Bạn cần phải tự trả lời được những câu hỏi sau:
- Bạn sẽ làm việc ở đâu. (1)
- Bạn sẽ làm ở vị trí nào. (2)
(1) Bạn sẽ làm việc ở đâu? Đối với những bạn hoàn toàn không học chuyên ngành Ngân hàng
hoặc chuyển từ doanh nghiệp sang ngân hàng thì việc tìm hiểu câu hỏi 1 là rất quan trọng.
Trình tự tìm hiểu câu hỏi 1 sâu sắc nhất là trả lời các câu hỏi sau theo trình tự mũi tên:
Ngân hàng là gì (chức năng, nhiệm vụ, hệ thống ) => Ngân hàng bạn dự tuyển? (vị trí, danh
tiếng, đặc trưng, thế mạnh [VD: Eximbank thế mạnh về lĩnh vực xuất nhập khẩu, Techcombank
– thế mạnh về lĩnh vực bán lẽ …), đối tác, slogan, mục tiêu, định hướng, HĐQT, Ban Điều hành,
Ban kiểm soát, sản phẩm …. Tất cả các điều này bạn có thể tìm hiểu trong Website của chính
ngân hàng dự tuyển.
(2) Bạn sẽ làm việc ở vị trí nào? Việc tìm hiểu toàn diện một ngân hàng trong thời gian ngắn có
thể khó thực hiện nhưng để tìm hiểu sâu về 01 vị trí mà bạn muốn ứng tuyển thì là điều hòan
toàn có thể và khuyên làm.
Việc tìm hiểu vị trí mong thực hiện theo trình tự sau:
Tên vị trí => tìm hiểu mô tả công việc của vị trí (xem ngay tại thông tin tuyển dụng hoặc trên
webkinhte.com) => đặc thù công việc yêu cầu các tính cách liên quan đến người tuyển dụng
(xem trên thông tin tuyển dụng) => mức thu nhập (xem TT tuyển dụng hoặc tham khảo tài lieu
bài bảo luận này trong phần sau) => các vấn đề phát sinh đặc trưng có thể có từ công việc
(VD: hay phải về muộn, hay phải đi tiếp khách, hay phải uống rượu bia ….). => bạn sẽ làm việc
tại đâu trong hệ thống (CN, PGD, Hội sở ).

Việc chọn vị trí không nên chỉ dựa vào ý thích nhất thời mà cần phải cân nhắc đến khả năng,
năng lực của chính bản than người chọn.
Chúng tôi xin gợi ý một số vị trí như sau:
+ Nếu bạn học đại học, các chuyên ngành Kinh tế tài chính (không phải là khoa Ngân hàng)
có thể chọn vị trí Chuyên viên tín dụng (hay còn gọi là Chuyên viên QHKH) hoặc Chuyên viên
Quản lý tín dụng.
+ Nếu bạn học kế toán ngân hàng/doanh nghiệp: có thể chọn Giao dịch viên hoặc Kế toán
nội bộ hoặc Quản lý tín dụng.
+ Nếu bạn học Luật bạn có thể chọn vị trí Nhân viên pháp chế, Quản lý tín dụng.
Tài liệu thảo luận nội bộ - ub.com.vn
2010

3
Tài liệu tư vấn thi tuyển vào ngành Ngân hàng | by ub.com.vn

+ Nếu bạn học các chuyên ngành kỹ thuật khác thì nên chọn vị trí chuyên viên tín dụng
doanh nghiệp….
+ Nếu bạn học Ngoại thương, thương mại có liên quan đến xuất nhập khẩu có thể dự tuyển
chuyên ngành Thanh toán quốc tế.
+ Đối với các bạn học tại Học viện Ngân hàng thì có thể tự lựa chọn chuyên ngành yêu
thích theo chuyên ngành học của mình.
2.1.2. Viết CV
Việc viết CV trên mẫu có sẵn tưởng chừng như đơn giải nhưng cũng gây khá nhiều lúng túng
đặc biệt là với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm.
2.1.2.1 Viết CV cần chú ý các điểm sau:
- Điền đúng, đủ các thông tin, thông tin quan trọng nên bôi đậm.
- Phần tính cách, ưu nhược điểm: cần hướng ưu điểm phù hợp với các yêu cầu của nhà
tuyển dụng. Nhược điểm phải ghi nhưng chú ý không để ảnh hưởng lớn đến yêu cầu của nhà
tuyển dụng.
- Phần quá trình công tác, kinh nghiệm thực tế, thành tích học tập: Đừng ngần ngại nghi

những thành tích bạn có, việc điền kinh nghiệm là rất cần thiết (nếu có) vì nhà tuyển dụng sẽ
đánh giá khả năng thích nghi với môi trường làm việc của bạn thông qua kinh nghiệm va vấp
thực tế của bạn (có thể kinh nghiệm không liên quan đến vị trí bạn dữ tuyển nhưng cũng nên ghi
vào – và chuẩn bị sẵn câu hỏi về công việc đó cho lần phỏng vấn (nếu được phỏng vấn)).
- Phần mức lương: Nên đề nghị hợp lý, không cao, thấp quá so với mặc bằng chung.
- Phần các câu hỏi phụ: Chú ý câu hỏi: Bạn có quen ai làm ngân hàng không? Nhiều người
dị ứng với câu hỏi này nhưng tôi đánh giá đây là 1 câu hỏi quan trọng và nên trả lời là Có (nếu
có). Việc này không phải thể hiện sự tiêu cực nâng đỡ mà nó sẽ đánh giá khả năng thích nghi của
bản thân bạn trong công việc sau này (có người nhà, người quen làm rồi thì việc trao đổi học hỏi
từ bên ngoài cũng là 1 kênhh học tập, trau dồi nghiệp vụ rất hiệu quả).
2.1.2.2. Gửi CV
- Gửi qua email. (nếu ngân hàng cho phép) khi gửi qua email cần nhất thiết phải đính kèm
ảnh 3x4 (dán trực tiếp vào cv hoặc att file) khuyến cáo nên đính kèm các văn bằng chứng chỉ.
- Gửi CV trực tiếp: Nếu mang hồ sơ trực tiếp (trong trường hợp bắt buộc) nên mang đầy đủ
bộ hồ sơ và chuẩn bị tinh thần có thể sẽ được phỏng vấn thử.
2.1.2 Trang bị kiến thức cho vòng thi Viết.
Tài liệu thảo luận nội bộ - ub.com.vn
2010

4
Tài liệu tư vấn thi tuyển vào ngành Ngân hàng | by ub.com.vn

Được nhận hồ sơ là thành công bước đầu của một quá trình chinh phục dài hơi. Ngay sau khi xác
định mình sẽ trở thành một banker tương lai, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cần
thiết để đảm bảo rằng mình không bị hẫng khi đọc đề thi (đặc biệt là với các bạn không học đúng
chuyên ngành ngân hàng).
Theo thống kê thì hiện tại tại các NHTM CP ở Việt nam số học đúng chuyên ngành là không
nhiều. Hơn nữa ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đa năng nên kiến thức Ngân hàng không
thôi chưa đủ. Bên cạnh nó bạn cần trang bị cho những những kiến thức về Kinh tế, pháp luật, kỹ
thuật, đời sống …

Chúng ta cần phải nhìn nhận rằng mỗi lĩnh vực chúng ta học đề có những thế mạnh riêng, mọi
kiến thức có thể tìm thấy trên sách vở và trong thực tiễn, cái chúng ta có được lớn nhất sau quá
trình dài học tập tại các trường đại học là khả năng tư duy. Vì vậy đừng vội nản lòng nếu mình
trot đam mê nghiệp banker mà lại không phải là dân banker “con nhà nòi” nhé.! (Tham khảo một
số gợi ý trong phần 2.1.1).
Trong phần này chúng tôi sẽ không trình bày cách tiếp cận cũng như trang bị kiến thức cho
những bạn đã học Ngân hàng. Đối với những bạn này, các bạn chỉ cần lắm vững kiến thức cơ
bản đã có trong trường cộng với tham khảo các ra đề của một số Ngân hàng trong những năm
gần đây là có thể tự tin qua vòng thi Viết.
Đối với các bạn học các chuyên ngành khác chúng tôi xin gợi ý các bạn trang bị kiến thức theo
quy trình như sau:
+ Bước1: Trang bị kiến thức chung về hệ thống Ngân hàng và Ngân hàng dự tuyển (giống
Bước 1 trong mục 2.1.1 – Tìm hiều thông tin)
+ Bước 2: Mua 01 quyển Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại của một trong các trường đại
học có uy tín như: Học viện Tài chính, ĐHKTQD, Học viện Ngân hàng …. Chú ý rằng, bạn nên
đọc qua một lượt nếu có thể vì các phần hành đều có liên quan ít nhiều đến nhau.
+ Bước 3: Lên lịch tự học một cách rõ ràng và khoa học, học chuyên tâm vào đúng vị trí
mình mong muốn nhất, không nên lan man. Ví dụ: Nếu bạn dự tuyển vị trí chuyên viên tín dụng
thì nên chuyên tâm vào phần: Nghiệp vụ tín dụng. Trong quá trình học, ngoài trang bị kỹ năng
cần có theo lý thuyết, nên tham khảo them kiến thức thực tế, đặc biệt là nên tìm hiểu thật kỹ các
yếu tố liên quan đến công việc được mô tả trong phần mô tả công việc tại mục thông tin tuyển
dụng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tìm hiểu rất nhiều kiến thức bổ ích dạng này trên webkinhte.
Có rất nhiều bạn thắc mắc, hỏi rằng ngân hàng thường ra những câu hỏi như thế nào? Chúng tôi
xin khẳng định với các bạn rằng, với những khóa thi viết, kiến thức không hề đánh đố, đặc biệt là
kiến thức nghiệp vụ.
2.1.3. Thi viết
Tài liệu thảo luận nội bộ - ub.com.vn
2010

5

Tài liệu tư vấn thi tuyển vào ngành Ngân hàng | by ub.com.vn

Thành bại của cả quá trình sẽ được thể hiện bằng kết quả của vòng thi viết. Có rất nhiều bạn bị
trượt ở vòng thi này mà không biết lý do. Ngoại trừ yếu tố tiêu cực thì bài viết của các bạn có thể
bị lọai bởi những lý do sau:
+ Sai cơ bản về kiến thức, lạc đề.
+ Trình bày xấu, gạch xóa nhiều.
+ Không đưa ra được những quan điểm cá nhân trong những câu hỏi mở.
Để khắc phục tình trạng này, các bạn cần lưu ý một số điềm sau:
+ Cố gắng bình tĩnh làm bài một cách chính sác nhất có thể. Với những câu không chắc
chắn được câu trả lời không nên bỏ, đấy là cơ hội của bạn, hãy nêu ra quan điểm cá nhân theo ý
hiểu và kiến thức của bạn. Lưu ý rằng, có rất nhiều câu hỏi có từ 2 đáp án trở lên hoặc đáp án
mở, bạn chỉ cần đưa ra được luận điểm hợp lý (tuy không giống đáp án) nhưng vẫn có thể được
chấp nhận.
+ Một số ngân hàng thuê giáo viên trường Ngân hàng chấm bài thi nên về cơ bản họ sẽ
chấm theo cách chấm của đại học, không có khác biệt nhiều nên các bạn cũng không cần lo ngại
vấn đề này.
+ Về cách thức trình bày bài thi: Nên hạn chế lỗi sai về ngữ pháp, trình bày sạch đẹp đặc
biệt đối với các vị trí cần sự cẩn thận và tỷ mỉ. VD: Giao dịch viên, kế toán ….
+ Đối với các câu hỏi có tình huống ra quyết định (thường có trong tín dụng hoặc giao dịch
viên) bạn cần tính toán và dùng hết các số liệu bài ra (nếu có) thường thì số liệu sẽ không thừa
không thiếu, phần ra quyết định có thể tùy vào khả năng và kinh nghiệm của bạn (tuy nhiên nếu
bạn tính đúng các chỉ số theo số liệu là bạn đã có điểm bài thi đó rồi), bạn sẽ được đánh giá cao
nếu đưa ra quyết định cùng với sự phân tích nhậy bén. Trong quá trình phân tích, ngoài việc sử
dụng kiến thức trong trường đại học bạn nên vận dụng them hiểu biết xã hội (nếu biết).
VD: Đề thi đưa ra 1 lọat các số liệu về một công ty thép, họ yêu cầu bạn tính toán xác định nhu
cầu vốn lưu động và ra quyết định cho vay hay không?
Sau khi làm tính ra hết các số liệu theo các công thức đã học, bạn bắt đầu phân tích để ra quyết
định Có hay Không cho vay. Ngoài việc căn cứ vào các chỉ số tài chính đã cho trong đề bạn có
thể vận dụng hiểu biết của mình về thị trường thép tại thời điểm hiện tại (sẽ rất tốt nếu có số liệu

so sánh) và đưa ra quan điểm riêng của chính mình. Tất nhiên, xin lưu ý rằng việc đưa ra ý kiến
là từ bản thân bạn (mang tính chủ quan) nhưng phải hết sức khách quan dựa trên những luận cứ
chứ không nên chỉ phân tích theo tính chủ quan – không dẫn chứng!.
2.1.4 Phỏng vấn
Tài liệu thảo luận nội bộ - ub.com.vn
2010

6
Tài liệu tư vấn thi tuyển vào ngành Ngân hàng | by ub.com.vn

Sau khi thi viết xong, trong thời gian đợi kết quả bạn nên nghỉ ngơi một thời gian cho thoải mái
để tiếp tục tham gia thử thách cuối cùng (nếu kết quả thi viết là khả quan).
Được gọi phỏng vấn là bạn chắc thắng 50%. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý rằng không chỉ bạn
mà tất cả các bạn được gọi phỏng vấn đều chắc thằng 50%.
Có một lưu ý nhỏ: Không nên quên luôn nội dung bài thi viết sau khi thi xong, mà trái lại, nên
làm lại, đối chiếu lại ít nhất một lần đề tìm ra những sai sót về nghiệp vụ. Khả năng câu trả lời
sai của bạn trong vòng thi viết bị hỏi lại là khá cao và khá thú vị nếu bạn trả lời lại được đúng!.
Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao sự nghiêm túc của bạn.
Để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn thành công cần lưu ý các điểm sau:
+ Tinh thần: luôn giữ trong trạng thái thoải mái, không nên quá căng thẳng, nên mang theo
chai nước để trong thời gian chờ đợi bạn có thể sử dụng.
+ Trang phục: Tùy từng vị trí và giới tính để bạn lựa chọn trang phục cho mình, nhưng tôi
khuyên bạn nên lựa chọn trang phục giản dị, phù hợp với lứa tuổi, màu sang, không quá chói,
trang điểm nhẹ nhàng, đầu tóc gọn gang……
+ Thái độ: Khi ngồi chờ bạn có thể nói chuyện với các bạn bên cạnh cho đỡ căng thẳng
(cùng nhau đỡ căng thẳng) không nên ngồi im chờ đợi (có thể bạn sẽ được chú ý nếu bạn là
người dẫn dắt cuộc trò chuyện vui vẻ bên ngoài). Khi vào phòng phỏng vấn, chú ý đi thẳng, nhẹ
nhàng, hơi cúi chào mọi người trong khan phòng, khép lại cửa nếu phòng có cửa.
+ Trả lời phỏng vấn: Ngồi thẳng, thoải mái, vòng tay lên bàn (nếu có)tuyện đối không nhìn
xuống đất hay cho tay xuống dưới bàn. Nhìn người hỏi để tiếp nhận thông tin một cách chính

xác, hỏi lại câu hỏi nếu thấy nghe chưa rõ (tuyệt đối không trả lời câu hỏi mà mình cho rằng
chưa rõ ý hay nghe chưa rõ). Giữ thái độ vui vẻ, trò chuyện thoải mái trong suốt quá trình phỏng
vấn. Có một lưu ý nhỏ về phần: Giới thiệu bản thân – phần này sẽ được trình bày đầu tiên trong
cuộc phỏng vấn, bạn nên trình bày ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu,cố gắng nêu bật được những
thành tích trong học tập, hoạt động xã hội nếu có.
+ Tình huống đặc biệt có thể xẩy ra: Trong quá trình phỏng vấn có thể có những câu hỏi
hoặc tình huống “quái dị” khi bạn được thử đến những chiêu này thì bạn có thể hơi hơi mừng
được rồi. Có thể họ sẽ hỏi bạn có biết hát ko? Hoặc đi 1 vòng quanh bàn! Hoặc xử lý một tình
huống đưa ra (thường thì các tình huống đưa ra sẽ gắn với công việc của bạn sau này).
2. THẢO LUẬN TRỰC TUYẾN:
Nội dung bài viết các bạn có thể thảo luận trên Diễn đàn Nghiệp vụ Ngân hàng và Nguồn nhân
lực tại địa chỉ

×