Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ngân hàng ngoại và chiến lược “địa phương hóa” docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.63 KB, 3 trang )

Ngân hàng ngoại và chiến lược “địa
phương hóa”
Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) vừa giới thiệu Chương
trình quản lý tài chính và hướng nghiệp, chương trình đặc biệt dành riêng
cho sinh viên năm thứ 3 tại một số trường đại học hàng đầu tại Hà Nội, TP.
HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ từ ngày 24/11/2012 đến ngày 31/1/2013. Đợt
quảng bá này được khởi động bằng các buổi hội thảo về tài chính và trao đổi
hướng nghiệp với các giám đốc cấp cao của HSBC. Đó là một phần trong
Chương trình giáo dục tài chính “Sinh viên và tài chính cá nhân” của HSBC
dành cho thị trường Việt Nam.
Chương trình này được hình thành với mục đích giúp sinh viên
Việt Nam trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để xây dựng một kế
hoạch tài chính và đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn, cũng như theo
đuổi nghề nghiệp yêu thích. Theo sau các buổi hội thảo sẽ là cuộc thi “Nhà
hoạch định tài chính triển vọng” mở rộng cho sinh viên tại tất cả các trường
đại học tại TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ trực tiếp áp dụng những
kiến thức về tài chính vừa cập nhật…
“Với chương trình quản lý tài chính và hướng nghiệp này, HSBC không chỉ
trang bị cho các bạn sinh viên Việt Nam những kiến thức tài chính cơ bản,
mà còn đem đến một cơ hội để khám phá và có cái nhìn sơ khởi về con
đường nghề nghiệp trong ngành dịch vụ tài chính là như thế nào”, ông Jai
Pawani, Giám đốc hoạt động kiêm Chủ tịch Hội đồng phát triển bền vững
HSBC tại Việt Nam nói.
Tuy nhiên, một điều có thể khẳng định, dù đây là dự án cộng đồng thì
thương hiệu HSBC sẽ phổ cập hơn trong rất nhiều sinh viên, thế hệ là chủ
lực của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.
Dự án mang tên “Phòng chống mù lòa cho trẻ em thành thị Việt Nam” triển
khai tại Hà Nội và TP. HCM trong 3 năm 2010 - 2012 vừa được Ngân hàng
Standard Chartered cam kết tài trợ 1 triệu USD trong tổng số 1,3 triệu USD
chi phí của Dự án. Phát biểu về chương trình này, ông Louis Taylor, Tổng
giám đốc Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Standard Chartered


(Việt Nam) nói: “Chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng để có những đóng góp
thiết thực nhất cho cộng đồng, nơi chúng tôi có mặt”.
Đó chỉ là hai trong số khá nhiều dự án cộng đồng đang được các tổ chức tín
dụng nước ngoài triển khai. Bên cạnh đó là các dự án như: Trang bị kỹ năng
cơ bản về quản lý tài chính và tiêu dùng cho học sinh tiểu học; Chương trình
dạy về quản lý chi tiêu cho phụ nữ trẻ tuổi và thanh thiếu niên có hoàn cảnh
khó khăn tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa; Thư viện tài chính trực tuyến bằng
tiếng Việt dành cho người Việt Nam…
Với các chương trình này, không thể phủ nhận, các ngân hàng ngoại đang
ngày càng “địa phương hóa” để gần gũi hơn với dân cư bản địa. Đó là điều
mà các ngân hàng trong nước cần chú ý trong bài toán thị phần, vốn được
các đơn vị này cho là thế mạnh.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng cho biết, đó dù là những hoạt
động mang tính chất cộng đồng, không tạo ra lợi nhuận trực tiếp cho ngân
hàng nhưng thực tế, các ngân hàng ngoại rất khôn ngoan trong chiến lược
phát triển tại Việt Nam. Không những kinh doanh chuẩn mực, bài bản, họ
còn đẩy mạnh hỗ trợ về mặt giáo dục, y tế, xã hội… và đó là sự đầu tư thực
sự bền vững

×