Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CVP đáp án đề xuất ĐBBB lịch sử 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.37 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VĨNH PHÚC
Đáp án gồm 06 trang


u
1

2

ĐÁP ÁN ĐỀ XUẤT CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
NĂM HỌC 2022- 2023
MÔN: LỊCH SỬ 11
Gợi ý nội dung

Có đúng khơng khi cho rằng: Hiệp ước Bali (2/1976) mở ra thời kì phát
triển mới cho tổ chức ASEAN? Tại sao sau gần 20 năm Việt Nam mới
gia nhập tổ chức ASEAN?
1. Hiệp ước Bali (2/1976) mở ra thời kì phát triển mới cho tổ chức ASEAN
- Nhận định trên hoàn toàn đúng
- Tổ chức ASEAN thành lập ngày 8/8/1967 gồm 5 nước thành viên. Trong
giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN vẫn là một tổ chức non trẻ, chưa có sự
hợp tác liên kết giữa các nước thành viên, chưa có vị thế trên trường quốc tế.
- Từ giữa những năm 70, ASEAN có những bước tiến mới, được đánh dấu
bằng việc kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước
Bali Indonexia) tháng 2/1976.
- Hiệp ước Bali đã xác định các nguyên tắc cơ bản trong mối quan hệ giữa
các nước thành viên:…
- Hiệp ước phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và của các nước trong
khu vực. Từ đây, mở ra thời kì phát triển mới cho các nước Đơng Nam Á:


Thời kì mở rộng tổ chức, kết nạp thành viên mới từ ASEAN 5 tới ASEAN
10. Tốc độ phát kinh tế của các nước thành viên tăng trưởng nhanh chóng.
- Mở rộng, hợp tác trên các lĩnh vực, tăng cường sự hợp tác trong và ngoài
nước qua các diễn đàn khu vực AFTA, diễn đàn Á – Âu ASEM…
2. Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995
- Mục đích, nguyên tắc hoạt động của ASEAN, và Hiệp ước Bali năm 1976
phù hợp với yêu cầu phát triển của nước ta. Chiến tranh lạnh kết thúc, vấn đề
Campuchia được giải quyết, mối quan hệ giữa ASEAN và Đông Dương
chuyển sang đối thoại hợp tác…
- Đường lối đổi mới của Đảng ta năm 1986 về đối ngọai, Việt Nam muốn
làm bạn với tất cả các nước, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ…
Trên cơ sở đó, ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên
thứ 7 của ASEAN.
Sự chuyển biến các giai cấp ở Việt Nam dưới tác động của chương trình
khai thác thuộc địa lần hai của tư bản Pháp (1919-1929) có ý nghĩa như
thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc trong những năm 19191930?
1. Sự chuyển biến
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, TD Pháp tiến hành chương trình khai
thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), đã tác động lớn đến xã hội Việt Nam
và các giai cấp có sự chuyển biển ngày càng sâu sắc...
- Hai giai cấp cũ là địa chủ và nông dân bị phân hóa, địa chủ bị phân hóa

Điểm
3,0

0.5
0.25
0.25
0.25
0.5


0.25
0.5

0.5

2.5

0.25
0.5
1


3

thành ba bộ phận là đại địa chủ, trung và tiểu địa chủ... Nông dân là nạn
nhân chủ yếu của chương trình khai thác thuộc địa...
- Tư sản, tiểu tư sản là giai cấp mới xuất hiện trong chương trình khai thác
thuộc địa lần hai. Tư sản bị phân hóa thành hai bộ phận là tư sản mại bản và
tư sản dân tộc... Tiểu tư sản có số lượng và thành phần đông đảo...
- Công nhân Việt Nam là giai cấp ra đời trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, công nhân
Việt Nam ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng.
2. Ý nghĩa đối với phong trào giải phóng dân tộc (1919-1930)
- Bên cạnh sự tồn tại của giai cấp cũ, sự xuất hiện của các giai cấp mới làm
cho xã hội Việt Nam có đầy đủ các giai cấp của một xã hội hiện đại... Những
giai cấp mới cũng chính là những cơ sở vật chất để tiếp thu tư tưởng mới vào
Việt Nam là hệ tư tưởng tư sản và vô sản, đây là đặc điểm lớn nhất của
phong trào dân tộc 1919-1930.
- Những chuyển biến làm cho mâu thuẫn xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc,

mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và tay sai trở
thành mâu thuẫn chủ yếu nhất. Đó cũng là cơ sở thúc đẩy phong trào dân tộc
dân chủ ngày càng phát triển với nhiều lực lượng tham gia, nhiều hình thức
đấu tranh...
Trên cơ sở tóm tắt và nhận xét hoạt động của tiểu tư sản trí thức Việt
Nam 1919-1925, anh/chị hãy đề xuất biện pháp phát huy vai trò của đội
ngũ tri thức trong sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước ngày nay?
1. Tóm tắt hoạt động
a. Trong nước:
- Thành lập các tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục việt,... Các
ác nhà xuất bản tiến bộ: Nam đồng thư xã, Cường học thư xã...
- Nhiều tờ báo tiến bộ lần lượt ra đời: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà
quê... Phong trào đấu tranh tiêu biểu: Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền
Pháp thả Phan Bội Châu (1925), các cuộc truy điệu để tang Phan Châu Trinh
(1926)...
b. Ngoài nước
- Hoạt động của Tâm Tâm xã...
- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc...
2. Nhận xét
- Về mục tiêu, đối tượng: chống chính sách kìm hãm, chèn ép về mặt kinh tế,
đòi những quyền tự do, dân chủ thông thường....nêu cao quyết tâm giành lại
độc lập, lật đổ nền thống trị của đế quốc Pháp...
- Về lực lượng, qui mơ: là tầng lớp tiểu tư sản trí thức, dễ dàng tiếp thu
những tư tưởng dân chủ tiến bộ...
- Về hình thức, phương pháp: phong phú mít tinh, biểu tình...thành lập các tổ
chức chính trị...tun truyền văn hóa tiến bộ
- Về tính chất: là phong trào yêu nước mang tính chất dân chủ cơng khai....
Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc mang tính chất vơ sản...
- Về ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước của tiểu tư sản... chuẩn bị điều kiện


0.5
0.25

0.5

0.5

3.0

0.25
0.25

0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
2


4

cho những phong trào đấu tranh sau này.
3. Biện pháp
VD tham khảo: 1- Củng cố và tăng cường khối Liên minh cơng- nơng trí
thức, lực lượng tiên phong tiếp thu KHKT; 2- Đề cao trí thức có đống góp
cho đất nước...; 3- Đổi mới việc tổ chức ngày doanh nhân Việt Nam...

Bằng những sự kiện lịch sử chọn lọc, hãy làm sáng tỏ vai trò của
Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.
1. Có vai trị quyết định trong việc chuẩn bị điều kiện về chính trị, tư tưởng
và tổ chức:
- Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm khẳng định con đường giải phóng cho
cách mạng Việt Nam là cách mạng vơ sản dưới ngọn cờ chủ nghĩa MácLênin…
- Về mặt tư tưởng - chính trị:
+ Nguyễn Ái Quốc xây dựng truyền bá lí luận giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng vơ sản. Lí luận đó được trình bày qua nhiều bài viết cho các
báo: Nhân đạo, Người cùng khổ, Thanh niên... đặc biệt là qua 2 tác phẩm
“Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường kách mệnh”.
+ Lí luận giải phóng dân tộc là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên yêu
nước Việt Nam đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng vô sản, là sự chuẩn bị về
mặt tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản, đồng thời đặt nền
móng để xây dựng nên Cương lĩnh chính trị của Đảng sau này
- Về mặt tổ chức:
+ Cuối 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây
Người tiếp xúc với tổ chức Tâm tâm xã. Tháng 2/1925, Nguyễn Ái Quốc lựa
chọn một số thanh niên ưu tú, lập ra nhóm Cộng sản đồn, và trên cơ sở đó
đến tháng 6/1925, sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
+ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là một tổ chức yêu nước có khuynh
hướng cộng sản, là tổ chức tiền thân của chính đảng vơ sản Việt Nam. Đây là
bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
+ Từ đầu năm 1925, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng
Châu, giảng dạy, đào tạo những thanh niên yêu nước Việt Nam về lí luận, về
phương pháp làm cách mạng… tuyên truyền lí luận giải phóng dân tộc trong
nhân dân.
2. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930

- Là người triệu tập và chủ trì Hội nghị:
+ Đến năm 1929, ở Việt Nam có ba tổ chức cộng sản ra đời và hoạt động.
Điều đó có tác dụng làm cho phong trào cách mạng phát triển mạnh hơn,
nhưng sự hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức gây trở ngại cho phong trào. Nếu
để tình trạng đó kéo dài sẽ là một nguy cơ đối với cách mạng Việt Nam.
+ Nhận được thông tin về tình hình trên, Người lập tức rời Xiêm đến Hương
Cảng (Trung Quốc). Với tư cách là đại diện của Quốc tế Cộng sản, có quyền
quyết định mọi vẫn đề của cách mạng Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã
triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản

0.5
3.0

0.25

0.5

0.5

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

3



5

6

đảng để họp Hội nghị hợp nhất.
- Nguyễn Ái Quốc với uy tín và vai trị của mình sau khi phân tích tình hình
cách mạng ở Việt Nam đã thống nhất được các tổ chức thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam.
- Người soạn thảo và thơng qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng...
Đó là Cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo mà tư tưởng cốt lõi
là độc lập tự do. Nguyễn Ái Quốc là người có vai trị to lớn nhất, vai trị
quyết định trong tồn bộ q trình chuẩn bị điều kiện và sáng lập Đảng Cộng
sản Việt Nam..
Phát biểu ý kiến của anh/chị về nhận định: “Cách mạng tháng Tám là
một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình.”
1. Nhận định “Cách mạng tháng Tám….” là một nhận định đúng, phù hợp
với thực tiễn
2. Chứng minh
- Yếu tố quyết định tính chất điển hình của một cuộc cách mạng là căn cứ
vào mục tiêu, nhiệm vụ mà cuộc cách mạng đỏ đặt ra... Ngồi ra, cịn liên
quan đến giai cấp lãnh đạo, lực lượng tham gia, kết quả và phương hướng
tiến lên của cách mạng.
- Mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Cách mạng tháng Tám năm 1945: Giải
quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc - phát xít Nhật
để giải phóng dân tộc (Hội nghị tháng 5-1941)
- Lãnh đạo và lực lượng: Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo toàn dân tộc
vùng dậy, dùng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tập hợp trong các
tổ chức cứu quốc của Việt minh…

- Kết quả, phương hướng: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được
thành lập là chính quyền mới của tồn dân tộc (rộng rãi hơn so với hình thức
chính quyền cơng nơng)... Nhân dân Việt Nam có quyền dân tộc tự quyết
(mỗi nước có một mặt trận riêng, chính quyền nhà nước riêng)...
- Tính chất khác: Tính cách mạng, tính bạo lực, tính chính nghĩa... Cách
mạng cũng có tính dân chủ nhưng gắn với tính dân tộc (đưa nhân dân Việt
Nam từ thân phận nô lệ lên làm chủ đất nước; giải quyết một phần quyền lợi
của nơng dân về ruộng đất; góp phần trong chiến thắng Đồng minh chống
phát xít).
+ Tuy nhiên, cách mạng chưa xóa bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, chưa thực
hiện được khẩu hiệu “người cày có ruộng”... Vì thế tính chất dân chủ của
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam khơng điển hình
Trên cơ sở khái quát mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ tháng 9
năm 1945 đến cuối tháng 12 năm 1946, anh/chị hãy rút ra bài học kinh
nghiệm có thể vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
ngày nay.
1. Khái quát mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ tháng 9 năm 1945 đến
cuối tháng 12 năm 1946
- Chủ trương của Đảng và Chính phủ:
+ Xác định Pháp là kẻ thù chính vì… nên cần phải tập trung giải quyết…
+ Tránh cùng một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù nguy hiểm…. tranh thủ

0.25
0.25

3.0
0.5
0.5

0.5

0.5
0.5

0.5

3,0

0.25
0.5
4


lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ của kẻ thù để linh hoạt đưa ra biện pháp
khôn khéo. Cố gắng kéo dài thời gian hịa bình để củng cố và xây dựng
chính quyền cách mạng: trong bất cứ hồn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích
quốc gia dân tộc lên trên…
- Mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ tháng 9 năm 1945 đến cuối tháng
12 năm 1946

7

+ Từ tháng 9/1945 đến trước ngày 06/03/1946: Quan hệ Việt - Pháp là quan
hệ đối đầu; Đối đầu về quân sự ở phía Nam, phía Bắc thương lượng, nhân
nhượng có ngun tắc với Trung Hoa Dân quốc, do Pháp xâm lược trở lại….
Biểu hiện của sự đối đầu về quân sự…
+ Từ ngày 06/03/1946 đến trước ngày 19/12/1946: Quan hệ Việt - Pháp
chuyển sang đối thoại, Việt Nam tìm kiếm các giải pháp hịa bình để chấm
dứt cuộc xung đột. Đàm phán và kí kết Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946…
kiên trì đàm phán nỗ lực tìm kiếm hịa bình: kí với Pháp bản Tạm ước
(14/9/1946)…

+ Từ ngày 19/12/1946 trở đi: Quan hệ Việt - Pháp chuyển sang đối đầu, thù
địch; khả năng hịa hỗn khơng cịn nữa, con đường đàm phán hịa bình bị kẻ
thù phá họai, sự nhân nhượng của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã đến
giới hạn cuối cùng… Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định
phát động nhân dân cả nước kháng chiến chống Pháp…
2. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc ngày nay.
Học sinh có thể nêu quan điểm cá nhân, gợi ý các bài học kinh nghiệm:
- Tránh cùng một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù…
- Hịa hỗn nhân nhượng có nguyên tắc…
- Tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế…
- Không đối đầu về quân sự, khơi mào chiến tranh…
- Chỉ tiến hành chiến tranh bảo về độc lập dân tộc khi nhân nhượng đến giới
hạn…
Tại sao nói: Tồn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với Việt
Nam? Nêu ý kiến của anh/chị về mối quan hệ giữa bệnh dịch Covid hiện
nay với tồn cầu hóa.
- Tồn cầu hóa là q trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, là hệ
quả tất yếu của cuộc cách mạng KHKT, là xu thế khách quan và thực tế
không thể đảo ngược,…
1. Tồn cầu hóa là thời cơ cho Việt Nam
- Thúc đẩy mạnh lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, góp phần
chuyển biến cơ cấu kinh tế,…
- Địi hỏi Việt Nam phải cải cách sâu rộng, nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế,… Giúp Việt Nam tận dụng được mơi trường hịa bình, ổn định, hợp
tác và phát triển, hội nhập sâu vào các tổ chức, diễn đàn khu vực và thế giới.
+ Giúp Việt Nam thu hút vốn đầu tư, tiếp thu kĩ thuật, kinh nghiệm
quản lí, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực,…Thúc đẩy Việt Nam cải cách hành
chính,… tạo hành lang pháp lí cho các nhà đầu tư,…


0.5

0.5

0,5

0,75

2,5
0,25

0,25
0,5
0,5

5


2. Thách thức của Tồn cầu hóa đối với Việt Nam
- Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo 0,25
trong nước, giữa Việt Nam với các nước. Hoạt động của con người kém an
tồn hơn: về kinh tế, tài chính, chính trị, an ninh mạng, ô nhiễm môi trường,
bệnh dịch,…
- Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, độc lập chủ quyền quốc gia bị 0,25
xâm phạm,…
3. Ý kiến về mối quan hệ giữa Tồn cầu hóa với bệnh dịch Covid:
0,5
Câu hỏi mở, thí thi sinh có thể viết theo quan điểm riêng nhưng. Đây là
những gợi ý
- Toàn cầu hóa tất yếu có sự giao lưu kết nối giữa các nước,… cùng với điều

đó thì bệnh dịch cũng lây lan từ nước này sang nước khác, không tránh khỏi,

- Do bệnh dịch nên các nước phải đóng cửa biên giới, cản trở giao lưu kinh
tế văn hóa, gây khó khăn cho các nền kinh tế hậu quả chung là kinh tế tăng
trưởng chậm,… Tuy nhiên trong khó khăn lại tạo cơ hội cho các nhà khoa
học, nhà quản lý phát huy sự nhạy bén sáng tạo thích ứng trong điều kiện
hoàn cảnh mới.
****** Hết ******

6



×