Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.97 KB, 41 trang )

Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân; được
sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cơ giáo trong khoa Luật kinh tế cùng với sự quan
tâm của phòng đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho em được tiếp
xúc với các công việc thực tế tại địa phương thực tập
Thông qua đợt thực tập này em có thể tiếp thu được những kinh nghiệm quý
báu củng cố thêm những kiến thức đã học để làm cơ sở cho q trình cơng tác sau này.
Với lịng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo trong nhà
trường và các thầy cô giáo trong khoa Luật kinh tế đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt
thực tập tốt nghiệp này. Ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân em còn nhận được sự
giúp đỡ tận tình của cơ Nguyễn Thị Đan Phương và cán bộ xã Hùng Sơn - Hiệp HòaBắc Giang.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, cô giáo, Ban giám hiệu nhà
trường, phòng đào tạo, khoa Luật kinh tế, UBND xã Hùng Sơn đã tạo điều kiện giúp
đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Dương Văn Hoan

-i-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................ii
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI........................................................................................................4
1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT ĐAI.....................................................................4
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT ĐAI..........................................................4
I.2. CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI..................5
I.2.1. Từ khi thành lập Đảng đến năm 1945..........................................................5
I.2.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1993.............................................................5
I.2.3. Thời kỳ từ 1993 đến nay...............................................................................7
I.3. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI..............................................8
I.4. THẨM QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI.............................................8
I.5. XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI....................................................9
I.6. CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI CẤP XÃ:.......................9
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÙNG SƠN TRONG THỜI GIAN QUA
(2014-2018).........................................................................................................11
1. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH......................................................................................11
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.............................................................11
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- XÃ HỘI..........................................................................12
1.2.1 Phát triển kinh tế- xã hội............................................................................12
Nhân lực:.............................................................................................................12
Theo số liệu điều tra đến 31/12/2017 tồn xã có 1070 hộ; 4.598 nhân khẩu,
trong đó nam 2.200 người, nữ 2.398 người. Lao động trong độ tuổi 2888 người,
lao động thường xuyên 2670 người.....................................................................12
3.2.2. Cơ sở hạ tầng............................................................................................14
- ii -


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

3.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ HÙNG SƠN.........................................15

1.3 VỊ

TRÍ PHÁP LÝ VÀ Q TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA

PHƯƠNG XÃ

HÙNG SƠN......................................................................................16

1.3.1. Vị trí pháp lý..............................................................................................16
1.3.2. Q trình hình thành và phát triển............................................................16
1.4. CƠ

CẤU TỔ CHỨC CỦA

ỦY

BAN NHÂN DÂN XÃ

HÙNG SƠN,

HUYỆN

HIỆP

HÒA, TỈNH BẮC GIANG........................................................................................17
1.5. CÁC CHỨC DANH LÃNH ĐẠO.........................................................................17
1.5.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hùng Sơn...................................................17
1.5.2. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hùng Sơn...........................................18
1.6. NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ HÙNG SƠN...................................19
1.7. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA UBND XÃ HÙNG SƠN.....................................19

2. THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÙNG SƠN....21
2.1. CƠNG TÁC ĐO

ĐẠC, LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH,

CƠNG TÁC XÁC

ĐỊNH ĐỊA GIỚI

HÀNH CHÍNH, LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH, LẬP BẢN ĐỒ HÀNH
CHÍNH...................................................................................................................22

2.2. CƠNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT.......................23
2.3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT, THU HỒI ĐẤT, CHUYỂN
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT......................................................................................24

2.4. CƠNG

TÁC ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA

CHÍNH, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT........................................26

2.5. CƠNG TÁC THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI......................................................27
2.6. CÔNG

TÁC THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA

PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI..................28

3. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ (ƯU ĐIỂM, KHUYẾT ĐIỂM).............................................29

3.1. ƯU ĐIỂM:......................................................................................................29
3.2. NHƯỢC ĐIỂM:................................................................................................30
3.3. NGUYÊN NHÂN CỦA TỒN TẠI, YẾU KÉM.......................................................30
3.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.................................................................................31
-iii-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.................................................32
1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN..............................................................................32
1.1 GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI................32
1.2. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NÂNG CAO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ...............33
1.3 . GIẢI PHÁP VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ĐÚNG MỤC ĐÍCH HIỆU QUẢ HƠN............34
2 – KIẾN NGHỊ:.....................................................................................................34

-iv-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

LỜI MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc
biệt khơng gì có thể thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là các nguồn lợi tự nhiên như
khí hậu, thời tiết, nước, khơng khí, khống sản nằm trong lòng đất, sinh vật sống trên
bề mặt trái đất thậm chí cả sinh vật sống trong lịng đất.
Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định
trong khơng gian. Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý một cách hợp lý, sử dụng
một cách có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.

Hơn nữa, quá trình phát triển kinh tế, q trình đơ thị hố ở làm cho mật độ dân
cư ngày càng tăng. Chính sự gia tăng dân số, sự phát triển đơ thị và q trình cơng
nghiệp hố làm cho nhu cầu về nhà ở cũng như đất xây dựng các cơng trình cơng
cộng, khu cơng nghiệp trong cả nước vốn đã “bức xúc” nay càng trở nên “nhức nhối”
hơn. Đây là vấn đề nan giải không chỉ với nước ta mà còn với các nước đang phát triển
và phát triển trên thế giới. Để giải quyết vấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho
mình những chương trình, kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp với hồn cảnh, điều
kiện của mình để sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt là đối với
nước ta - một đất nước mà quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố và đơ thị hố đang
diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước. [1]
Từ năm 1945 khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cho đến nay,
trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Nhà nước ta ln quan tâm thích đáng đến vấn đề đất
đai và đã ban hành, đổi mới Luật đất đai: Luật đất đai 1988, Luật đất đai năm 1993;
Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật đất đai 1993 năm 1998, năm 2001, Luật
đất đai năm 2003, Đăc biệt Luật đất đai năm 2013 chính thức có hiệu lực ngày
01/7/2014 đã từng bước đưa pháp luật đất đai phù hợp với thực tế quản lý và sử dụng
đất. Các văn bản, Thông tư, Nghị định…đi kèm đã giúp rất nhiều cho việc nắm chắc,
quản lý chặt chẽ quỹ đất đai của quốc gia cũng như phù hợp với sự phát triển của nền
kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Sau hơn 04 năm thi hành Luật Đất đai 2013, công tác quản lý nhà nước
(QLNN) về đất đai ngày càng hiệu quả và phù hợp hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. tuy nhiên vẫn còn một số bất cập, hạn chế trong công tác
quản lý như:
- Năng lực, trình độ chun mơn của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng
được yêu cầu của công tác QLNN về đất đai.

- 1-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”


- Việc chấp hành pháp luật đất đai của các cấp, các ngành và của nhân dân chưa
thật nghiêm minh; tình trạng lấn chiếm đất đai, giao đất không đúng thẩm quyền, thu
tiền sử dụng đất sai quy định; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất
cịn nhiều bất cập, gây cho nhân dân nhiều bức xúc; tình trạng khiếu kiện, tranh chấp
đất đai ở một số địa phương cịn kéo dài; cơng tác quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất;
công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ
sơ địa chính; cơng tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo v.v…còn tồn tại những
khiếm khuyết, sơ hở, tính đồng bộ chưa cao. Tất cả những vấn đề đó đã ảnh hưởng
khơng nhỏ đến hiệu lực và hiệu quả của công tác QLNN về đất đai. Việc nghiên cứu
lĩnh vực QLNN về đất đai trong tình hình hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa rất
quan trọng nhằm:
- Tìm ra những nguyên nhân hạn chế, yếu kém trong công tác QLNN về đất đai, đồng
thời có biện pháp cụ thể, thích hợp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả QLNN về đất đai.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm giúp các cấp, các ngành thực hiện tốt chức
năng QLNN về đất đai.
- Nâng cao nhận thức toàn xã hội trong việc chấp hành tốt pháp luật đất đai.
- Bảo đảm quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của người dân trong việc sử dụng đất.
Hùng Sơn là xã miền núi của huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang. Với lợi thế về
vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã Hùng Sơn đã và đang có nhiều thuận lợi để phát
triển kinh tế - xã hội. Các ngành dịch vụ, thương mại, công nghiệp của xã phát triển
mạnh. Mơ hình sản xuất nơng nghiệp đơn thuần đã dần được chuyển dịch theo hướng
nông nghiệp kết hợp khai thác dịch vụ sinh thái.
Vì là một xã đang trong quá trình quy hoạch lên Thi Trấn nên tốc độ gia tăng dân
số, sự đơ thị hố diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc dẫn đến nhu cầu về đất đai gia tăng, gây sức
ép lớn đến quỹ đất cho các ngành kinh tế nói riêng và quỹ đất đai nói chung. Điều này địi
hỏi UBND xã Hùng Sơn phải có những chính sách về quản lý, sử dụng đất đai phù hợp
nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý.
Nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn,

huyện Hiệp Hòa giúp chúng ta có cái nhìn chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất, cơ
cấu đất đai của từng loại đất, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác
quản lý Nhà nước về đai đai.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, được sự phân công của khoa Luật kinh
tế, trường Đại học kinh tế Quôc dân Hà nội, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn
Thị Đan Phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng
đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa”.
- Nghiên cứu thực trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng sử
- 2-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

dụng đất và tiềm năng đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn.
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức bộ máy QLNN về đất đai, trình độ chun mơn
của đội ngũ cán bộ QLNN về đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn.
- Nghiên cứu thực trạng tình hình QLNN về đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn,
huyện Hiệp Hòa trong thời gian (2014-2018)
- Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn,
huyện Hiệp Hòa theo nội dung quản lý Nhà nước về đất đai quy định tại điều 22 Luật
đất đai năm 2013.
- Đánh giá tình hình sử dụng các loại đất của xã Hùng Sơn.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy các vấn đề tích cực, hạn chế các vấn
đề cịn tồn tại trong cơng tác quản lý sử dụng đất đai, giúp cơ quan quản lý Nhà nước
quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất.
.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
- 3-



Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT ĐAI
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của đất đai.
a. Khái niệm đất đai
Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời,
hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình, thời
gian. Giá trị tài ngun đất được đánh giá bằng số lượng diện tích (ha, km 2) và độ phì
nhiêu, màu mỡ.
Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai bao
gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất
định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: yếu tố
khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên,
động vật và những biến đổi của đất do các hoạt động của con người.
Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá,
là tư liệu sản xuất khơng gì thay thế được của ngành sản xuất nông - lâm nghiệp, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư,
xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng. Nhưng đất đai là tài ngun
thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian.
Trong tất cả các điều kiện cần thiết để quá trình sản xuất được thực hiện, tạo ra
của cải vật chất, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người; đất đai giữ vị
trí và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng
sản xuất của nông nghiệp và cũng là nơi xây dựng các cơng trình phục vụ phát triển
kinh tế, dân sinh và an ninh quốc phòng. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nó là yếu tố
cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Như vậy có thể nói đất đai là tài sản đặc biệt,
là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các

cơ sở kinh tế- văn hố- xã hội- an ninh quốc phịng.
b. Đặc điểm đất đai
Đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất của nông nghiệp và
cũng là nơi xây dựng các cơng trình phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh và an ninh
quốc phòng. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nó là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của
mỗi quốc gia. Như vậy có thể nói đất đai là tài sản đặc biệt, là tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế- văn hốxã hội- an ninh quốc phịng.
1.1.2. Phân loại đất
- 4-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

Theo Điều 10, Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được
phân loạ inhư sau:
*Thứ nhất là nhóm đất nơng nghiệp: bao gồm các loại đất sau: Đất trồng cây
hằng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác; Đất trồng cây lâu năm;
Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản;
Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các
loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt khơng trực
tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật
khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục
đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng
hoa cây cảnh.
*Thứ hai là nhóm đất phi nơng nghiệp: bao gồm các loại đất sau: Đất ở gồm đất
ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; Đất xây dựng trụ sở cơ quan; Đất sử dụng vào mục
đích quốc phịng, an ninh; Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở
của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo,
thể dục thể thao, khoa học và cơng nghệ, ngoại giao và cơng trình sự nghiệp khác; Đất

sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu
chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nơng nghiệp; đất sử dụng cho
hoạt động khống sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; Đất sử dụng vào
mục đích cơng cộng gồm đất giao thơng; thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí cơng cộng; đất cơng
trình năng lượng; đất cơng trình bưu chính, viễn thơng; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất
thải; Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà
hỏa táng; Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; Đất phi nông
nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất;
đất xây dựng kho và nhà để chứa nơng sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc,
cơng cụ phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp và đất xây dựng cơng trình khác của người
sử dụng đất khơng nhằm mục đích kinh doanh mà cơng trình đó khơng gắn liền với đất
ở.
*Thứ ba là nhóm đất chưa sử dụng: gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử
dụng.
( Nguồn B Bạn đọc)
Tổn hợp thực trạng, phân loại, sử dụng đất của xã Hùng Sơn.
Tổng diện tích đất tồn xã 438,44 ha, trong đó:
+ Đất nơng nghiệp chiếm 283,26 ha;
+ Đất phi nông nghiệp chiếm 155,18 ha;
- 5-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

+ Đất chưa sử dụng chiếm 0 ha. Cụ thể được nêu trong Bảng 1.1dưới đây:
Bảng 1.1: Diện tích các loại đất của xã Hùng Sơn
STT
A
1

2
3
4
B
1
2
3
4
5
6
7
C

Loại đất
Đất Nông Nghiệp
Đất trồng lúa
Đất trồng cây mầu
Đất thuỷ sản
Đất trồng cây lâu năm
Đất phi nông nghiệp
Đất ở (hộ NN, PNN,DVTM)
Đất khu công nghiệp, sản xuất kinh doanh
Đất trụ sở, cơ quan cơng trình sự nghiệp
Đất tơn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất phát triển hạ tầng
Đất chưa sử dụng
Tổng (A+B+C)


Diện tích (ha)
283,26
194,18
71,70
11.5
5,88
155,18
97,70
9,61
0,51
0,93
2,45
1,50
42,48
0

Tỷ lệ %
64,61

438,44

100

35,39

(Nguồn UBND xã Hùng Sơn năm 2018)

1.1.3. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đất đai
* Từ khi thành lập Đảng đến năm 1945
Những năm thập niên 20, đất nước ta bị kẻ thù thực dân Pháp xâm lược và bè lũ

bọn vua quan thối nát, đất nước ta chìm trong màn đêm nô lệ, đời sống của nhân dân ta
vô cùng cơ cực. Ngày 3 tháng 2 năm 1930 Đảng ta ra đời, mặc dù hoạt động trong
điều kiện vô cùng khắc nghiệt, song Đảng ta đã đề ra những đường lối cách mạng vơ
cùng sáng suốt trong đó có chủ trương và chính sách về ruộng đất hết sức kịp thời.
Đảng ta đã nêu lên khẩu hiệu “ Tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn sứ
và các giáo hội, giao ruộng đất cho trung và bần nông”. Lần đầu tiên trong lịch sử
nước ta, cách mạng ruộng đất được đặt thành một trong những nhiệm vụ quan trọng
gắn liền với cơng cuộc giải phóng dân tộc.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi, chúng ta có thể nói là
chủ trương đường lối ruộng đất đúng đắn của Đảng đã trở thành vũ khí, sức mạnh sắc
bén góp phần đắc lực đưa cách mạng đi đến thành công.
- 6-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

* Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1993
Đất đai là một trong hai mục tiêu quan trọng nhất của cuộc Cách mạng Dân tộc
Dân chủ Nhân dân do Đảng ta lãnh đạo: “đánh đuổi thực dân để giải phóng đất nước
và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày”. Ngày
03/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh: “Tồn dân tăng gia sản xuất nông
nghiệp” và “khẩn cấp chấn hưng nông nghiệp” để chống đói, giải quyết tình hình
trước mắt cho nhân dân, hàng loạt Thông tư, Nghị định của Bộ Quốc dân Kinh tế và
Sắc lệnh của Chủ tịch Nước đã ban hành nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp. Nhân dân ta đã sử dụng đất thuộc các đồn điền vắng chủ, khai khẩn đất hoang
để tăng gia sản xuất cứu đói.
Ngày 18/6/1949, thành lập Nha Địa chính trong bộ Tài chính và tập trung làm
thuế nơng nghiệp phục vụ cho kháng chiến.
Ngày 14/12/1953 Quốc hội đã thông qua “Luật cải cách ruộng đất” thực hiện
triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Theo Hiến pháp 1946, quyền sở hữu đất đai

được đảm bảo, ruộng đất chia đều cho dân cày, người cày được canh tác trên thửa đất
của mình. Trong giai đoạn 1955–1959, cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương được
thành lập (ngày 3 tháng 7 năm 1958) thuộc Bộ Tài chính với chức năng chủ yếu là
quản lý diện tích ruộng đất để thu thuế nơng nghiệp. Ngày 05/5/1958 có Chỉ thị
334/TTg của Thủ tướng chính phủ cho tái lập hệ thống địa chính trong Bộ Tài chính và
UBND các cấp để làm nhiệm vụ đo đạc lập bản đồ giải thửa và hồ sơ địa chính.
Vào năm 1979 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định thành lập Tổng cục
Quản lý Ruộng đất thuộc Chính phủ và các cơ quan quản lý ruộng đất ở địa phương
trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.
Giai đoạn 1980 – 1991 được mở đầu bằng Hiến Pháp 1980, trong đó đảm bảo
thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần kinh tế: kinh tế quốc
doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể. Hiến pháp đã
quy định toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân được Nhà
nước thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch. Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ
thị 299/TTg ngày 10/11/1980 về việc triển khai đo đạc giải thửa nhằm nắm lại quỹ đất
trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu quản lý và sử dụng đất đai trong giai đoạn mới.
Đầu năm 1981, Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng về mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong
hợp tác xã nơng nghiệp. Tiếp theo, Đại hội Đảng khóa VI năm 1986 đã đưa vấn đề
lương thực - thực phẩm trở thành một trong ba chương trình mục tiêu đổi mới kinh tế.
Năm 1987 Luật Đất đai lần đầu tiên của nước ta được ra đời, có hiệu lực từ năm 1988.
Dấu mốc tiếp theo có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp là
Nghị Quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 5/4/1989, một văn kiện quyết định
- 7-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

nhằm đổi mới chế độ sử dụng đất nông nghiệp. Nghị Quyết đã khẳng định việc chuyển
nền nông nghiệp tự cung tự cấp theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây là những bước đi

có tính then chốt nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình ở nơng thơn trên cơ sở Nhà nước
giao đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài.
Để triển khai Luật Đất đai 1987, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị quyết
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VII, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê
chuẩn hai Pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành một Nghị định, Thủ tướng Chính phủ đã
có một Chỉ thị. Tổng cục Quản lý Ruộng đất đã ban hành một số Quyết định và Thơng
tư hướng dẫn.
Hiến pháp 1992 ra đời, trong đó quy định rõ chế độ sở hữu và quản lý đất đai:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân ” (Điều 17), “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất
đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà
nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Tổ chức và cá nhân
có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển
quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật ” (Điều 18).
* Thời kỳ từ 1993 đến nay
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 1993 (bao gồm cả Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật Đất đai năm 2001) là một trong những đạo luật quan trọng thể hiện
đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Những kết quả đạt được trong việc thực
hiện Luật Đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003 là tích cực, thúc đẩy phát triển
kinh tế, góp phần ổn định chính trị - xã hội.
Tuy nhiên trước tình hình phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, pháp luật
về đất đai đã bộc lộ những hạn chế như: Pháp luật đất đai chưa xác định nội dung cốt
lõi của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước thống nhất quản lý, vai trò đại
diện chủ sở hữu toàn dân của Nhà nước chưa xác định trong Luật. Pháp luật đất đai
chưa theo kịp tiến trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, chưa có đủ các chế định cần thiết về định
giá đất, về điều tiết địa tô chênh lệch, về điều tiết lợi nhuận qua việc chuyển nhựơng
quyền sử dụng đất, về bồi thường khi thu hồi đất, về đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng
đất v.v…
Để khắc phục những thiếu sót nêu trên. Quốc hội khóa XIII (2011 – 2016), tại

kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Luật Đất đai 2013 và bắt đầu có hiệu
lực vào ngày 01/07/2014. Luật đã khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Vai trò của QLNN về đất đai được
nâng lên một bậc, việc phân cấp quyền hạn, chức năng QLNN của từng cấp được xác
định rõ ràng hơn. Đất đai được quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý hơn, mang lại hiệu
- 8-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

quả kinh tế hơn.
Đất đai là tài nguyên đặc biệt, trước hết bởi đất đai có nguồn gốc tự nhiên, là
tặng vật tự nhiên dành cho con người, tiếp đến mới là thành quả do tác động khai phá
của con người. Cái tính chất vơ cùng đặc biệt của đất đai là ở chỗ tính chất tự nhiên và
tính chất xã hội đan quyện vào nhau; nếu khơng có nguồn gốc tự nhiên, thì con người
dù có tài giỏi đến đâu cũng khơng tự mình (dù là sức cá nhân hay tập thể) tạo ra đất đai
được. Con người có thể làm ra nhà máy, lâu đài, công thự và sản xuất, chế tạo ra mn
nghìn thứ hàng hố, sản phẩm, nhưng khơng ai có thể sáng tạo ra đất đai. Do đó,
quyền sở hữu, định đoạt, sử dụng đất đai, dù Nhà nước hay người dân cũng cần phải
hiểu đặc điểm, hết sức đặc biệt ấy.
Đất đai quý giá còn bởi con người khơng thể làm nó sinh sản, nở thêm, ngồi
diện tích tự nhiên vốn có của quả đất. Khi chúng ta nói đất đai là hàng hố, dù có thêm
hai chữ đặc biệt vào đó, thì cũng khơng lột tả được hết tính chất đặc biệt của đất đai cả
về phương diện tự nhiên cũng như xã hội. Vì thế, sự ứng xử với vấn đề đất đai trong
hoạt động quản lý khơng thể được đơn giản hố, cả trong nhận thức cũng như trong
hành động. (Trích trong bài viết “Quản lý đất đai - những khía cạnh đặc thù”- của
Đ/C Phạm Quang Nghị: Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng
sản Việt Nam).
1.1.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
Đất đai giữ vị trí và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của con

người, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Cho nên quản lý nhà
nước về đất đai phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Quản lý đất đai phải trên cơ sở pháp luật đất đai, các văn bản, biểu mẫu quy
định, hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn từ Trung ương đến địa
phương.
- Phải quản lý và sử dụng hợp lý toàn bộ vốn đất đai hiện của Nhà nước.
- Phải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai.
- Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống.
1.1.5 Thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai là sự tác động có tổ chức và điều khiển quyền lực
của Nhà nước bằng pháp luật đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
con người trong lĩnh vực đất đai, nhằm duy trì phát triển các mối quan hệ xã hội, trật
tự pháp luật đất đai và thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ QLNN về đất đai
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xác lập
và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất đai cùng với những
- 9-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc bán, cho thuê hoặc thu thuế) và giải quyết
những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đất.
Quản lý đất đai là q trình điều tra mơ tả những tài liệu chi tiết về thửa đất, xác
định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu giữ, cập nhật và
cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và các nguồn thông
tin khác liên quan đến thị trường bất động sản. Quản lý đất đai liên quan đến cả hai đối
tượng đất công và đất tư bao gồm các hoạt động đo đạc, đăng ký đất đai, định giá đất,
giám sát và quản lý sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý.

Nhà nước phải đóng vai trị chính trong việc hình thành chính sách đất đai và
các nguyên tắc của hệ thống quản lý đất đai bao gồm pháp Luật đất đai và pháp luật
liên quan đến đất đai. Đối với công tác quản lý đất đai, Nhà nước xác định một số nội
dung chủ yếu: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tập trung và phân cấp quản lý;
vị trí của cơ quan đăng ký đất đai; vai trò của lĩnh vực công và tư nhân; quản lý các tài
liệu địa chính; quản lý các tổ chức địa chính, quản lý nguồn nhân lực; nghiên cứu; giáo
dục và đào tạo; trợ giúp về chuyên gia tư vấn và kỹ thuật; hợp tác quốc tế.
1.1.6 Xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai
Mục đích của cơng tác này là nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện nghiêm chỉnh
pháp luật đất đai, đảm bảo cho đất đai được quản lý chặt chẽ, các loại đất được sử dụng
một cách hợp pháp, tiết kiệm và mang hiệu quả cao, góp phần tăng cường đoàn kết
trong nhân dân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội. Mặt khác, qua thanh tra, kiểm tra để nắm
được các chính sách pháp Luật đất đai đã đi vào thực tế như thế nào, qua đó phát huy
những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, tìm ra những nội dung khơng phù
hợp để đề xuất và bổ sung, sửa đổi các chính sách pháp Luật đất đai cho ngày càng hoàn
thiện hơn.
Bộ Tài nguyên và Mơi trường thường xun tổ chức các đồn cơng tác thực
hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
đồng thời xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai. Nhiều vụ việc
liên quan đến sai phạm trong quá trình quản lý và sử dụng đất đã được phát hiện và
được xử lý kiên quyết, dứt điểm, đảm bảo đúng pháp luật.
1.2. PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xác lập
và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất đai cùng với những
lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc bán, cho thuê hoặc thu thuế) và giải quyết
những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đất.
Quản lý đất đai là q trình điều tra mơ tả những tài liệu chi tiết về thửa đất, xác
định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu giữ, cập nhật và
cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và các nguồn thông
-10-



Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

tin khác liên quan đến thị trường bất động sản. Quản lý đất đai liên quan đến cả hai đối
tượng đất công và đất tư bao gồm các hoạt động đo đạc, đăng ký đất đai, định giá đất,
giám sát và quản lý sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng cho cơng tác quản lý.
Nhà nước phải đóng vai trị chính trong việc hình thành chính sách đất đai và
các nguyên tắc của hệ thống quản lý đất đai bao gồm pháp Luật đất đai và pháp luật
liên quan đến đất đai. Đối với công tác quản lý đất đai, Nhà nước xác định một số nội
dung chủ yếu: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tập trung và phân cấp quản lý;
vị trí của cơ quan đăng ký đất đai; vai trị của lĩnh vực cơng và tư nhân; quản lý các tài
liệu địa chính; quản lý các tổ chức địa chính, quản lý nguồn nhân lực; nghiên cứu; giáo
dục và đào tạo; trợ giúp về chuyên gia tư vấn và kỹ thuật; hợp tác quốc tế.
Ở Việt Nam, công tác quản lý tài nguyên đất đã được quan tâm từ rất sớm.
Những năm đầu của thập kỷ 80, Nhà nước đã xây dựng một hệ thống chính sách về đất
đai phù hợp với tình hình đất nước thể hiện ở chính sách thống nhất quản lý ruộng đất
và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước, đồng thời thực hiện công tác
đo đạc phân hạng đất và đăng ký thống kê đất đai trong cả nước. Đặc biệt ngày
18/12/1980 Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thơng qua Hiến
pháp sửa đổi quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên
trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa… đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước
thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung”. Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quan
trọng để thực thi công tác quản lý đất đai trên phạm vi cả nước. [7]
Nội dung quản lý đất nơng nghiệp có những chuyển biến tích cực khi thực hiện
Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/01/1981 về việc mở
rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động trong hợp tác xã nơng nghiệp. Chỉ thị 100CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng được coi là tiền đề cho những chính sách
mang tính cải cách sâu rộng sau này.
Ngày 29/12/1987, Quốc hội khoá VIII chính thức thơng qua Luật đất đai 1988
và nó chính thức có hiệu lực từ ngày 08/01/1988. Nghị quyết 10/NQ-TW ngày

05/04/1988 của Bộ Chính trị về giao đất cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài là dấu
mốc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của công tác quản lý sử dụng
đất đai trong giai đoạn xây dựng đổi mới đất nước.
Cùng với những bước phát triển của cơ chế thị trường, Nhà nước thực hiện
chính sách hội nhập với thế giới, Hiến pháp năm 1992 ra đời đánh dấu điểm khởi đầu
của cơng cuộc đổi mới chính trị. Tại điều 17 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật”.
Đồng thời Luật đất đai 1988 không cịn phù hợp và bộc lộ nhiều điểm bất cập,
chính vì vậy ngày 01/07/1993 Luật đất đai 1993 được thơng qua, chính thức có hiệu
lực từ ngày 15/10/1993. Tiếp đó là Luật đất đai bổ sung một số điều của Luật đất đai
-11-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

1993, 2001.
Hệ thống pháp luật về đất đai thời kỳ này đã đánh dấu một mốc quan trọng về
sự đổi mới chính sách đất đai của Nhà nước ta với những thay đổi quan trọng như: Đất
đai được khẳng định là có giá trị; ruộng đất nơng lâm nghiệp được giao ổn định lâu dài
cho các hộ gia đình, cá nhân; người sử dụng đất được hưởng các quyền: chuyển đổi,
chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất….và quy định 7 nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai. Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 quy định về việc
giao đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích
sản xuất nơng nghiệp. Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ quy định về
quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp.
Ngày 29/11/2013 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII đã thơng qua Luật đất đai
năm 2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2014. Luật đất đai 2013 và hệ thống
pháp luật về đất đai sau này đã vận dụng cũng như kế thừa những chính sách mang
tính đổi mới, tiến bộ của hệ thống pháp Luật đất đai trước đây đồng thời tiếp thu, đón
đầu những chính sách pháp Luật đất đai tiên tiến, hiện đại, phù hợp với tình hình kinh

tế, xã hội, chính trị của đất nước.
Tại điều 22 Luật đất đai 2013 quy định 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất
đai. [2] Bao gồm:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó;
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính;
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất;
6. Quản lý việc bồi thườn, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất;
7. Đang ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất, quyề sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
8. Thống kê, kiểm kê đất đai;
9. Xây dựng hệ thống thông tin về về đất đai;
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất:
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi việc chấp hành các quy định của
pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai:
-12-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
15. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai;

Cùng với Luật đất đai năm 2013, Nhà nước đã ban hành các Nghị định, Thông
tư, Chỉ thị … đã tạo ra một hành lang pháp lý cho công tác quản lý
-Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
đất đai có hiệu lực từ ngày 01/7/2014
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất có hiệu lực từ
ngày 01/7/2014
- Thông tư số 76/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 45 về thu tiền sử dụng
đất có hiệu lực từ ngày 01/8/2014
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nướ có
hiệu lực từ ngày 01/7/2014
- Thông tư số 77/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 46 về thu tiền thuê đất,
thuê mặt nước ( có hiệu lực từ ngày 01/8/2014)
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất có hiệu lực từ ngày 01/7/2014
- Nghị định số 104/2014/NĐ-CP quy định về khung giá đất có hiệu lực từ ngày
29/12/2014
- Nghị định số 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai có hiệu lực từ ngày 25/12/2014

-13-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ HÙNG SƠN
2.1. Khái quát về UBND xã Hùng Sơn
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý, địa giới

Hùng Sơn là xã miền núi nằm ở phía tây huyện Hiệp Hịa - tỉnh Bắc Giang, xã
có diện tích tự nhiên 438,44 ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp 283,26 ha, đất phi
nơng nghiệp 155,18 ha. Về địa giới hành chính, xã Hùng Sơn có vị trí như sau:
+ Phía Đơng giáp: xã Đức Thắng và Thường Thắng, huyện Hiệp Hịa;
+ Phía Bắc giáp: xã Hòa Sơn, và xã Thái Sơn huyện Hiệp Hịa;
+ Phía Tây giáp: xã Quang Minh, huyện Hiệp Hịa;
+ Phía Nam giáp: xã Mai Trung, huyện Hiệp Hịa;
Xã Hùng Sơn cách trung tâm huyện lỵ 4,0 km về phía Tây Nam, có hai tuyến
đường giao thơng chính, là đường tỉnh lộ TL 296 và đường Quân sự đi qua,
- Về địa hình
Xã Hùng Sơn có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần về phía Tây – Nam,
hệ thống rng đa số là bậc thang nhưng có chênh lệch về độ cao giữa các ruộng là
không lớn, hệ thống kênh mương hàng năm được tu bổ thường xuyên, thuận lợi cho
sản xuất nơng nghiệp.
-Về khí hậu:
Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ
cao nhất khoảng 36-38oc (tháng 7- 8), nhiệt độ thấp nhất khỏng 7-9 oC( tháng 01-02),
lượng mưa trung bình hàng năm 1600-180o mm. Nhìn chung khí hậu và thời tiết của
xã Hùng Sơn tương đối thuận tiện cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi.
- Tài nguyên, khống sản:
+ Nước măt: Được cung cấp chủ yếu thơng qua kênh trơi đi qua thơn Tân Sơn
và Hịa Tiến, mương và ao hồ, đầm chứa nước là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu
cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Chất lượng nước tương đối tốt,
chưa bị ô nhiễm
+ Nước ngầm: Đánh giá sơ bộ cho thấy xã có trữ lượng nước ngầm khá phong
phú, mực nước ngầm nông. Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy nguồn nước ngầm trên
địa bàn có chứa nhiều sắt, cần được sử lý trước khi đưa vào sử dụng sinh hoạt.
+ Khoáng sản: Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn xã khơng có khống sản
q hiếm, chỉ có một số nguyên vật liệu xây dựng như sét, sỏi . . , nguyên vật liệu xây
dựng trữ lượng dất hạn chế.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
-14-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

2.1.2.1 Phát triển kinh tế- xã hội.
- Công nghiệp - TTCN, dịch vụ.
Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, giá cả thị trường
bấp bênh; Một số mặt hàng sản xuất tiêu thụ chậm, không bền vững như đồ gỗ, nhơm
kính ... đã ảnh hưởng đến giá trị sản xuất Công Nghiệp – TTCN, dịch vụ và ngành nghề
của địa phương. Năm 2018 giá trị sản xuất Công nghiệp – TTCN, dịch vụ và ngành
nghề nông thôn trong xã ước đạt 105.1 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm
liên tục tăng, trong giai đoạn 2010 - 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,5%. Công ty
Gạch MiKado được đầu tư xây dựng mở rộng, tạo thêm việc làm mới cho hàng trăm lao
động là người địa phương vào làm việc.
Nhân lực:
Theo số liệu điều tra đến 31/12/2017 tồn xã có 1070 hộ; 4.598 nhân khẩu,
trong đó nam 2.200 người, nữ 2.398 người. Lao động trong độ tuổi 2888 người, lao
động thường xuyên 2670 người
+ Theo ngành sản xuất:
* Nông nghiệp: 1068 lao động, chiếm tỷ lệ 40%
* Công nghiệp xây dựng, dịch vụ và ngành nghề nông thôn: 1602 lao động,
chiếm tỷ lệ 60 %;
+ Theo kiến thức phổ thông:
* THPT: 554 lao động, chiếm tỷ lệ 34,58%;
* THCS: 430 lao động, chiếm tỷ lệ 26,84 %;
* Tiểu học: 152 lao động, chiếm tỷ lệ 9.48%;
+ Được đào tạo chuyên môn: 466 người, chiếm 29.1%:
Nguồn lực lao động trẻ, dồi dào, xong tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, việc

ứng dụng các tiến bộ KH-KT trong nơng nghiệp cịn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
cầu về sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới.
- Nông nghiệp.
Đây là ngành sản xuất chính của xã, chiếm khoảng 40% cơ cấu kinh tế toàn xã.
Cụ thể các ngành:
* Ngành trồng trọt
Đây là ngành chính trong phát triển nơng nghiệp của xã. Theo kết quả thống kê,
tổng diện tích đất nơng nghiệp của xã năm 2017 là 283.26 ha, chiếm 64.6% tổng diện
tích tự nhiên, trong đó đất trồng lúa là 194.18 ha.
Hệ thống cơng thức cây trồng chính của xã bao gồm: lúa xuân + lúa mùa; Lúa
xuân + lúa mùa + cây màu (ngô, khoai lang, đậu tương,lạc…). Đất cây lâu năm chủ
yếu trồng cây ăn quả như Nhãn, Vải, Hồng, Bưởi, Chuối… tuy nhiên mức độ sản xuất
hàng hóa chưa cao.
-15-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hịa”

Hình thức sản xuất kinh doanh nông nghiệp của xã theo hình thức nơng hộ,
nhưng do đặc điểm đất đai manh mún dẫn tới mỗi hộ gia đình có nhiều mảnh gây khó
khăn cho việc quản lý cũng như tổ chức sản xuất.
Hiện tại, trên địa bàn xã đã có sự áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh tăng vụ, đưa các giống mới vào sản xuất đã
góp phần tăng năng suất cây trồng, thúc đấy sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung.
Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2018 đạt 1.417,23 tấn, bình qn lương thực
đầu người đạt 326,25 kg/người/năm.
* Ngành chăn nuôi
Cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành chăn ni cũng có sự tăng
trưởng đáng kể, tạo nguồn thu đáng kể cho kinh tế hộ gia đình.
Tổng đàn trâu, bị, ngựa tính năm 2018 có 496 con, giảm 54 con so với năm 2017.

Tổng đàn lợn bình quân đạt 4.560 con, tăng 800 con so với năm 2017. Lợn
được nuôi chủ yếu tại các hộ gia đình và một số trang trại, sản lượng lợn hơi các loại
qua các năm trung bình đạt 200 - 250 tấn.
Tổng đàn gia cầm năm 2018 có khoảng 71.877 con, phát triển mạnh theo hướng
sản xuất hàng hóa với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn ni có tăng so với
một số năm trước khoản 30% về số lượng và 35% về thu nhập.
Về ni trồng thủy sản, diện tích ni trồng thủy sản tồn xã là 11.50 ha, tuy
nhiên ni trồng thủy sản theo hướng hàng hóa cịn thấp, thu nhập về ni thủy sản
chưa cao.
Chi tiết kết quả sản xuất nông nghiệp được thể hiện trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất nông nghiệp qua các năm của xã Hùng Sơn
Hạng mục

ĐVT

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2018

ha
tạ/ha
tấn
ha
tạ/ha
tấn
ha
tạ/ha
tấn

ha
tạ/ha
tấn
ha
tạ/ha

116.30
45.10
524.51
156.20
43.50
679.47
41.10
34.15
140.36
95.64
16.20
154.94
45.20
75.35

99.30
53.16
527.85
169.00
49.01
828.27
55.08
38.88
214.15

98.00
18.31
179.40
47.00
83.33

99.00
48.72
482.33
166.00
54.4
9.030.4
7.00
40.0
28.0
88.00
23.27
204.83
20.00
78.00

I. Trồng trọt
1. Lúa xuân
2. Lúa mùa
3. Cây ngơ
4. Cây lạc
5. Cây sắn

- Diện tích
- Năng suất

- Sản lượng
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
- Diện tích
- Năng suất

-16-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

- Sản lượng
II. Chăn ni
1. Tổng đàn trâu, bị
2. Tổng đàn lợn
3. Tổng đàn gia cầm

tấn

340.58

391.65


156.00

Con
Con
Con

500
2550
36000

590
4020
45000

496
4560
71877

(Nguồn:Tổng hợp từ số liệu báo cáo kinh tế xã hôi xã Hùng Sơn năm 2018)
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng.
- Giao thơng.
Xã có 1,8 km đường TL 296 và 2,5 km đường Quân sự chạy qua, tạo điều kiện
cho địa phương giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế với các địa phương và tỉnh
thành lân cận,
Đường trục xã: Đã cứng hóa được 5,5 km
Đường trục thơn, liên thơn: Tổng số 12,9 km, đã cứng hóa đạt chuẩn theo cấp
kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải 12,5 km .
Đường ngõ, xóm: Tổng số 13,1 km đã cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của
Bộ Giao thơng vận tải 10,2km
Đường trục chính nội đồng: Tổng số 3,95 km đã cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ

thuật của Bộ Giao thông vận tải 3,95 km.
- Trường học:
Trường học đã được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư, đến nay 3 Trường
Trường Mầm Non , trường Tiểu Học , Trường THCS đã đạt chuẩn Quốc gia, đáp ứng
yêu cầu dạy và học của nhà trường, cụ thể:
* Trường THCS: Xây dựng trên khu đất 3690 m2, gồm 03 khu nhà với tổng diện
tích xây dựng 1800 m2, Trường được công nhận trường chuẩn từ năm 2005
- Số giáo viên: 17 ; Trong đó: 13 ĐH, CĐ là 4 giáo viên.
* Trường Tiểu Học: Xây dựng trên khu đất 3642 m 2, gồm 02 khu nhà: diện
tích xây dựng 1500 m2; trường được công nhận trường chuẩn quốc gia từ năm 2007.
- Số giáo viên: 21 người; Trong đó: 7 ĐH, CĐ là: 12 người, trung cấp là 02 người.
* Trường mầm non, gồm 01 khu: Địa điểm Trường mầm non của xã đặt tại thơn
Hịa Tiến: Diện tích khu đất 4378,4 m2, gồm 02 dãy nhà: diện tích xây dựng 1200 m2.
- Số giáo viên: 18 người; Trong đó: ĐH 7 người, 7 người, Trung cấp 4 người.
- Y tế:
Trạm Y tế của xã có khn viên 684,6 m2, với 4 phòng khám, chữa bệnh.
Số lượng có: 05 y, bác sỹ; trong đó bác sĩ 01; y sỹ 04 người, với 05 giường bệnh.
Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế dưới các hình đạt: 71,17%.
Tỷ lệ phát triển dân số là 1,5%; tỷ lệ sinh con lần 3 trở lên là 12,4% ; tỷ
suất sinh 19,5%. Giữ vững xã chuẩn quốc gia về y tế.
-17-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

2.1.3. Thực trạng sử dụng đất của xã Hùng Sơn.
Tổng diện tích đất tự nhiên tồn xã 438,44 ha, trong đó:
+ Đất nông nghiệp chiếm 283,26 ha;
+ Đất phi nông nghiệp chiếm 155,18 ha;
+ Đất chưa sử dụng chiếm 0 ha. Cụ thể được nêu trong Bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Diện tích các loại đất của xã Hùng Sơn
STT
A
1
2
3
4
B
1
2
3
4
5
6
7
C

Loại đất
Đất Nông Nghiệp
Đất trồng lúa
Đất trồng cây mầu
Đất thuỷ sản
Đất trồng cây lâu năm
Đất phi nông nghiệp
Đất ở (hộ NN, PNN,DVTM)
Đất khu công nghiệp, sản xuất kinh doanh
Đất trụ sở, cơ quan cơng trình sự nghiệp
Đất tơn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất có mặt nước chuyên dùng

Đất phát triển hạ tầng
Đất chưa sử dụng
Tổng (A+B+C)

Diện tích (ha)
283,26
194,18
71,70
11.5
5,88
155,18
97,70
9,61
0,51
0,93
2,45
1,50
42,48
0
438,44

Tỷ lệ %
64,61

35,39

100

(Nguồn UBND xã Hùng Sơn năm 2018)
2.1.4 Vị trí pháp lý và q trình phát triển của chính quyền địa phương xã

Hùng Sơn
2.1.4.1. Vị trí pháp lý
UBND xã Hùng Sơn là một xã miền núi nằm ở phía tây huyện Hiệp Hịa - tỉnh
Bắc Giang, xã có vị trí địa lý: phía Bắc giáp xã Hịa Sơn và xã Thái Sơn, phía Nam
giáp xã Mai Trung, phía Đơng giáp xã Đức Thắng và xã Thường Thắng; phía Tây
giáp xã Quang Minh
UBND xã do HĐND xã bầu ra chịu trách nhiệm trước HĐND và UBND cấp
trên, tổ chức việc thi hành Hiến pháp và Pháp luật ở địa phương, tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao và Nghị quyết của HĐND xã.
2.1.4.2. Quá trình hình thành và phát triển
Xã Hùng Sơn ngày nay, trước Cách mạng tháng tám năm 1945 thuộc 2 xã: Mai
Sơn, Phẩm Trật và một phần quần thể ấp nhỏ như Thuận Ninh, Nội Bẩn, Nội Đường,
Sơn Ninh và Cụ Nhạ hợp thành. Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển của các trại ấp
trên không khác nhau là mấy.
-18-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

Trong quá trình phát triển, 2 xã Mai Sơn và Phẩm Trật mở rộng địa dư có thêm
những ấp trại mới và tăng thêm dân số và đến tháng 4/1946 xã Hùng Sơn mới được
thành lập.
2.1.5. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa,
tỉnh Bắc Giang
Tại kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân xã đã bầu ra Ủy ban nhân dân. UBND
là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa
phương; chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính Nhà nước
cấp trên. Cịn các bộ phận chun mơn giúp việc có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân
và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở cấp xã, bảo
đảm sự thống nhất quản lý theo lĩnh vực chuyên môn. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch

Ủy ban nhân dân xã và cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực được phân công.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Uỷ ban nhân dân xã Hùng Sơn nhiệm kỳ 2016-2021
gồm có 01 Chủ tịch UBND xã, 01 Phó Chủ tịch UBND xã, 02 Uỷ viên UBND xã
trong đó có 01 Uỷ viên phụ trách Quân sự và 01 Uỷ viên phụ trách Công an.
Các bộ phận chuyên môn giúp việc của Uỷ ban nhân dân xã gồm: Văn hố-xã
hội: 02 cơng chức; Văn phịng-Thống kê: 02 cơng chức; Tư pháp-Hộ tịch: 02 cơng
chức; Địa chính-Xây dựng: 02 cơng chức; Tài chính-Kế tốn: 01 cơng chức; Chỉ huy
trưởng Quân sự xã: 01 công chức; Trưởng Công an xã: 01 công chức
2.1.5.1. Các chức danh lãnh đạo
* Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hùng Sơn.
Chủ tịch Ủy ban nhan dân là người đứng đầu Ủy ban nhân dân, lãnh đạo và điều
hành mọi công việc của Ủy ban nhân dân , chịu trách nhiệm thực hiện quyền hạn của
mình. Đồng thời cùng với Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động
của Ủy ban nhân dân trước Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện.
Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên của Ủy
ban nhân dân xã.
Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và đảm bảo việc thi
hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, của Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về Quốc phòng, an ninh, bảo
đảm trật tự, an tồn xã hội, đấu tranh, phịng chống tội phạm và các hành vi vi phạm
pháp luật khác; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức,
bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp
khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy
định của pháp luật.
Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc
và ngân sách Nhà nước được giao theo quy định của pháp luật.
-19-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”


Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy
định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch cơng tác, phân công nhiệm vụ,
đôn đốc kiểm tra các thành viên Ủy ban nhân dân xã và cán bộ công chức thuộc ỦY
ban nhân dân xã, và Trưởng - phó thơn dân cư thực hiện nhiệm vụ được giao.
Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động của Ủy ban nhân dân
với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện.
Ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân xã và thẩm quyền
Chủ tịch của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.
Thường xuyên trao đổi công tác với Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân cấp
xã. Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ công tác, nghiên cứu tiếp thu và các đề xuất của
Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân đối với công tác của Ủy ban nhân dân, tạo điều
kiện để cho các đoàn thể hoạt động có hiệu quả cao.
* Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hùng Sơn
Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vự và địa bàn công
tác do Chủ tịch phân công. Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, triển khai các
cơng việc theo lĩnh vực được phân cơng trên địa bàn. Phó Chủ tịch được sử dụng
quyền hạn của Chủ tịch khi giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực được giao.
Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân
dân xã về nhiệm vụ được giao về những quyết đinh chỉ đạo, điều hành của mình. Cùng
Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về toàn
bộ hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân huyện. Đối với những vấn đề vượt q thẩm quyền thì Phó Chủ tịch phải báo cáo
Chủ tịch quyết định.
Được Chủ tịch ủy quyền lãnh, chỉ đạo nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân xã khi
Chủ tịch đi vắng và được phân công phụ trách các lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp,
trưởng ban xóa đói giảm nghèo của xã, thống kế, văn phịng, tư pháp - hộ tịch, văn hóa
- xã hội, giáo dụ, y tế, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình….

Chỉ đạo, kiểm tra đơn đốc cán bộ, cơng chức, các thôn dân cư thực hiện các chủ
trường, đường lối của Đảng và pháp luật về lĩnh vực được giao.
2.1.6. Nguyên tắc làm việc của UBND xã Hùng Sơn
Ủy ban nhân dân xã Hùng Sơn làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Hoạt động của Ủy van nhân dân xã phải đúng theo
Hiến pháp và Pháp luật. Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về
nhiệm vụ cơng tác của mình trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch
Ủy ban nhân dân.
-20-


Tiểu luận “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn xã Hùng Sơn huyện Hiệp Hòa”

Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm trước tập thể, trước Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân huyện. Chế độ làm việc tập thể được thể hiện qua các hội nghị của
Ủy ban nhân dân và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền theo Luật tổ chức
Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015.
Giải quyết các công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng thẩm quyền và
phạm vi trách nhiệm, bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả theo đúng
trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban
nhân dân xã.
Ủy ban nhân dân xã làm việc theo chương trình, kế hoạch hàng tháng, quý,
năm. Chủ tịch, Phó chủ tịch, các thành viên Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chỉ đạo
các ngành, đơn vị liên quan, chuẩn bị nội dung để đưa ra hội nghị Ủy ban nhân dân
thảo luận và quyết định nội dung đó
2.1.7. Chức năng nhiệm vụ của UBND xã Hùng Sơn
Ủy ban nhân dân xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan
hành chính Nhà nước ở địa phương làm cơng tác quản lý Nhà nước theo Hiến pháp và
Pháp luật. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại
Điều 33 của Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và thực hiện các

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã. Tổ chức thực hiện ngân sách ở địa phương,
thực hiện nhiệm vụ quyền hạn do cơ quan Nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho
Ủy ban nhân dân xã. Ủy ban nhân dân xã chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân
dân huyện, thực hiện đúng chế độ báo cáo kịp thời toàn bộ hoạt động của Ủy ban nhân
dân xã đối với Ủy ban nhân dân huyện. Được trực tiếp quản lý trên các lĩnh vực sau:
2.1.7.1 Lĩnh vực phát triển kinh tế
Hàng năm Ủy ban nhân dân xã Hùng Sơn đều xây dựng kế hoạch về phát triển
kinh tế - xã hội trình các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã, để triển khai tổ chức thực
hiện kế hoạch đó đạt kết quả cao.
Có kế hoạch lập dự toán Ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã, dự tốn thu, chi
ngân sách địa phương và có phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp xã, dự toán
điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết tốn ngân
sách địa phương trình Hội đồng nhân dân xã quyết đinh.
Tổ chức thực hiện thu, chi ngân sách xã, phối hợp với các phòng ban chun
mơn của huyện Hiệp Hịa trong việc quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã và
báo cáo kết quả thực hiện về Phịng Tài chính huyện theo quy định.
Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm quản lý sử dựng hợp lý có hiệu quả quỹ đất
được để lại phục vụ các nhu cầu cơng ích ở địa phương, xây dựng và quản lý các cơng
trình cơng cộng như: đường giao thông, trường học, trạm y tế và các cơ sở vật chất
khác theo quy định của pháp luật..
-21-


×